Ly do chon dé tai Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu ws 3 6
Phương pháp nghiên cứu 6
Dong gop của đề tải 7
1
6 Cấu trúc của luận văn ssseneneeneneneenenee esses
CHUONG 1 THO VAN NGUYEN TH ONG TRONG DONG CHAY
CUA THO VAN YÊU NƯỚC NỬA SAU THẾ KỶ XIX 9
1.1 KHÁI LƯỢC DIỆN MẠO VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA
SAU THE KY XIX 9
1.1.1 Đặc điểm lịch sử - xã hội 9
1.1.2 Tình hình văn học 12
1.1.3 Các khuynh hướng văn học tiêu biểu ¬.`
1.2 NGUYEN THONG - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠN: 20
1.2.1 Cuộc đời 20
1.2.2 Sự nghiệp văn chương, na 2
1.2.3 Thơ văn Nguyễn Thông - Dòng riêng giữa nguồn chung 25 CHUONG 2 CAM HUNG BI TRANG TRONG THO VAN NGUYEN THONG - NHIN TU’ BINH DIEN NOL DUNG 30
2.1 NOI TRAM MAC VE GIANG SON XA TAC 30
2.2 NIEM BI TRANG "CHO DEM THANH BAI LUAN ANH HUNG" 40 2.3 KHUC TRANG CA VE NGUOI NGHIA BINH CHONG PHAP 32 CHƯƠNG 3 CAM HUNG BI TRANG TRONG THO VAN NGUYEN
Trang 33.2 GIONG DIEU 3.2.1 Giong digu thuong cam, tram tư T6 3.2.2 Giọng điệu bị hùng —_- 3.3 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 85
3.3.1 Không gian nghệ thuật — seo 88
Trang 4Gần mười thế kỷ định hình và phát triển , văn học trung đại Việt Nam thực sự đã ghỉ đậm dấu ấn trong tiền trình văn học nước nhà _ Cùng với quá trình dựng nước buổi đầu nhiễu lao lực tổn tài , con dân Việt phải luôn sẵn ý thức cảnh giác đề phòng và chống giặc ngoại xâm lắn át bờ cõi Lịch sử Việt
Nam trong mười thế kỷ (X - XIX) đã chứng tỏ trang sử hảo hùng e_ ủa công
cuộc giữ nước , đập tan âm mưu bảnh trướng xuống phương Nam của các thế
lực Tống, Nguyên, Mông, Minh, Thanh : đồng thời cũng làm chói sáng lòng
yêu nước nồng nàn bắt diệt của nhân dân Đại Việt Văn học trong thời kỳ nả y
không những bám sát quá trình dựng nước và giữ nước _ , mà còn "phát triển
trong sự thấm nhuần hai dòng tư tưởng lớn : chủ nghĩa yêu nước và chủ nẹ
nhân văn, nhân đạo” [39, tr 185] Yêu nước đã trở thành một nội dung quan trọng trong thơ văn trung đại Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn cũng đã nhận xét
rằng “Quả trình ti lên của
lên của chủ nghĩa yêu nước cũng là quá trình
văn học” [39, tr.191] Quá trình ấy luôn vận động , phát triển qua từ ng thời kì,
nhưng tựu trung vẫn la tiếng nói yêu nước thương nòi phản đối chiến tranh
xâm lược, đả phá kẻ thù
Nằm trong dòng chảy văn học yêu nước thời kỷ trung đại văn học nửa sau thế kỷ XIX là một giai đoạn văn học đã _c biệt “Do phát triển trong điều kiện xã hội có những biến cố trọng đại và sau lưng nó có một truyền thống
lâu đời về văn học và văn hóa dân tộc , văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX
Trang 5
bật nhất là đòng văn học yêu nước chồng Pháp với nhiều tên tuôi như Nguyễn Đình Chiểu , Nguyễn Xuân Ôn „ Nguyễn Quang Bích „ Trương Định , Nguyễn
Thông, Nguyễn Lộ Trạch , Lãnh Cồ, Phan Dinh Phùng „ Nguyễn Cao , Phan
Văn Trị Có thể nói, dòng văn học yêu nước chống Pháp giai đoạn nửa sau thé ky XIX da ké thừa một cách tốt đẹp truyền thống yêu nước trong lịch sử và có những bước phát triển mới p hù hợp với điều kiện lịch sử , xã hội cụ thể
“Tháng 11-1873, khi tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp bắt đầu nỗ trước thành Hà Nội và tiếp đó là Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, thì nhân dân miền Nam đã trực tiếp chiến đấu được mười lăm năm Trong mười lăm năm ấy cũng như nhiều năm sau, những người yêu nước ở đây đã bằng lười ươm và ngọn bút, tính mạng và phẩm giá của mình phát biểu lẽ sống yêu
nước nhiệt thành không gì đánh đổi được Giữa những lười gươm và ngọn bút Ấy, có lưỡi gươm và ngọn bút của Nguyễn Thông, người trí thức yêu nước và
tiến bộ của nhân dân Việt Nam nữa sau thé ky XIX , đồng thời là một nhân vật mả cuộc đời chính trị có liên quan đáng kê tới nhiều sự kiện lịch sử đương
thời Thơ văn ông thuộc vào dang van học yêu nước chố ng Pháp vả là sản
phẩm của lỏng yêu nước thương dân _, mẫn tâm mẫn lực Đó còn là tiếng nói
hùng trắng mà bi thương của người chí sĩ phần nào đoán trước được cục diện lịch sử nhưng phải chịu bắt lực nhìn từng thước đá _ t của tổ quốc rơi vào tay
quân xâm lược Tắt cả điều này có thể gói gọn trong hai chữ “bi tráng” Tiếp cận đỏng văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế k_ ÿ XIX, chúng tôi chọn
lựa một tác giả cụ thể và tiêu biểu là Nguy _ Šn Thông Đồng thời, nghiên cứu cảm hứng bi tráng trong thơ văn ông như một đặc điểm xuyên suốt trong toàn
Trang 6
giấu sau những lớp thơ văn bi hùng mà tha thiết, chứa đựng nhiều suy tư, trăn
trở của con người dám xả thân vì nghĩa lớn đã nêu cao chí khí kẻ sĩ, đứng vào
hàng ngũ những sĩ phu can tâm tỉnh nguyện chiến đấu chống Pháp ngay tir
buổi đâu Tìm hiểu thơ văn Nguyễn Thông cũng là tìm tiếng nói riêng trong, tiếng nói chung của dòng văn học yêu nước lúc bấy giờ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hy Phần Nguyễn Thông là một trong những tác giả tiêu biểu trên văn đàn Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX Lẽ dĩ nhiên, việc nghiên cứu cuộc đởi , sự nghiệp cũng như thơ văn ông đã được giới nghiên cứu học thuật chú ý đến Ở
ch , tiéu luận nghiên
cứu về ông và thơ văn ông Có thể điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đẻ như
nhiều phạm vi và mức độ khác nhau đã có nhiều cuốn s;
sau Ở đây, chúng tôi phân thành 2 nhóm:
“Thứ nhất là những công trình tập hợp _ , tuyển dịch các thơ văn ông
Những cuốn sách thuộc loại này đầu tiên phải kể đến *Thơ văn Nguyễn Thông” của Lê Thước vả Phạm Khắc Khoan in năm 1962; “Tác phẩm
Nguyễn Thông” của Cao Tự Thanh , Đoàn Lê Giang xuất bản năm 1984 Cũng
trong năm 1984, Ca Văn Thỉnh và Bảo Định Giang cho ra mắt bạn đọc cuốn
“Nguyễn Thông - con người và tác phẩm” Có thể nói, giá trị lớn nhất không
thể phủ nhận của các công trình này là ở chỗ _ , các tác giả đã đây công tìm
kiếm, sưu tầm và dịch thuật các bài thơ, bài văn của Kỳ Xuyên lão nhân đề giới thiệu với bạn đọc gần xa Cho đến nay thì những cuốn sách này là tập
trung nhiều nhất , đầy đủ nhất các sáng tác của Nguyễn Thông Đặc biệt, công
trình *Thơ văn Nguyễn Thông” còn đưa vào phần nguyên văn chữ Hán giúp
Trang 7
thuật lại nhiều tác phẩm theo những kiến giải riêng làm phong phú thêm kho
tải liệu Mỗi một công trình sau đều có sự kế thừa, phát huy và đặc biệt là bồi
lắp nhiều khoảng trống trong các công trình nghiên cứu trước đó „ mà do các nguyên nhân khách quan là chủ yếu mang lại
Ngoài ra, có thẻ kể đến cá e công trình khác như “Thơ văn yêu nước
nữa sau thé ky XIX_ (1858-1900) do Trần Văn Giàu giới thiệu , Chu Thiên,
Dang Huy Vận , Nguyễn Bình Khôi biên soạn , xuất bản vào năm 1976; “Hợp tuyên thơ văn Việt Nam (185§-1920)” in năm 1984 do Huỳnh Lý chủ biên , nhiều học giả tên tuổi như Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Ngọc Phách „ "Trần Thanh Mại , Lê Thước biên soạn Gần đây nhất có “Tinh tuyển văn học
Việt Nam”, tập 6, Văn học thế k ÿ XIX của Trung tâm Khoa học xã _ hội và
nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội , in năm 2004 Những công trình này đúng,
như tên gọi của nó chỉ lựa chọn một vải tác phẩm tiêu biểu trong thơ văn Nguyễn Thông đề giới thiệu với độc giả Đóng góp của nó ở chỗ, cùng một công trình, độc giả có điều kiện so sánh thơ văn của nhiều tác giả trong củng,
một dòng văn học yêu nước Điều này góp phần nhận diện nét riêng biệt của
mỗi nha tho
'Thứ hai là những công trình nghiên cứu trực tiếp _ về Nguyễn Thông và
thơ văn ông Đa phần các công trình nghiên cứu là những tiểu luận in trên tap chí Văn học (saunày đổitên thành tap chi Nghiên cứu Vănhọc _ ) như:
“Nguyễn Thông và tình thương nhớ quê hương” của Trần Thanh Mại _, in trên tạp chí Văn học số _ 10/1961; “Mắy gợi ý về phương pháp trong nghiên cứu
Nguyễn Thông” của Nguyễn Huệ C
„ tạp chí Văn học số 2/1985; “Những,
Trang 8thương nhớ quê hương” được đánh giá cao và ông được xem là người mở đầu
tiên phong trong việc nghiên cứu vẻ thơ văn Hy Phần _ nhưng khách quan mả nói, trong những bài viết nảy, “Mấy gợi ý về phương pháp trong nghiên cứu Nguyễn Thông” mang giá trị hơ_n cả Nó không chỉ bao quát được phần đóng góp và hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đó , mà còn gợi mở ra
những hướng nghiên cứu còn bỏ ngỏ Những gợi ý này trong nghiên cứu học thuật là vô cùng quan trọng và có giá trị Nó định hướng giúp người đi sau
bước vào những địa hạt nghiên cứu mới _, bổ khuyết những mảng cỏn thiếu _,
góp phần vào việc nghiên cứu Nguyễn Thông và thơ văn ông một cách toàn diện hơn, khách quan hon
Ngoài những tiểu luận trên còn có một số cuốn sách ít nhiều có nói đến
Nguyễn Thông và trước tác của ông như “Những ngôi sao sáng trên bầu trời
văn học Nam bộ nửa sau thế kỷ XIX của Ca Văn Thỉnh _ , Bảo Định Giang
xuất bản năm 1990; “Văn học Việt Nam nữa cuối thé ky XVII dén hét thé ky
XIX” cia Nguyễn Lộc, xuất bản năm 2001; “Văn học Miền Nam lục tỉnh” của Nguyễn Văn Hầu xuất bản năm 2012
Như vậy, điểm qua các công trình nghiên cứu về Nguyễn Thông và thơ văn ông, có thể thấy vấn đề này chưa được tiến hành một cách toàn diện và sâu sắc Chưa có một cuốn sách nảo dảnh riêng để nghiên cứu vẻ thơ văn ông, như đối với nhiều tác giả khác Ngay cuốn sách “Nguyễn Thông - con người và tác phẩm” là công trình nghiên cứu riêng về nhà thơ này _, thì các tác giả cũng chỉ dành 24 trang để đưa ra vài nhận xét về thơ văn ông _ Riêng vấn để
“Cảm hứng bi trắng trong thơ văn Nguyễn Thông” thì thực sự là một khoảng
Trang 9phim Ngoa du sao thi tap và Ngọa du sào văn tập
4 Phương pháp nghiên cứu
“Trong quá trình thực hiện để tải "Cảm hứng bit rắng trong thơ văn
Nguyễn Thông”, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
~ Phương pháp hệ thống : Nội dung của đẻ tài là đi tìm cảm hứng bi
tráng của tác giả thể hiện trong các sáng tác thơ văn của ông Do đó, phương,
pháp hệ thống thực sự rất cần thiết cho người nghiên cứu để xem xét toàn bộ các tác phẩm ấy trên các phương diện nội dung và nghệ thuật_, đồng thời khám
phá tâm tur, tinh cảm của Nguyễn Thông qua những chặng đường sáng tác
Việc hệ thống lại các tác phẩm theo chuỗi cảm hứng cũng là cách để tiếp cận
các tác phẩm nghệ thuật này một cách toàn diện và sâu sắc hơn
~ Phương pháp so sánh : Văn học nửa sau thế kỷ XIX diễn ra trong hoàn
cảnh đắt nước đang bị xâm chiếm từng phẩn., tuy vậy quá trình sáng tác văn học diễn ra không kém phần sôi nổi Không chỉ Nguyễn Thông mả nhiễu tên
tuổi các nhà thơ - chí sĩ khác cũng được nhắc tới Do đó, việc đặt thơ văn ông 'bên cạnh sáng tác của các nhà thơ khác sẽ làm rõ hơn về con người vả thơ văn
ông Qua đó đi tìm những nét chung và riêng giữa ông và các nhà thơ _ - chí sĩ ấy, đặc biệt là những người có cùng chi hướng đầu tranh yêu nước _ Để tài
cũng mở rộng phạm vi so sánh cảm hứng yêu nước trong thơ văn Nguyễn
“Thông với thơ văn các nhà yêu nước khác không cùng thời
~ Phương pháp phân tích, tổng hợp : Đây là phương pháp không thể thiếu để đi sâu tìm hiểu nguồn gốc vả biểu hi ện của cảm hứng bỉ tráng trong
Trang 10
tập” và *Ngọa du sảo văn tap’) Với điểm nhìn từ cả hai phía bình diện nội dung, và hình thức, cảm hứng bi trắng sẽ được chiếu rọi ở các khía cạnh nguyên nhân
xuất hiện, các biểu hiện, cách thức biểu hiện và mục đích biểu hiện 'Như đã nói ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đi
về Nguyễn Thô ng chưa nhiều và toàn điện ; những kết quả nghiên cứu mang các hoạt động nghiên cứu
lại cũng chưa xứng tầm với vị trí của nhà thơ này trên văn đàn lúc bấy giờ Đặc bic
còn bỏ ngỏ Do đó, luận văn này nhằm bồ khuyết vảo một mảng trồng trong
, Cảm hứng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Thông _ là một hướng đi
'hệ thống những công trình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Thông 6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Afơ đâu, Kết luận và Tài liệu tham khảo , luận văn gồm 3 chương như sau:
CHUONG |
THO VAN NGUYEN THONG TRONG
DONG CHAY CUA THO VAN YEU NƯỚC NỬA SAU THE KY XIX
Nguyễn Thông là một trong những tác giả tiêu biểu của dòng văn học
yêu nước nửa sau thế kỷ XIX Thơ văn ông, lẽ dĩ nhiên , là một bộ phận của văn học giai đoạn này Đề tìm hiểu rõ hơn vẻ thơ văn Nguyễn Thông tắt yếu chúng tôi phải điểm lại đặc điểm lịch sử _ - xã hội cũng như tình hình văn học
và những khuynh hướng văn học tiêu biểu giai đoạn nữa sau thế ky XIX dé tir
đó thấy rỗ ngọn nguồn cảm hứng bi trang trong thơ văn ông _ ; đồng thời nhìn nhận vị trí thơ văn ông trên văn đàn đương thời Chương nảy cũng dành một số trang nhất định để khái quát cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Thông, và những sắc màu riêng của thơ văn ông trong dòng chảy thơ ca yêu
Trang 11‘ay 1a mot trong nhimg chương trọng tâm của luận van Trong chuong
này, chúng tôi tập trung nghiên cứu cảm hứng bi tráng trong thơ văn Nguyễn
Thông — nhìn từ bình diện nội dung , với những nội dung cơ bản : nỗi trầm mặc
về giang sơn xã tắc niềm bi trang “Ché dem thành bại luận anh hùng” và khúc tráng ca về người nghĩa binh chống Pháp
CHƯƠNG 3
CẢM HỨNG BI TRÁNG TRONG
THO VAN NGUYEN THƠNG - NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THÊ HIEN Ngoài những nội dung được trình bày trong chương 2, chúng tôi tiếp tục đi vào nghiên cứu _ tìm hiểu cảm hứng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Thông nhìn từ phươn_g thức thể hiện Cách sử dụng ngôn ngữ là một trong những phương thức biểu hiện rõ cảm himg bi tring Do đó, trong chương này , chúng tôi tim hiểu cách xây dựng ngôn ngữ hàm súc _., giàu hình ảnh và nghệ
thuật sử dụng điển cố của nhà thơ Ngoài ra, giọng điệu , không gian nghệ
Trang 121.1 KHÁI LƯỢC ĐIỆN MẠO VAN HQC VIET NAM GIAI DOAN
NUA SAU THE KY XIX
1.1.1 Đặc điểm lịch sử - xã hội
“Trong cuộc chạy đua sang Viễn Đông đẻ chiếm thị trường vả nguyên liệu, Pháp là một trong nhữ_ ng tên thực dân nhanh chân nhất Âm mưu xâm
chiếm Việt Nam của tư bản Pháp đã bắt đầu hiện lên từ Hiệp ước _ Vézailles kí
năm 1787 giữa triều đình Pháp và giám mục người Pháp _ Pigneau de Béhaine, Ánh) Vì những chuyển biến chính
“đại diện cho vua nước An Nam” (Ngụ)
trị đặc biệt quan trọng „ tình hình giặc giã „ sự đổi thay chính thể và triều đại ở
Pháp, cũng như sự đề phòng của triều đình nước An Nam cho nên trong hơn
nửa thế kỷ, hoạt động của chúng chỉ giới hạn trong máy chuyến buôn bán và
thăm dò tình hình , gây cơ sở của bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ Mãi đến năm 1858, lấy cớ triều đình An Nam khủng bố giáo sĩ thực dân Pháp chính thức
nổ súng đánh chiếm Việt Nam Đứng trước tình hình đó , nhân dân cả nước đã
nl tứng lên chống giặc với lòng yêu nước sâu sắc Sự xâm lược của thực
cân Pháp và cuộc chiến đầu chống xâm lược của nhân dân ta *là sự kiện xuyên suốt toàn gia¡ đoạn, chỉ phối moi sự kiện khác , và thu hút mối quan tâm
của tắt cả mọi thành viên trong xã hội” [14, tr.613]
Ngày 01-09-1858, thực dân Pháp nỗ súng đánh vào cửa biển Da Nẵng,
nhưng tham vọng tốc quyết tốc thắng bằng cá _ ch kéo thăng ra Huế , bức triều
đình Tự Đức đầu hàng đã nhanh chóng bị quân dân nhà Nguyễn đánh bại
Đứng trước sự phản kháng dữ dội của nhân dân Việt Nam và sự bắt lợi về địa
hình chiếm đóng, Pháp đã đi nước cờ khác làm chuyển biến căn bản tình hình ,
Trang 13Mạng nhưng vẫn tỏ ra là lực lượng thống trị tiến bộ khi sát cánh cùng nhân dân chiến đấu Nhiều vị tướng đã được cử giữ những chức vụ lãnh đạo nhân dân đánh trả địch như Lê Đình Lý, Phạm Khắc Thận , Tôn Thất Hiệp, Nguyễn
Tri Phuong Tuy nhiên , đứng trước sức mạnh hỏa lực của giặc , sự phân hóa
trong đội ngũ giai cấp thống trị đã nhanh chó _ ng lộ rõ Sự thắng thể của phái
chủ hỏa, trong đó có vua Tự Đức và thái hậu , đã làm mất đi yếu tố quan trọng
là sức mạnh đoàn kết toàn dân dẫn đến các cuộc đầu tranh của nhân dân có nhiều bắt lợi và thiệt hại đáng kế Sau các hàng ước 1862, 1874, 1883, 1884,
triều đình Huế hoàn toàn mắt đi vai trỏ sứ mệnh lịch sử của mình
“Tuy gặp phải sự dn áp từ hai phía là triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp, nhân dân khắp nơi trong cả nước _ đặc biệt là ở Nam Kỷ vẫn kiên
quyết chống giặc Có thể nói, cuộc chiến đấu của nhân dân ta giai đoạn này là
những trang sử hảo hùng về lòng yêu nước Nhiều nghĩa quân được thảnh lập ở các nơi với sự tham gia đông đảo củ a nhiều tẳng lớp Điều này cũng cho
thấy, cuộc đấu tranh nỗ ra lẻ tẻ mà không có sự lãnh đạo thống nhất, không có sự hiệp đồng tác chiến dẫn đến khả năng dễ tan rã trước sức tắn công mãnh liệt của súng ống, đạn pháo phương Tây
Những biến cố lớn lao của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc Mâu thuẫn cơ bán của xã hội phong kiến là
mâu thuẫn giữa địa chủ và nông đân _, nhưng đến giai đoạn này., nổi lên hing đầu là mâu thuẫn đối kháng giữa một bên là thực dân Pháp và bẻ lũ tay sai với một bên là moi ting lớp tiền bộ yêu nước trong xã hội
Đối với quảng đại quần chúng lao đông thì đến lúc này phải chịu cảnh
Trang 14người hỏa vì khiếp sợ sức mạnh của giặc , có người hòa vì muốn bảo vệ quyển
lợi cá nhân Còn một bộ phận nữa không tham gia chống giặc , cũng không
hợp tác với Pháp vả triều đình Huế mà từ quan sống ân dật để giữ khí tiết Khi thực dân Pháp thực hiện xong công cuộc bình định _, mở rộng khai
thác thuộc địa thì xã hội Việt Nam xuất hiện thêm nhiễu giai cắp , tẳng lớp nữa
như tư sản , tiểu tư sản , vô sản Mỗi giai cấp , tầng lớp trong quá trình phát
triển của mình đều ít nhiều đóng góp đối với sự phát triển của làn sóng đấu
tranh giành độc lập của nhân dân
Ngoài cuộc chiến đấu chống Pháp có tính quyết định trực tiếp thì tình
"hình văn hóa tư tưởng của thời đại cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của
văn học,
Nho giáo vẫn được coi là quốc giáo Lúc này, việc thi cử vẫn theo lối
truyền thống , “tằm chương trích cú” chẳng giúp gì được cho sự phát triển của
nước nhà Ngoài Nho giáo „ thì các dòng tư tưởng khác như Đạo giáo , Phật
giáo và các tin ngưỡng khác cũng rất ph_ át triển Trong điều kiện dân tình đói
khổ, đất nước nô lệ, nhiều người mắt hẳn niềm tin vào cuộc sống và tương l ai,
chi trông mong cầu cúng „ dựa vào các giáo lý tư tưởng để an phận
Việc phô biến sách báo giai đoạn nảy _ hoàn toàn nhằm mục đích truyền
bá chính sách cai trị của thực dân Pháp Các hoạt động mở trường dạy chữ
quốc ngữ của thực dân Pháp không mang lại hiệu quả như mong muốn
‘Dang ké la tư tưởng cái cách xã hội của một số sĩ phu yêu nước mà
Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch là hai đại diện tiêu biểu _ Được tiếp
Trang 15
hình văn hóa, tư tưởng giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX chưa có chuyên biến rõ rệt so với giai đoạn nửa đầu thế kÿXIX Kết quả là văn hóa không có gì đổi
mới, khoa học kĩ thuật không được phát triển tư tưởng cổ hủ, không dám đổi
mới Điểu này đã ảnh hưởng lớn đến văn học đương thời
1.1.2, Tink hình văn học
Nhìn lại tiến trình lịch sử của thơ ca trung đại Việt Nam mười thế kỷ „
chúng ta dễ dàng nhận thấy chưa bao giờ có một giai đoạn mà lực lượng tham
gia sang tac lại sôi nỗi „ đông đúc như giai đoạn này Họ khác nhau về thành phẫn xuấ t thân, khác nhau về địa vị xã hội, nhưng hẳu hết đều là những nhà
thích bởi lòng
yêu nước, các sĩ phu - nhà thơ, vừa đánh giặc vừa sáng tác những vẫn thơ nho nghèo xuất thân từ tầng lớp dưới trong xã hội _ Được kí
nóng bỏng “ V? nước tắm thân đã gửi , còn mắt cũng cam/ Giúp đời cái nghĩa
đáng làm nên hư nào ngại, thơ ca miền Nam được mùa nở rộ và trở thành lá
cở đầu của thơ ca kháng chiến chống Pháp Họ tỏa sáng không chỉ cho bầu trời phương Nam mà tiêu biéu chung cho văn học cả nước như nhà thơ
Nguyễn Đình Chiểu Không đợi ai déi, ai bat ching dau dau một trang dep
Joan, những câu thơ nóng hồi nhịp đập của một trái tìm yêu nước vĩ đại — —
Nguyễn Đình C hiểu và bè bạn của ông đã làm nhịp cầu nói liền hai miễn Nam
lắc trong sự nghiệp cao cả: đánh giặc cứu nước “Ý thức dân tộc trước cuộc chiến đấu chống ngoại xâm chính là ngọn nguồn cho sự thống nhất ấy và ý
thức dân tộc cũng là ngọn nguồn cho sự phong phú của văn học giai đoạn
này” [14, tr 625],
Khác với giai đoạn trước, đặc điểm nỗi bật của thơ văn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX chính là tinh ct
Trang 16
giành lại bát cơm manh áo ở đời Nguyễn Đình Chiễu , nhà thơ tiêu biểu nhất cho văn học yêu nước chống Pháp đã kh ảng khái bày tỏ quan điểm : *Chở bao
nhiêu đạo thuyền không khăm / Đâm mắy thằng gian bút chẳng tà ".Và những ngày tháng phát động phong trào Cần Vương , từ núi rừng Tây Bắc xa xôi, nhà thơ Nguyễn Quang Bích đã thê hiện tắm lỏng kiên trinh của mình với dân, với nước: “Quốc thù do tại/ Tế chí vị hôi / Thượng tướng tì hưu/ Thần bi lang sai” (Quốc thù còn đó/ Chí lớn chưa nguôi/ Xin giúp tướng sĩ/ Giết giặc sài lang) R6 rang, tính chất thời sự chi phối toàn bộ đời sống văn học đã làm thay đổi
diện mạo văn học
Khác với trào lưu nhân đạo chủ nghĩa nửa cuối thế kỷ XVIIL_, nửa đầu thế kỷ XIX với những chủ để thưởng gặp như _ tình yêu, khát vọng sống của
con người, sự đầu tranh đỏi hỏi tình yêu.„ đồi hỏi hạnh phúc lứa đôi và chống
lại những thế lự e phong kiến kìm hãm sự phát triển tự nhiên của nó _, đến giai đoạn này , những chủ để ấy dường như biến mắt _ để thay thế vào đó một chủ đề mới: chủ đề yêu nước chống Pháp
Với chủ để yêu nước chống Pháp _, con người được khăng định trong
văn học giai đoạn này không phải là những tải tử _ — giai nhân, yêu nhau tự do,
đối lập với lễ giáo phong kiến hà khắc như Kim Trọng _ - Thúy Kiểu (Truyện
Kiểu), Phan Kim ~ Trương Quỳnh Thư (Sơ kính tân trang), Lương Sinh ~ Dao “Tiên (Truyện Hoa tiên), không phải là những anh hùng tung hoành ngang đọc
Trang 17người anh hùng ấy , phản lớn là những nông dân nghèo khổ“ Khổng ai biết mặt và nhớ tên/ Nhưng đã làm ra đắt nước ` Lần đầu tiên họ bước vào trang
thơ với tư thế đẹp để của những người anh hùng và xây dựng tượng đài người nông dân đánh giặc :
Họ lắm láp sình lằy bước vào thơ Đô Chiểu Nàng mô hôi, mùi lưng trần khét nẵng Không ảo mao, cân đai, phẩm hàm văn võ
Ho dé lai những vệt bùn làm vinh dự cho thơ
(Thanh Thảo ~ Những nghĩa sĩ Cần Giuộc )
Chủ thể sáng tác trong thơ văn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX hầu hết vẫn là nhà nh o mang ý thức hệ Nho giáo Triết lý đạo đức đã chỉ phối nhân
sinh quan của họ Họ hình dung mình là kế nhờ có tài năng thiên phú và nhờ
có học vấn mà nắm được đạo _ (các nguyên lý trị nước , nguyên lý tô chức xã hội, nguyên lý sống và các nguyên lý khác của vũ trụ _ ) Thượng trí quân, hạ trạch đân (trên thì giúp vua , dưới thì chăn dân ) bao giở cũng là sứ mệnh cao
cả của nhà nho Vì thế “ Thơ ca truyễn thông của nhà nho luôn diễn tả tr thế
thanh cao, có trách nhiệm với đời, nhưng không hòa tan vào cuộc đời, hướng
về thiên nhiên, vũ trụ như hướng về cội nguôn đã cấp cho mình nhân cách và
quan sắt xã lội từ bên ngoài , bên trên” [33, tr.225] Nhưng ngoài quan điểm
đạo đức, quan điểm nhân sinh thì sự phê phán trong thơ ca nửa cuối thế ký
“XIX còn là sự phê phán trên quan điểm chính trị Các nhà nho giai đoạn này
làm thơ, làm văn vì nhu cầu của cuộc chiến đấu _ vì sự cảm thương và lòng
Trang 18XIX đã có sự kế thừa truyền thống và phát triển Lúc này, chủ nghĩa trữ tình của nó là chủ nghĩa trữ tình yêu nước _ phát triển chủ yếu trên cảm hứng mới
về lòng yêu nước và gắn liền với những biến cố lớn lao của đất nước
“Các nhà thơ — nhà nho tài tử đã đưa văn học chữ Nôm phát triển lên
đến đỉnh cao bằng trào lưu nhân đạo chủ nghĩa nửa cuối thế kỷ XIX Niễm vui, nỗi buổn song hành v ới số phận con người Trdng st bach déu trong thơ Nguyễn Du, Lồi xưa xe ngựa trong thơ Bà Huyện Thanh Quan , trời đất trong thơ Nguyễn Du, miếng trầu hôi bề bàng của Hỗ Xuân Hương mang đậm dấu ấn cá nhân đằm thắm_, giàu cảm xúc Còn tiếng khóc bi tráng trong thơ Đồ Chiểu, tiếng ếch mơ hỗ trong thơ Tú Xương _ tiếng cuốc lạc loài trong thơ Nguyễn Khuyến đều gắn liền với hoàn cảnh của đất nước
'Thơ ca yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX chủ yếu là thơ ca trữ
tình Ngay trong khuynh hướng văn học tố cáo hiện thực „ ở một số nhà thơ lớn như Nguyễn Khuyến „ Tú Xương, cái trào phúng cũng thường gắn liền với cái trữ tỉnh:
Tắm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hời Ghế tréo lọng xanh ngôi bảnh chọe Tưởng rằng đồ thật hóa đà chơi
(Vịnh tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến )
“Chính sự kết hợp phức điệu giữa trào phúng và trừ tỉnh đã đem lại cho
Trang 19vẫn bao gồm hai bộ phân là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm như các giai đoạn trước đó, nhưng văn học chữ Nôm giai đoạn này có sự phát triển nổi trội hơn Bên cạnh những nhà thơ chuyên sáng tác bằng chữ Hán như Nguyễn
Thông, Nguyễn Quang Bích , Nguyễn Tư Giản , Miên Thâm thì cũng có rất nhiều nhả thơ sử dụng chữ Nôm lam chat liệu ngôn ngữ chính trong các sáng tác của mình như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Tú Xương Đặc biệt, ở
Nam Bộ, văn thơ chữ Nôm đi vào lòng người với những sáng tác mang âm
hưởng tố cáo giặc Pháp và những kẻ bản nước , thúc giục lòng người đứng lên cằm vũ khí giết giặc Bên cạnh chữ Hán và chữ Nôm thì chữ Quốc ngữ cũng có nhiều biến chuyển mới nhở những hoạt động truyền giáo dịch thuật, biên soạn sách của các con chiên Thiên Chúa Giáo _., mà đại diện nỗi bật nhất là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của
Giai đoạn này cùng chứng kiến sự phát triển rOng rai của các thể loại s ử
ca, hát bội, hịch, văn tế, vẻ Đây là những thể loại đáp ứng được nhu cầu phản ánh hiện thực chiến tranh , sáng tác nhanh , phục vụ kịp thời và mang tính đại
chúng Nhiều bai vé , hich, sử ca cn lại hiện nay chưa biết - được tác giả cụ
thể, do được đắp đổi truyền miệng qua nhiều người
Về hình thức biểu hiện , nhìn chung, văn học giai đoạn nữa cuối thé ky XIX chưa có sự thay đổi gì nhiễu so với giai đoạn trước Trong văn thơ chữ
Hán, những cách tân chỉ diễn ra lẻ tẻ , không đáng kể,, ví như chú ý đến hiện
Trang 20đó lả con đường đi phủ hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử _ Ngôn ngữ
văn xuôi cũng chuyển từ cầu kỳ , phức tạp thành đơn giản hơn trong sáng, hơn, lô gic hơn, chặt chẽ và dễ hiểu hơn Trong bộ phận văn học chữ Nôm „ tính tượng trưng, ước lệ, sáo mòn cũng đã vơi bớt Thơ văn chữ Nôm bam sit
đời sống chính tri , theo doi từng sự kiện chiến tranh _, chắt lọc chất sống và biểu hiện Trong thơ trảo phúng tố cáo hiện thực _ chất sống có phần nỗi rõ hơn trong thơ trừ tỉnh Tính chất cá thé , cu thé — lịch sử xuất hiện trong giai đoạn trước, đến giai đoạn này trở thành một đặc điểm phổ biến trong lỗi biểu hiện Ngôn ngữ thơ ca cũng dần mắt đi tính chất đài các, quý phái, chuyển sang “bình dân hóa” Ngôn ngữ văn học cố gắng di sát vớ _ ¡ ngôn ngữ cuộc sống, mang theo hơi thở của đời sống sinh hoạt bình dân
Có thể nói, văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đã có nhiều cố gắng
bứt phá ra khỏi hệ thống những công thức biểu hiện trong văn học giai đoạn
trước đó để đi đến một lối biểu hiện mới Tính chất hiện thực chủ nghĩa cảng
lúc cảng biểu hiện rõ nét Tính chất xã hội , tính chất duy lý cùng tính chất cụ
thể ~ lịch sử chiếm tru thế so với việc khám phá phương điện t âm lý, tính cách
con người Tóm lại, văn học nửa sau thế kỷ XIX do ra đời trong tình hình đắt nước có nhiều biến động lớn lao _, mà quan trọng nhất là tình thế đối đấu với thù trong giặc ngoài nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất lãnh thổ , cho nên đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện sứ mệnh của mình đồi với công cuộc đấu tranh chung của dân tộc Thành tựu của nó góp phần lớn lao vào lịch sử
Trang 21
chống thực dân Pháp xâm lược cùng không giống nhau Do đó, văn học với tư
cách là một sản phẩm tỉnh thần của xã hội tắt yếu phải chia ra làm nhiều
khuynh hướng
Khuynh hướng có tí_ nh chất chủ đạo., phát triển liên tục và mạnh mẽ nhất là khuynh hướng văn học yêu nước chồng Pháp Tiêu biểu cho khuynh hướng văn học nảy phải kể đến những nhà thơ ưu tú như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị , Nguyễn Quang Bích , Nguyễn Xuân Ôn , Nguyễn Thông Họ vừa là nhả thơ , vừa là chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự _, văn học Vũ khí của họ chính là tiếng nói yêu nước , tiếng nói buộc tội , lên án sự xâm lược
của thực dân và bè lũ tay sai ; đồng thời đó cũng là lời ca ngợi tỉnh thin đoàn
kết, chiến đấu của nhân dân Đóng góp chủ yếu của khuynh hướng văn học
nay là đem đến cho văn học một nội dung mới , một khí thế mới, một sức sống
mới
Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng văn học tố cáo hiện thực với
các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khuyến _, Tú Xương, Học Lạc Xuất hiện cùng lúc với khuynh hướng văn học yêu nước _, nhưng mãi đến khi cuộc đấu
tranh chống Pháp thất bại, một xã hội thực dân nửa phong kiến ra đời thì khuynh hướng văn học này mới phát triển mạnh Khuynh hướng văn học này có sự gắn bó chặt chẽ với khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp và là tiếng nói tố cáo những đổi thay 16 bịch trong xã hội , đi ngược lại truyền thống
văn hóa nước nhà
Trang 22khuynh hướng nảy là Dương Khuê , Chu Mạnh Trinh, Dương Lâm
Ngoài ba khuynh hướng trên thì văn học giai đoạn này còn chứng kiến sự có mặt của _ khuynh hướng văn học nô dị _ ch với đại diện như Tôn Thọ
"Tường, Hoàng Cao Khải Nó là tiếng nói biện hộ cho hành động bán nước cầu vinh, là sự ca ngợi nền văn minh _ văn hóa Pháp , đả kích phong trào kháng
chiến của các tẳng lớp nhân dân lúc bấy giờ Mặc dù có
sau khi thực dân Pháp thắng thế , nhưng khuynh hướng văn học này không thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng và trở thành đối tượng châm
èu kiện phát triển
biếm, lên án của những nhà thơ yêu nước
Van hoe dan gian không phải là một khuynh hướng văn học nhưng giai đoạn này có những thành tựu tiêu biểu Với những bải hò, về ca ngợi sĩ khí
chiến đấu của nghĩa sĩ chống Pháp., các tác giả dân gian không quên chĩa mũi
nhọn đấu tranh sang phía giặc và bè lũ tay sai Nhiều tác phẩm của văn học dân gian giai đoạn này đến nay vẫn còn nguyên giá trị Ngoài ra, c:
sing tic
và những công trình nghiên cứu của Trương Vĩnh Ký _„ Huỳnh Tịnh Của cũng
là những thành tựu đáng chú ý., không nằm trong các khuynh hướng văn học
trên Đây đều là những bước chuẩn bị cho sự phát triển của nền văn học quốc ngữ về sau
Nhìn chung , các khuynh hướng văn học trên phát triển dan xen lẫn
Trang 231.2, NGUYEN THONG - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
1.2.1 Cuộc đời
“Trong số những nhà văn, nhà thơ bình dân sớm “tắm mình trong biển
khổ cuộc đời
thì Nguyễn Thông được xem là một tắm gương vượt khó học
hỏi và có những thành công nhất định trên con đường chính trị Cuộc đời và
sự nghiệp của ông cũng có nhiễu bước thăng trằm như nhiều nhà văn _„ nha tho
cùng thời khác,
Nguyễn Thông tiêu danh là Thiệu , tự Hy Phần , hiệu Kỳ Xuyên lão
nhân, biệt hiệu Độn Am , sinh năm 1827 ở thôn Bình Thanh , tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tinh Gia Định (nay thuộc xã Phú Ngãi Trị,
huyện Vảm Cỏ, tỉnh Long An) Cha ông là Nguyễn Hanh , một nhả nho nghèo „ thi cử không đỗ đạt, bắt đắc chí về quê dạy học Nguyễn Thông sớm trở thành một học trỏ của cha mình ngay từ khi còn nhỏ Khi cha mắt, ông mới 17 tuổi, phải bươn chải kiểm sống để giúp đỡ gia đình _ Mặc dù hoàn cảnh khó khăn
nhưng chí học hành của ông không hề lay chuyển _ Nhà nghèo, không có thầy
đay, Nguyễn Thông cùng em trai phải tự học_, đọc sách, giảng nghĩa cho nhau nghe Năm 1846, ông ra Huế học nhưng không được nên quay trở về theo
học ông Nguyễn Nhữ Hiền, về sau là ông Nguyễn Thanh Giản _ Năm 1849,
Nguyễn Thông đỗ cử nhân khoa thi Hương trường Gia Định _ Năm 1851, vào
thĩ Hội, ông bị đánh rớt vì quyền thi lắm mực không hợp lệ Thấy văn tải của ông, nhiều người khuyên nên tiếp tục học tập chờ khoa thi sau _ nhưng vì gia
đình qua nghéo , nên ông đi nhận chức Huắn đạo huyện Phú Phong, tinh An
Giang Làm Huấn đạo được sáu năm, đến năm 1856, ông được bộ Lại và Nội
các đề cử thăng hàm Hàn lâm viện Tu soạn _ , sung vào làm việc ở Nội các
tham gia biên soạn cuốn ''Nhân sự kim giám” Sách hồn thành „ ơng được
Trang 24Nam 1858, Pháp nỗ súng chiếm nước ta, đến năm 1859 thì tiến đánh
Gia Định Những sự kiện này không những làm xáo trộn mọi mặt cuộc sống
trên khắp đất nước mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tẳng lớp trí thức như Nguyễn Thông Kẻ từ đây , sự nghiệp chính trị của ông cũng có nhiều thay
đổi Vì lòng nhiệt thành yêu nước _, Nguyễn Thông xin tòng quân vào Nam
chiến đấu Trong quân ngũ, ông giúp việc đắc lực cho Thống đốc quân vụ Tôn
Thất Hiệp
sau khi đại đồn Chí Hỏa thất thủ tháng 2 - 1861, sự thắng thế của
quân Pháp buộc quân triều đình phải lần lượt rút khỏi nhiều vùng đắt phía
nam Năm 1862, Nguyễn Thông được cử làm Đốc học tỉnh Vĩnh Long Năm 1867, ba tỉnh miễn tây rơi vào tay giặc Sự kiện này ảnh hưởng khá lớn đến
tâm hồn ông Những đau đớn, u uất sẽ còn giằng xé trong con người ấy nhiều
năm sau đó Trong những năm 1862-1867, Nguyễn Thông luôn tích cực giảng day, xây dựng lại văn miếu và _ liên lạc với các sĩphu yêu nước _ Sau đó, ông, cùng gia đình "tị địa” ra Bình Thuận _, được cử làm Án sát tỉnh Khánh Hòa _„
đến đầu năm 1868, đôi về kinh làm Biện lý bộ Hình Năm 1869, ông giữ chức
Bồ chánh tỉnh Quảng Ngãi Tại đây, ông đã làm nhiều việc có ích như trồng cây, làm thủy lợi Giữa năm ấy, ông bị cách chức do xử lầm một vụ án mạng và bị vu cdo Khi sự việc sáng tỏ.„ ông được tạm “tha tội” vả lưu lại Quảng,
Ngãi để lo việc đê điều Năm 1873, ông cáo bệnh xin vẻ nghỉ , nhưng đến năm
1876, được cử giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám Đến năm sau thì làm Doanh điền sứ tinh Bình Thuận , cuối năm được giữ chức Bố chánh tỉnh này Do đau budn trước thời cuộc và bệnh nặng , năm 1884, Nguyễn Thông tir tran tại phù
Hàm Thuận (Bình Thuận) Khi ấy, ông S7 tuổi
Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp chính trị của ông _ có thể thấy,, hoạn lộ của
ông không mấy hanh thông Đặc biệt,
với một con người có ít nhiều hồi
bão lập cơng báo ân, yêu nước thương dân như Nguyễn Thông thì không khỏi
Trang 25nhưng thực chat chỉ là bù nhìn theo sự sắp đặt cù a bề trên mà chẳng giúp gì được nhiều cho nhân dân đang đói khổ
chia bè kéo phái khiến tư tưởng ông có đôi lúc bi quan, chán nản, không tin
tế cuộc đôi thay, triều đình tan tác ,
vào cuộc chiến đầu của nhân dân chồng giặc ng_ oại xâm Điều này ảnh hưởng, tất lớn đến trước tác của ông Nhưng trước sau, Nguyễn Thông vẫn thẻ hiện là
một con người yêu nước thương dân , chăm lo chính sự
Nhin chung , yêu nước thương dân là đặc điểm nổi bật ở nhà thơ họ
Nguyễn Cho đến cuối đời , ngẫm lại cuộc đời làm quan của mình _, không chỉ bạn bè mà ngay chính ông cũng cảm thấy hồi tiếc đôi phần „ nhưng trách nhiệm đối với con dân của một vị quan “dân chỉ phụ mẫu” ông đều có gắng để hoàn thành với một lòng mong muốn dân tình bớt khô _., vua tôi bớt phiển Cuộc đời ông là cuộc đởi của một con người hết lòng cống hiến _ tuy có đôi
lúc chán nản , nhụt chí, nhưng suy cho cùng đó là tình cảnh chung của phan lớn trí thức đương thời mà ông không phải ngoại lệ
1.2.2 Sự nghiệp văn chương
Nguyễn Thông sáng tác khá muộn Theo Nguyễn Văn Hẳu thì ông sáng tác bài thơ đầu tiên vào năm _1851, đó là năm ông thỉ hỏng kì thì Hội Bài thơ
có tên là “ Tiền tiu ca” duge chon dat ở đầu _Ngọa dư sảo tập Bài thơ đã nói
lên cái hảo khí của tuổi thanh xuân đầy sức trẻ và lòng nhiệt huyết _, chưa
vướng bận chuyện đời rối rắm _, chưa bước vào ngưỡng cửa quan trưởng ưu hoạn Những bài thơ mang âm hưởng ấy cảng về sau cảng ít thấy xuất — hiện
“Có lẽ, những phong ba cuộc đời đã khiến cho tâm hồn nhà thơ trẻ sớm chững
lại để ưu tư nhiều hơn , chiêm nghiệm nhiều hơn
:Cho đến lúc qua đời , Nguyễn Thông đã để lại một khối lượng trước tác
đáng kể Ngoài bài thơ Khách địa tư gia được viết bằng chữ Nôm, còn lại các
Trang 26‘Thanh vả Doin Lé Gian g thi các sáng tác của Nguyễn Thông * Ngoài Hiệt sử
khảo lược, ông còn có các tác phẩm Độn Am thí văn tập _, Kỳ Xuyên thỉ văn
sao, Kỳ Xuyên công độc (về sau được tập hợp và trích tuyến đưa vào Ngọa dụ
sào tập, gồm 3 quyển thị tập và 4 quyễn văn tập, trong đó 3 quyên thí tập đã
được nhà sách Quảng Thạnh Nam khắc in năm 1882), Dưỡng chính dục (gồm
Hiểu kinh, Đệ wử chức và Niữ giới J” (31, tt 20} Còn theo Ca Văn Thỉnh và Bảo Dinh Giang thi“ ste nghiệp văn chương „ học thuật của Nguyễn Thông
gồm có các tác phẩm sau đây : Ngọa Du Sào thi van tập, Độn Am văn tập, Kỳ:
Xuyên văn sao, Kỳ Xuyên công độc, liệt sử cương giám khảo lược „ Nhân sự kim giám và Dưỡng chính dục ° [34, tr.28] Còn theo Nguyễn Văn Hầu, trước
tác của ông bao gồm : Nhân sự kim giám „ Việt sử khảo lược , Dưỡng chính
dục, Ngọa du sao thi văn tập , Độn Am văn tập , Kỳ Xuyên thi văn sao và Kỳ
Xuyên công độc Sự khác nhau trong phần thống kê cá e trước tác của Nguyễn "Thông, một phần là do quan niệm của mỗi nhà nghiên cứu, nhưng một phần là
đo thiểu tư liệu Vì như Nguyễn Văn Hầu nói “ :rừ Độn Am văn tập, Ngọa dụ
sào tập và Kì Xuyên văn sao (mà bác sĩ Nguyễn Quí P han, chau ba đời của
Nguyễn Thông ở Phan Thiết còn giữ được ) thì tắt cả đều chưa được tìm thấy đây đủ” [S, tr.224] Riêng bộ sich Nhdn sw kim gidm (Gương sáng soi việc
người) mà Nguyễn Thông tham gia biên soạn lúc còn ở Nội các, thì có nhà
nghiên cứu không đưa vào số các sáng tác của ông vì nếu xét kĩ thì bộ sách này là một bộ “khâm định” mà ông cùng với nhiều người khác vâng lệnh vua biên soạn theo từng đề mục chỉ định chứ không có tín _ h cách tự biện hay hợp, soạn thông thường Còn các tập thỉ văn khác thì nhiều người gọi tên khác nhau, vi du én Am thí văn tập hay là Độn Am văn rập, Kỳ Xuyên thi văn sao
hay Kỳ “Xuyên văn sao
Trang 27# Hật sử khảo lược (tên đầy đủ là Liệt sử thông giám cương mục khảo lược): Năm 1816, lúc giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám _ ông tham gia phúc
nhiều lỗi sai số
kiếm Khẩm định liệt sử thông giám cương me Phát
ông dâng tấu đẻ nghị sửa bỏ, nhưng không được đồng ý_ Nhân đó, mới biên soạn liệt sư kháo lược, đính chính một số sai lầm trong bộ sử của triều đình
-# Dưỡng chính dục là sách được biên soạn dé day trẻ con học Tuy nhiên,
cuốn sách này cho đến nay vẫn chưa được tìm thấy Trong bài văn bia của mình, Nguyễn Thông đã nhắc đến cuốn sách này
*# Độn Am văn tập : là tập chép tay gồm nhiều bài truyện _, văn, kí, phú sáng tác trong thời gian đầu khi thực dân Pháp mới xâm lược nước ta Đây được xem là tác phẩm đầu tiên tập hợp những sáng tác của Nguyễn Thông từ năm 1851 đến năm 1867
-# Kỳ Xuyên thí vấn sao : cũng là cuồn tập hợp nhiễu sáng tác thơ văn của
ông, trong đó có nhiều bài có mặt trong Ngoa du sảo văn tập và Độn Am văn
tập Theo các tác giả sách Tác phẩm Nguyễn Thông thì tập Kỳ Xuyên thi sao
có lề được khắc in trong khoảng thời gian _ 1873-1876, khi ông bị cá ch chức
Bồ chánh tỉnh Quảng Ngãi về ở Bình Thuận Còn Kỳ Xuyên văn sao có thể là
được khắc in sau Kỳ Xuyên thi sao, cũng trong khoảng thời gian trên Đây là sự tập hợp lần thứ hai những sáng tác của Nguyễn Thông trên cơ sở Độn Am
thi vain tập và các trước tác sau Độn Am thỉ văn tập
s#Kỳ Xuyên công độc : bao gồm nhiều bài sớ , tấu của tác giả, trong đó có ba bài Tờ sở điều trần bổn việc vẻ nội trị (năm 1868), Tờ sở trình bày cách sắp đặt việ e trồng cây (năm 1870), Tờ sở xin ban cấp sách vở (năm 1871) Quyền này không rõ được sưu tập tử bao giờ
‹# Ngọa du sào thí văn tập : là tuyển tập các sáng tác thơ văn từ trước
Năm 1882, nhà sách Quảng Thạnh Nam cho in cuốn _ Ngọ dư sảo rhỉ đập và
Trang 28Giang thì Ngọa đự sảo dhỉ tập có 106 bai, chia kim ba quyển , quyển 1 có 32 bài, quyển 2 có 35 bài, quyển 3 có 39 bai; còn Ngoa dư sảo văn sập gồm 32
bài văn chia làm 4 quyền tiếp theo thứ tự 3 quyền trong Ngọa đư sào thi tap , quyền 4 có 7 bài, quyển 5 gồm 9 bài, quyền 6 gồm 9 bài và quyển 7 có 7 bải ANgọa du sào thí văn tập _ là sự tỉnh tuyển lần cuối cùng _ và đầy đủ nhất các
sáng tác của Nguyễn Thông trước và sau các tập thơ văn khác Trong lần tuyển chọn này, tác giả đã chỉnh sửa một số tác phẩm có mặt trong các tập thơ
văn trước Điều này cho thầy sự thay đổi trong tư tưởng cũng như quan niệm
thắm mỹ của ông
Nguyễn Thông làm quan , tan tinh dốc sức lo cho dân chúng Trên con đường văn chương , ông cũng luôn hết mình Cho đến vài tháng trước lúc mắt , Nguyễn Thông vẫn còn sáng tác _ Nếu tính từ mốc 1851 - năm ông bắt đầu
sáng tác thơ văn đến năm 1884 - năm ông qua đời thì hành trình sáng tạo văn chương của ông là ba mươi ba năm Ba mươi ba năm ấy,, Nguyễn Thông đã dé
lại một khối lượng trước tác không nhỏ Sự nghiệp vã n chương của ông đã
góp phần bổ túc, làm rõ thêm diện mạo văn chương nửa cuối thé ky XIX 1.2.3 Thơ văn Nguyễn Thông - Dòng riêng giữa nguôn chung Dựa vảo khối lượng trước tác cũng như tầm ảnh hưởng của Nguyễn
"Thông trên văn đàn lúc bẩy giờ , có thể nói ông chưa phải là nhà thơ lớn của dân tộc Tuy nhiên, *Nguyễn Thông là một nhà thơ yêu nước Dư luận Nam
Bộ đều thống nhất nhận định như vậy về con người cũng như về sảng tác của
ông” [LI, tr704] Các nhà nghiên cứu học thuật xưa nay cũng nhận định như
thế về ông
Nhìn lại chặng đường văn học nữa sau thế kỷ XIX , khi dòng văn học
yêu nước đang chiếm vị trí chủ đạo thì những con người như Nguyễn Thông
và những sáng tác tràn đẩy lòng yêu nước „ căm thù giặc không phải là hiếm
Trang 29hương đang bị giặc tàn phá thì người con xa xứ Độn Am không khỏi trio dâng niềm đau xót, nhớ thương Cũng như Nguyễn Đình Chiều , Phan Văn Trị,
Bui Hau Nghia, Huynh Mẫn Đạt, .Nguyễn Thông luôn hướng về miền Nam với tất cả tình yêu thương _, gắn bó Thậm chí, trong giai đoạn đầu của cuộc
kháng chiến, khi nghe tin Gia Định bị giặc đánh chiếm , Nguyễn Thông đã rời
kinh đô lên đường vào Nam chiến đấu Thái độ ứng xử này có phần giống
nhau giữa các nhà thơ Nam Bộ Đó là tỉnh yêu bộc phát nhưng mạnh m,, thủy
chung, một thái độ hãm hở thực hiện lý tưởng trung quân ái quốc Bởi thế mà trong thơ ông „ tình yêu quê hương đắt nước như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt _ thấm đẫm tình yêu và nước mắt của nhà thơ _ Như một ngọn lửa âm ¡ cháy _„
tỉnh yêu ấy chỉ chờ dịp là bù ng lên mạnh mẽ, đau đớn khôn nguôi
Đọc thơ văn ông , đâu đâu cũng thấy hình ảnh miền Nam thân yêu ân sau mối tâm tư sầu muộn Khi phải rời xa quê.„ con người ấy vẫn mòn mỏi trông về Nam ngóng chờ tin tức Cho đến cuối đời, quê hương vẫn là nỗi canh
cánh bên lòng người trí thức yêu nước mà “lực bắt tòng tâm” Có thẻ nói rằng,
đối với Nguyễn Thông , từ năm 1867 trở đi, miền quê cũ Nam Trung đã chỉ phối ông trong cá suy tư và hành động đã trở thành lý tưởng, niềm tin, thành ước mơ, hy vọng Ngưởi ta có cảm giác nơi tâm giới của Nguyễn Thông _, quê
hương từ chỗ là một đối tượng khách quan đã trở thành “cái tôi thứ hai” trong,
ý niệm, từ chỗ là một định hướng cho hoạt động _ đã trở thành một nền táng
cho nhận thức , từ chỗ là một mục đích đã trở thành một ý nghĩa _ , một biểu
trưng Nhưng miền quê trong tâm thức ông không hẻ giới hạn trong một không gian cụ thể, nhất định, mà có sự điều chỉnh _ tương ứng với những không gian khác nhau Đó có thẻ đơn thuần là Gia Dinh , nơi chôn rau cắt rốn „
nhưng cũng có thẻ là miền Nam rộng lớn _., thân yêu Ở Nguyễn Thông , tình
yêu quê hương và lòng yêu nước là một Lòng yêu quê hương là sự thể hiện
Trang 30lúc that bại trong hoạt động cứu nước hay những lúc đau ốm già yếu, Nguyễn
Thông thưởng nhắc tới quê hương _ Giữa những lời thơ nghe n_ hư tiếng thở
than về một ước mơ chưa thỏa ấy, người đọc còn cảm thấy nỗi xót xa về một
bồn phận chưa tròn Và như thế, giữa những âm sắc khác nhau trong dòng văn
chương yêu nước chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX , tiếngthơcủa Nguyễn Thông đã cất lên như tiếng lòng tha thiết của một người cằm bút chân chính rơi vào nghịch cảnh nhưng vẫn giữ vẹn tắm lòng son sắt với quê hương
Bị chỉ phối bởi quan niệm văn chương của tác giả, thơ văn Nguyễn
Thông thực sự là những dòng tâm sự _ ký thác nỗi niềm trước thế sự Hiện thực không cho phép một con người ưu thời mẫn thể như ông ung dung _, nhàn
hạ, dùng văn chương như một trỏ tiêu đao giải trí Bởi thể nên, dù thơ ông có nhiều bài thuộc dang "thù ứng” với bạn bè , nhưng đó không phải là những lời
sáo rỗng hoa mỹ, là sự khoe khoang ,, sinh chữ của tác giả , mả ngược lại đẳng sau những câu thơ, câu văn ấy là niềm u sẳu của con người cô đơn và bắt lực
Như ông từng nói “văn chương duy bởi việc mà đặt ra” cho nên, có thé thay,
hoàn cảnh ra đời của nhiều bài thơ bài văn là sự xúc cảm của tác giả trước thực tại khách quan Một buỗi chiều dạo chơi trên sông Hương _ nhìn cảnh
hoang liêu , u tịch khiến nhà thơ nhớ về quê nhà ; một sự việc quân giặc qua
Hải Vân quan trong sự khúm núm của tên linh giữ cửa làm nhà thơ thấy thất
vọng về đám quan lại triều đình lẫn nỗi căm giận lũ cướp nước _ ; một buổi lui quân thoát khỏi mặt trận Gia Định khiến nhà thơ đau đớn day dứt vì biết khó có cơ hội trở về Tất cả đều xuất phát từ tâm hồn , tình cảm thực của nhà thơ
Chính từ việc dùng sự vật „ sự việc khách quan làm điểm tựa nên những trang
viết của Nguyễn Thông mang tính chân thực và giàu chất trữ tình
Xuyên suốt thơ văn Nguyễn Thông, chúng ta bắt gặp hình ảnh con người
cô đơn, đứng tách riêng khỏi cộng đồng và luôn dẫn vặt , suy tư, đau khỏ Hình
Trang 31Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Cao, Phan Đình Phùng, Nguyễn Duy Hiệu va không thể phủ nhận được, đó là sản phẩm của một tẳng lớp trí thức có hoài bão
nhưng bắt lực và thất vọng trước tình thế “bở cõi xưa đã chia đắt khác” Đa phân thơ Nguyễn Thông là những cảm xúc riêng tư trầm mặc _ trước cảnh mắt
nước và sự bắt tải của triều đình nhà Nguyễn Ngay trong những bai “thi tac” với bạn bè, một Nguyễn Thông ưu tư, suy niệm vẫn được hiện lên rõ nét Đó là cái tôi cô đơn chiêm nghiệm lẽ đời, mang trong mình niềm u uắt., hồi thương
khơng có nơi chia sé Có lúc cái tôi ấy tự thấy then với chính bản thân vi không thực hiện được những hoài bão , ước mơ, nhưng cũng đôi lần khẳng định ý chí
vượt lên hoàn cảnh để thích ứng Thích ứng ở đây không phải là theo hùa về
với phe chủ hỏa trong triểu , mà là sự tự ý thức rä ng tắm lỏng son đối với quê
hương, đất nước không chuyển dời dù phong ba bão tắp cuộc đời luôn rình rập
Có thể nói, con người cá nhân Nguyễn Thông luôn có ý thức minh định hiện thực, suy tư quá khứ và hướng về tương lai
Một điều đễ nhận thấy ở thơ văn Nguyễn Thông đó là sự đa dạng về thể
loại sáng tác Về thơ có thơ cổ thể và thơ cận thể Trong đó, thơ cận thể (bao Šm thất ngôn bát cú Đường luật, ngũ ngôn bát cú Đường luật thất ngôn tứ tuyệt) chiếm hơn một nửa Phần văn xuôi , ngoài những bài sớ , tấu, biểu còn
có truyện, kí, phú, văn tế Có thể nói „ sự góp mặt phong phú của nhiều thể
loại văn học đã đưa đến cho trước tác Nguyễn Thông sự mới mẻ _ , đa sắc, đa diện Nếu những bài thơ cô thể có thể mang đến những dòng tâm sự “dài hơi”
về thế cuộc , thì những thể thơ cận thể là nơi ký thác tâm tình sâu lắng Với những dòng văn đăng đối , hài hòa, thể phú và văn tế là sự bộc bạch cảm xúc u
hoài trước cảnh biệt ly của con người nặng tình nặng nghĩa Ngược lại, những
Trang 32thực, việc thực, ngòi bút tả chân của nhà thơ có dịp đi tìm những chân dung
anh hùng xả thân thủ nghĩa, những tắm gu ơng tiết liệt đầy nhiệt huyết và sục sôi lòng căm thù giặc Những trang viết chân thực này thực sự được đánh giá cao bởi sự cách tân mới mẻ _., và được xem như là sự mở đầu cho thể loại truyện anh hùng mà về sau phát triển mạnh mẽ
ym lai, su đa dạng về thể loại là một điểm nỗi bật của thơ văn Nguyễn Thông _ góp phẩn tạo nên sự đa âm điệu trong sắc màu thơ ca ông
Nhu vay, dat thơ văn Nguyễn Thông trong dòng chảy văn học giai đoạn
nửa sau thế kỷ XIX, có thể nói, cảm hứng và giọng điệu của thơ ca ông không 'hề là bản tình ca lạc lỗng mà đi chung hướng cùng đường với hẳu hết các nhà thơ khác lúc bấy giờ Chỉ có điều , phương thức thể hiện và mồi tâm tình trao
gửi vào các sáng tác ở mỗi nhà thơ có khác nhau Thơ văn Nguyễn Thông có vị trí nhất định trong dòng chảy văn học _ làm phong phú thêm diện mạo văn chương nữa sau thế kỷ XIX Cùng với thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình
Chiểu, Phan Văn Trị , Nguyễn Cao , Nguyễn Duy Hiệu , Phan Đình Phùng ,
thơ văn Nguyễn Thông thực sự là đỏng suối nhỏ mang giọng điệu riêng hòa
vào mạch nguồn chung mang âm điệu bi tráng của thơ văn yêu nước nửa sau
Trang 33'CHƯƠNG 2
CAM HUNG BI TRANG TRONG THO VAN NGUYEN
THONG - NHiN TU’ BINH DIEN NOI DUNG 2.1 NOL TRAM MAC VE GIANG SON XÃ TÁC
Giai đoạn nửa cuối thể kỷ XIX là một giai đoạn thấm đẩy máu vả nude
mắt của dân tộc ta Cả nước đắm chìm trong binh lửa , nô lệ tủi nhục : “Ở đâu
mà chẳng thấy; đào mô má, phá miễu chùa, làm những việc bắt nhân/ Ở đâu mà chẳng hay; đốt nhà cửa, hăm vợ con, làm những điêu vô đạo ° (Hịch kêu
soi nghĩa bình đánh Tây _ - khuyết danh) Những bài thơ , bài về của quần
chúng tố cáo sự bóc lột tàn bạo của bọn giả danh bảo hộ vang lên khắp nơi Thừ ngày có mặt thằng Tây
Phu phen tap dich hang ngày khốn thân
Chong tron bat vo Con yéu cha di
Tiếng khóc như ri Rung cay bo tring
‘Tir thye tai dau long ay , da day lên niềm trằm mặc vẻ giang sơn xã tắc trong tâm hỗn các nhà thơ yêu nước lúc bấy giờ như Nguyễn Đình Chiểu Phan Văn Trị , Nguyễn Quang Bích , Nguyễn Xuân Ôn và đặc biệt la
Nguyễn Thông Nỗi niềm trăn trở ấy xuất phát từ tắm lòng yêu nước thi
Nhà nghiên cứu Cao Ty Thanh va Doan Lê Giang đã nhận xét khá thấu đáo rằng “Nét tích cực nỗi bật trong tư tưởng của Nguyễn Thông là tinh thần yêu nước, một tinh thân yêu nước có phân trằm lặng _ nhưng lại đư ợc thể hiện
một cách rất cụ thể vả tự nhiên” [31, tr.25] Nguyễn Thông hoàn toản ý thức
tha
Trang 34Phải làm cho tiếng tăm cùng dẫu vét in khắp tám cöi Tiến tửu ca ) Sự nghiệp “in khắp tám cõi” ấy cũng là sự tự ý thức về tải năng bản thân Sự ngạo nghễ, ngang tàng, phóng túng này hản không phải là lời khoa trương của
tuổi trẻ, bởi lúc “hữu sự” - thực dân Pháp đánh thành Gia Định _, Nguyễn
“Thông chẳng ngân ngại xin tòng quân vào _ Nam chiến đấu Nói tình cảm yêu
nước của Nguyễn Thông hết sức tự nhiên là vì vậy Đây là một bỉ êu hiện cụ thể của lòng yêu nước „ chứ không chỉ thể hiện trên giấy _ bút Hành động của
Nguyễn Thông lúc này cũng giống như nhiều trí thức yêu nước khác như Phan Văn Trị, Trần Thiện Chánh, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Thành Ý
Tình yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Thông rất đỗi đằm thắm „ thiết tha Vì thế, nên khi đất nước có biến cố chiến tranh, ông luôn mang tâm sự đau buồn trước thời cuộc Khác với niềm lạc quan, tráng chí của Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích :
Quân từ thân danh đơn bút duyệt, Nam nhi phận sự nhất tang hồ
Ngã niên tuy thiếu tâm nhưng trắng ,
Phú quý nan dâm đại trượng phu
(Bột hứng — Nguyễn Xuân Ôn)
(Thân thể thanh danh của người quản tử chỉ trông vào quản bút lớn
Phận sự của người con trai là một cây cung dâu Tuổi tạ tuy còn ít mà lòng thành thì đã mạnh, Giàu sang khó làm say đắm lòng người dai trong phu) (Cảm hứng bột phát) Nguyễn Thông ít nói đến tráng chí của mình _ Thơ văn ông bàng bạc tranh như một đòn một nỗi niễm trằm mặc về giang sơn _, quê hương C|
giáng mạnh vào tâm hồn ông, khiến cái tôi chí dũng thuở nào giờ chỉ mang
Trang 35của đất nước Giở đây chỉ có quang cảnh hoang tan của làng xóm trước bình
lửa chiến tranh hiện diện khắp nơi, tắt cả đều như một buôi chiều hoang vắng: 'Ngâm thiền bất trí xứ Bạc mộ thanh cánh bỉ Hành khách quyện dục tức Thâm lâm nhân tích hy Cơ hỗ giáp lộ đè
(Long Thành Phước Tuy đồ trung cảm hồi)
(We kêu khơng biết ở nơi nào
Lúc chiều tối càng nghe thêm buôn thảm Khách đi đường mỏi mệt muốn nghỉ Rừng sâu vết chân người Ít
Hồ đói gào thét bên đường)
(Từ Long Thành đi Phước Tuy cảm hoải trên đường ) Con day là khung cảnh hỗn độn, loạn lạc ở chiến trường
Đại phong dương trần hải thủy hắc
‘Tat Idi phá sơn sơn thach di
(Trọng đông tiểu tập thị Phạm Quý Hữu doanh điền sứ )
(Gió lớn tung bụi, nước bề đen ngòm
Sết mạnh phá núi, đá múi sạt lở)
(Tháng 11 nhân buôi họp mặt nhỏ , viết đưa ông Phạm Quý Hữu, Doanh điền sứ) Giặc đến, mọi thứ đường như đảo điên tàn phá, kể cả con người Sự
yên bình của vùng đất trước kỉa nay đã không còn nữa _., chỉ còn ba động dữ
dội của chiến tranh bao trùm sát khí Khung cảnh chiến tranh ở đây đã được
miêu tả khá rõ nết , tuy vậy cũng không tránh khỏi những nét chấm phá
Trang 36mit ming Hình ảnh con người cũng chỉ hiện ra trong thế bị động và tản mác
à đặc điểm riêng thấy ở đoạn thơ này mà là bức tranh chung
Đây không chỉ
của thơ văn Nguyễn Thông , Dường như nhà thơ muốn đi tìm một sự khái quát cao độ, chứ không hề muốn đi sâu vào những đường nét cụ thể của chiến
chỉnh Nhưng một sự khái quát như thế dễ dẫn đến sự hởi hợt _, chung chung khó nắm bắt ở tập thơ văn này
Nguyễn Thông luôn đau đáu _ một niềm trằm mặc về giang sơn xã tắc Cùng chung trạng huống ấy có _ rất nhiều nhà thơ đếntừ những vùng miễn khác nhau trên cả nước Nhưng Nguyễn Thông có phần giố ng với những nhà thơ Nam Bộ như Hỗ Huân Nghiệp Trần Từ Mẫn, Nguyễn Đình Chiều , Phan Văn Trị hơn , ở chỗ, thơ văn các ông đều gặp nhau ở tâm điểm quê hương
miễn Nam Quê hương không những là nơi gặp gỡ của những người con vùng sông chằm lau lách , mà còn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong _ các trước tác của những nhà thơ này
'Quê hương lúc này như là hình ảnh thu nhỏ của đất nước _ Độn Am gửi
eắm vào thơ mình tắm lòng thương nhớ miễn Nam ruột thịt nơi chôn nhau cắt rồn rất đổi thân quen , cũng là nơi có gia đ ình, bè bạn, họ hàng thân thích đang sinh sống Với ông, quê hương đã trở thành một phẳn của cuộc sống „
cuộc đời Vì thế , cho nên dủ ở đâu _, bao giờ ông cùng hướng tâm tình về phương Nam, trông ngóng tin tức Đọc Ngọz đư sào rhỉ ráp, có thể thấy Kỳ Xuyên lão nhân chưa bao giở thôi nhớ nghĩ về quê nhà Có bắt kì một cơ hội
mào là ông luôn tận dụng để hỏi thăm tin tức ở quê Tiễn bạn đi Gia Định, ông, cũng gửi luôn theo bạn niém cam xúc của ngườ _ ¡con xa quê đã lâu mà chưa
có dịp trở về thăm Nỗi nhớ quê không lúc nảo cồn cảo _, mãnh liệt bằng lúc đất trời chuẩn bị giao mùa , người người tụ hội , gia đình sum họp, bạn bè quây
Trang 37‘Trong bai “Tông Bùi lang chi Gia Định” , nhà thơ cũng nói lên mong
muốn trở vẻ thăm quê nhà :
"Ngã dục hoán quân quan chức tiêu
Mỗi nhân công cán đắc hoàn lương
cũng muốn đổi lấy chức quan nhỏ của ông
Đề mỗi lần đĩ công cán thì được về thăm quê hương)
Khi tiễn Trần Từ Mẫn đi giữ chức Quản đạo tỉnh Phú Yên _, Nguyễn "Thông nói “Hữu gia giai tác khách” ý rằng cả ông và Trần Tử Mẫn đều có nha mà đều không thể trở về được , phải làm khách ở quê người Lởi nói nảy nghe chừng đơn giản mà thực ra chất chứa bao nỗi tủi hờn „ xót xa, cay đắng Nguyễn Thông có lễ cảm được tâm trạng ấy của người bạn thân :
Đại Lĩnh bàn vân sạn
Củ Sơn đâu hải lưu
(An Giang tống Trần Tử Mẫn Phú Yên Quan dao)
(Đèo Cả mây cuộn như đường sạn đạo
Đèo Cù Mông tận bề bắc xa vời)
(Ở An Giang đưa Trần Tử Mẫn đi làm
Quan đạo tỉnh Phú Yên)
Đường từ An Giang ra đến Phú Yên xa vời, hiểm trở cùng giống đường về quê nhà mà thôi „ đầy gian nan, nguy hiểm mà cũng chẳng biết đến bao giờ
mới có thể trở về được !
Tình cảnh xa quê đã khó lòng cầm được nỗi sầu muộn., cộng thêm cảnh chiến trưởng á e liệt, nơi nơi một mảu tang tóc _, u ám khiến con người cảng,
thêm thấm nỗi biệt ly Nhìn cảnh thành quách tan hoang sau khi giặc rút lui _,
trao trả tỉnh Vĩnh Long theo hòa ước Nhâm Thân 1862, Nguyễn Thông không,
Trang 38'Khứ quốc Đỗ Lăng dư biệt lệ
Dị hương Vương Xán phụ quy tâm
Tích hiền khả thị câu hồi thơ
Bơng mắn tây phong kỷ độ xâm
(Đăng Vĩnh Long thành lâu ) (Nước bỏ đi còn sót giọt lệ ly biệt của Đỗ Lăng
Quê người đành phụ lòng về của Vương Xán
Người hiền xưa chắc là đều nhớ quê cử:
Mái tóc rồi nhự có bông may dé gap gid tay)
(Lên lầu thành Vĩnh Long )
Chiến tranh không chỉ tàn phá làng mạc, cây cối mà còn làm cho con người đều rơi vào cùng một cảnh ngô tha hương Chiến tranh không phân biệt xưa hay nay, nơi nảy hay nơi khác đều có chung một kết cục như thế Nhà thơ
đồng cảm với Đỗ Lang , Vuong Xan — những bậc thi nhân Trung Quốc xưa là
những người phải rờ ¡ bỏ quê hương chạy loạn khi có chiến tranh _ Nỗi sầu ly
biệt và lòng nhớ quê là điểm chung giữa các nha tho nay Có thể nói „ Nguyễn Thông, tình thương nhớ quê nhà hầu như chưa bao giờ vơi cạn Khi Nam Bộ rơi vào tay giặc thì tình thương nhớ ấy bao hàm trong nó cảm khái bi thương, đau đớn Khác với thơ văn Phan Văn Trị hay Nguyễn Đình Chiểu _„ nổi đau đớn bao giở cũng kèm với sự phẫn nộ _ , uất hận mạnh mẽ trở thành những tiếng nói có uy lực thực sự là vũ khí chiến đấu chống lại nanh vuốt
quân thù:
Tò le kèn thối tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai dạ xót xa!
Uốn khúc sông Rồng mù mịt khói,
Lắng hoe thành Phụng tỉ sầu hoa
Trang 39Cắt đắt thương thay cuộc giảng hỏa
Gió bụi đồi con xiéu ngũ có,
Ngậm cười ht nói nỗ¡ quan ta
(Mat Vinh Long Phan Văn Trị)
thơ văn Nguyễn Thông không bộc lộ sự phẫn uất một cách mãnh liệt
như vay Dường như, tâm hỗn ông chỉ quân qua nh nơi quê nhà , chỉ nhìn thấy thực tại đau buôn Sự hoang tàn , đô nát làm cho ông trong giây phút trở nên ngỡ ngàng , hoang mang Không ít lần , ông nằm mộng giấc “quy Nam” Đây có lẽ là giắc chiêm bao mang nhiều dư vị_, vừa đau khổ nhưng cũng vừa an ủi tắm lòng kẻ xa quê Đau khổ vì “quy Nam” chỉ là giấc mộng thôi , sau giấc mơ
thì hiện thực bao giờ cũng thêm phần cay đắng _ thêm nỗi quạnh hiu , cô đơn bởi vì nó đối lập với những gì mơ thấy Nhưng dù sao, giấc mộng được trở về quê nhà cũng thỏa bớt phần nào lỏng mong mỏi mả thực tại chẳng thể đáp đứng được Vậy nên, giấc mộng ấy vừa buồn vừa vui Nhưng xét kĩ, niềm vui
ấy chỉ là một phần nhỏ làm đậm nét hơn nỗi bu dn xa quê nhớ nhà của tác giả
Âm phù thư đồ kiếm ngân ân Mã giác nan kỳ lữ mắn ban
TTạc dạ thuần lô giang thượng mộng,
Tiên tùy hoàn bội đáo gia san
(Tống nội tử Ngô Vũ Khanh nam quy ) (Sách Âm phù đã mọt, gươm thì hoen rỉ
Cái hen ngựa mọc sừng thật khó đợi.,, mái tóc nơi quê người đã pha sương
Đêm qua trong giắc mộng thuần lô trên sông
Thấy mình đã theo vòng xuyến của bà về tới quê nhà rồi)
Trang 40đây, nhà thơ không hề sử dụng một chữ “sầu”, “muộn”, “bi”, “ai” nao ma bai thơ vẫn đượm vẻ buồn bã của một con người nửa đời xa quê Như thấu rõ tình cảnh của mình nên khi gặp lại người cùng quận ., nhà thơ cảng, thêm chua xót 'Vọng tận thiên Nam chiến huyết tinh Thập niên mã thủ mộng Mai đình Na tri đản vũ man yêu địa
"Thượng hữu giang hỗ lão khách tinh
(Bình Hòa phùng đồng quận Hà Lang ) (Ngóng về nơi mùi máu chiến tranh phía trời Nam
Mười năm mơ được quay đầu về hướng Mai đình Nào hay ngay chốn xa xôi mưa Mường khỏi Mán Cũng vẫn có mặt vị khách tỉnh lưu lạc giang hô)
(Ở Bình Hòa gặp người đồng hương là Hà Lang )
Chi tinh rigng trong Ngoa du sào zhỉ rập với 106 bài thơ! thì có dén 1/5
bài ít nhiều , gián tiếp hay trực tiếp bày tỏ tâm sự “hoài Nam” của Nguyễn Thông Trong nhiều năm sau khi thực dân Pháp đặt được ách thống trị lên miền Nam, tâm sự đòi lai dat cũ vẫn canh cánh bên lòng người con xa xứ này
Không những chia sẻ với bè bạn _ gia đình, ông còn “tim sự” với cây cỏ tự
nhiên Đối với ông , mỗi một sự vật đều thấm chất quê _, tình quê Chẳng thế
mà những cây cỏ vô trí vô giác đã trở thành những vật có hồn có tình, là bạn tâm giao mỗi khi chủ nhân mang tâm trang trắc ẩn
Nguyễn Thông mang nặng nỗi trằm mặc về giang sơn_„ quê hương, cũng giống như một Nguyễn Xuân Ôn cả đời cống hiến cho việc gây dựng phong
trào kháng chiến , một Nguyễn Quang Bích luôn ấp ủ chí phục thù =, mot