Vùng Đồng bằng Sông Hồng là một trong những vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. Đây cũng chính là vùng có thế mạnh về các sản phẩm lúa đặc sản truyền thống và có chất lượng cao. Do sức ép về dân số, an ninh lương thực, trong những năm trước đây nông dân đã chuyển sang sản xuất lúa cao sản như lúa lai, lúa thuần nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các giống lúa mới như lúa lai 2 dòng, 3 dòng, các giống lúa thuần nhập nội thường có năng suất cao nhưng chất lượng không cao. Do vậy, giá bán sản phẩm thấp trong khi chi phí sản xuất cao và đặc biệt không được người tiêu dùng ưa chuộng nhất là tại các thành phố lớn và rất khó xuất khẩu. Thực tế hàng năm, Việt Nam nhập một khối lượng lớn sản phẩm gạo chất lượng cao từ Thái Lan, Bănglađét,... trong khi Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn sản xuất các giống lúa chất lượng tốt hơn so với gạo nhập khẩu. Nam Định là một trong những tỉnh sản xuất lúa lớn nhất của vùng Đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh có truyền thống lâu đời về sản xuất lúa chất lượng cao đặc biệt là lúa Tám địa phương. Cũng như các tỉnh khác ở Đồng bằng Sông Hồng, trong thập niên 90, do sức ép về dân số, nông dân tỉnh Nam Định nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng đã chuyển phần lớn diện tích đất sản xuất lúa Tám sang sản xuất các giống lúa có năng suất cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, nhu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nhiều hộ nông dân huyện Hải Hậu, Nam Định đã sử dụng diện tích của mình để sản xuất các giống lúa cao sản, giống lúa thơm có năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đã có nhiều nghiên cứu về lúa Tám cổ truyền địa phương nhưng chủ yếu tập trung vào yếu tố kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa Tám. Để trả lời câu hỏi về thực trạng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, tại sao diện tích, năng suất, chất lượng lúa Tám lại suy giảm cũng như tiềm năng sản xuất lúa Tám: tiềm năng đất đai, thị trường, năng suất, giá cả, kinh nghiệm sản xuất... nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Tám. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định”.
w . . . B i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN TRƯỜNG SƠN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SẢN XUẤT LÚA TÁM TẠI HUYỆN HẢI HẬU,TỈNH NAM ĐỊNH • • * / • LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TÉ Chuyên ngành: KINH TÉ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤT THẮNG HÀ NỘI - 2009 h [f : Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Trường Sơn Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo - TS. Nguyễn Tất Thắng - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kinh tế; các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Viện sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã tạo điều kiện cho tôi được đi học; Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Phòng Địa chính, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện Hải Hậu, Nam Định; Uỷ ban nhân dân và bà con các xã: Hải Trung; Hải Toàn; Hải LỜI CAM ĐOAN Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 2 Đường và Hải Lý đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và nghiên cứu tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2009 Tác giả Nguyễn Trường Sơn Lời cam đoan Error! Bookmark not defined. Lời cảm ơn Error! Bookmark not defined. Mục lục Error! Bookmark not defined. Danh mục chữ viết tắt Error! Bookmark not defined. Danh mục các bảng Error! Bookmark not defined. 1 2 2.1 Đánh giá điều kiện sản xuất và thực trạng sản xuất lúa của hộ 3 4 5 BQ 6 Bình quân 7 BVTV 8 Bảo vệ thực vật 9 CC 10 Cơ cấu 11 CN- TTCN-XD 12 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng 13 CPBQ 14 Chi phí bình quân 15 Cty 16 Công ty 17 đ/kg 18 Đồng/kg LỜI CAM ĐOAN Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 3 19 DT 20 Diện tích 21 DTBQ 22 Doanh thu bình quân 23 GT 24 Giao thông 25 HQKT 26 Hiệu quả kinh tế 27 HQXH 28 Hiệu quả xã hội 29 KD - DV 30 Kinh doanh - Dịch vụ 31 KHKT 32 Khoa học kỹ thuật 33 LĐ 34 Lao động 35 LĐNN 36 Lao động Nông nghiệp 37 MARD 38 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 39 NN 40 Nông nghiệp 41 NS 42 Năng suất 43 PTNT 44 Phát triển Nông thôn 45 SL 46 Số lượng 47 SL.ĐV 48 Số lượng, đơn vị 49 TGHH 50 Tham gia Hiệp hội 51 TM - DV 52 Thương mại - Dịch vụ 53 TN 54 Thu nhập 55 TNHH 56 Thu nhập hỗn hợp 57 TT 58 Thực tế 59 VASI 60 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 61 XH 62 Xã hội 63 64 DANH MỤC CÁC BẢNG • 65 STT Tên bảng Trang 2.1 4.1 LỜI CAM ĐOAN Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 4 4.2 Giả thiết khi tham gia Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ lúa Tám xoan 2.2 4.3 LỜI CAM ĐOAN Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 5 1. MỞ ĐẦU 1.1Tính cấp thiết của đề tài 2.3 Lúa là nguồn luơng thực chính cho hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng tại Châu Á, hơn 2 tỷ người tiêu dùng lúa gạo và 70% năng lượng calo của họ từ lúa gạo. Tại Châu Phi, lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất đối với người nghèo có thu thập thấp và trung bình. 2.4Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời và có nền văn minh lúa nước mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được. Cùng với sự đa dạng về văn hóa, tài nguyên khí hậu và tập quán canh tác, Việt Nam có sự đa dạng về cơ cấu giống cây trồng địa phương, đặc biệt là giống lúa địa phương cổ 2.5 truyền. 2.6 Vùng Đồng bằng Sông Hồng là một trong những vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. Đây cũng chính là vùng có thế mạnh về các sản phẩm lúa đặc sản truyền thống và có chất lượng cao. Do sức ép về dân số, an ninh lương thực, trong những năm trước đây nông dân đã chuyển sang sản xuất lúa cao sản như lúa lai, lúa thuần nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các giống lúa mới như lúa lai 2 dòng, 3 dòng, các giống lúa thuần nhập nội thường có năng suất cao nhưng chất lượng không cao. Do vậy, giá bán sản phẩm thấp trong khi chi phí sản xuất cao và đặc biệt không được người tiêu dùng ưa chuộng nhất là tại các thành phố lớn và rất khó xuất khẩu. Thực tế hàng năm, Việt Nam nhập một khối lượng lớn sản phẩm gạo chất lượng cao từ Thái Lan, Băng-la-đét, trong khi Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn sản xuất các giống lúa chất lượng tốt hơn so với gạo nhập khẩu. 2.7 Nam Định là một trong những tỉnh sản xuất lúa lớn nhất của vùng Đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh có truyền thống lâu đời về sản xuất lúa chất 2.8 lượng cao đặc biệt là lúa Tám địa phương. Cũng như các tỉnh khác ở Đồng bằng Sông Hồng, trong thập niên 90, do sức ép về dân số, nông dân tỉnh Nam Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 6 Định nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng đã chuyển phần lớn diện tích đất sản xuất lúa Tám sang sản xuất các giống lúa có năng suất cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, nhu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nhiều hộ nông dân huyện Hải Hậu, Nam Định đã sử dụng diện tích của mình để sản xuất các giống lúa cao sản, giống lúa thơm có năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đã có nhiều nghiên cứu về lúa Tám cổ truyền địa phương nhưng chủ yếu tập trung vào yếu tố kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa Tám. 2.9 Để trả lời câu hỏi về thực trạng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, tại sao diện tích, năng suất, chất lượng lúa Tám lại suy giảm cũng như tiềm năng sản xuất lúa Tám: tiềm năng đất đai, thị trường, năng suất, giá cả, kinh nghiệm sản xuất nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Tám. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung 2.10 Đánh giá thực trạng và tiềm năng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và sinh thái huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất lúa gạo và lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 7 - Đánh giá tiềm năng sản xuất lúa Tám gồm: đất đai; thị trường, năng 2.11 suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, môi trường sinh thái và cơ sở hạ 2.12 tầng tại huyện Hải Hậu, Nam Định. - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp nhằm phát triển và khai thác tiềm năng sản xuất lúa Tám huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2.13 Thông qua nghiên cứu đề tài, cơ sở khoa học về thực trạng sản xuất lúa Tám tại Hải Hậu, Nam Định sẽ được xác định. Các yếu tố thuận lợi, khó khăn, tồn tại và tiềm năng đối với sản xuất lúa Tám được phát hiện là cơ sở khoa học để khuyến cáo các giải pháp phù hợp trong phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2.14 Những phát hiện của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc quy 2.15 hoạch vùng sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu, Nam Định mang lại sản phẩm lúa chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cho thị trường, đặc biệt là thị trường các thành phố lớn. 2.16 Hơn nữa, kết quả nghiên cứu này còn góp phần trong việc mở rộng diện tích và tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo tại huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2.17 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất lúa gạo nói chung và lúa Tám tại huyện Hải Hậu nói riêng. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 8 2.18 Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa Tám, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu. 2.19 Đánh giá tiềm năng sản xuất các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu đặc biệt là lúa Tám xoan đặc sản. Đánh giá khả năng, đề xuất những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung. 2.20 Cụ thể sẽ điều tra, khảo sát các hộ nông dân sản xuất lúa Tám tại một số xã được chọn và một số đại lý kinh doanh thóc gạo tại huyện Hải Hậu, Nam Định. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn sản xuất lúa Tám tại Việt Nam và trên thế giới; - Đề tài tập trung phân tích thực trạng tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa Tám tại huyện Hải Hậu; - Tập trung vào đánh giá các tiềm năng: đất đai, thị trường, năng suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng đặc biệt là giống lúa đặc sản Tám xoan; - Đề xuất giải pháp, chính sách phù hợp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung. - Phạm vi không gian: Trên phạm vi huyện Hải Hậu, Nam Định và các điểm được lựa chọn. 2.21 Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng và tiềm năng sản xuất lúa Tám huyện Hải Hậu, Nam Định vụ mùa năm 2008, đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa Tám đến năm 2015. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 9 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Tiềm năng và khai thác tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp 2.1.1.1 Lý thuyết tiềm năng 2.22 Thuật ngữ tiềm năng được sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng có thể hiểu là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người. 2.23Tiềm năng kinh tế: là toàn bộ các nguồn lực (vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường trong và ngoài nước.) chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một 2.24 lãnh thổ nhất định [1]. 2.25 Như vậy, tiềm năng kinh tế có thể tồn tại dưới 2 dạng, dạng chưa được đánh thức (tiềm năng ''tĩnh''), dạng chưa khai thác hết và khai thác chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn (tiềm năng ''động''). 2.26 Tiềm năng kinh tế không phải là bất biến, mà thay đổi theo không gian và thời gian. Tiềm năng kinh tế có thể do nội tại hoặc cũng có thể nảy sinh khi có sự tác động của các yếu tố mới từ bên ngoài. 2.27 "Tiềm năng nội sinh” được hiểu là tiềm năng nội tại, sẵn có hoặc là những yếu tố nội lực ẩn chứa bên trong các nguồn lực như vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, vốn, thị trường, chưa phát huy được một cách đầy đủ kể cả mặt lượng và chất [2]. Do đó, phát huy yếu tố nội lực là cơ bản, quyết định. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài thì hiệu quả của các yếu tố nội lực sẽ được nâng lên. 2.28"Tiềm năng ngoại sinh” là những tiềm năng kinh tế mới xuất hiện khi có sự tác động về sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài [2]. Tiềm năng ngoại sinh Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 10 [...]... đề cập đến khái niệm ' 'tiềm năng sản xuất lúa Tám" để đánh giá khả năng phát triển sản xuất lúa Tám của huyện Hải Hậu 2.34 Tiềm năng sản xuất lúa Tám là toàn bộ các nguồn lực và lợi thế (nguồn lực đất đai, khả năng thị trường, tiềm năng năng suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, đường lối chính sách, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, tiềm năng năng suất, giá sản phẩm, tiềm năng thị trường ) chưa được... lại, việc đánh giá tiềm năng sản xuất trong nông nghiệp chính là việc đánh giá, phân tích nhằm khai thác các tiềm năng đất đai, năng suất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, các chính sách phát triển kinh tế, điều kiện về kinh tế - xã hội và không thể thiếu việc đánh giá tiềm năng thị trường trong đó có giá của sản phẩm Các tiềm năng và nguồn... của lúa thơm ở Việt Nam và sản xuất lúa Tám tại Nam Định 2.163 - Một vài đặc điểm của lúa thơm tại Việt Nam 2.164 Lúa Thơm, là hợp phần quan trọng của lúa địa phương, có vị trí ngày càng gia tăng trong sản xuất và thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế 2.165 Ở Việt Nam, lúa thơm được trồng ở cả miền Nam và miền Bắc Lúa thơm ở miền Miền Nam có Nàng thơm Chợ Đào, ở miền Bắc có lúa Tám, lúa Dự, lúa. .. hiện còn gieo trồng là Tám xoan, Tám ấp bẹ, Tám nghển, Tám Xuân Đài, Tám tiêu, Tám thơm, Tám cổ ngỗng [29] - Sản xuất lúa Tám tại Nam Định 2.168 Diện tích lúa Tám của tỉnh Nam Định trong 8 năm 2000 - 2007 tuy vẫn tăng nhưng không đều chủ yếu do thị trường tiêu thụ không ổn định, từ năm 2003 2007 diện tích lúa Tám khá ổn định ở mức 14 - 15 ngàn ha Năng suất lúa Tám trung bình thường biến động trong mức... thị trường ) chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất lúa Tám tại huyện Hải Hậu 2.1.1.2 Khai thác tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp - Tiềm năng đất đai: 2.35 Khi đề cập đến tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, trước hết phải nói đến tiềm năng đất đai, vì đất đai là cơ sở, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp... khả năng thu hoạch 23 tấn/ha Nông dân có kinh nghiệm làm giảm sinh khối bằng cách cấy muộn nhằm giảm chiều cao cây lúa, hạn chế sự đổ ngã và thu hoạch năng suất cao hơn 2.167 Ở miền Bắc lúa Tám được xếp trong số ba loại lúa thơm nổi tiếng trên thế giới (Basmati của Ản Độ và Khao Dawk Mali của Thái Lan) Lúa Tám thường là những giống lúa mùa chính vụ Các giống lúa Tám hiện còn gieo trồng là Tám xoan, Tám. .. vùng ngày càng phát triển thì việc đánh giá đúng các tiềm năng kinh tế là hết sức cần thiết có thể biến tiềm năng kinh tế thành lợi thế so sánh để phát triển kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào nhận thức và cách đánh giá của chúng ta 2.32 Tóm lại, tiềm năng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của một lãnh thổ nhất định Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế là việc làm... và nguồn lực sản xuất trên có quan hệ mật thiết với nhau Việc đánh giá tiềm năng và đưa ra các quyết định lựa chọn: sản xuất cái gì, quy mô thế nào, sản xuất cho ai, cần phải đánh giá các tiềm năng sản xuất trên và dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội từ đó đưa ra các chính sách, quyết định, giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Những vấn đề lý luận cơ bản về... xuất, sản xuất của lúa Tám > các giống lúa khác (lúa lai, lúa thuần.) 2.103 So sánh hiệu quả kinh tế của lúa Tám < các giống lúa khác một lượng nhất định, bảo tồn (lúa lai, lúa thuần ) những giống hiệu quả kinh tế thấp 2.105 có nguy cơ bị mất vĩnh viễn Hiệu quả xã hội (là những giống đặc sản, cổ truyển được sử dụng trong các dịp lễ, tết ) 2.107 2.108 - Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Tám 2.109 Phương... hiện như khả năng về thương mại, dịch vụ, thị trường, mức độ thu hút lao động và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác 2.30 Có thể nói, tiềm năng nội sinh hay ngoại sinh cũng chỉ mang tính tương đối về mặt thời gian, đến một lúc nào đó các tiềm năng ngoại sinh cũng sẽ trở thành tiềm năng nội sinh 2.31 Tiềm năng kinh tế cũng là sự thể hiện lợi thế của mỗi vùng, mỗi quốc gia Tiềm năng và lợi . hưởng đến năng suất, chất lượng các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu. 2.19 Đánh giá tiềm năng sản xuất các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu đặc biệt là lúa Tám xoan đặc sản. Đánh giá khả năng, đề. và đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa Tám tại huyện Hải Hậu; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa Tám tại huyện Hải Hậu; - Tập trung vào đánh giá các tiềm năng: . đề cập đến khái niệm '&apos ;tiềm năng sản xuất lúa Tám& quot; để đánh giá khả năng phát triển sản xuất lúa Tám của huyện Hải Hậu. 2.34 Tiềm năng sản xuất lúa Tám là toàn bộ các nguồn lực và