1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu mô hình hàng đợi retrial cho hệ thống tính toán đám mây

76 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Mô Hình Hàng Đợi Retrial Cho Hệ Thống Tính Toán Đám Mây
Tác giả Lư Thành Tâm
Người hướng dẫn TS. Đặng Thanh Chương
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Khoa học máy tính
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 32,35 MB

Nội dung

Yêu cầu của đơn vị thuê bao dịch vụ đám mây được gửi tới dịch vụ đám Trang 10 MO DAU > Ly do chon dé tai - Hệ thống hàng đợi retrial có thể gặp thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày c

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC LƯ THÀNH TÂM TÌM HIỂU MƠ HÌNH HÀNG ĐỢI RETRIAL CHO HỆ THỐNG

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Tất

cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa được người khác

công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào./

Thừa Thiên Huế, ngày — tháng 3 năm 2020

TÁC GIÁ

Trang 3

LOI CAM ON

Hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đặng

Thanh Chương, Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Khoa học - Đại học

Huế, người đã tận tình hướng dẫn và cho tôi nhiều lời khuyên quý báu trong suốt

quá trình thực hiện dé tai

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về mọi mặt của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau đại học, Khoa Công nghệ Thông tin - Trường Đại học Khoa học - Đại

học Huế cùng Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy trong suốt quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức - Chính trị Trường Đại học An Giang đã quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện để tơi hồn thành Luận văn

Cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, hỗ trợ tơi hồn

thành Luận văn này./

TÁC GIÁ

Trang 4

MUC LUC

Trang

LOT CAM ĐOAN 0 25 2122122121212121121121121222121221222 yeu i LOT CAM OWN oo coocccooscssessssossssossssosssssssesssessssntsiiaesssasiniasiniessnesiiessiessiessiesseessneeees ii

MỤC LỤC 2222222222221121112111211121112111211121112112212222121222221 2 ree iii

DANH MUC CAC BANG ooo ooo cooc coos eee eee eeeeee teeter terete eteteeteeeeeteeeteseneseeees vi DANH MỤC CÁC HINH VE ooo coococccoccoseessessesevseeseestetevetvteitesetettentevetensenesseees vii MO DAU ooo cece ceos see see 22222212221211221122112211222221221222222222 2222 eeree 1 Chương 1 MÔ HÌNH HÀNG ĐỢI RETRIALL, 252 2222222222512221222 2xx 4 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ VẺ MƠ HÌNH HÀNG ĐỢI 2-5-2: 4 1.1.1 Lý thuyết về hệ thống hàng đớợi - 22 22S22122212211221122112212222 re 4 1.1.2 Giới thiệu về hệ thống hàng đớợi - 22-222 122122212221211221122122 te 5

1.1.3 Khái niệm quá trình xếp hàng -©-2¿ 222 22122212221221221211221 2222 6 1.1.4 Quá trình sinh tỬ - 1 1121121 12211211211 111111111111 11111 11 H11 HH key 8 1.1.5 Ky hiệu Kendal[ - - -:- c St 211212111112 trà HH tre 9

1.1.6 Các thông số độ đo hiệu năng 22222 2222221122112112112122 e0 10

1.1.7 Định lý Litfe - 5-2222 22122211211121112111211221121222222 re 10 1.1.8 Hàng đợi Mj/M/R -55-255222222212211211221121121212222ee 10 1.1.9 Hàng đợi M/M/k/N 2 55-22121122121122122121222 sa 11 1.1.10.Hàng đợi Œ/G/1 5-22222222221221122112211211222122 re 12

1.2 TỎNG QUAN VẺ MƠ HÌNH HÀNG ĐỢI RETRIALL -5-55s5ccs¿ 12

1.2.1 Giới thiệu mô hình hàng đợi refr1alL St St S2Etrtxsrxerrerrrrerres 13 1.2.2 Chính sách retrial cổ điển 52-52 5 111 11122121121212212102 E1 rrrree 15 1.2.3 Chính sách retrial liên tục 1 22211 12221111221 1115811112111 2x2 16

Trang 5

1.3 MỘT SÓ ỨNG DỰNG CỬA MƠ HÌNH HÀNG ĐỢI RE/TRIAL 16

1.3.1 Hàng đợi retrial cho trung tâm cuộc gỌI cc si csc series 16 1.3.2 Hàng đợi retrial cho mạng truyền thông di động -2 2 17

1.3.3 Hàng đợi retrial mạng cục bộ (LAN) - ch rHererre 19 1.3.4 Hàng doi retrial cho mạng nhận thức ¿55:2 St stsrrsrrrrsrres 20

1.3.5 Hàng đợi retrial trong các ứng dụng khác :cccccsscssirerrrrerres 20

1.4 TIỂU KÉT CHƯƠNG 1 - 22-2222 222222112221122212211221 221 c2 cctre 21 Chuong 2 TONG QUAN VE HE THONG DIEN TOAN DAM MAY 22 2.1 TONG QUAN VE HE THONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 52 2.1.1 Giới thiệu về điện toán đám mây 2-2222 22222212221222221222 e0 22 2.1.2 Mô hình triển khai điện toán đám mây .-22222222222122122.e6 23 2.2 HỆ THÓNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY -2:-2552 2222222122122 se 26 2.2.1 Khái niệm về hệ thống điện toán đám mây 2222222222222 cee 26

2.2.2 Đặc điểm của dịch vụ điện toán đám HẪY à cà nhe 36

2.2.3 Kiến trúc điện đám mâyy 2-222222122212221221221222222ee 37

2.2.4 Phân tích hệ thống trong môi trường điện toán đám mây 42

2.3 TIỂU KÉT CHƯƠNG 2 : 22222222 222122231122311221122112211 221 2E re 45

ĐÁM MÂY 22002211 22122212211221122111211211210 21212212 raa 46

3.1.1 Các mô hình đánh giá hiệu năng hệ thống liên quan - 46

Trang 6

3.2.1 Trường hợp chi c6 mOt may ChU eee eee ereneeeeeteeeeteeneeeneenee 61

3.2.2 Trường hợp có nhiều máy chủ 222222222221221222122211221222122ee 63 3.3 TIỂU KÉT CHƯƠNG 3 2:- 22 22222221122112221122112111211 211 1 re 64 KET LUAN VA HƯỚNG PHÁT TRIỂN -552 2222221222122 ee 65

Trang 7

DANH MUC CAC BANG

Trang 8

Hinh 1.1 Hinh 1.2 Hinh 1.3 Hinh 1.4 Hinh 1.5 Hinh 1.6 Hinh 1.7 Hinh 1.8 Hinh 1.9 Hinh 1.10 Hinh 1.11 Hinh 2.1 Hinh 2.2 Hinh 2.3 Hinh 2.4 Hinh 2.5 Hinh 2.6 Hinh 2.7 DANH MUC CAC HINH VE Trang M6 hinh co ban cia hé théng hang doi cece cece cece eece ees eeee teeta 6 Khách hàng đến và rời di khoi hang dot cece cee eeeeeeeeeeeeee 6 Nút xếp hàng với 3 máy chủ 52-252 2222122211211121122122.22 xe 7 Mô hình chung về hệ thống hàng đớợi -2.©22-222222122212221221222 22.2 7 Quá trình sinh TỬ L0 1211211 2211111111 111111111111 11 11111 111111 HH Hết 8

Một hàng đợi với một máy chủ, tốc độ đến và tốc độ phule- Wissen 9

Một hàng doi retrial da may ChU oo eect eeeereeeeneeteneetteneeeneenees 13 Mô hình hàng đợi tiêu chuẩn và mô hình hàng đợi retrial 15

Một mô hình hàng đợi retrial cho các trung tâm cuộc gỌI 17

Hai ô liền kể trong mạng di động 2- 22222 2212221222122212222 e6 18 Mô hình mạng di động với các ô chồng chéo -¿22z22z-s2 19 Mơ hình điện tốn đám mây 32s nhe 32

Các loại điện toán đám mây .- it 2S nhe 26

Một số biểu tượng của công nghệ điện toán đám mây - 30 Minh họa cho trường hợp đám mây có 08 tài nguyên CNTT bao gồm:

04 may chu ao, 03 hệ théng lưu trữ và 02 dịch vụ - 30

Tài nguyên CNTT (Máy chủ ảo A) được mở rộng bằng cách thêm vào cùng loại tài nguyên CNTT (May chu ao B và C) cà: 32 Tài nguyên CNTT (Một máy chủ ảo với 2 CPU) được mở rộng bằng cách thay thế loại tài nguyên CNTT mạnh hơn với dung lượng tăng lên lưu trữ dữ liệu (Một máy chủ thực (vật lý) với 4 CPU) 33

Một dịch vụ đám mây được truy cập từ đơn vị thụ hưởng bên ngoài 35

Trang 9

Hình 2.8 Một số biểu tượng về đơn vị thuê bao dịch vụ đám mây 35

Hình 2.9 A.I và A.2 có tổng số tài nguyên bằng A -22222 222226 38

Hình 2.10 Yêu cầu của đơn vị thuê bao dịch vụ đám mây được gửi tới dịch vụ đám

Trang 10

MO DAU

> Ly do chon dé tai

- Hệ thống hàng đợi retrial có thể gặp thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Hàng đợi retrial có một đặc trưng là một khách hàng khi không

thể nhận dịch vụ ngay tại thời điểm đến sẽ được đưa vào một hang doi, goi la orbit

và lặp lại yêu cầu của nó sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên Hầu hết các bài báo có nghiên cứu liên quan đến hàng đợi retrial đều giả thiết các máy chủ (server) chỉ

cho dé phục vụ một khách hàng mới hoặc một khách hàng có yêu cầu lặp lại tử

orbif trước đó [6] Tuy nhiên, trong một vài tình huỗng trong đó hệ thống có máy chủ cải tiến sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng đang bị tic nghén (blocked) Giả sử rằng sau khi hoàn thành phục vụ một yêu cầu, máy chủ sẽ ở trạng thái rỗi trong một khoảng thời gian và bắt đầu tìm kiếm các khách hàng bị tắc nghẽn trước đó Trong

thời gian nhàn rỗi, nếu một khách hàng mới hoặc một khách hàng có yêu cầu lặp lại dịch vụ đến hệ thống, khách hàng sẽ được phục vụ ngay lập tức Sau khoảng thời

gian rảnh, máy chủ thực hiện tìm kiếm một khách hàng với các khoảng thời gian tudn theo phan phéi ham mii (exponential distribution) Trong thdi gian tim kiém, máy chủ sẽ không thể phục vụ khách hàng, tức là nếu có khách hàng đến trong khoảng thời gian tìm kiếm của máy chủ, khách hàng sẽ được đưa vào hàng đợi

orbit Sau thoi gian tim kiém, máy chủ nhận một khách hàng từ hàng đợi (nếu có), ngược lại nó sẽ trở lại trạng thái roi (idle)

- Điện toán đám may (Cloud computing) là sự phát triển của tính toán phân tan, tính toán song song và tính toán lưới Theo Rajkumar Buyya [6]: “Điện toán đám mây là một loại hệ thống phân bố và xử lý song song gồm các máy tính ảo kết nối với nhau và được cung cấp động cho người đùng như một hoặc nhiều tài nguyên đồng

nhất dựa trên sự thỏa thuận dịch vụ giữa nhà cung cấp và người sử dụng” Trong hệ thống điện toán đám mây, khái niệm cloud tượng trưng cho một tổ hợp các tài nguyên có thể cấu hình như mạng, máy chủ, bộ nhớ, ứng dụng và dịch vụ, cung cấp

quyền truy cập các tài nguyên này theo yêu cầu Kiến trúc điện toán đám mây, đại bộ

Trang 11

đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tim dit liéu (data center) duoc xy dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó đám mây là một điểm truy cập đuy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng Các dịch vụ thương mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ (Servwice level agreemen) Dựa vào mô hình cung ứng dịch vụ mà đám mây được chia lam 3 tang: tang co sé ha tang (Infrastructure), tang nén tang (Platform) va tang phần mềm (Software)

- Dựa theo mô hình retrial và hệ thống đám mây (c/oz) phân tích ở trên, ý tưởng về mô hình phân tích sự kết hop hang doi retrial va trong tầng nên tảng của hệ

thống điện toán đám mây mà ở đó đơn vị xử lý và đơn vị lưu trữ được tách biệt, đã

được dé xuất bởi tác giả T Phung-Duc trong [16] Theo [16], đơn vị xử lý chỉ có khả

năng phục vụ một công việc tại một thời điểm Do đó, khi các yêu cầu công việc đến mà máy chủ bận, chúng sẽ được lưu trữ trong bộ đệm (hàng đợ?), từ đó có thể được đưa trở lại để được phục vụ Khi xử lý hoàn tất một dịch vụ, máy chủ sẽ ở trạng thái rỗi và sau đó đơn vị xử lý sẽ chọn một công việc từ bộ đệm với một khoảng thời gian

nhất định Khoảng thời gian này thường được gọi là thời gian tìm kiếm (search fime) Hệ thống này có thể được mô hình hóa bằng cách sử dụng hàng đợi retrial với tìm kiếm khách hàng Kết quả trong [16] cũng đã đưa ra được một lời giải cho mô hình đã đề xuất của chính tác giả T Phung-Duc Tuy nhiên, nhiều lời giải phân tích cho mô hình Markov với hàng đợi retrial có thể tham khảo trong [11][13][15] Đây cũng chính là nội dung nghiên cứu chính của Luận văn với tên đề tài là “Tìm hiểu mô hình hàng đợi retrial cho hệ thống tính toán đám mây”

> Muc tiêu và nội dung nghiên cứu * Mục tiêu chung:

Trang 12

- Tim hiéu và trình bày về mô hình hàng đợi retrial và điện toán đám mây - Ứng dụng mô hình hàng đợi retrial cho hệ thống tính toán đám mây - Các phương pháp đánh giá hiệu năng hệ thống

- Giới thiệu bài tốn, mơ hình, thơng số của hệ thống

- Kết quả phân tích, so sánh và đánh giá >_ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình hàng đợi retrial, hệ thống điện toán đám mây - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung tìm hiểu và trình bày một mô hình hàng đợi retrial cho các hệ thống tính toán đám mây

>_ Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu, tổng hợp và phân tích tài liệu có liên quan từ các nguồn như: sách, giáo trình, các bài báo trong và ngoài nước và nguồn tài liệu trực tuyến trên internet

- Sử dụng phương pháp phân tích toán học dựa trên mô hình hàng đợi retrial > Cấu trúc Luận văn

Cấu trúc Luận văn bao gồm phần mở đầu, ba chương nội dung, phần kết luận

và tài liệu tham khảo, trong đó:

Chương 1: Mô hình hàng đợi retrial

Chương 2: Tổng quan về hệ thống tính toán đám mây

Trang 13

Chuong 1 MO HINH HANG DOI RETRIAL

Nội dung Chương 1 sẽ là giới thiệu về các khái niệm về mô hình hàng đợi retrial và tổng quan về nó, sau đó chúng tôi sẽ trình bày một số ứng dụng của mô hình hàng đợi retrial

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ VẺ MÔ HÌNH HÀNG ĐỢI

Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu một số kiến thức cơ sở có liên quan đến mô hình hàng đợi tổng quát

1.1.1 Lý thuyết về hệ thống hàng đợi

Lý thuyết về hệ thống hàng đợi là lý thuyết được nghiên cứu rộng rãi từ thế kỷ 20, trước khi A.K.Erlang' áp dụng và mở rộng lý thuyết này vào việc nghiên cứu các thay đổi của mạng điện thoai (telephone network) Erlang đã phát triên một vài

mô hình hàng đợi mà giá trị của nó vẫn còn tổn tại và là nền móng cho việc đánh

giá hiệu năng hàng đợi cho đến ngày hôm nay Hệ thống hàng đợi được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như bưu chính viễn thông, hàng không, đường sắt, kiểm sốt lưu lượng giao thơng, đánh giá hiệu năng hệ thống máy tính, y tế và chăm sóc sức

khỏe, kinh doanh mua bán, Trong nhiều hệ thống phục vụ, khách hàng phải

dùng chung tài nguyên, phải chờ để được phục vụ và đôi khi bị từ chối phục vụ Lý thuyết hệ thống hàng đợi giúp xác định và tìm các phương án tối ưu để hệ thống

phục vụ tốt nhất và lợi nhuận cao nhất [7]

Ngoài ra, lý thuyết hàng đợi cũng còn là cơ sở toán học để nghiên cứu và ứng

dụng trong nhiều bài toán kinh tế như đầu tư, kiểm kê, rủi ro của bảo hiểm, thị

trường chứng khoán, Chuỗi Markov là quá trình hàng đợi với thời gian rời rạc đã được xem xét trong giáo trình xác suất thống kê Quá trình giả sinh tt (Quasi-Birth-

Deaih) cũng là quá trình hàng đợi, trong đó sinh biểu thị sự đến và tử biểu thị sự rời

Trang 14

hàng đợi của hệ thống Người ta phân loại các quá trình hàng đợi dựa vào luật phân

bố của quá trình đến, luật phân bố phục vụ, nguyên tắc phục vụ và cơ cầu phục vụ

Trên cơ sở phân loại này ta có ký hiệu Kendall A/B/k hoặc A/B/k/N, trong đó A là ký hiệu luật phân bố của quá trình đến (hay quá trình đến trung gian), B ký hiệu luật phân bố của quá trình phục vụ, k ký hiệu số máy chủ và N ký hiệu dung lượng tối đa của hàng đợi

Đối với lý thuyết hàng đợi ta quan tâm đến các số đo hiệu năng, đó là các giá trị trung bình khi quá trình đạt trạng thái dừng bao gồm: độ dài hàng đợi trung bình của hàng, độ dài hàng đợi trung bình của hệ thống, thời gian đợi trung bình của hàng (trễ của hàng) và thời gian đợi trung bình của hệ thống (trễ của hệ thống) Để tính các đại lượng này ta có thể sử dụng phương pháp giải phương trình tích phân dạng Wiener-Hopf hoặc phương pháp khảo sát chuỗi Markov nhúng Từ đó suy ra các công thức tính các phân bố ôn định cho các loại hàng đợi M/M/k, M/M/k/N: Công thức tổng quát tính các giá trị trung bình này cho các hàng G/G/1 và công thức cụ thê cho các hàng đặc biệt M/M/1, M/D/1 và M/Ek/1

1.1.2 Giới thiệu về hệ thống hàng đợi

Hệ thống hàng đợi được xây dựng nhằm phuc vụ các nhu cầu phát sinh từ một nhu cầu nhất định Chẳng hạn: quây bán hàng, dịch vụ du lịch, ngân hàng, việc đăng

ký học tập của sinh viên, Như vậy hệ thống hàng đợi bao gồm bộ phận tiếp nhận khách hàng, các trạm phục vụ khách hàng và bộ phận phát sinh từ ngoài vào là

lượng khách hàng đến hệ thống Hai bộ phận này kết hợp với nhau tạo ra hoạt động

của hệ thống hàng đợi: thời gian phục vụ khách hàng, số khách hàng chờ được phục

vụ tạo thành hàng đợi, quy tắc phục vụ khách hàng như thế nào là hop ly,

Từ những mô tả trên, hệ thống hàng đợi là một hệ thống bao gồm các thành phan: khách hàng đến/rời đi hệ théng (input/output), hé théng phuc vu (mdy chi-

Trang 15

| Ku vực hàng đợi Khách hang roi di to y Nhan dich vu ⁄ Hình 1.1 Mô hình cơ bản của hệ thống hàng đợi Hi thống phuc vụ

Nếu khi khách hàng đến mà hệ thống phục vụ đều bị bận thì khách hàng sẽ xếp hàng dé đợi được phục vụ Chính vì những lý do đó mà ta có hệ thống hàng đợi Lý

thuyết toán học để khảo sát các hệ hàng đợi được gọi là lý thuyết phục vụ đám

đông Trong hệ hàng đợi khách hàng là sự kiện gián đoạn xảy ra tại các thời điểm

ngau nhiên, vì vậy hệ hàng đợi thuộc loại hệ các sự kiện gián đoạn

1.1.3 Khái niệm quá trình xếp hàng

Một hàng đợi hoặc nút xếp hàng có thể được coi là gần như một hộp đen (Hình

1.2) Khách hàng đến hàng đợi, có thể chờ một thời gian và mất một thời gian để máy chủ xử lý và sau đó rời đi khỏi hàng đợi

Hình 1.2 Khách hàng đến và rời đi khỏi hàng đợi

Tuy nhiên, nút xếp hàng khơng hồn tồn là một hộp đen, vì có một số thông tin chúng ta cần chú ý bên trong nút xếp hàng Hàng đợi có một hoặc nhiều máy chủ, mỗi máy chủ có thê được xử lý một công việc đến cho đến khi xử lý hồn tất

cơng việc đó, sau đó máy chủ trở lại trạng thái rỗi và được tiếp tục xử lý với một

Trang 16

Khách hang đến —— >= (b) é c ) > Khách hàng rời đi Hình 1.3 Nút xếp hàng với 3 máy chủ

Từ Hình 1.3, máy chủ a không hoạt động và khách hàng đến sẽ được cung cấp cho máy chủ a để xử lý Máy chủ b hiện đang bận và sẽ mất một thời gian đề có thé hoàn thành công việc của mình Máy chủ c vừa hoàn thành một công việc và đang trang thái rỗi để tiếp nhận khách hàng đến khác

Mô hình chung của lý thuyết xếp hàng (Hình 1.4) là khách hàng đến ở một thời

điểm ngẫu nhiên nào đó và yêu cầu được phục vụ theo một loại nào đó Giả thiết

thời gian phục vụ có thể ngẫu nhiên rS=~========ra ¡ Các khách | hang yéu cầu va tim | kiém dich v Nevin E—>——> | | | | | | | Phuong T— Đâu 4 titi | tién ã ta i ———' phục vụ ậ ¡ Độ đài hàng đợi | \ m—-———-—- In “—=—— — me ctreern ' - Quả trình đến ; | Cac !

i ot PRES RST ESE ST TERR TRAITS AT TEREST SEES E 1 ¡ khách !

¡ - Quá trình đến | | Hang doi | | hang 4a |

| trong giant, | > Dung lượng Lòng '

oo } _ Hữu hạn hoặc vô han | ; được ¿

' > Quy tắc phục vụ |; phucvy |

| FIFO hoặc LIFO bi '

Trang 17

Đặt £„ là khoảng thời gian giữa 2 lần đến của khách hàng thứ m và thứ n + 1 Ta giả định rằng tat ca cdc t, (n = 1) là độc lập và có cùng phân bố Vì vậy, việc

1

E(Œ®”

đến của các khách hàng tạo thành 1 hàng kế tiếp nhau với tốc độ đến là À = Ta gọi quá trình {f„; n = 1,2, } là quá trình đến Khách hàng đến hệ thống yêu cầu các hệ thống phục vụ Ta giả sử rằng khách hàng thứ n cần một thời gian phục vụ là s„(n > 1), tất cả các s„ độc lập và có củng phân bố Quá trình {s,; n = 1,2, } được gọi là quá trình phục vụ Ta cũng giả thuyết rằng các thời gian đến trung gian độc lập với thời gian phục vụ

Quá trình hàng đợi được phân loại dựa và các tiêu chí sau:

1) Phân bố của quá trình đến (input process) {t„; n = 1,2, }

2) Phân bố của thời gian phục vụ (service đistribufion) {S„; t = 1,2, }

3) Nguyên tắc phục vụ: Các khách hàng đến được sắp xếp và hàng chờ đến lượt được phục vụ Để đơn giản ta giả thuyết chỉ có một hàng Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thê mở rộng cho nhiều hàng cùng hoạt động song song Nếu độ dài hàng có đặt ngưỡng thì các đơn vị đến hàng khi đầy vượt ngưỡng sẽ bị loại Các

khách hàng được chọn để phục vụ theo nguyên tắc “đến trước phục vụ trước”

(FIFO), nghĩa là phục vụ cho khách nào đứng đầu hàng

4) Cơ cấu phục vụ: Một phương tiện phục vụ bao gồm một hay nhiều máy chủ

Các máy chủ có thể kết nối thành chuỗi vì thế mỗi yêu cầu phục vụ được phục vụ theo nhiều cách hoặc lần lượt hoặc Song song

1.1.4 Quá trình sinh tử

Trạng thái của một hàng đợi (còn được gọi là "nút xếp hàng") có thể được mô

tả bằng quy trình sinh tử (Hình 1.5), mô tả các lần đến và đi từ hàng đợi, cùng với số lượng khách hàng hiện có trong hệ thống Một lần đến làm tăng số lượng công

Trang 18

Các giá trị trong các vòng tròn biểu thị trang thái của quá trình sinh tử k Hệ thống chuyển đổi giữa các giá trị của k theo sinh và tử xảy ra theo tỷ lệ được đưa ra bởi các giá trị khác nhau của 2; và 1; tương ứng Đối với hệ thống xếp hàng, k là

số lượng khách hàng trong hệ thống (được phục vụ hoặc chờ nếu hàng đợi có bộ đệm của các công việc đang chờ) Hơn nữa, đối với hàng đợi, tỷ lệ đến và tỷ lệ đi

thường được coi là không thay đổi theo số lượng khách hàng trong hàng đợi để chúng tôi xem xét tỷ lệ đến/đi trung bình trên mỗi đơn vị thời gian cho hàng đợi Do

đó, đối với hàng đợi, sơ đồ này có tỷ lệ đến là Â = 1,2, , A, và tỷ lệ khởi hành là u= 1,2, , n„ (Hình 1.6) _ pr ——®> up ) KS May chu Hang doi Hình 1.6 Một hàng đợi với một máy chủ, tốc độ đến và tốc độ phục vụ 1.1.5 Ký hiệu Kendall

Kendall? (1951) đã đa ra ký hiệu 4/B/k để mô tả các tham số cơ bản của hệ thống xếp hàng, trong đó A biểu diễn dạng của phân bố thời gian đến trung gian, B là dạng phân bố thời gian phục vụ và k là số máy chủ

e Nếu luật phân bố được xét dưới dạng tổng quát thì 4 hoặc B lấy ký hiệu (General) D6i khi ngwoi ta con ký hiệu GI (General Independence)

e Nếu quá trình đến là quá trình Poisson, nghĩa là thời gian đến trung gian có phân bố mũ thì A được ký hiệu M (Ä⁄arkovizn) Tương tự nếu thời gian phục vụ có phân bố mũ thì B cũng được ký hiệu M

e Nếu thời gian đến trung gian hoặc thời gian phục vụ có phân bố Erlang-k thì

A,B được ký hiệu Ek

e Nếu thời gian đến trung gian hoặc thời gian phục vụ là hằng số thì 4 hoặc B duoc ky hiéu D (Deterministic)

? David George Kendall (1918 - 2007) la mét nha thơng kê và tốn học người Anh

3 Siméon Denis Poisson (1781 - 1840) - Nhà toán học, vật lý học, kỹ sư người Pháp

Trang 19

Khi mot vai thiét bi phục vụ có dung lượng hữu hạn thì hệ thống chỉ có thể

chứa đến N khách hàng Nếu ở trong hàng đã có N khách hàng chưa được phục vụ thì khách hàng mới đến sẽ bị từ chối hoặc bị mất Trong trường hợp này hệ thống

được ký hiệu A/B/k/N

1.1.6 Các thông số độ đo hiệu năng

1) Lq: Độ dài hàng đợi trung bình của hàng, đó là kỳ vọng của chuỗi thời gian

liên tục {l¿ ()} ¿xo trong đó l„ (£) là số khách hàng đợi trong hàng tại thời điểm ¿

2)L: Độ dài hàng đợi trung bình của hệ thống, đó là kỳ vọng của chuỗi thời

gian liên tục {I()};> ọ trong dé I(t) là số khách hàng trong hệ thống tại thời điểm

Vậy I(Œ) = lạ (£) + Số khách hàng đang được phục 0ụ

3) W„: Thời gian đợi trung bình của hàng là kỳ vọng của quá trình thời gian rời rạc {q„; = 1,2, } trong đó qn là khoảng thời gian mà khách hàng thứ n phải đợi

trong hàng cho đến lúc anh ta được nhận phục vụ

4) W: Thời gian đợi trung bình của hệ thống là kỳ vọng của quá trình thời gian roi rac{w,; n = 1,2, } trong đó W„ = qn + sạ là thời gian khách hàng thứ ở trong hệ thống, đó là thời gian đợi trong hàng và thời gian được phục vụ 1.1.7 Định lý Little Công thức liên hệ giữa độ đài hàng đợi và thời gian đợi ở trạng thái cân bằng [7]: L= AW Lạ = AM Trong đó 3 là tốc độ đến được định nghĩa như sau: E {số khách hàng đến trong khoảng (0; t)} = lim too t 1.1.8 Hang doi M/M/k

Hàng M/M/k có quá trình đến Poison, thời gian phục vụ theo phân bố mũ và k máy chủ Trong trường hợp này chuỗi thời gian liên tục {l(£)} ¿xạ với không gian

trạng thái {0, 1,2, } là một quá trình giả sinh tử vô hạn có tốc độ sinh A; = Ava

Trang 20

Khi p > ku hay cwong do luu thong (traffic intensity) p = : > k khi hệ thống đạt được trạng thái ổn định Chuỗi {!(£)} không hồi quy (#ansien) Số các khách hàng trong hệ thống sẽ dần đến vô hạn

Khi  = kụ hay p = k, chuỗi {!(£)} ¿„ ọ bất hồi quy l1-reeurren?), hệ thông cũng không đạt trạng thái ổn định Số khách hàng trong hệ thống không tiến về một trạng thái nào Thời gian trung bình để hệ thống xuất phát từ một trạng thái bất kỳ

quay về lại trạng thái này là vô hạn

Khi 2 < kuhay p < k, chudi {l(t)} ¢29 hoi quy dong (positive recurrent) va

hé théng dat trang thai én dinh Nghĩa là khi tốc độ đến nhỏ hơn tốc độ phục vụ tối

đa của hệ thống thì số khách hàng ở trong hệ thống có khuynh hướng tiến về không và hệ thống quay trở lại trạng thái 01 nếu có một khách hàng mới đến khi hệ thống đang rỗng

Tại thời điểm £ bất kỳ đặt đ(£) là khoảng thời gian cho đến khi khách hàng tiếp theo rời khỏi hệ thống Định lý Burke phát biểu rằng khi £ —>© thì đ(£) có

phân bố mũ với tham số 2 và độc lập với số khách trong hệ thống tại thời điểm t Nói cách khác, chuỗi giới hạn các khách hàng rời khỏi hệ thống M/M/k là một quá trình Poisson tham số Â

Rõ ràng rằng tốc độ rời khỏi hệ thống phải bằng tốc độ đến đề hệ thống trở lại trạng thái ôn định Tuy nhiên, rất khó hình dung được khoảng thời gian giới hạn cho tới khi khách hàng tiếp theo rời hệ thống lại độc lập với số khách hàng trong hệ thống

1.1.9 Hang doi M/M/k/N

Đây là hàng có quá trình đến Poisson với tốc độ 2, thời gian phục vụ có phân

bố mũ tốc độ ụ với k máy chủ Trạng thái của hệ thống bị giới hạn bởi số lượng N

Khi một khách hàng đến hệ thống thì xảy ra hiện tượng sau: Nếu đã có đủ W khách hàng trong hàng đợi thì lập tức khách hàng này rời khỏi hệ thống, trường hợp ngược lại thì khách hàng sẽ được xếp vào hàng chờ Như vậy không gian trạng thái của chuỗi {Í(f)};¿„o là {0,1, ,N}, đây là một quá trình giả sinh tử hữu hạn Chuỗi I(t) chuyên từ trạng thái i dén i + 1 khi một khách hàng đến và đổi trạng thái í về

Trang 21

í — 1 khi một phục vụ hoàn tất Tốc độ sinh là hằng số A, = Â với mọi í = 1,2,

Tốc độ từ w = min(k, ip 1.1.10 Hang doi G/G/1

Hệ thống có 01 máy chủ, Quá trình đến là tổng quát nhưng các thời gian đến trung gian £„ độc lập, có cùng phân bố và có kỳ vọng chung là E[t;] Thời gian phục vụ trong mỗi chu kỳ cũng độc lập, cùng phân bố và có kỳ vọng chung E[s¡] Kendall ký hiệu hệ thống này là G/G /1 (cũng có khi ký hiệu G1/G1I/1, ở day I thay cho Independence (nghĩa độc lập))

Có 3 phương pháp để phân tích các trường hợp đặc biệt đối với quá trình xếp hang G/G/1 [10]

Phương pháp thứ nhất được gọi là phương pháp phương trình tích phân Phương pháp này đưa bài toán tìm các phân bố giới hạn thời gian đợi của khách hàng thứ n (khi n > 00) về bài toán giải phương trình tích phan dang Wiener - Hopf

Phương pháp thứ 2 khảo sát chuỗi Markov nhing (Embedded Markov Chain) Nếu quá trình đến là Poisson thì chuỗi Markov nhúng được xét là độ dài của hàng

tại những thời điểm khi có một khách hàng vừa được phục vụ xong

Nếu thời gian phục vụ có phân bố mũ và quá trình đến có phân bố tổng quát thi chuỗi Markov nhúng có được bằng cách kê khai kích thước của hàng tại mỗi thời điểm khi có một khách hàng mới đến Khi đó quá trình trở thành một chuỗi Markov

với cấu trúc đặc biệt

Phương pháp thứ 3 nghiên cứu các tính chất của biến ngẫu nhiên W(£) là thời

gian một khách hàng phải đợi nếu anh ta đến hệ thống tại thời điểm £ Đại lượng

này được gọi là thời gian đợi thực sự của khách hàng với giả thiết khách hàng đến hệ thống tại thời điểm t

1.2 TONG QUAN VE MO HiNH HANG DOI RETRIAL

Trang 22

1.2.1 Giới thiệu mô hình hàng đợi retrial

Các mô hình tôn thất (bao gồm mô hình tôn thất Erlang) cho rằng một khách

hàng đến trong khu vực dịch vụ bị chiếm đóng hoàn toàn sẽ bị chặn và bị mắt vĩnh viễn Mặt khác, trong các mô hình có khả năng chờ vô hạn, một khách hàng sẽ đợi cho đến khi được phục vụ Tuy nhiên, có nhiều tình huống khác nhau trong cuộc

sống hàng ngày của chúng ta và trong các hệ thống khác, mà ở đó khách hàng bị

chặn sẽ không chờ đợi và họ tạm thời rời đi trong một thời gian, nhưng thử lại sau một thời gian ngau nhiên Một khách hang bi chặn được cho là đang ở trong một

phòng chờ ảo gọi là or trước khi thử lại để yêu cầu một máy chủ cung cấp dịch vụ cho mình Những tình huồng này được mô hình hóa bằng hang doi retrial [7]

Ví dụ: Trong một trung tâm cuộc gọi, nếu khách hàng gọi điện thoại khi tất cả

các đại lý bận, khách hàng sẽ cố gắng gọi lại sau một thời gian ngẫu nhiên nào đó

Trong các mạng máy tính, nếu một gói bị mat, gol co thể được truyền lại sau đó

bằng cơ chế truyền lại, chẳng hạn như TCP Trong các ứng dụng này, ørb# là ảo và không thé quan sát được Hình 1.7 biểu thị một hàng đợi retrial da may chu Ễ TT» ¡mm 2 a “ 50 + = _ fr IHmN): / lu — a K

Hình 1.7 Một hàng doi retrial da may chu

Trong nhiều ứng dụng, các khách hàng trong orbz hoạt động độc lập với nhau,

do đó, tốc độ xử retrial phu thuộc vào số lượng khách hàng trén orbit Kết quả là,

các chuỗi Ä⁄Zarkov bên dưới của hàng đợi retrial có cấu trúc không đồng nhất về mặt không gian Do tính không đồng nhất về không gian của các chuỗi Ä⁄Zarkov cơ bản, việc phân tích các hàng đợi retrial phức tạp và thách thức hơn so với các hàng đợi tiêu chuẩn Dưới đây, chúng tôi có đưa ra bảng so sánh ngắn gọn về mô hình hàng

Trang 23

Bảng 1.1 Bang so sánh mô hình hàng đợi tiêu chuẩn và mô hình hàng đợi retrial Mô hình hàng đợi tiêu chuẩn (Hình 1.8) Mô hình hàng đợi retrial (Hình 1.8) Khi một khách hàng đến hệ thống lần

đầu hoặc sẽ được phục vụ ngay lập tức (nếu còn trạm phục vụ rỗi) hoặc sẽ chờ trong hàng đợi (tất cà các trạm phục vụ đều đang bận) để chờ được được phục

vụ theo một nguyên tắc xếp hàng nào đó

Khi một khách hàng đến hệ thống lần

đầu hoặc sẽ được phục vụ ngay lập tức (nếu còn trạm phục vụ rỗi) hoặc sẽ được

luân chuyển đến một nơi mà ta gọi là

orbit dé cho duoc phục vụ một khoảng

thời gian sau đó Sau đó sẽ có hai trường hợp sau xảy ra:

- Trường hợp khách hàng quay lại tử orbit va sé duoc phuc vụ ngay lập tức

(néu khi do co tram phuc vu rỗi)

- Hoặc sẽ không được phục vụ (khi tất cả các trạm déu bận) và sẽ quay trở lại orbit

Một điểm đáng lưu ý là trong mô hình hàng đợi retrial, mỗi khách hàng trong orbif là độc lập với các khách hàng khác, „ thông thường nó sẽ đến các trạm phục vụ

Trang 24

Khu wre hàng đợi

Khách hàng đến Nhan dich vu Khách hàng rea di

Khach hang — >>

we

Mé hinh hang đợi tiêu chuẩn

Khu vere dich vy Khách hàng quay lại hệ thông Khách hàng rời đi J <> Khich hang dén

Khach hang roi di mii man

Khu wre dich vu

Mé hinh hang dgi retrial

Hình 1.8 Mô hình hàng đợi tiêu chuẩn và mô hình hàng đợi retrial

Ngay cả đối với hàng đợi retrial dạng M/M/c/c, trong đó khoảng thời gian retrial của khách hàng được phân phối theo cấp số nhân, các giải pháp phân tích chỉ

thu được trong một vài trường hợp đặc biệt

1.2.2 Chính sách retrial cỗ điển

Trong hàng đợi retrial với chính sách retrial cổ điển, mỗi khách hàng bị chặn sẽ

ở tại orbif trong thời gian phân phối theo cấp số nhân độc lập với các khách hàng

khác Do đó, tỷ lệ retrial tỷ lệ thuận với số lượng khách hàng trên or” Chính sách

retrial cô điển tự nhiên phát sinh từ các ứng dụng như trung tâm cuộc gọi và hệ

thống trao đổi qua điện thoại, nơi khách hang trén orbit hoat dong d6c lập vì khách

hàng retrial không thể quan sát hành vi của người khác Hàng đợi retrial với chính sach retrial cé điển đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu vì chúng tự nhiên phát sinh từ các ứng dụng khác nhau với quyền truy cập ngẫu nhiên Theo một số cài đặt của Markovian, phân phối thời gian dịch vụ và quá trình đến, quá trình ngẫu nhiên cơ bản là một quá trình giả sinh tử QBD phụ thuộc vào số lượng khách hàng trong orbit va trang thái của các máy chủ Độ thưa thớt của khối ma trận trong hàng đợi retrial của quá trình giả sinh tử QBD có thể được sử dụng để phát triển thuật toán tính toán hiệu quả

Trang 25

1.2.3 Chinh sach retrial lién tuc

Có một số ứng đụng trong các mạng truyền thông, nơi khách hàng được kiểm soát Nó có nghĩa là tỷ lệ retrial có thể không phụ thuộc vào số lượng khách hàng

trén orbit Ty 16 retrial liên tục có thể được hiểu là đang gọi cho khách hàng bị chặn

Khi máy chủ không hoạt động, nó sẽ gọi từng khách hàng bị chặn Thời gian để

máy chủ tiếp nhận một khách hàng bị chặn có thể được hiểu là thời gian retrial

Xây dựng hàng đợi retrial M/M/c/c với tốc độ retrial không đổi bằng quá trình giả sinh tử QBD độc lập, có thể phân tích hiệu quả bằng phương pháp phân

tích ma trận Như trong tốc độ retrial cổ điển, các ma trận khối của quá trình giả

sinh tử QBD mức độ độc lập cũng thưa thớt dẫn đến các thuật toán phân phối tĩnh hiệu quả [7]

1.3 MOT SO UNG DUNG CUA MO HiNH HANG DOI RETRIAL

Trong phân này, chúng tôi trình bày một số mô hình hàng đợi retrial phat sinh từ các ứng đụng trong thực tiễn trong đời sống

1.3.1 Hàng đợi retrial cho trung tâm cuộc gọi

Một trung tâm cuộc gọi rất quan trọng đối với một công ty vì nó cung cấp một kênh để khách hàng liên hệ với công ty Trong một trung tâm cuộc gọi, các đại lý là

những người trả lời các cuộc gọi từ khách hàng Khi một khách hàng thực hiện một cuộc gọi điện thoại, nếu có một đại lý cuộc gọi ở trạng thái rỗi, khách hàng ngay lập tức được các đại lý cuộc gọi trả lời Nếu tất cả các đại lý đang ở trạng thái bận,

khách hàng có thể nghe phản hồi từ hệ thống là hiện tại các đại lý cuộc gọi đang bận, vui lòng chờ trong giây lát Tại thời điểm này, khách hàng có thể cúp điện thoại ngay lập tức hoặc tiếp tục giữ máy và chờ Trong trường hợp lần trước chưa

liên hệ được, khách hàng có thể thử lại lần tiếp theo sau một thời gian Khách hàng

chờ đợi một đại lý cuộc gọi ở trạng thái roi đề có thể liên hệ Những khách hàng này

Trang 26

Dai ly cuoc gol ae ` fn Khach hang Ỉ ti 3 gọi lại oO o | Hl

ZŒw|_ Rồi khỏi cuộc

\ I j gọi khi đã liên ` hệ được —— >> Khach hang gọi đến Cuộc gọi

Hình 1.9 Một mô hình hàng đợi retrial cho các trung tâm cuộc gọi

Một trong những biện pháp quan trọng nhất đề tính hiệu suất đối với một trung tâm cuộc gọi là khả năng chặn mà khách hàng không thể tìm thấy một đại lý cuộc gọi nhàn rỗi khi đến nơi chờ Quan điểm của khách hàng luôn mong muốn một xác suất chặn thấp nhất Đề giữ cho xác suất chặn ở mức thấp, một giải pháp đơn giản là tăng số lượng đại lý Tuy nhiên, quan điểm quản lý thì cần giảm thiểu số lượng đại ly, do thực tế là chi phí của một trung tâm cuộc gọi chủ yếu là chi phí về nhân lực Đề đạt được sự hài lòng của khách hàng và yêu cầu ràng buộc về chỉ phí, chúng tôi

cần một số mơ hình tốn học đề thể hiện sự đánh đổi giữa sự hài lòng của khách

hàng và chi phí về nhân lực Mô hình xếp hàng là một trong những mơ hình tốn học thích hợp nhất đề thiết kế các trung tâm cuộc gọi Ngoài ra, để ghi lại quá trình retrial như đã trình bày ở trên, mô hình hàng đợi retrial sẽ phù hợp hơn mô hình

hàng đợi tiêu chuẩn Hình 1.9 biểu thị cho một mô hình hàng đợi retrial đơn giản

cho các trung tâm cuộc gọi [7]

1.3.2 Hàng đợi retrial cho mạng truyền thông di động

Trong một mạng di động, khu vực dịch vụ được chia thành các 6 Nguoi ding trong mỗi ô được phục vụ bởi một trạm di động với số lượng kênh hạn chế Do đó,

chỉ một số lượng ít người đùng có thể giao tiếp cùng một lúc Một trạm di động

phục vụ hai loại cuộc gọi: cuộc gọi mới và cuộc gọi trả về Một cuộc gọi mới được thực hiện bởi một người dùng ở trong ô hiện tại và một cuộc gọi trả về được thực hiện bởi một người dùng đi từ một ô liền kể vào ô hiện tại Vì một cuộc gọi trả về được liên lạc bởi một kênh trong một ô liền kể, nên cuộc gọi sẽ được chỉ định một

Trang 27

kénh khi dén vao 6 hién tai càng sớm càng tốt để liên lạc liên tục Do đó, một cuộc gọi trả về nên được ưu tiên hơn một cuộc gọi mới

7a

{/\e™

Hình 1.10 Hai 6 liền kể trong mạng di động

Có một số chính sách chuyển kênh cung cấp một số ưu tiên cho các cuộc gọi

trả về qua các cuộc gọi mới Trong chính sách kênh bảo vệ, một số kênh được dành riêng cho các cuộc gọi trả về Phần còn lại của các kênh được chia sẻ bằng nhau bởi các cuộc gọi mới và cuộc gọi trả về Trong chính sách kênh bảo vệ phân đoạn, các cuộc gọi mới được chấp nhận với xác suất tùy thuộc vào số lượng kênh hiện đang bị chiếm dụng, trong khi các cuộc gọi trả được chấp nhận miễn là có sẵn một kênh nhàn rỗi Cả cuộc gol moi va cuộc gọi trả về có thể bị chặn do giới hạn số lượng kênh Trong các hệ thống liên lạc di động hiện đại (ví dụ: hệ thống điện thoại di động), nếu cuộc gọi bị chặn, việc gọi lại có thể được thực hiện dễ dàng Trong một số ứng dụng, các cuộc gọi bị chặn sẽ tự động gọi lại Do đó, việc xem xét thiết kế

các hệ thống hàng đợi retrial cho các cuộc gọi là rất quan trọng [7]

Hình 1.10 biểu thị hai ô liền kể trong một mạng di động Trong Hình 1.11, một bộ đệm cho các cuộc gọi trả về biểu thị các vùng chồng lap cua 6 hiện tại với các ô

liền kề Các cuộc gọi trả về nằm trong các vùng chồng lấp có thê nhận tín hiệu từ cả

ô liền kể và ô hiện tại Do đó, nếu một kênh trong ô hiện tại chưa có sẵn, cuộc gọi

trả về có thé tiếp tục liên lạc bằng cách sử dụng kênh chiếm trong ô liền kẻ Tuy nhiên, cuộc gọi trả về bị cham dirt nếu vượt quá vùng chồng lấp đo không có kênh nhàn rỗi Trong trường hợp này, cuộc gọi trả về có thể thử lại sau một thời gian

ngâu nhiên như một cuộc gọi mới

Trang 28

f Meo O| Yes — = ————m—- Cuộc gọi mới | N sa” Cuộc gọi trả về _ / | X F "a

Hình 1.11 Mô hình mạng đi động với các ô chồng chéo 1.3.3 Hàng đợi retrial mạng cục bộ (LAN)

Trong mạng LAN, nhiều nút chia sẻ một liên kết vật lý (kênh) để truyền dữ liệu (gói) của chúng Giả sử rằng nhiều nút gửi các gói của họ cùng một lúc sẽ có thê xảy ra xung đột và tất cả các gói sẽ bị hủy

Do các nút trong mạng LAN được đặt gần nhau, độ trễ lan truyền ngắn hơn nhiều so với thời gian truyền dữ liệu Do đó, các nút có thể có được thông tin hữu

ích về kênh bằng cách cảm nhận sự hiện diện của tín hiệu trên kênh Do đó, các

giao thức CSMA (Carrier Sense Multiple Access) da duoc phat triển Ý tưởng của giao thức CSMA là nó kiểm tra được kênh trước khi truyền đữ liệu Trong giao thức

CSMA liên tục, khi một nút sẵn sàng gửi dữ liệu của nó, nút đó sẽ kiểm tra xem

kênh có bận không Nếu kênh bận, thì nút đó tiếp tục kiểm tra cho đến khi hết kênh

và sau đó ngay lập tức gửi một khung Trong trường hợp có tranh chấp, nút chờ trong một khoảng thời gian ngẫu nhiên và cố gắng truyền lại Vấn để của giao thức

CSMA liên tục là trong điều kiện được tải liên tục, có thể có một số nút chờ tính

hiệu của kênh khả dụng và chúng gửi đữ liệu cùng lúc khi kênh nhàn rỗi Do đó, tranh chấp xảy ra với xác suất cao

Một giao thức khác là CSMA không liên tục, trong đó nếu một nút sẵn sàng gửi đữ liệu, nó sẽ kiểm tra kênh và truyền dữ liệu ngay lập tức nếu liên kết có sẵn, nếu không thì nút chờ trong một thời gian ngẫu nhiên và cố gắng truyền lại Một giao thức CSMA không liên tục được coi là sự kết hợp của các giao thức CSMA 1

Trang 29

va CSMA lién tuc p Trong CSMA lién tuc p, nếu kênh nhàn rỗi, nút sẽ truyền một

khung có xác suất p và trì hoãn việc truyền của nó trong một đơn vị thời gian (độ trễ lan truyền kênh) với xác suất 1 — p Nếu kênh bận, nút tiếp tục kiểm tra cho

đến khi kênh nhà rỗi và lặp lại quy trình tương tự đề gửi khung của nó

Do các tranh chấp trong các giao thức CSMA hồn tồn khơng thể tránh được,

nên sự tái tạo lại xảy ra trong các mạng cục bộ, ví dụ: mạng không dây Do đó, các

mô hình hàng đợi được coi là phù hợp hơn các mô hình hàng đợi tiêu chuẩn trong mô hình hóa và phân tích hiệu suất của các giao thức này [7]

1.3.4 Hàng đợi retrial cho mạng nhận thức

Trong những năm gần đây, các mạng vô tuyến nhận thức được nghiên cứu

rộng rai Phổ cho các mạng không dây bị giới hạn về mặt vật lý Mặt khác, lưu

lượng truy cập của điện thoại thông minh và các thiết bị khác mỗi ngày tăng lên rất nhiều Tuy nhiên, hầu hết băng thông được cấp cho người dùng được cấp phép (người dùng chính) Băng thông không phải lúc nào cũng được sử dụng bởi người dùng chính Ý tưởng của các mạng nhận thức là cung cấp cơ hội cho người dùng thứ cấp sử dụng băng thông này khi người dùng chính không sử dụng nó Người dùng thứ cấp sẽ bị gián đoạn khi có người dùng chính Từ đó, mô hình hàng đợi

retrial thích hợp cho các hệ thống mạng nhận thức [7]

1.3.5 Hàng đợi retrial trong các ứng dụng khác

Bên cạnh các ứng dụng cụ thể được mô tả trên, hàng đợi retrial cũng có nhiều

trong các ứng đụng khác Hàng đợi retrial cho các mạng quang Hơn nữa, một số công nghệ mới nổi như điện toán đám mây, người †a cũng có thể tìm thấy các tình huống khác nhau trong đó hàng đợi retrial có thê được áp dụng Ví dụ, hàng đợi retrial của một máy chủ với thời gian thiết lập được đề xuất cho các máy chủ tiết

kiệm năng lượng Trong các hệ thống đám mây, đơn vị tính toán và đơn vị lưu trữ có thể được xem là các bộ phân độc lập với nhau Mặt khác, trong các hệ thống đám

Trang 30

1.4 TIEU KET CHUONG 1

Trong Chương I này, chúng tôi đã giới thiệu về mô hình hàng đợi tổng quát,

mô hỉnh hang doi retrial va mot số ứng dụng thực tế của mô hình retrial trong cuộc

sống của chúng ta hiện nay

Trong Chương tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu về hệ thống điện toán đám mây, các mô hình triển khai của hệ thống tính toán đám mây Trong đó, chúng tôi sẽ

trình bày các đặc điểm dịch vụ và kiến trúc của điện toán đám mây, là cơ sở cho

việc áp dụng mô hình hàng đợi retrial vào hệ thống này ở Chương 3

Trang 31

Chuong 2 TONG QUAN VE HE THONG DIEN TOAN DAM MAY

Nội dung Chương 2 sẽ là giới thiệu chung về hệ thống điện tốn đám mây, các

mơ hình triển khai, đặc điểm dịch vụ và kiến trúc của hệ thống điện toán đám mây

2.1 TONG QUAN VE HE THONG DIEN TOAN DAM MAY 2.1.1 Giới thiệu về điện toán đám mây

Điện toán đám mây, nói một cách đơn giản, nó có nghia la dién toan Internet

Internet thường được hình dung như những đám mây (Hình 2.1); do đó, thuật ngữ điện

toán đám mây vì tính toán được thực hiện trên Internet Với điện toán đám mây, người

dùng có thê truy cập tài nguyên cơ sở dữ liệu qua Internet từ bất cứ đâu khi họ cần, mà không phải lo lắng về bat kỳ chi phí bảo trì, phần cứng và nhân lực quản lý tài nguyên

Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu trong đám mây rat năng động và có thể mở rộng Điện tốn đám mây khơng giống như điện toán lưới, điện toán tiện ích hoặc điện toán tự động Trên thực tế, nó là một nền tảng rất độc lập về mặt điện toán Ví dụ tốt nhất về điện

toán đám mây là Google Apps nơi mọi ứng dụng có thể được truy cập bằng trình duyệt và nó có thê được triển khai trên hàng ngàn máy tính thông qua Internet a ¬~ — EM = Email _ XÃ " sa Máy tính đ Điện toán đám mây ì ì ( }

Application server F i Cơ sở dữ liêu

Máy tính bảng Điện thoại

= théng minh

Hinh 2.1 M6 hinh dién toan dam may

Trang 32

Điện toán đám mây là sự sẵn có theo yêu cầu của tài nguyên hệ thống máy

tính, đặc biệt là khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng tính toán mà không có sự quản

lý trực tiếp của người đung Thuật ngữ này thường được sử đụng để mô tả các trung tâm đữ liệu có sẵn cho nhiều người dùng qua Internet Các đám mây lớn, chiếm ưu thế ngày nay, thường có các chức năng được phân phối trên nhiễu vị trí từ các máy chủ trung tâm Nếu kết nối với người dùng tương đối gần, nó có thể được chỉ định là máy chủ Các đám mây có thể được giới hạn trong một tô chức (đám mây doanh nghiệp) hoặc có sẵn cho nhiều tổ chức (đám mây cơng cộng) Điện tốn đám mây dựa vào việc chia sẻ tài nguyên để đạt được sự gắn kết và tính kinh tế theo quy mô

Những người ủng hộ các đám mây công cộng và đám mây lai cho rằng điện toán đám mây cho phép các công ty tránh hoặc giảm thiểu chỉ phí cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) Và cũng cho rằng điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp phát triển ứng dụng của họ nhanh hơn, khả năng quản lý được cải thiện và ít bảo trì hơn và nó cho phép các nhóm CNTT điều chỉnh nhanh hơn các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu biến động và khơng thể đốn trước Các nhà cung cấp đám mây thường sử dụng mô hình "trả tiền khi bạn đi", điều này có thê dẫn đến chỉ phí hoạt động bất ngờ nếu quản trị viên không quen với các mô hình định giá trên đám mây

Sự sẵn có của các mạng đung lượng cao, máy tính và thiết bị lưu trữ giá rẻ

cũng như việc áp dụng ảo hóa phan cứng, kiến trúc hướng dịch vụ và điện toán tự động và tiện ích đã dẫn đến sự phát triển của điện toán đám mây

2.1.2 Mô hình triển khai điện toán đám mây

21.21 Đám mây riêng

Đám mây riêng là cơ sở hạ tầng đám mây chỉ hoạt động cho một tổ chức, cho

dù được quản lý nội bộ hoặc bởi bên thứ ba và được lưu trữ bên trong hoặc bên

ngoài tổ chức Thực hiện một dự án đám mây riêng đòi hỏi sự tham gia dang ké dé ảo hóa môi trường kinh đoanh và yêu cầu tổ chức đánh giá lại các quyết định về các tài nguyên hiện có Nó có thê cải thiện kinh doanh, nhưng mỗi bước trong dự án đều

Trang 33

đặt ra các vấn để bảo mật phải được giải quyết để ngăn ngừa các 16 héng nghiém trọng Các trung tâm dữ liệu tự chạy thường chiếm dụng nhiều vốn đề đầu tư Nó đòi hỏi phải phân bổ không gian, phần cứng và kiểm sốt mơi trường tương đối lớn Những tài sản này phải được làm mới định kỳ, dẫn đến chi phí vốn phải bổ sung thường xuyên Nó đã nhận những lời chỉ trích vì người dùng "vẫn phải mua, xây dựng và quản lý chúng" và do đó không được hưởng lợi từ việc quản lý Về cơ bản, trong bài toán kinh tế làm cho điện toán đám mây trở thành một khái niệm hấp dẫn" 21.22 Đám mây dùng chung

Một đám mây được gọi là "đám mây dùng chung" khi các dịch vụ được kết

xuất qua mạng được mở cho sử đụng công cộng Dịch vụ đám mây công cộng có

thể miễn phí Về mặt kỹ thuật có thể có ít hoặc không có sự khác biệt giữa kiến trúc

đám mây công cộng và đám mây riêng Tuy nhiên, việc xem xét bảo mật có thể khác nhau đáng kê đối với các dịch vụ (ứng dụng, lưu trữ và các tài nguyên khác) được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ cho đối tượng công cộng và khi giao tiếp được thực hiện qua một mạng không đáng tin cậy Nói chung, các nhà cung cấp

dịch vụ đám mây công cộng như Amazon Web Services (AWS), IBM, Oradcle, Microsoft, Google và Alibaba sở hữu và vận hành cơ sở hạ tầng tại trung tâm dữ

liệu của họ và thường truy cập thông qua Internet AWS, Oracle, Microsoft và Google cũng cung cấp các dịch vụ kết nối trực tiếp có tên là "AWS Direct

Connect", "Oracle FastConnect", "Azure ExpressRoute" va "Cloud Interconnect"

tương ứng, các kết nối như vậy yêu cầu khách hàng mua hoặc thuê kết nối riêng với điểm tương ứng được cung cấp bởi các nhà cung cấp đám mây [ 17]

2.1.2.3 Dam may lai

Đám mây lai (Hình 2.2) là một thành phần của đám mây công cộng và môi trường riêng tư, chẳng hạn như đám mây riêng hoặc tài nguyên tại chỗ vẫn là các

thực thể riêng biệt nhưng bị ràng buộc với nhau, mang lại lợi ích của nhiều mô

hình triển khai Đám mây lai cũng có thể có nghĩa là khả năng kết nối sắp xếp thứ tự, quản lý và (hoặc) các dịch vụ chuyên dụng với tài nguyên đám mây

Trang 34

một số kết hợp dịch vụ đám mây riêng, công cộng và cộng đồng, từ các nhà cung

cấp dịch vụ khác nhau Một dịch vụ đám mây lai vượt qua ranh giới phân lập và

nhà cung cấp đê không thể đơn giản đưa nó vào một danh mục dịch vụ đám mây riêng, công cộng hoặc cộng đồng Nó cho phép một người mở rộng khả năng của

dịch vụ đám mây, bằng cách tổng hợp, tích hợp hoặc tùy chỉnh với một dịch vụ

đám mây khác

Các trường hợp sử đụng đa dạng cho thành phần đám mây lai tồn tại Ví đụ: một tổ chức có thê lưu trữ dữ liệu khách hàng nhạy cảm trong nhà trên một ứng dụng đám mây riêng, nhưng kết nối ứng dụng đó với ứng dụng kinh doanh thông minh được cung cấp trên đám mây công cộng dưới đạng dịch vụ phần mềm Ví dụ về đám mây lai này mở rộng khả năng của doanh nghiệp dé cung cấp một dịch vụ kinh doanh cụ thê thông qua việc bổ sung các dịch vụ đám mây công cộng có sẵn bên ngoài Việc áp dụng đám mây lai phụ thuộc vào một số yếu tố như bảo mật dữ

liệu và yêu cầu tuân thủ, mức độ kiểm soát cần thiết đối với dữ liệu và các ứng dụng

mà tổ chức sử dụng

Một ví dụ khác về đám mây lai là một trong đó các tổ chức CNTT sử dụng tai

nguyên điện toán đám mây công cộng để đáp ứng nhu cầu năng lực tạm thời mà đám mây riêng không thê đáp ứng Khả năng này cho phép các đám mây lai sử dụng các đám mây bùng nỗ để nhân rộng trên các đám mây Đám mây bùng nỗ là mô hình triển khai ứng dụng, trong đó một ứng dụng chạy trong đám mây riêng hoặc trung tâm dữ liệu và "bùng nổ" lên đám mây công cộng khi nhu cầu về khả năng tính toán tăng lên Một lợi thế chính của sự bùng nỗ đám mây và mô hình đám mây lai là một tổ chức chỉ trả tiền cho các tài nguyên tính toán bổ sung khi cần thiết Đám mây bùng nỗ cho phép các trung tâm đữ liệu tạo ra một cơ sở hạ tầng CNTT nội bộ hỗ trợ khối lượng công việc trung bình và sử dụng tài nguyên đám mây từ các đám mây công cộng hoặc riêng tư, trong các nhu cầu xử lý tăng đột biến Mô hình chuyên biệt của đám mây lai, được xây đựng trên phần cứng không đồng nhất, được gọi là "Đám mây lai đa nền tảng" Một đám mây lai đa nền tảng thường được cung cấp bởi các kiến trúc CPU (Central Processing Unit) khác

Trang 35

nhau, ví dụ, x86, x64, ARM và bộ xử lý nhỏ hơn Người dùng có thể triển khai và

mở rộng các ứng dụng một cách minh bạch mà không cần biết về sự đa đạng phần cứng của đám mây SY ro eae Bén ngoai céng ty Công ty

Hình 2.2 Các loại điện toán đám mây

2.2 HE THONG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MAY

2.2.1 Khái niệm về hệ thống điện toán đám mây 2.2.1.1 Đổi mới công nghệ (technology innovation)

Các công nghệ được đưa thường được sử dụng như nguồn cảm hứng và đôi khi, nền tảng thực tế mà mới đổi mới công nghệ có nguồn gốc được phát triển và xây dựng Phần này mô tả ngắn gọn các công nghệ có sẵn được coi là những ảnh hưởng chính trên điện toán đám mây

2.2.1.2 Phan cum (clustering)

Một cụm là một nhóm các tài nguyên CNTT độc lập được kết nối với nhau và

hoạt động như một hệ thống duy nhất Tỷ lệ lỗi hệ thống được giảm trong khi tính khả dụng và độ tin cậy được tăng lên, vì tính năng dự phòng và chuyên đổi dự

Trang 36

phòng là vốn có của cụm Một điều kiện tiên quyết chung của phân cụm phần cứng là các hệ thống thành phần của nó có phần cứng giống hệt nhau và các hệ điều hành dé cung cấp các mức hiệu suất tương tự khi một thành phần bị lỗi được thay thế bởi

thành phan khác Các thiết bị thành phan tạo thành một cụm được giữ đồng bộ

thông qua kênh riêng chuyên dụng, liên kết truyền thông tốc độ cao Khái niệm cơ bản về dự phòng và chuyên đổi dự phòng tích hợp là các khái niệm cốt lõi của nền tảng đảm mây

2.2.1.3 Điện toán lưới (grul computing)

Một lưới điện toán (hay lưới tính toán trên mạng) cung cấp một nền tảng trong đó các tài nguyên điện toán được tô chức vào một hoặc nhiều nhóm logic Các nhóm này

được phối hợp để cung cấp một hiệu suất cao lưới phân tán, đôi khi được gọi là một

siêu máy tính ảo Điện toán lưới khác với phân cụm trong đó các hệ thống lưới được

liên kết và phân phối lỏng lẻo hơn nhiều Kết quả là, hệ thống điện toán lưới có thể liên

quan đến tài nguyên điện tốn khơng đồng nhất và phân tán về mặt địa lý, thường

không có thể với các hệ thống dựa trên điện toán cụm Điện toán lưới là một lĩnh vực

nghiên cứu đang diễn ra trong khoa học máy tính từ đầu những năm 1990 Các tiến bộ

công nghệ đạt được bởi các dự án điện toán lưới đã ảnh hưởng đến các hướng khác nhau của nên tảng đám mây và cơ chế tính toán, đặc biệt liên quan đến các bộ tính

năng cơ bản như truy cập mạng, tổng hợp tài nguyên, khả năng mở rộng và khả năng

phục hồi Các loại tính năng này có thể được thiết lập bởi cả lưới điện toán và điện toán đám mây, theo các cách tiếp cận của riêng chúng Ví dụ, điện toán lưới dựa trên lớp

phần mềm trung gian được triển khai trên các tài nguyên điện toán Những tài nguyên CNTT tham gia vào một nhóm lưới thực hiện một loạt chức năng phân phối và phối hợp các công việc Tầng trung lưu này có thể chứa logic cân bằng tải, điều khiển chuyển đổi dự phòng và cấu hình tự động quản lý Chính vì lý do này mà một số phân

loại điện toán đám mây là kết quả của điện toán lưới trước đó [17]

2.2.1.4, Ao héa (virtualization)

Ảo hóa đại diện cho một nền tảng công nghệ được sử dụng để tạo các đối

tượng ảo của tài nguyên CNTT Một lớp phần mềm ảo hóa cho phép các tài nguyên

Trang 37

CNTT cung cấp nhiều ảnh ảo của chính chúng mà khả năng xử lý cơ bản của chúng có thể được chia sẻ bởi nhiều người đùng Trước sự ra đời của các công nghệ ảo

hóa, phần mềm đã bị giới hạn trong việc lưu trữ và được kết hợp với môi trường

phần cứng tĩnh Quá trình ảo hóa chấm đứt sự phụ thuộc phần cứng-phần mêm này, như yêu cầu phần cứng có thể được mô phỏng bằng phần mềm mô phỏng chạy trong môi trường ảo hóa Các công nghệ ảo hóa được thiết lập có thể bắt nguồn từ

một số đặc điểm của đám mây và cơ chế điện toán đám mây, đã bắt nguồn cho

nhiều tính năng cơ bản của chúng Khi điện toán đám mây phát triển, một thế hệ

công nghệ ảo hóa hiện đại xuất hiện để khắc phục các hạn chế về hiệu suất, độ tin

cậy và khả năng mở rộng của nên tảng ảo hóa truyền thống [17]

2.2.1.5 Đổi mới công nghệ (technology innovation) và công nghệ thực năng hóa (enabling technology)

Điều cần thiết là làm nổi bật một số lĩnh vực công nghệ khác để tiếp tục đóng

góp cho nền tảng dựa trên đám mây hiện đại Chúng được phân biệt gọi là các công nghệ thực năng hóa đám mây (cloud-enabling technology), sau đây là các công nghệ thường được đề cập đến trong điện toán đám mây:

e Mạng băng thông rộng và kiến trúc Internet e Công nghệ trung tâm dữ liệu

e Công nghệ ảo hóa (hiện đại)

e Công nghệ web e Công nghệ đa năng

e Công nghệ dịch vụ

Mỗi công nghệ thực năng hóa đám mây này đã tồn tại trước sự ra đời của điện

toán đám mây Một số công nghệ đã được cải tiến hơn nữa, và đôi khi thậm chí được

định nghĩa lại, là kết quả của quá trình phát triển tiếp theo của điện toán đám mây 2.2.1.6 Dam may (cloud)

Một đám mây đề cập đến một môi trường CNTT riêng biệt được thiết kế cho

Trang 38

nay bat nguồn từ một cách nói ẩn dụ trên Internet, về bản chất, nó là một mạng

lưới các mạng cung cấp quyền truy cập từ xa vào một nhóm các tài nguyên CNTT

phân tán Điện toán đám mây trở thành một nhánh CNTT được công nhận của riêng nó, biểu tượng của đám mây thường được sử dụng để đại diện cho Internet trong một loạt các thông số kỹ thuật và tài liệu chính của các kiến trúc dựa trên nên Web Biểu tượng được sử dụng để thể hiện cụ thể ranh giới của môi trường

đám mây

Điều quan trọng là phải phân biệt thuật ngữ “đám mây” và biểu tượng đám mây từ Internet Là một môi trường cụ thể được sử dụng đề cung cấp tài nguyên CNTT từ xa, một đám mây có ranh giới hữu hạn Có nhiều các đám mây riêng lẻ có thê truy cập qua Internet Trong khi đó Internet cung cấp truy cập mở cho nhiều tài nguyên CNTTT dựa trên Web, một đám mây thường thuộc sở hữu riêng và cung cấp quyển truy cập vào tài nguyên CNTT Phần lớn Internet đành riêng cho việc truy cập các tài nguyên CNTTT dựa trên nội dung được phát hành qua World Wide Web (WWW) Mặt khác, tài nguyên CNTT được cung cấp bởi môi trường đám mây được đành riêng để cung cấp khả năng xử lý bacÄ-end và truy cập dựa vào người dùng cho các khả năng này Một điểm khác biệt quan trọng là nó không cần thiết cho các đám mây dựa trên Web ngay cả khi chúng dựa trên các giao thức và công nghệ Internet Các giao thức đề cập đến các tiêu chuẩn và phương pháp cho phép các máy tính kết nối với nhau theo một cấu trúc và xác định trước Một đám mây có thể dựa vào việc sử dụng bất kỳ giao thức nào cho phép truy cập từ xa vào tài nguyên CNT của nó

2.2.1.7 Tai nguyén CNTT (IT resource)

Một đài nguyên CNTT là yêu tố CNTT liên quan đến phần cứng vật ly hay ảo

mà nó có thể dựa trên phan mém, chang hạn như một máy chủ ảo hoặc chương trình

phần mềm tùy chỉnh hoặc dựa trên phần cứng, chẳng hạn như máy chủ vật lý hoặc

thiết bị mạng (Hình 2.3)

Trang 39

si Bs ” | he | ee | a Chương trình

May chu vat WF : SE EY May chi 4o : phan mém Ä x Dich vu Thiết bị lưu trữ Thiết bi mang

Hình 2.3 Một số biêu tượng của cơng nghệ điện tốn đám mây

Hình 2.4 minh họa cách biểu tượng đám mây có thể được sử dụng để xác định

ranh giới cho môi trường dựa trên đám mây lưu trữ và cung cấp một bộ tài nguyên

CNTT Do đó, tài nguyên CNTT được hiển thị được coi là tai nguyên CNTT dựa trên đám mây Ps, i | Ị i < Se we I a | Ñ Z XD, xe =) fo sx ~ re À / Reg oe — | “ |

Hình 2.4 Minh họa cho trường hợp đám mây có 08 tài nguyên CNTT bao gồm: 04

máy chủ ảo, 03 hệ thống lưu trữ và 02 dịch vụ

Kiến trúc công nghệ và các kịch bản tương tác khác nhau liên quan đến tài nguyên CNTT được minh họa trong sơ đồ giống như trong Hình 2.4 Cần lưu ý những điểm quan trọng sau đây khi nghiên cứu và làm việc trên các sơ đồ này như sau:

- Tài nguyên CNTT được hiển thị trong ranh giới của biểu tượng đám mây cụ thể thường không đại diện cho tất cả tài nguyên CNTT có sẵn được lưu trữ bởi đám mây đó Các tập hợp con của tài nguyên CNTT thường được tô sáng đề thể hiện

một chủ để cụ thé

Trang 40

- Tập trung vào các khía cạnh liên quan đến một chủ dé đòi hỏi các sơ đồ tập trung vào các quan điểm trừu tượng của các kiến trúc công nghệ cơ bản Điều này

có nghĩa là chỉ một phần của chỉ tiết kỹ thuật thực tế được biểu thị

Hơn nữa, một số sơ dé sẽ hiển thị tài nguyên CNTT bên ngoài biểu tượng đám mây Quy ước này được sử dụng đề chỉ ra tài nguyên CNTT không dựa trên đám mây 2.2.1.8 Cơ sở tại chỗ (on-premise)

Là một môi trường riêng biệt và có thể truy cập từ xa, một đám mây đại diện

cho một tùy chọn để triển khai tài nguyên CNTT Tài nguyên CNTT được lưu trữ trong một doanh nghiệp CNTT được giới hạn trong phạm vi tổ chức được coi là nằm trong khuôn khổ của doanh nghiệp CNTT, hoặc gọi là gi cố cho ngắn

gọn Nói cách khác, thuật ngữ về cơ sở tại chỗ là một cách khác để nói rõ về cơ sở dữ liệu trên cơ sở của một môi trường CNTT được kiểm sốt khơng dựa trên nên

tang dam mây Thuật ngữ này được sử dụng như một sự thay thé tài nguyên CNTT cho “nền tảng dựa vào đám mây” Một tài nguyên CNTT tại chỗ không thể dựa trên nên tảng đám mây và ngược lại Lưu ý các điểm chính sau:

- Tài nguyên CNTT tại chỗ có thê truy cập và tương tác với tài nguyên CNTT dựa trên đám mây

- Tài nguyên CNTT tại cơ sở có thể được chuyên sang đám mây, do đó thay đổi tài nguyên CNTT thành tài nguyên CNTT dựa trên đám mây

- Việc triển khai dự phòng tài nguyên CNTT có thể tổn tại trong cả môi trường tại chỗ và trên nền tảng đám mây

Nếu sự khác biệt giữa tài nguyên CNTT tại chỗ và trên nền tảng đám mây gây ra nhằm lẫn trong mối quan hệ với các đám mây riêng, sau đó có thể sử dụng điều

kiện thay thế khác

2.2.1.9 Đơn vị thuê bao đám mây (cloud consumer) và đơn vị cung cấp đám mây (cloud provider)

Bên cung cấp tài nguyên CNTT dựa vào đám mây là đơn vị cung cấp dam mây Bên sử dụng CNTTT dựa trên đám mây tài nguyên là đơn vị thuê bao đám

Ngày đăng: 11/01/2024, 22:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w