1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty tnhh giấy hà thành

106 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRẦN TUẤN ANH

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019

Tác giả luận văn

Trang 3

Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS Chu Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Marketing, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn: lãnh đạo công ty TNHH giấy Hà Thành đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, các phòng ban tại công ty TNHH giấy Hà Thành cùng toàn thể CBCNV nơi tôi nghiên cứu đã dành thời gian quý báu để tiếp chuyện và cung cấp số liệu, tư liệu để tơi hồn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./

Một lần nữa xin cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019

Tác giả luận văn

Trang 4

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi

Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình viii

Trích yếu luận văn ix Thesis abstract xi Phần 1 Mở đầu 1 1.1 Lý do nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị tri phí theo quy trình sản xuất 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và quy trình sản xuất 5

2.1.2 Khái niệm và vai trò quản trị chi phí theo quy trình 12

2.1.3 Nội dung quản trị chi phí sản xuất theo quy trình 14

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị chi phí theo quy trình 28

2.2 Cở sở thực tiễn 31

2.2.1 Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại doanh nghiệp 31

2.2.2 Kinh nghiệm quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của 1 số doanh nghiệp trong và ngoài nước 32

2.2.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đây 34

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu 36

Trang 5

3.2 Phương pháp nghiên cứu 48

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 48

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 49

3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 49

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 51

4.1 Thực trạng công tác quản trị chi phí theo quy trình ở công ty TNHH giấy Hà Thành 51

4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí và quy trình sản xuất giấy kraft 51

4.1.2 Quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty TNHH giấy Hà Thành 55

4.1.3 Tổ chức hoạt động theo quy trình chế biến sản phẩm 61

4.1.4 Đánh giá chung về công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của công ty 73

4.2 Tếu tố ảnh hưởng tới quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại công ty TNHH giấy Hà Thành 78

4.2.1 Yếu tố thuộc doanh nghiệp 78

4.2.2 Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp 81

4.3 Một số giải pháp hoàn hiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất sản phẩm của công ty 82

4.3.1 Định hướng sản xuất kinh doanh của công ty 82

4.3.2 Đề xuất giải pháp nhắm hồn thiện cơng tác quản trị chi phí theo quy trình tại công ty 83

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 87

5.1 Kết luận 87

5.2 Kiến nghị 89

5.2.1 Đối với nhà nước 89

5.2.2 Đối với các cơ quan hữu quan 89

Trang 6

NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp

CPSXC Chi phí sản xuất chung

SXC Sản xuất chung

LĐ Lao động

NCTT Nhân công trực tiếp

SLSPHT Số lượng sản phẩm hoàn thành

SPTĐNVLCK Sản phẩm tương đương NVL cuối kỳ

SPTĐNCTTCK Sản phẩm tương đương NCTT cuối kỳ SPTĐSXC Sản phẩm tương đương SXC SXKD Sản xuất kinh doanh DN Doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định CP Chi phí

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

DT Dự toán

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số tài khoản nguyên liệu tồn kho 18

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tiền lương 19

Bảng 2.3 Sổ tài khoản chi phí sản xuất chung của Công ty 20

Bảng 2.4 Số liệu sản xuất của quy trình 21

Bảng 2.5 Dòng sản phẩm tại một quy trình 22

Bảng 2.6 Sản phẩm tương đương trong kì theo phương pháp WA 25

Bảng 2.7 Sản phẩm tương đương trong kì theo phương pháp FIFO 26

Bảng 2.8 Chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương tại quy trình 27

Bảng 2.9 Báo cáo các dòng chi phí 27

Bảng 3.1 Tình hình lao động Công ty (2017- 2018) 42

Bảng 3.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty (2017 – 2018) 44

Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (2017 -2018) 47

Bảng 4.1 Định mức chi phí cho 1kg giấy Kraft thành phẩm 57

Bảng 4.2 Dự toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu tháng 11/2018 58

Bảng 4.3 Dự toán chi phí nhân công tháng 11/2018 59

Bảng 4.4 Dự toán chi phí sản xuất chung tháng 11/2018 60

Bảng 4.5 Chi phí sản xuất Giấy Kraft tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành công đoạn nghiền bột phối trộn tháng 11/2018 62

Bảng 4.6 Bảng chi phí sản xuất Giấy Kraft giấy tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành cơng đoạn hồn thiện tháng 11/2018 64

Bảng 4.7 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ trong tháng 11/2018 tại Công ty 65

Bảng 4.8 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phân bổ trong tháng 11/2018 tại Công ty 66

Bảng 4.9 Tổng hợp chi phí sản xuất chung cho sản xuất Giấy Kraft tại công ty (tháng 11/2018) 67

Bảng 4.10 Dòng vật chất của quy trình sản xuất Giấy Kraftgiấy trong tháng 11/2018 tại Công ty 67

Trang 8

Bảng 4.12 Chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương tại quy trình sản xuất Giấy Kraft 69 Bảng 4.13 Chi phí đơn vị cho sản phẩm Giấy Kraft trong tháng 11/2018 tại

Công ty 70 Bảng 4.14 Bảng cân đối các dòng chi phí tại quy trình sản xuất Giấy Kraft tháng

11/2018 72 Bảng 4.15 Phân tích tình hình biến động giữa chi phí thực hiện và kế hoạch của

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

Sơ đồ 2.1 Phương pháp lập dự toán chi phí theo quy trình sản xuất 15

Sơ đồ 2.2 Hoạt động theo quy trình và chi phí của Công ty nói chung 16

Sơ đồ 2.3 Hệ thống xác định chi phí theo quy trình 17

Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 39

Sơ đồ 3.2 Bộ máy kế tốn Cơng ty 41

Sơ đồ 4.1 Công nghệ sản xuất Giấy Kraft 53

Sơ đồ 4.2 Các công đoạn của quy trình sản xuất Giấy Kraft 54

Sơ đồ 4.3 Hệ thống xác định chi phí theo quy trình sản xuất Giấy Kraft 55

Sơ đồ 4.4 Sơ đồ phân tích chi phí quy trình sản xuất 61

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của Công ty (2017 – 2018) 45

Hình 3.1 Phân xưởng của Công ty TNHH giấy Hà Thành 36

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Trần Tuấn Anh

Tên Luận văn: “Hồn thiện cơng tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại Công

ty Trách Nhiệm Hữu Hạn giấy Hà Thành”

Ngành: Kế Toán Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu

Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại Công ty TNHH giấy Hà Thành từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của Công ty TNHH giấy Hà Thành

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu; phương pháp xử lý số liệu; phương pháp phân tích dữ liệu để phân tích thực trạng công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn giấy giấy Hà Thành

Kết quả chính và kết luận

Luận văn đã đưa ra những kết luận chủ yếu sau:

Quản trị chi phí nhằm thực hiện các chiến lược tăng trưởng kinh doanh, cắt giảm chi phí, tạo ra các ưu thế cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận là việc không thể thiếu trong công tác quản trị của mọi công ty, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay Nhận thức được vấn đề này, trong những năm vừa qua Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Giấy Hà Thành đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, lâu dài của Công ty

Trang 12

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Tran Tuan Anh

Thesis title: “Completing the cost management according to the production process at

Ha Thanh Paper Limited Company "

Major: Accounting Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives

The thesis analyzes and evaluates the actual status of the cost management according to the production process at Ha Thanh Paper Co., Ltd to propose some solutions to improve the cost management according to the production process of the company

Research Methods

The thesis use the following methods: method of data collection; method of data processing; method of data analysis in order to analyze the real status of the cost management system according to the production process at Ha Thanh Paper Limited Company

Main finding and conclusions

The thesis has made the following main conclusions:

The cost management including implementing the business growth strategies, cutting down the costs, creating competitive advantages in the market, increasing the profits is essential in the management system of every company, especially in the current economic integration condition Recognizing this problem, in the past years, the Board of Directors and the whole company employees of Ha Thanh Company have implemented many measures to lower the business costs, as well as to improve operation efficiency, which partly contributes to the sustainable and long-term growth of the Company

Trang 14

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Trong những năm qua,Việt Nam đã tạo được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế Môi trường đầu tư trở nên thơng thống hơn, thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số ngành nghề tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, là cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước

Điều này cũng tạo cơ hội cũng như thách thức phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt nhất, vì vậy các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt Trước tình hình như vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có trách nhiệm để điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất

Các biện pháp quản trị chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp phải phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ và môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn của mỗi doang nghiệp

Tại các doanh nghiệp sản xuất theo quy trình, quá trình sản xuất sản phẩm được phân chia thành các công đoạn sản xuất khác nhau, mỗi công đoạn sẽ sử dụng các nguồn lực khác nhau để thực hiện một số chức năng của quá trình sản xuất Để kiểm soát và quản trị chặt chẽ các chi phí phát sinh trong từng công đoạn và cả quy trình sản xuất, các nhà quản lý trong từng doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất của từng loại sản phẩm, công nghệ sản xuất mà doanh nghiệp sử dụng để thiết lập và thực hiện các biện pháp quản trị chi phí sản xuất khoa học, xác thực cho từng quy trình sản xuất sản phẩm

Trang 15

quy trình sản xuất và không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất được Công ty rất quan tâm Quy trình sản xuất Giấy Kraft của Công ty là quy trình sản xuất khá phức tạp và liên tục, sản phẩm trải qua nhiều khâu, với nhiều loại chi phí khác nhau Vì vậy, công tác tổ chức quản trị chi phí sản xuất Giấy Kraft theo quy trình có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của Công ty, đảm bảo cho Công ty thực hiện được những kế hoạch đề ra

Các đề tài nghiên cứu trước có hàm ý gián tiếp vể công tác quản trị chi phí tại các doanh nghiệp có sản xuất theo quy trình nhưng chưa chỉ rõ trực tiếp nội dung này trong nghiên cứu Bằng chứng là có rất nhiều đề tài về việc hồn thiện cơng tác quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất nhưng chưa đề cập đến cả về mặt lý luận và thực tiễn về quản trị chi phí theo quy trình sản xuất

Luận văn không chỉ có ý nghĩa trong việc đóng góp vào hệ thống lý thuyết còn hạn chế mà còn góp phần giải quyết một vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay cho hầu hết các công ty sản xuất theo quy trình trong các lĩnh vực khác nhau Điều này một mặt, không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các nhà quản trị, các nhà hoạch định, các cơ quan quản lý có các chính sách điều tiết hợp lý và thực thi đúng thời điểm, mặt khác cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự toán, xây dựng định mức chi phí một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về công tác quản trị chi phí trong doanh nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài:

“Hồn thiện cơng tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn giấy Hà Thành”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất Giấy Kraft tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn từ đó đóng góp vào

Trang 16

được nhắc đến nhiều ở Việt Nam nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp

Thứ hai, đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị chi phí

theo quy trình sản xuất tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành, là vấn đề vô cùng quan trọng đối kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng lại chưa được chú trọng đối với ban quản lý Công ty

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị chi

phí theo quy trình sản xuất tại Công ty TNHH Giấy Hà Thành nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của Công ty là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, từ đó phát triển ổn định và bền vững

1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

- Công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất của Công ty giấy Hà Thành

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Do đặc điểm sản xuất của công ty giới hạn về điều kiện nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu quản trị chi phí theo quy trình sản xuất Giấy Kraft của Công ty giấy Hà Thành ở thời điểm tháng 11/2018 Các nội dung chính sẽ tìm hiểu như lập dự toán chi phí, tổ chức thực hiện chi phí, xác định chi phí theo quy trình và báo cáo sản xuất

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH giấy Hà Thành

- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian số liệu: từ 2017 đến 2018

+ Thời gian thực hiện đề tài: Năm 2018 đến năm 2019

1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trang 17

được điểm yếu đó, cho nên quy trình sản xuất và nguyên vật liệu cần được tổ chức quản trị tốt, nhằm giảm thiểu tổng chi phí và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trang 18

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO QUY TRÌNH SẢN XUẤT

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và quy trình sản xuất

2.1.1.1 Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất

a) Khái niệm

Chi phí sản xuất được hiểu là sự biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác cần thiết mà doanh nghiệp đã chỉ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định Chi phí cũng được hiểu là những hao tổn về các nguồn lực kinh tế và tài sản cho việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho mục đích sinh lời của các doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp chi phí sản xuất là một khoản mục quan trọng có ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm và có bản chất như sau:

- Những phí tổn về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh gắn liền với mục đích kinh doanh

- Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản phẩm đã hao phí

- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian xác định

b) Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp gồm nhiều loại với tính chất kinh tế, mục đích, công dụng và yêu cầu của quản lý khác nhau Để hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp cần phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau

 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

- Chi phí sản xuất: giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên liệu

thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử sụng máy móc thiết bị Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: Chi phí nguyên vật

Trang 19

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các

loại nguyên vật liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại nguyên vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương

và những khoản trích theo lương và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất chung

+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ và quản trị quá trình sản

xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi các phân xưởng Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản trị sản xuất, tiền lương và các khoản mục trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, cho phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng,

- Chi phí ngoài sản xuất: Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản

xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ cơng tác quản trị chung tồn doanh nghiệp Thuộc loại chi phí gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí bán hàng: khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh

phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí Giấy Kraft, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm

Trang 20

 Phân loại chi phí phục vụ quản trị

Để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là phục vụ cho việc ra quyết định chi phí được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Tùy thuộc vào chức năng, yêu cầu quản lý trong từng trường hợp cụ thể, chi phí được phân thành những loại chủ yếu sau:

- Chi phí theo chức năng

Phân loại chi phí theo chức năng cho biết vai trò, chức năng của từng loại chi phí đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Phân loại chi phí theo chức năng sẽ cung cấp thông tin về chi phí một cách chi tiết, cụ thể, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo định kỳ của doanh nghiệp

- Chi phí theo mối quan hệ của chi phí với kỳ xác định kết quả kinh doanh Theo quy định, sau mỗi kỳ hoạt động các doanh nghiệp đều phải lập báo cáo xác định kết quả kinh doanh trên cơ sở so sánh thu nhập và chi phí trong kỳ Theo mối quan hệ này, chi phí được phân thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

+ Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản

xuất sản phẩm hoặc quá trình mua hàng hóa để bán Đây là một khái niệm tương

đối rộng và có sự khác biết đối với từng loại hình doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí ở khâu sản xuất tính cho sản phẩm đã hoàn thành và sản phẩm chưa hoàn thành trong sản xuất và khi sản phẩm đã được bán thì chi phí sản phẩm lại trở thành giá vốn hàng bán

Còn trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi phí bán hàng sản phẩm là giá vốn hàng bán ra bao gồm giá mua của hàng hóa và các chi phí liên quan

+ Chi phí thời kỳ: là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong thời kỳ

không tạo nên giá trị của hàng tồn kho - tài sản mà trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ Chi phí thời kỳ bao gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

 Phân loại theo tính chất của chi phí hay theo mối quan hệ của đối tƣợng

chịu phí

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế

Trang 21

Chính vì vậy nếu loại chi phí này chiếm đa số trong tổng chi phí thì sẽ thuận lợi cho việc kiểm soát chi phí và xác định nguyên nhân tạo ra chi phí

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán

tập hợp khác nhau Chính vì vậy phải tập hợp chi phí theo từng nơi phát sinh và sau đó phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

 Theo mối quan hệ của chi phí đối với quy trình công nghệ sản xuất sản

phẩm và quy trình kinh doanh

- Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công

nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…

- Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý phân

xưởng có tính chất chung như: chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp

 Phân loại theo cách ứng xử của chi phí

Cách ứng xử của chi phí là thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được Các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động cũng rất đa dạng Trong doanh nghiệp sản xuất người ta thường gặp các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động như: Khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động, Khi xem xét cách ứng xử của chi phí, cũng cần phân biệt rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp với mức độ hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong từng kỳ Phạm vi hoạt động chỉ rõ các năng lực hoạt động tối đa như công suất máy móc thiết bị, số giờ công lao động của công nhân, mà doanh nghiệp có thể khai thác, còn mức độ hoạt động chỉ các mức hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ trong giới hạn của phạm vi hoạt động đó

Trang 22

vậy, xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp được chia thành ba loại: Chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp

- Chi phí khả biến (chi phí biến đổi, biến phí): Là bao gồm những chi phí

có sự thay đổi về tổng số khi có thay đổi mức hoạt động của doanh nghiệp Mức hoạt động của doanh nghiệp ở đây có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu bán hàng thực hiện… Loại chi phí này có đặc điểm, nếu xét theo tổng số thì biến phí thay đổi tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động nhưng khi xét trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì biến phí có thể là một hằng số

- Chi phí bất biến (chi phí cố định, định biến): Là những chi phí mà về

tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị Loại chi phí này có đặc điểm, nếu xét theo tổng số thì định phí là không đổi, ngược lại, xét theo trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động Như vậy đối với loại chi phí này thì doanh nghiệp có hoạt động hay không thì luôn tồn tại định phí và ngược lại, khi doanh nghiệp tăng cường mức độ hoạt động thì định phí sẽ giảm dần

- Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà trong đó bao gồm cả chi phí cố định

và chi phí biến đổi

 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết đinh

- Chi phí chênh lệch: Tương tự như chi phí chìm, chi phí chênh lệch (cũng

còn được gọi là chi phí khác biệt) cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền với các phương án trong quyết định lựa chọn phương án tối ưu Chi phí chênh lệch được hiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của một phương án so với phương án khác Có hai dạng chi phí chênh lệch: giá trị của những chi phí phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án khác, hoặc là phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương án khác nhau Người quản lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênh lệch này nên chi phí chênh lệch là dạng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

- Chi phí cơ hội: Là những lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án sản

Trang 23

thông tin thích đáng Chi phí cơ hội là một yếu tố đòi hỏi luôn phải được tính đến trong mọi quyết định của quản lý Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, về việc hình dung và dự đoán hết tất cả các phương án hành động có thể liên quan đều tình huống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu Có như vật, phương án hành động được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi so sánh với các khoản lợi ích mất đi của tất cả các phương án bị loại bỏ

- Chi phí chìm: Là những chi phí đã phát sinh mà buộc nhà quản trị phải

chấp nhận và nó tồn tại trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh Chính vì vậy không thể loại bỏ chi phí này, đây là thông tin không thích đáng cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu và do vậy khi lựa chọn phương án tối ưu không cần phải xét tới chi phí này

2.1.1.2 Một số vấn đề chung về quy trình

a) Khái niệm

Các hoạt động theo quy trình, còn được gọi là sản xuất hay chế biến theo quy trình, là sản xuất một số lượng lớn sản phẩm theo một quy trình liên tục và quá nhiều khâu sản xuất khác nhau Quy trình sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa tuân theo một quy trình công nghệ đặc trưng riêng của loại sản phẩm hàng hóa đó Thành phẩm (tức là đầu ra) của một công đoạn là bán thành thành phẩm (tức là đầu vào) của công đoạn sản xuất tiếp theo, quy trình tiếp tục cho đến khi kết thúc công đoạn sản xuất cuối cùng thì sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất xong

b) Đặc điểm

Sản xuất theo quy trình áp dụng với số lượng sản phẩm lớn, các sản phẩm đồng nhất với nhau về mẫu mã bằng các máy móc chuyên dụng có tính tiêu chuẩn hóa cao, được sắp xếp thành dây chuyền khép kín cho từng loại sản phẩm Tuy nhiên, các công đoạn như thiết kế sản phẩm, chế tạo mẫu thử sản phẩm và công nghệ gia công sản phẩm phải được chuẩn bị chu đáo trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt Vì mỗi công đoạn là một mắt xích, nếu một công đoạn bị lỗi hay hỏng thì cả lô hàng sẽ bị hủy, khó có thể khắc phục được

c) Vai trò

Trang 24

d) Phân loại

Có thể chia quy trình sản xuất của doanh nghiệp thành những loại hình khác nhau dựa theo tiêu thức khác nhau như số lượng và đặc điểm của sản phẩm sản xuất kết cấu của sản phẩm tính chất của quy trình sản xuất hoặc khả năng tự chủ trong sản xuất doanh nghiệp

 Căn cứ vào khả năng liên tục sản xuất sản phẩm của quy trình

Theo tiêu chí này, quy trình sản xuất chia thành quy trình sản xuất liên tục, quy trình sản xuất gián đoạn vào dự án sản xuất

- Quy trình sản xuất liên tục:

Đây là quy trình có khối lượng sản xuất lớn, chủng loại ít mang tính chuyên môn hóa sản phẩm cao Máy móc, thiết bị được bố trí theo dây chuyển, sản phẩm di chuyển trong doanh nghiệp hoặc phân xưởng thành các dòng liên tục, sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, lao động chuyên môn hóa cao Quy trình sản xuất liên tục có năng suất lao động cao, chi phí sản xuất trên đơn vị sản xuất thấp, khả năng tự động hóa sản xuất cao, ít phải chỉ dẫn công việc, quy trình điều hành sản xuất đơn giản, dễ kiểm soát chất lượng và kiểm soát hàng dự trữ Do những đặc điểm trên nên quy trình sản xuất này được ưa chuộng và phát triển rất phổ biến trong những năm trước đây Tuy nhiên quy trình sản xuất liên tục có tính linh hoạt kém, khó thích ứng với sự thay đổi của tình hình trên thị trường Hơn nữa sự ách tắc của một khâu trong quy trình sẽ làm dừng hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất

Để quy trình sản xuất liên tục có hiệu quả, một trong những yêu cầu cơ bản là cần phải đảm bảo sự cân đối năng lực sản xuất giữa các bộ phận, các công đoạn trong dây chuyền sản xuất Nó đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác thiết kế hệ thống sản xuất và kế hoạch hóa nhằm làm cho dây chuyền sản xuất hoạt động nhịp nhàng, thông suốt Đặc biệt cần chú trọng xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch bảo dưỡng, dự phòng máy móc thiết bị

- Quy trình sản xuất gián đoạn:

Ngược lại với quy trình sản xuất liên tục, quy trình sản xuất gián đoạn có khối lượng sản phẩm sản xuất nhỏ, thậm chí đơn chiếc, chủng loại sản phẩm nhiều, đa dạng, nơi làm việc thực hiện nhiều bước công việc khác nhau, máy móc, thiết bị đa năng Quy trình sản xuất gián đoạn có thể chia thành:

Trang 25

Mỗi lần thay đổi loạt sản xuất làm cho quy trình sản xuất ngắt quãng và tiêu hao một khoảng thời gian nhất định cho khâu chuyển đổi mặt hàng sản xuất Ví dụ điển hình cho quy trình sản xuất này là đóng đồ hộp hoa quả

Cửa hàng công việc: Đây là loại hình của quy trình sản xuất gián đoạn với đặc điểm cơ bản là tính chất sản phẩm và dịch vụ đa dạng, thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải có phương pháp tổ chức điều hành thích hợp Các xưởng sữa chữa ô tô, xe máy, là những ví dụ cụ thể về loại cửa hàng công việc

Hệ thống sản xuất dựa trên loại quy trình sản xuất này khá linh hoạt, có khả năng thích ứng cao , đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng thường xuyên Tuy nhiên việc điều hành quy trình này tương đối phức tạp, khó kiểm soát chất lượng và rất khó cân bằng nhiệm vụ sản xuất, chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao

- Sản xuất theo dự án:

Dự án sản xuất là một tập hợp các công việc trong một thể thống nhất bị giới hạn về tài chính, thời gian thực hiện, nhằm vào những mục tiêu nhất định Nhiệm vụ của tổ chức sản xuất theo dự án là đảm bảo thực hiện được mục tiêu trong giới hạn chặt chẽ về tài chính, tiến độ, thời gian hoàn thành, và chất lượng Thực chất dự án sản xuất cũng là một dạng quy trình sản xuất gián đoạn Đây là loại hình sản xuất sản phẩm mang tính đơn chiếc, quy trình sản xuất không lặp lại, không ổn định cả về thời gian và không gian, cơ cấu tổ chức sản xuất bị xáo trộn Đặc biệt loại hình này đòi hỏi tính linh hoạt cao trong tổ chức sản xuất Nó cũng đòi hỏi cán bộ điều hành dự án có những phẩm chất khác so với quản trị điều hành trong phân xưởng sản xuất bình thường

2.1.2 Khái niệm và vai trò quản trị chi phí theo quy trình

2.1.2.1 Một số khái niệm

a) Khái niệm quản trị chi phí

Trang 26

Quản trị chi phí là công cụ chủ yếu cung cấp, phân tích các thông tin cần thiết cho công việc quản trị của một DN Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính (chi phí và doanh thu) lẫn các thông tin phi tài chính (năng suất, chất lượng và các yếu tố khác của DN) Nhà quản trị chi phí không đơn giản là người ghi chép các thông tin về chi phí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quyết định quản trị để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất

Do vậy quản trị chi phí trở thành không thể thiếu được và tất yếu của quản trị doanh nghiệp

b) Khái niệm về sản xuất theo quy trình

Các hoạt động theo quy trình, còn được gọi là sản xuất hay chế biến theo quy trình, là sản xuất một số lượng lớn sản phẩm theo một quy trình liên tục với quá nhiều khâu sản xuất khác nhau Quy trình sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa tuân theo một quy trình công nghệ đặc trưng riêng của loại sản phẩm hàng hóa đó Thành phẩm (tức là đầu ra) của một công đoạn là bán thành phẩm (tức là đầu vào) của công đoạn sản xuất tiếp theo, quy trình tiếp tục cho đến khi kết thúc công đoạn sản xuất cuối cùng thì sản phẩm hoàn chỉnh được sản xuất xong

Sản xuất theo quy trình áp dụng với số lượng sản phẩm lớn, các sản phẩm đồng nhất với nhau về mẫu mã bằng các máy móc chuyên dụng có tính tiêu chuẩn hóa cao, được sắp xếp thành dây chuyền khép kín cho từng loại sản phẩm Tuy nhiên, các công đoạn như thiết kế sản phẩm, chế tạo mẫu thử sản phẩm và công nghệ gia công sản phẩm phải được chuẩn bị chu đáo trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt Vì mỗi công đoạn là một mắt xích, nếu một công đoạn bị lỗi hay hỏng thì cả lô hàng sẽ bị hủy, khó có thể khắc phục được

2.1.2.2 Vai trò của quản trị chi phí theo quy trình

Chi phí là vấn đề quan tâm hàng đầu của sản xuất, vì vậy sản xuất theo quy trình giúp tập trung hóa và chuyên môn hóa, hạ thấp chi phí sản xuất, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó sản xuất theo quy trình còn áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học trợ giúp đắc lực cho cơng việc kiểm sốt tồn bộ hệ thống sản xuất

Cung cấp thông tin cho q trình lập kế hoạch: thơng tin trong dự tốn ngân sách sẽ giúp các nhà quản trị lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch

Trang 27

mặt hoạt động của Ban điều hành dự án, để nhà quản lý xem xét và ra các quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã đề ra

Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát: kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch, các hoạt động bất thường… từ đó giúp các nhà quản trị thấy được những vấn đề cần điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức theo đúng mục tiêu đã đề ra

Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: ra quyết định là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị Ra quyết định chính là lựa chọn phương án thích hợp nhất Để có được quyết định đúng đắn kịp thời phải có thông tin nhanh chóng, phù hợp, chính xác đó chính là thông tin của kế toán quản trị chi phí

Tóm lại, kế toán quản trị chi phí sản xuất có vai trò như là công cụ phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho các chức năng quản trị như: hoạch định, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có những quyết định hợp lý để điều hành hoạt động ngày càng đạt hiệu quả hơn

2.1.3 Nội dung quản trị chi phí sản xuất theo quy trình

2.1.3.1 Lập dự toán (kế hoạch) chi phí

Đây là công vìệc đầu tiên trong một quy trình quản trị chi phí kinh doanh Kế hoạch chi phí mà các nhà quản trị thường lập được biểu hiện ở dạng dự toán Dự toán có tác dụng rất lớn đối với các nhà quản trị và có ý nghĩa quan trọng trong quản trị chi phí, đó là vì dự tốn có vai trị:

Cung cấp thơng tin một cách hệ thống về toàn bộ kế hoạch chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định và xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng chỉ tiêu, cho từng thời kỳ kế hoạch, cho từng bộ phận

Dự kiển được cách huy động nguồn vốn, lường trước những khó khăn thuận lợi để có phương án chủ động giải quyểt

Là căn cứ để đánh giá thực hiện so với dự toán trong kỳ và những nguyên nhân ảnh hưởng giúp cho việc dự toán kỳ sau

Trang 28

trong từng lĩnh vực xây dựng phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ hoạt động sản xuất của đơn vị mình và hệ thống chi phí tiêu chuẩn do doanh nghiệp quy định, sau đó thông qua các cấp chuyên môn (phòng, ban) đóng góp về tính khả thi, tính chính xác của số liệu Dự toán sau khi được hiệu chinh sẽ được bộ phận kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp và trình cho nhà quản trị cấp cao nhất xem xét và phê duyệt để thực hịên

Dự toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: Dự toán chi phi nguyên vật liệu trực tiểp, dự tốn chi phí nhân cơng trực tiểp, dự toán chi phí sản xuất chung

Phương pháp lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch trong DN được khái quát qua sơ đồ 2.1:

Sơ đồ 2.1 Phƣơng pháp lập dự toán chi phí theo quy trình sản xuất

2.1.3.2 Hoạt động theo quy trình và chi phí của công ty

Trang 29

Vậy theo dõi chi phí đối với một vài bộ phận có liên quan có thể là rất phức tạp Vì các bước xác định phi phí theo quy định được áp dụng cho hoạt động của mỗi bộ phận riêng, nên chúng ta chỉ cần xem xét một bộ phận trong một thời gian nhất định Khi đầu ra của một bộ phận là đầu vào của bộ phận tiếp theo, chẳng hạn là trường hợp sản xuất liên tục, chúng ta chuyển một cách đơn giản các chi phí phát sinh tại bộ phận với các chi phí đã phát sinh tại bộ phận trước đó sang bộ phận tiếp theo Chúng ta thực hiện các bước như thế từ bộ phận này sang bộ phận khác cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện ở bộ phận cuối cùng

Bước đầu tiên trong sản xuất theo quy trình là quyết định khi nào sản xuất sản phẩm Bộ phận quản lý xác định các loại nguyên vật liệu cũng như số lượng của chúng và lao động cần thiết, sau đó lên kế hoạch thực hiện Các nhà quản lý thường dự đoán nhu cầu được mong đợi cho các sản phẩm của họ

Hoạt động theo quy trình và các chi phí được thực hiện tuần tự như sau:

Sơ đồ 2.2 Hoạt động theo quy trình và chi phí của Công ty nói chung

(1) Mua nguyên vật liệu; (6) Tiền lương lao động gián tiếp;

Trang 30

2.1.3.3 Xác định chi phí theo quy trình

Đối với hoạt động sản xuất theo quy trình, trọng tâm đo lường các chi phí là từng quy trình riêng Xét một cách cụ thể, hệ thống xác định chi phí theo quy trình tính các chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung cho từng quy trình cụ thể (hay các bộ phận cho trường hợp có quy trình riêng lẻ) Tổng các chi phí có liên quan đến từng quy trình sau đó được chia cho số đơn vị sản phẩm tương đương

Hệ thống xác định chi phí theo quy trình được xác định như sau:

Sơ đồ 2.3 Hệ thống xác định chi phí theo quy trình

 Chi phí nguyên liệu

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) là những chi phí về nguyên vật liệu chính (cả bán thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp chế tạo sản phẩm

- Phần lớn các nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng luân chuyển qua các bộ phận để sản xuất sản phẩm, phần nhỏ nguyên liệu trực tiếp còn lại được sử dụng tại một bộ phân cụ thể trong quy trình sản xuất Người quản lý bộ phận thường nhận nguyên liệu thông qua việc gửi phiếu yêu cầu nguyên liệu cho người phụ trách kho nguyên liệu Trong một số tình huống, nguyên liệu chuyển một cách liên tục từ nguyên liệu tồn kho xuyên suốt quy trình sản xuất

Trang 31

các bộ phận sản xuất cùng hoạt động, kế tốn Cơng ty sử dụng hai hay nhiều hơn các tài khoản chi tiết của chi phí sản xuất dở dang để tập hợp chi phí thực tế phát sinh tại một bộ phận

- Nguyên vật liệu gián tiếp từ kho, nguyên vật liệu đến chi phí sản xuất chung Các nguyên vật liệu này thường không được phân biệt rõ ràng là đã dùng cho quy trình sản xuất nào mà chúng chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động sản xuất

- Sau khi hoàn thành việc ghi sổ cho cả hai loại nguyên liệu trực tiếp và gián tiếp Sổ chi tiết nguyên liệu tồn kho được thể hiện trong bảng 2.1:

Bảng 2.1 Số tài khoản nguyên liệu tồn kho Công ty: Địa chỉ: Điện thoại: SỔ CÁI Tên tài khoản: Nguyên vật liệu tồn kho Số hiệu: 152 Ngày, tháng ghi sổ (1) Chứng từ ghi sổ Diễn giải (4) Nợ (5) Có (6) Số dư (7 = 5 - 6) Số hiệu (2) Ngày, tháng (3) Tồn đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Tồn cuối kỳ

 Chi phí lao động trực tiếp

Chi phí lao động trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất tính vào chi phí

Trang 32

nữa, lao động trực tiếp của một quy trình sản xuất bao gồm tất cả lao động được sử dụng riêng cho quy trình đó, thậm chí kể cả lao động không được sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm như quản lý riêng của một quy trình sản xuất, lương của họ vẫn được tính vào chi phí lao động trực tiếp mà không tính vào chi phí sản xuất chung

Lao động trực tiếp được hưởng lương theo năng lực sản xuất, lao động gián tiếp sẽ được phân bổ theo tỷ lệ định mức theo từng quy trình sản xuất, được quy định tùy theo loại hình sản xuất và Công ty quy định Các tổ tự chấm công để xác nhận số công làm việc của từng cá nhân

Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương để định khoản ghi sổ Tiền lương được tổng hợp trong bảng 2.2 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp tiền lƣơng Công ty: Địa chỉ: Điện thoại: BẢNG TỔNG HỢP LƢƠNG Bộ phận: TT Tổ làm việc Số ngƣời Tổng lƣơng Các khoản giảm trừ Số còn phải trả Tạm ứng BHXH 1 2 3 Cộng

Trang 33

 Chi phí sản xuất chung

Trong sản xuất theo quy trình, chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm chi phí phát sinh và phân bổ theo một tiêu thức nhất định như số giờ lao động trực tiếp hoặc số giờ máy Hiện nay, trong thời kỳ tự động hóa được đẩy mạnh thì các doanh nghiệp ưa thích việc lựa chọn hình thức phân bổ là số giờ máy Trong một số trường hợp sử dụng tiêu thức phân bổ như số giờ lao động trực tiếp (hay một tỷ lệ phân bổ áp dụng chung cho tồn bộ Cơng ty) chưa đủ để phân bổ chi phí sản xuất chung một cách chính xác và có hiệu quả, người quản lý có thể sử dụng các tỷ lệ khác nhau cho các quy trình sản xuất khác nhau Doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng

Cuối tháng, chi phí sản xuất thực tế đã tập hợp được so sánh với chi phí ước tính trong kế hoạch, nhằm xử lý những chênh lệch thừa thiếu trong tài khoản chi phí sản xuất chung, sau đó kết chuyển toàn bộ sang tài khoản chi phí sản xuất dở dang để tính chi phí đơn vị sản phẩm Chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng nào thì kết chuyển và tính chi phí sản phẩm của phân xưởng đó

Sổ tài khoản chi phí sản xuất chung được thể hiện trong bảng 2.3:

Trang 34

2.1.3.4 Báo cáo sản xuất

Trình tự xác định chi phí theo quy trình:

Xác định chi phí sản xuất theo quy trình sử dụng báo cáo sản xuất như là tài liệu quản lý chủ chốt để xác định chi phí cho các quy trình Gồm 4 phần:

- Phần 1: xác định dòng vật chất

- Phần 2: xác định sản phẩm tương đương - Phần 3: tính chi phí sản phẩm tương đương - Phần 4: Tính toán và cân đối các dòng chi phí

Xác định chi phí theo quy trình và các bước thực hiện cho quy trình sản xuất của Công ty trong kì thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4 Số liệu sản xuất của quy trình

Sản phẩm dở dang đâu kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang

Mức độ hoàn thành - nguyên liệu trực tiếp Mức độ hoàn thành - lao động trực tiếp Mức độ hoàn thành - chi phí sản xuất chung Chí phí nguyên liệu trực tiếp

Chi phí lao động trực tiếp Chi phí sản xuất chung

Các hoạt động trong kì báo cáo

Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất trong kì

Số lượng sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác Chi phí nguyên liệu trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Sản phẩm dở dang cuối kì

Số lượng sản phẩm dở dang

Trang 35

Bƣớc 1: Xác định dòng sản phẩm vật chất

Cân đối dòng sản phẩm vật chất là một bộ phận của báo cáo sản xuất, trong đó cân đôi các đơn vị sản phẩm được đưa vào sản xuất với các đơn vị sản phẩm đã hoàn thành chuyển sang bộ phận khác trong kỳ Các dòng sản phẩm của quy trình sản xuất được tổng hợp trong bảng 2.5:

Bảng 2.5 Dòng sản phẩm tại một quy trình

Sản phẩm đƣa vào sản xuất

Sản phẩm dở dang đầu kì …

Sản phẩm đưa vào sản xuất trong kì …

Sản phẩm chuyển sang bộ phận khác, sang kì sau … Sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác … Sản phẩm dở dang cuối kì … Tổng số sản phẩm … Bƣớc 2: Xác đinh sản phẩm tƣơng đƣơng  Đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quy trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công, chế biến tiếp mới hoàn thành)

Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì theo từng đối tượng đã xác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu Đó là việc đánh giá sản phẩm dở dang

Trang 36

Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng Do vậy, trước hết cần cung cấp khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:

Ddk + C

Dck = x Sd

Stp + Sd

Trong đó:

Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Ddk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Stp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Sd: Khối lương sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 37

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan

 Đánh giá sản phẩm tƣơng đƣơng

Sản phẩm tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra trong kỳ nếu tất cả mọi kế quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó

Sản phẩm tương đương = Sản lượng sản xuất x (%) hồn thành cơng việc

Có hai phương pháp xác định sản phẩm tương đương là: phương pháp bình quân trọng số và phương pháp nhập trước xuất trước

Phƣơng pháp bình quân trọng số (WA)

Sản lượng tương đương của một phân xưởng chỉ xét đến số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ cần quy đổi Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ coi như đã hoàn thành trong kỳ sản xuất theo dòng vật chất của quy trình sản xuất Như vậy, sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân là: Sản phẩm tương đương của sản xuất = Sản phẩm sản xuất và hoàn thành trong kỳ + Sản phẩm tương đương dở dang cuối kỳ Cách tính này đơn giản, dễ làm vì chỉ quan tâm đến sản lượng hoàn thành và dở dang cuối kỳ, nhưng sẽ dẫn đến tính không hợp lý trên phương diện sản lượng sản xuất và giá thành của đơn vị sản phẩm Vì mỗi loại sản phẩm dở dang đầu kỳ có mức độ hoàn thành khác nhau nên nếu quan tâm đến khái niệm sản lượng tương đương, doanh nghiệp sẽ phải tiêu dùng các nguồn lực để tiếp tục hoàn thành phần còn lại của sản phẩm Vấn đề này chưa được xtôi xét đến theo phương pháp bình quân Kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm sẽ bị san bằng nếu hao phí giữa cấc kỳ có sự khác biệt thực sự

Trang 38

Bảng 2.6 Sản phẩm tƣơng đƣơng trong kì theo phƣơng pháp WA Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung Sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác (nhập kho)

Sản phẩm tương đương đối với dở dang cuối kỳ Sản phẩm tương đương theo NVLtrực tiếp (số lượng sản phẩm x % hoàn thành LĐ) Sản phẩm tương đương theo lao động trực tiếp (số lượng sản phẩm x %hoàn thành LĐ) Sản phẩm tương đương theo chi phí SXC (số lượng sản phẩm x % hoàn thành SXC)

Tổng số sản phẩm hoàn thành quy đổi

Phƣơng pháp nhập trƣớc xuất trƣớc (FIFO)

Thực chất của phương pháp này là sản phẩm dở dang đâu kỳ sẽ tiếp tực chế biến và sẽ hồn thành trước nếu khơng có những sai hỏng về mặt kỹ thuật, những sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ sẽ hoàn thành sau và có thể là những sản phẩm dở dang còn lại cuối kỳ Việc tính sản lượng tương đương theo phương pháp này thật sự tuân thủ theo dòng vật chất của quy trình sản xuất, và do vậy các báo cáo về sản lượng và giá thành sẽ hợp lý hơn

Qua phương trình cân đối sản lượng ở trên, sản lượng tương đương trong kỳ bao gồm ba loại:

Trang 39

Hoặc Sản phẩm tương đương đầu kỳ = Sản phẩm dở dang đầu kỳ x (100% - % hoàn thành sản phẩm dở dang đầu kỳ) Sản phẩm tương đương có thể tổng hợp trong bảng 2.7:

Bảng 2.7 Sản phẩm tƣơng đƣơng trong kì theo phƣơng pháp FIFO Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung Sản phẩm tương đương đầu kì

SP tương đương theo NVL trực tiếp: Số lượng sp x (100% - % hoàn thành NVL) SP tương đương theo LĐ trực tiếp: Số lượng sp x (100% - % hoàn thành LĐ) SP tương đương theo SXC trực tiếp: Số lượng sp x (100% - % hoàn thành SXC)

Sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kì Sản phẩm tương đương cuối kì

SP tương đương theo NVL trực tiếp: Số lượng sản phẩm x %hoàn thành NVL SP tương đương theo LĐ trực tiếp: Số lượng sản phẩm x %hoàn thành LĐ SP tương đương theo SXC trực tiếp: Số lượng sản phẩm x %hoàn thành SXC

Sản phẩm hoàn thành quy đổi

Bƣớc 3: Tính chi phí đơn vị của sản phẩm tƣơng đƣơng

Sản phẩm tương đương tính theo các chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung được dùng để tính chi phí đơn vị bình quân của sản phẩm tương đương của sản xuất

Trang 40

chung cũng tính tương tự Chi phí đơn vị bình quân của sản phẩm tương đương được tổng hợp trong bảng 2.8:

Bảng 2.8 Chi phí đơn vị của sản phẩm tƣơng đƣơng tại quy trình

Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chung

Chi tiêu sản xuất dở dang đầu kì Chi tiêu sản xuất phát sinh trong kì Tổng chi phí sản xuất

Sản phẩm tương đương

Chi phí đơn vị sản phẩm tương đương

Bƣớc 4: Tính toán và cân đối các dòng chi phí

Sản phẩm tương đương ở Bước 2 và chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương ở bước 3 dùng trong bước 4 để tính tốn các chi phí cho: (1) sản phẩm hồn thành và giá vốn hàng bán và (2) sản phẩm dở dang

Báo cáo các dòng chi phí tại quy trình được thể hiện dưới bảng 2.9:

Bảng 2.9 Báo cáo các dòng chi phí

Chỉ tiêu Các chi phí Cộng chi phí

Chi phi của sản phẩm dở dang đầu kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất sản phẩm trong kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí sản xuất

Chi phí của sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận khác

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí lao động trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

Ngày đăng: 21/01/2024, 17:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w