1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ mở rộng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam eximbank

124 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

VĂN THÁI BẢO NHI

MỞ RỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MAI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

CHUYEN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: PGS., TS NGÔ HƯỚNG

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực

Học viên ký tên

Trang 3

Eximbank | Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam

UBND Ủy Ban Nhân Dân

DN Doanh nghiệp

XK Xuất khẩu

KHDN Khach hang doanh nghiép

NHNN VN | Ngan hang Nha Nuéc Việt Nam TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng XNK Xuất nhập khẩu USD Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam

TKTG Tài khoản tiên gửi TTXK Thanh toán xuất khẩu

TCKT Tổ chức kinh tế

Đ/A Nhờ thu trả chậm kèm chứng từ

D/P Nhờ thu trả ngay kèm chứng từ TTR Điện chuyển tiền

L/C Tin dung thy

WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

KEXIM Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn Quốc

Trang 4

Stt| Bang so TEN BANG TRANG

1 | Bang 2.1 | Chi tiết cơ cấu nguồn vốn của Eximbank 40

2 | Bảng 2.2 | Doanh số & dư nợ chiết khấu chứng từ xuất khẩu

của Eximbank 42

3 | Bảng 2.3 | Dư nợ tài trợ tín dụng xuất khẩu của Eximbank 45 4 | Bảng 2.4 | Chi tiết số lượng khách hàng có dư nợ tài trợ tín dụng 45

xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp tại thời điểm

30/09/2008 | |

5 | Bảng 2.5 | Thu nhập từ lãi cho vay xuất khẩu và phí thanh toán 46

xuất khẩu tại Eximbank

6 | Bảng 2.6 | Doanh số thanh toán xuất khẩu tại Eximbank 48 7 | Bảng 2.7 | Chi tiết doanh số thanh toán xuất khẩu của Eximbank

theo phương thức thanh toán 49

8 | Bang 2.8 | Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về dịch vụ 50

thanh toán xuất khẩu tại Eximbank

9 | Bảng 2.9 | Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng về hoạt

Trang 5

St| Biểu số TEN BIEU TRANG

1 | Biéu2.1 | Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Eximbank 41 2 | Biéu2.2 | Tốc độ tăng trưởng dư nợ tài trợ tín dụng xuất khẩu tại

Eximbank qua các năm 43

3 | Biểu 2.3 | Tốc độ tăng trưởng doanh số xuất khẩu tại Eximbank 49

DANH MỤC SƠ ĐỒ

St | Sơ đồ số TÊN SƠ ĐỒ TRANG

1 | Sodé 2.1 | Sơ đỗ tổ chức hệ thống ngân hàng Eximbank 33

Trang 6

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục _ Danh mục từ viết tắc Danh mục các bảng etek Danh muc cac biéu MỞ ĐẦU

Ị Tính cấp thiết của đề tài

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

3 Mục đích nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu 6 Kết cấu của luận văn

CHUGNG 1: TONG QUAN VE TAITRG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

11 VAT TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

1.1.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nên kinh tế

1.1.1.1 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc nay sản xuất

phát triển |

1.1.1.2 Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nền kinh tế

1.1.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và

Trang 7

1.1.2 1.1.2.1 1.1.2.2 1.1.2.3 1.1.2.4 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3 1.3.1 1.3.1.1 1.3.1.2 1.3.1.3 1.3.2 1.3.2.1 1.3.2.2 1.3.2.3 1.4

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa

Lợi thế cạnh tranh quốc gia - Chính sách ngoại thương Chính sách tài chính Các yếu tố khác VAI TRÒ CỦA TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI

Đối với ngân hàng thương mại

Đối với doanh nghiệp

Đối với nên kinh tế

CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tín dụng xuất khẩu

Tài trợ vốn lưu động để thu mua chế biến hàng xuất khẩu trước khí

giao hàng |

Tài trợ trong thanh toán hàng xuất khẩu

Các hình thức tài trợ xuất khẩu khác

Bảo lãnh xuất khẩu

Bao lanh dy thau (Tender guarantee)

Bảo lãnh ứng truéc (Advance payment guarantee)

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performannce guarantee)

Trang 8

1.4.2 1.4.3 15 1.5.1 1.5.1.1 1.5.1.2 1.5.1.3 1.5.2 Rủi ro lãi suất Rủi ro tỷ giá

CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ

QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chương trình tài trợ xuất khẩu của một số quốc gia

Chương trình tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng XNK Thái Lan

Chương trình tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng XNK Hàn Quốc

Chương trình tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng XNK Malaysia

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

KET LUAN CHUONG 1

CHUONG2: THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TÍN DỤNG XK No — 2.1.1 2.1.2 2.1.2.1 2.1.2.2 2.1.2.3 2.2 2.2.1 2.2.1.1 TẠIEXIMBANK GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EXIMBANK Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển Tổ chức và mạng lưới hoạt động kinh doanh của Eximbank Tổ chức bộ máy quần lý

Mạng lưới hoạt động kinh đoanh của Eximbank

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Eximbank

THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK

Tổ chức và quy định nội bộ liên quan đến hoạt độg tài trợ tín dụng xuất khẩu tại Eximbank

Trang 9

222

khẩu tại Eximbank

Kết quá thực hiện hoạt động tài trợ tín dụng xuất khẩu tại

Eximbank

2.2.2.1 Nguồn vốn tăng nhanh, đặc biệt vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng nguồn vốn

2.2.2.2_ Dư nợ tài trợ tín dụng xuất khẩu có chiều hướng tăng và số lượng khách hàng vay vốn tài trợ xuất khẩu cũng tăng nhanh

2.2.2.3 Thu nhập từ lãi vay tài trợ xuất khẩu và phí dịch vụ thanh toán xuất

khẩu tăng trưởng tốt

2.2.2.4 Quản lý rủi ro tín dụng đã được chú trọng và nợ quá hạn luôn được

kiểm soát ở mức dưới 1% từ năm 2005 đến năm 2007 2.2.2.5 Sử dụng có hiệu quả các công cụ bảo hiểm tỷ giá

2.2.2.6 Doanh số thanh toán xuất khẩu tăng và được khách hàng tín nhiệm trong dịch vụ thanh toán

2.2.3 Những tổn tại và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động tài trợ tín

dụng xuất khẩu của Eximbank 2.3.1 Nhifng t6n tai 2.3.2 — Nguyên nhần KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3:_ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG TÀI TRỢ fad * — 3.1.1 3.1.2 3.1.2.1

Trang 10

3.1.2.3 3.2 3.2.1 3/211 3.2.1.2 3.2.1.3 3.2.2 3.2.2.1 3.2.2.2 Định hướng phát triển địch vụ thanh toán quốc tế MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN MỞ RỘNG TÀI TRỢ

TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI EXIMBANK

Giai pháp từ phía Eximbank

Giải pháp mở rộng tài trợ xuất khẩu

Giải pháp hạn chế rủi ro Giải pháp hỗ trợ

Các giải pháp từ phía các cơ quan hữu quan góp phần hỗ trợ Eximbank mở rộng tài trợ xuất khẩu

Giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước

Trang 11

1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Với kết quả thống kê của ngành chức năng, giai đoạn 1991-1925 xuất khẩu

của Việt Nam chiếm 26% GDP, giai đoạn 1996-2000 là 38%, giai đoạn 2001-2005 là

54% và năm 2007 chiếm hơn 60% GDP cho chúng ta thấy hơn 16.000 doanh nghiệp

hoạt động sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam đang góp phần không

nhỏ trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Trong năm 2008, Quốc Hội để ra “mục tiêu xuất khẩu hàng hóa tăng 22% so

với năm 2007 đạt 58,60 tỷ USD”[7] càng khẳng định rõ vai trò của hoạt động xuất

khẩu đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, từ đầu năm 2008 do tĩnh hình lạm phát tăng cao nên Ngân hàng nhà nước và Chính Phủ đã đưa ra nhiều giải pháp

nhầm kiểm chế lạm phát — trong số đó có giải pháp siết chặt tín dụng với mức tăng trưởng tối đa là 30% so với năm 2007 thông qua các biện pháp: tăng dự trữ bắt buộc,

phát hành tín phiếu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bắn, tăng lãi suất tái chiết khấu, và vì

vậy lãi suất cho vay trên thị trường tăng cao Đứng trước tình hình này, các doanh

nghiệp xuất khẩu cảng khó khăn trong nguồn vốn hoạt động và hiệu quả kinh doanh

giảm do phải chịu chỉ phí lãi vay quá cao và tỷ giá ngoại tệ biến động bất thường Trong tổng số hơn 16.000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu

của Việt Nam thì có đến 2/3 là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất khiêm

tốn và hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay bên ngoài - đặc biệt là nguồn vốn vay

ngân hàng Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn chưa giải được bài toán khó

là m đâu ra tài sản đấm bảo đủ để đáp ứng yêu cầu vốn kính doanh trong khi các ngân hàng thương mại luôn đặt vấn để đảm bảo vốn vay lên hàng đầu Mặc khác, do đặc thù trong hoạt động thanh toán quốc tế mang nhiều rủi ro tiém ẩn của giao dịch

ngoại thương nên các Ngân hàng thương mại Việt Nam rất thận trọng trong quyết

Trang 12

khăn về thanh khoắn của các ngân hàng thương mại trong những thắng đầu năm 2008

thì các doanh nghiệp xuất khẩu càng khó tiếp cận nguồn vốn tài trợ của ngân hàng và

nếu có thể cũng phải trả với một mức lãi suất khá cao, khó đảm bảo được hiệu qua

kinh doanh

Chính vì tính thời sự nóng hổi về vấn để hỗ trợ nguôn vốn cho các doanh

nghiệp xuất khẩu nêu trên, với kinh nghiệm làm việc 13 năm trong nghiệp vụ tài trợ

tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tôi đã quyết định chọn để tài “Mở rộng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam (Exùnbank) ” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình với mong muốn

nghiên cứu góp phần tìm lời giải cho bài toán nguồn vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu và để xuất một số giải pháp góp phần cho việc phát triển nghiệp vụ tài trợ xuất

khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2- TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN:

Thời gian gần đây, tôi được biết một để tài tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng

thương mại đã được nghiên cứu, cụ thể:

- _ Võ cơng Dũ, “Hồn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam”, năm 2008 Mục đích nghiên cứu của công trình này là nhim tim ra

giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt

Nam (BDV) |

Luận văn “Mở rộng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

Việt Nam (Exinbank)” chỉ tập trung nghiên cứu và để xuất các giải pháp đối với hoạt

động tài trợ tín dụng xuất khẩu cho một ngân hàng cụ thể, đó là ngân hàng

Eximbank Mục tiêu của các giải pháp là: Mở rộng tài trợ tín dụng xuất khẩu tại

Eximbank theo hướng cung ứng dịch vụ trọn gói cho các doanh nghiệp xuất khẩu và quần trị các rủi ro liên quan đến hoạt động tài trợ tín dụng xuất khẩu nhằm nâng cao

hiệu quả kinh doanh của Eximbank

Trang 13

Một là, nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn để cơ bản về tài trợ tín dụng xuất khẩu của ngân hàng thương mại thông qua những hình thức tài trợ và các rủi ro phát sinh trong tài trợ tín dụng xuất khẩu

Hai là, nhận định tình hình tài trợ tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank

trong thời gian qua bằng việc phân tích, đánh giá nghiệp vụ tài trợ tín dụng xuất khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp và qua kết quả khảo sất ý kiến đánh giá của khách

hang Eximbank về các địch vụ có liên quan đến tài trợ tín dụng xuất khẩu

Ba là, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần mở rộng

tài trợ tín đụng xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank trong thời gian tỚI

Bốn là, tổng kết những rủi ro trong hoạt động tài trợ ứn dụng xuất khẩu và trên

cơ sở đó để xuất những biện pháp quần trị nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động tài trợ tín dụng xuất khẩu tại Eximbank

4- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

* Đốt tượng nghiên cứu: -

Đối tượng nghiên cứu của để tài là hoạt động tài trợ tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Eximbank

* Phạm vị nghiên Cứu:

Nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Eximbank trong 3 năm

2005, 2006, 2007 và 9 tháng đầu năm 2008

Chọn 118 mẫu khách hàng doanh nghiệp hiện có quan hệ thanh toán xuất khẩu

với Eximbank để khảo sát ý kiến đánh giá về các địch vụ liên quan đến hoạt động tài

trợ tín dụng xuất khẩu của Eximbank

* Giới hạn phạm ví nghiên cứu:

Hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại bao hàm rất nhiều

mảng nghiệp vụ như: tài trợ vén đầu tư, tài trợ vốn lưu động, dich vu bảo lãnh xuất

khẩu, dịch vụ thanh toán xuất khẩu, dịch vụ kinh doanh tiên tệ,.Trong phạm vị

Trang 14

khẩu với hai mảng nghiệp vụ phổ biến nhất đó là tín dụng vốn lưu động (tín dụng

ngắn hạn) và bảo lãnh xuất khẩu

5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp nghiên cứu

điều tra với thông tin được thu thập từ mẫu nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu

hỏi điều tra Tiếp theo, sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn với lý luận để nhận định và đề xuất các giải pháp

6- KẾT CẤU CUA LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo ba chương:

% Chương: Tổng quan về tài trợ tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại

*% Chương: Thực trang hoạt động tài trợ tín dụng xuất khẩu tại Eximbank

% Chương: Một số biện pháp nhằm góp phần mở rộng tài trợ tín dụng xuất khẩu tại

Eximbank

Nhận thức rằng đây là vấn để thời sự của năm 2008 trong khi thời gian nghiên

cứu cũng như kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn, trao đổi quý báu cha Quy Thay, Cô và các nhà khoa hoc quan tâm đến để tài này để luận văn được hồn thiện hơn

Tơi xin bày tỏ lòng cám ơn tới người hướng dẫn khoa học PGS-TS Ngô Hướng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này Tôi cũng xin chân

thành cảm ơn đến tập thể các thầy, cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hỗ

Chí Minh đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình

học tập và nghiên cứu Xin cám ơn Ban lãnh đạo Eximbank, bạn bè và đồng nghiệp

Trang 15

TỔNG QUAN VỀ

TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THUONG MAI

1.1 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ:

1.1.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế:

Xuất khẩu là việc hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước được đem đi

tiêu thụ ở nước ngoài Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, là

phương tiện thúc đẩy nên kinh tế phát triển Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, cụ thể như sau:

1.111 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: |

Xuất khẩu góp phân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia hướng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đã vạch ra

Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội

phát triển thuận lợi Chẳng hạn, khi phát triển ngành đệt may xuất khẩu tạo cơ hội

cho phát triển các ngành xuất khẩu nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm Sự

phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu kéo theo sự phát

triển của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến

Xuất khẩu giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những

ngành liên quan khác Xuất khẩu tạo ra khả nãng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp

cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước

Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp không ngừng cải

tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho hiệu quả, giảm chỉ phí và

tăng năng suất

Trang 16

Để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, nguyên vật hệu phục

vụ cho sẵn xuất, hàng hóa tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được thì cần phải có nguồn ngoại tệ lớn để thực hiện Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch,

các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động Trong đó, nguồn ngoại tệ thu về

từ hoạt động xuất khẩu là nguồn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền

kinh tế,

1.1.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải

thiện đời sống nhân dân:

Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu Chính các ngành sản xuất hàng xuất khẩu thu bút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập không thấp

Xuất khẩu cũng làm tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó tác động làm

tăng tiêu dùng nội địa Xuất khẩu còn tạo ra nguôn vốn để nhập khẩu vật phẩm

tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm các

nhu cầu tiêu đùng của nhân dân

Quan trọng hơn cả xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện

1.1.1.4 Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đốt ngoại: Xuất khẩu và các quan bệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại lẫn nhau

Chẳng hạn, hoạt động xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này tạo điều kiện mở

rộng hoạt động xuất khẩu

11.2 — Các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa:

Quá trình xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu

Trang 17

Trong một thế giới ngày càng tự do hóa thương mại, chiến lược phát triển

kinh tế của từng ngành kinh tế, từng quốc gia cần tập trung vào việc tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của quốc gia phù hợp với đặc điểm riêng, trình

độ phát triển của thị trường và trình độ của nên kinh tế, của từng ngành kinh tế

Lợi thế cạnh tranh quốc gia của mỗi nước là kết quả tổng hợp của lợi thế

cạnh tranh của những ngành kinh tế chủ lực cấu thành nền kinh tế của đất nước

đó Các ngành kinh tế đó có quan hệ với nhau và với môi trường kinh tế chung của quốc gia Trung tâm Thương mại Quốc tế chia quá trình phát triển mỗi ngành kinh tế thành ba giai đoạn lớn đó là: () giai đoạn dựa vào tài nguyên sẵn có, (ii)

giai đoạn dựa vào đầu tư và G11) giai đoạn dựa vào đổi mới công nghệ và quản lý

Tương ứng với mỗi giai đoạn là một trình độ của tư duy quản lý Mỗi giai đoạn

dựa vào các yếu tố chủ yếu khác nhau và ứng với các nhóm thách thức khác

nhau

Ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, các nguồn lực tự nhiên và lao động rẻ có thể tận dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia trong giai đoạn

phát triển ban đầu Có thể thấy rõ lợi thế của Việt Nam hiện nay là xuất khẩu các

nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, than, khoáng sản và các mặt hàng

nông lâm, thủy hải sản Xuất khẩu thời gian qua chủ yếu dựa vào khai thác lợi

thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây

dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn hơn

1.1.2.2 Chính sách ngoại thương:

Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ cơ bản của chính sách ngoại thương

là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tự do kinh doanh trên thị

trường trong nước và nước ngoài nhằm tăng trưởng kinh tế quốc dan theo định

hướng đã vạch ra Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, chính sách

Trang 18

điều kiện kinh tế, lịch sử cụ thể Cho đến nay, chính sách ngoại thương của các

nước đều gồm hai xu hướng: bảo hộ và tự do buôn bán

Ở Việt Nam, Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành

phần kinh tế tham gia sẵn xuất, kinh đoanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có

khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu các sản phẩm

thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm; nâng dan tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sẵn xuất trong nước Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước

1.1.2.3 Chính sách tài chính:

Chính sách tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm tăng năng lực

sản xuất và xuất khẩu, tạo nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia Do vậy, hầu

hết các nước đều dùng biện pháp này để đẩy mạnh xuất khẩu Có nhiều biện

pháp thực hiện chính sách tài chính hỗ trợ xuất khẩu, cơ bản có một số biện pháp

sau:

- Tín dụng tài trợ xuất khẩu: để thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu

Chính Phủ các nước xây dựng chính sách tín dụng tài trợ xuất khẩu Cơ quan để thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu này gồm các NHTM và cơ quan thực hiện

chính sách của Chính Phú Hầu hết các nước đều khuyến khích xuất khẩu bằng

nhiều công cụ khác nhau, trong đó lãi suất là một công cụ truyền thống và mang

lại hiệu quả Để khuyến khích xuất khẩu thông qua lãi suất, các NHTM thường áp dụng mức lãi suất tài trợ xuất khẩu thấp hơn mức lãi suất thị trường để thu hút

nguồn vốn ngoại tệ từ xuất khẩu Hơn nữa, một số nước hình thành ngân hàng

xuất nhập khẩu chuyên trợ giúp và khuyến khích xuất khẩu thông qua công cụ lãi

“4 ` z “A ’ 2 A a ^ a” A + tA

Trang 19

cũng thực hiện chức năng tài trợ xuất nhập khẩu nhưng không phải là ngân hàng

của Chính Phủ chuyên trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu như các các nước khác

- Chính sách về tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu Khi tỷ giá thay đổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu Để đẩy mạnh và

khuyến khích xuất khẩu nhiều quốc gia thực hiện phá giá đồng tiền của nước

mình (giảm giá đồng tiên) làm cho tỷ giá hối đoái thực tế giảm

- Thuế xuất khẩu và ưu đãi về thuế: để đẩy mạnh xuất khẩu các nước áp

dụng thuế xuất khẩu đối với rất ít mặt hàng Đánh thuế xuất khẩu cao vào những

san phẩm không chế biến và thấp hơn hoặc không đánh thuế vào các sẵn phẩm

đã chế biến Về nguyên tắc, việc đánh thuế như vậy có thể tăng thêm giá trị gia

tăng đối với nguyên liệu xuất khẩu, từ đó tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế Ngoài chính sách thuế đối với xuất khẩu, Việt Nam cũng như nhiều

nước đang phát triển khác có chính sách ưu tiên về thuế đối với các đầu vào nhập

khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Hầu hết các nguyên liệu và bán thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không đánh thuế nhập khẩu hoặc đánh thuế rất thấp

Đồng thời, để khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước quy định việc miễn giảm hoặc

hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu

1.1.2.4 Các yếu tố khác:

- - Môi trường kinh tế của khách hàng:

Doanh nghiệp khi vươn hoạt động của mình ra nước ngoài cần phải nghiên

cứu nền kinh tế của nước mà doanh nghiệp muốn hướng tới Tính hấp dẫn của một đất nước với tư cách là thị trường xuất khẩu do hai đặc điểm quyết định: thứ nhất là cơ cấu kinh tế, hứ hai là tính chất phân phối thu nhập của nước đó

Cơ cấu kinh tế của một nước quyết định nhu câu của nước đó về hàng hóa,

địch vụ, mức thu nhập và tỷ lệ người có công ăn việc làm Những nhu cầu trên

Trang 20

nước công nghiệp phát triển Khả năng xuất khẩu của một nước cũng quyết định nhu cầu nhập khẩu của họ

Đặc điểm thứ hai cần phải biết đến để bán được hàng là tính chất phân

phối thu nhập trong nước bạn hàng Những đặc điểm về thu nhập dân cư của một nước có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, chất lượng và cơ cấu hàng mua

- - Môi trường văn hóa xã hội:

Mỗi quốc gia đều có những phong tục, tập quán, những quy tắc, truyền thống văn hóa, những điều cấm ky riêng của quốc gia đó ĐỂ hoạt động kính

doanh không bị thất bại, người bán hàng phải nghiên cứu kỹ xem những người mua Ởở nước ngoài chấp nhận mặt hàng này hay mặt hàng kia như thé nao va ho

sử dụng chúng ra sao

Các nước còn khác nhau cả về nguyên tắc xử sự trong kinh doanh Mỗi

nước, thậm chí mỗi vùng trong một nước có những truyền thống văn hóa riêng, sở thích riêng và những điều kiêng ky riêng mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

cần biết, cần nghiên cứu để công việc kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao nhất

-_ Môi trường chính trị ~ pháp luật:

Các quốc gia thường rất khác nhau về môi trường chính trị - Luật pháp

Để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu, khi thiết lập quan hệ kinh doanh với ban

hàng ở một quốc gia nào đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý các nhân tố:

thái độ của Chính Phủ đối với việc mua hàng ngoại; sự ổn định chính trị; những

hạn chế về ngoại tệ; bộ máy nhà nước

- Yếu tố cạnh tranh:

Cạnh tranh trên thị trường quốc tế rất gay gắt, vẫn còn nhiều hàng rao can

trở thương mại được dựng lên để bảo hộ thị trường trong nước khỏi cạnh tranh của DƯỚớc ngoài

Ở Việt Nam, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh nghiệm hoạt

Trang 21

1.2 VAI TRÒ CỦA TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NHTM:

Theo quan điểm của các NHTM, tài trợ xuất khẩu cùng với các địch vụ

ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp xuất khẩu về phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu

quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại quốc tế

Thông qua hoạt động tài trợ xuất khẩu, NHTM đã cung cấp hệ thống các

giải pháp và kỹ thuật tài trợ đa dạng, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giảm bớt những khó khăn về tài chính và giữ được uy tín trong kinh doanh Cụ thể, tài trợ xuất khẩu của NHTM có vai trò:

1.2.1- Đối với ngân hàng thương mại: |

- Thông qua các hình thức tài trợ xuất khẩu đa đạng, ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp có điều kiện thực hiện hiệu quả hơn những thương vụ kinh doanh

của mình Qua đó, ngân hàng có thể mở rộng được mối quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, giúp nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh trên

thị trường trường quốc tế -

- Tài trợ xuất khẩu đối với doanh nghiệp góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng từ:

+ Nguồn thu nhập lãi và phí dịch vụ

+ Tài trợ xuất khẩu góp phần nâng cao hoạt động kiểm soát của ngân

hàng đối với doanh nghiệp thông qua việc quần lý các nguồn tiền thanh toán Khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đồi tiền nhà nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định, việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của nhà xuất khẩu mở tại ngân hàng Do đó, nguồn thu của doanh nghiệp xuất khẩu được ngân hàng quản lý, hạn chế tình trạng

doanh nghiệp sử dụng vốn xoay vòng trong thời gian tạm thời nhàn rỗi,

dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng

+ Thời gian tài trợ xuất khẩu thường là ngắn hạn do gắn liền với thời

Trang 22

xuất khẩu là thời gian kể từ lúc gom hàng, xuất đi cho đến khi nhận được tiền thanh toán của người mua) nên kỳ hạn tài trợ ngắn phù hợp

với kỳ hạn huy động vốn của các ngân hàng thương mại (thường là dưới

một năm) Điều này giúp ngân hàng giảm bớt được rủi ro về thanh khoản và dễ dàng kiểm soát tiễn hàng thông qua hoạt động tài trợ xuất

khẩu

+ Ngoài ra, ngần hàng còn thu hút được một lượng lớn nguồn vốn ngoại

tệ phục vụ nhu cầu cung ứng ngoại tệ cho thanh toán nhập khẩu

- Hoạt động tài trợ xuất khẩu của các NHTM giúp ngân hàng thực hiện

đúng chủ trương, đường lối chính sách kình tế hướng mạnh xuất khẩu, nhất là các

nước đang phát triển như Việt Nam

1.2.2- Đối với doanh nghiệp:

- Tài trợ xuất khẩu của NHTM giúp doanh nghiệp thực hiện những thương

vụ lớn Có những thương vụ trong ngoại thương đòi hồi nguồn vốn rất lớn nhưng

vốn lưu động của doanh nghiệp không đủ để thực hiện những thương vụ này Khi

đó tài trợ ngân hàng cho xuất khẩu là giải pháp cần thiết, quan trọng hỗ trợ doanh

nghiệp thực hiện

- Trong quá trình thương lượng, đàm phán để ký kết hợp đồng ngoại thương

nếu trước đó doanh nghiệp đã thông qua ngân hàng về việc tài trợ và thanh toán

quốc tế thì sẽ tạo ra sự tin tưởng cho phía đối tác tham gia hợp đồng Như chúng

ta đã biết hợp đồng ngoại thương được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ

người mua và người bán, do đó nếu như đã thỏa thuận trước nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được năng lực thực hiện hợp đồng

- Tài trợ xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng Nhờ có nguồn vốn tài trợ của

ngân hàng, doanh nghiệp có thể thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến

Trang 23

- NHTM tham gia tài trợ đối với các dự án với quy mô nhỏ và vừa, thời

gian thu hồi vốn không quá dài như thay đối dây chuyển công nghệ, máy móc

thiết bị Quá trình này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển quy mô sẵn

xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sắn phẩm và nâng cao chất lượng

hàng xuất khẩu, gia tăng giá trị hàng xuất khẩu

- Tài trợ xuất khẩu của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại thương với các doanh nghiệp cũng như

ngân hàng nước ngoài |

| 1.2.3- Đối với nền kinh tế:

- Tài trợ xuất khẩu của NHTM tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông trôi chảy trên thương trường quốc tế Thông qua tài trợ xuất khẩu của ngân hàng, hàng hóa xuất theo yêu cầu của thị trường, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của

doanh nghiệp trong nước nhằm khai thác tối ưu lợi thế so sánh của quốc gia

- Tài trợ xuất khẩu cúa NHTM tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển,

tăng hiệu quả sản xuất kinh đoanh Thông qua tài trợ xuất khẩu của ngân hàng,

doanh nghiệp có thể thay đổi dây chuyển công nghệ máy móc thiết bị nhằm tăng

năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Doanh nghiệp càng phát triển thì mới

có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế,

- Tài trợ xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn, giúp điều hòa và cân bằng cán cân thương mại và thanh toán của nền kinh tế

Như vậy, với tư cách là một thành viên hoạt động trong các lĩnh vực quốc

tế, vai trò của NHTM trong hoạt động tài trợ xuất khẩu đã góp phần đáng kể đối với nên kinh tế quốc gia, vào cán cân thanh toán quốc gia bằng việc cung cấp các

dịch vụ ở nước ngoài Các dịch vụ do ngần hàng cung cấp được gọi là “xuất khẩu vô hình” Ngày nay, xuất khẩu vô hình đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc

gia và điểu đó nói lên vai trò quan trọng của tài trợ tín dụng xuất khẩu của

Trang 24

1.3 CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MAI:

Có rất nhiều tiêu thức để phân loại các hình thức tài trợ tín dụng xuất

khẩu, nhưng nhìn chung có thể được phân chia tài trợ xuất khẩu tại NHTM thành

hai nhóm lớn đó là: tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh xuất khẩu

1.3.1 Tín dụng xuất khẩu:

Tín dụng xuất khẩu hiện nay được các ngân hàng thương mại áp dụng phổ biến với các hình thức sau : |

1.3.1.1 Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu

trước khi giao hàng:

Tài trợ tín dụng vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất

khẩu được tiến hành trước khi giao hàng, thông thường được ấp dụng trong

trường hợp ngân hàng tài trợ là ngân hàng thanh tốn chư L/C xuất khẩu Để giám sát và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đúng mục đích, thông thường các ngân hàng thực hiện tài trợ như sau:

- Khi khách hàng có nhu cầu vay, ngân hàng yêu câu nhà xuất khẩu

phải có một số vốn nhất định để thực hiện việc thu mua hàng hóa, chế biến,

sản xuất hàng xuất khẩu Thông thường hàng hóa sẽ làm tài sản đảm bảo để

tiếp tục vay và được nhập tại kho ngân hàng hoặc kho của bên thứ ba do ngần hàng và nhà xuất khẩu thỏa thuận và đồng ý, dưới sự giám sát của ngân hàng

Tùy từng loại hàng hóa ngân hàng sẽ để xuất mức tài trợ tối đa nhưng phổ

biến là khoảng 70% giá trị lô hàng xuất khẩu

- Sau khi hoàn tất việc giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện của L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền

Trên hối phiếu đòi nợ thì ngân hàng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp Ngân hàng

sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng

Trang 25

thông báo L/C sẽ ghi có trên tài khoản của nhà xuất khẩu và sử dụng nguồn

tiễn này để thu nợ vay

- Khi ngân hàng tài trợ không phải là ngân hàng thông báo cũng không

phải là ngân hàng thanh toán thì có thể xảy ra rủi ro nếu như sau khi được tài

trợ doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc là xuất được hàng nhưng lại gặp

rủi ro trong giao nhận hàng hay thanh toán, hoặc là khách hàng không dùng số

tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết vay với ngân hàng [3] 1.3.1.2 Tài trợ trong thanh toán hàng xuất khẩu: |

Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho

đến khi được ghi có trên tài khoản phải mất một khoảng thời gian để xử lý và

luân chuyển chứng từ Nhà xuất khẩu có nhu cầu về vốn có thể thương lượng

bộ chứng từ để chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân bàng được chỉ định rõ trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào

Hình thức tài trợ trong thanh toán hàng xuất khẩu thường được tiến hành sau khi giao hàng Để đầm bdo khả năng thu hồi nd, NHTM thường yêu cầu

các L/C xuất của khách hàng phải được thông báo qua ngân hàng Ngân hàng

tài trợ vừa là ngân hàng thông báo hoặc vừa là ngân hàng thanh toán L/C,

được thể hiện qua các hình thức sau:

- Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu:

Khi chiết khấu bộ chứng từ NHTM thường xem xét các yếu tố như: Bộ

chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định Ngân hàng mở

thư tín dụng phải có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch

thường xuyên với ngân hàng chiết khấu, tình hình sẵn xuất kinh đoanh và tình

hình tài chính của doanh nghiệp Ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với ngân hàng, số tiền chiết khấu phải nằm trong hạn mức tín dụng

Khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng ngân hàng thẩm định mục đích vay,

tình hình tài chính, khả năng thanh toán, của khách hàng Tính hợp lý của bộ

Trang 26

ngân hàng phát hành thư tín dụng do đó ngân hàng phải kiểm tra cẩn thận bộ

chứng từ, sự phù hợp trên bể mặt chứng từ so với các điều khoản đã ghi trong

thư tín dụng

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng chiết khấu, mặt hàng xuất

khẩu, thị trường xuất khẩu, ngân hàng mở L/C các NHTM sẽ quyết định tỷ lê

chiết khấu khác nhau cho từng trường hợp cụ thể Có hai hình thức chiết khấu : + Chiết khấu truy đòi: là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi

thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu có quyền truy đồi tiền nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ không được thanh toán

+ Chiết khấu miễn truy đòi: là chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu không có quyền truy đồi tiễn nhà xuất khẩu

nếu bộ chứng từ khơng được thanh tốn

Hiện nay đa số các ngân hàng thực hiện chiết khấu truy đòi do pháp luật

Việt Nam chưa bảo vệ quyền lợi của ngân hàng chiết khấu trong trường hợp

khách hàng nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc phát sinh tranh chấp và vì vậy

rủi ro của nghiệp vụ này khá cao

- Ứng trước tiền thanh toán hàng xuất khẩu:

Trong trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điểu kiện chiết khấu, có

những sai sót mà ngân hàng không đồng ý chiết khấu thì nhà xuất khẩu có thể

yêu cầu ngân hàng ứng trước tiền hàng, thông thường khoảng 50-60% giá trị

hàng xuất

Mức độ cấp vốn ứng trước đối với doanh nghiệp xuất khẩu thường phụ

thuộc vào các yếu tố sau: khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu, khả năng

cạnh tranh của hàng hóa và giá trị của hàng hóa dự kiến, chính sách kinh tế và

chính sách chính trị của nước nhập khẩu đối với ngân hàng nhà xuất khẩu,

những rủi ro về tỷ giá hối đoái (đối với ngân hãng nhà nhập khẩu) {5}

Trang 27

- Bao thanh toán (Factoring): Là hình thức tài trợ đặc biệt dà nh cho nhà

xuất khẩu, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ mua lại chứng từ thanh toán,

các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trổ thành chủ nợ trực tiếp đứng ra

đòi nợ nhà nhập khẩu ở nước ngoài Hiện nay, trên thế giới nghiệp vụ bao thanh toán được thực hiện tại các ngân hàng hoặc thành lập ra công ty nêng gọi là công ty Factoring chuyên mua lại các khoản nợ [17]

Tùy theo tính chất hoàn hảo của chứng từ, tình hình tài chính và khả

năng thanh toán của người thiếu nợ mà ngân hàng quyết định tỷ lệ mua cao

hay thấp đối với nhà xuất khẩu Có hai loại:

+ Bao thanh toán truy đồi: là ngân hàng, công ty Factoring sẽ thanh toán

tiền cho nhà xuất khẩu, nhưng với thỏa thuận là nhà xuất khẩu vẫn chịu

trách nhiệm rúi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền

+ Bao thanh toán miễn truy đòi: là ngân hàng, công ty Factoring gánh

chịu mọi rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền

Nghiệp vụ Factoring có thể giúp nhà xuất khẩu có vốn ngay để tiếp tục

hoạt động kinh đoanh của mình dù bán thu tiền ngay hay bán chịu, đồng thời

giúp nhà xuất khẩu không phải bận tâm quản lý thanh toán phức tạp kéo đài

thời gian Vì vậy, nhà xuất khẩu phải trả một khoản phí khá cao khi được bao

thanh toán

Để thực hiện nghiệp vụ Factoring, các NHTM hoặc tổ chức tài chính phải tham gia vào Hiệp Hội Bao thanh toán ŒCP) với các điều kiện cụ thể:

+ Điều kiện gia nhập FCI:

+ Phải là các công ty danh tiếng hoặc các ngân hàng hoặc công ty tài chính có cung cấp dịch vụ bao thanh toán, am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ bao

thanh toán, đặc biệt là nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế;

Trang 28

+ Báo cáo thường niên bằng tiếng Anh phải được nộp cho Ban thư ký

không quá 6 tháng sau khi kết thúc năm tài chính;

+ Đóng phí gia nhập một lần là: EUR23.000 và phí thành viên khoảng

EUR6.000

+ Điều kiện duy trì tứ cách thành viên:

+ Đạt doanh số bao thanh toán tối thiểu EUR5.000.000 trong 3 năm đầu tiên (sẽ được xem xét điều chỉnh tùy vào từng quốc gia)

+ Tham gia tích cực vào các hoạt động của FCI (tham gia các phiên họp, đào tạo nhân sự, tham gia các hoạt động quảng ba) Đây là điểu kiện gần như

bắt buộc từ phía FCI và các thành viên thiếu tích cực chắc chắn sẽ được yêu

cầu ra khỏi tổ chức sau 3 năm đầu tiên

- Tín dụng thuê mua (Leasing): là hình thức cam kết giữa người cho

thuê và người đi thuê một tài sản nhất định do người thuê chọn lựa từ nhà sản

xuất hay người bán, được quyền sử dụng tài sản này trong khoản thời gian nhất

định và phải trả dẫn tiền từng kỳ hạn theo hợp đồng thuê mua Khi kết thúc

hợp đồng, người đi thuê được quyền chọn mua tài sản cho thuê theo giá cả ấn

định Người cho thuê thường là ngân hàng, công ty tài chính, công ty thuê mua Đây là hình thức tín dụng trung và đài hạn mặc đù mua hàng theo phương thức

này sẽ đắt hơn so với trả tiền ngay nhưng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi

mới công nghệ, máy móc thiết bị mà không phải trả ngay tiền [3]

1.3.2 Bảo lãnh xuất khẩu:

Trong giao thương quốc tế, các bên xuất khẩu và nhập khẩu thường cần đến các dạng thức bảo lãnh nhằm dự phòng và chống đỡ các rủi ro tiểm ẩn

xuyên suốt quá trình thực hiện các nghĩa vụ của đối tác trong thương vụ

Bảo lãnh là hình thức tài trợ xuất khẩu được nhiều nước áp dụng khi nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng Tại các nước phát triển, nhu cầu vay vốn

không lớn vì những nước này có mạng lưới ngân hàng và các tổ chức tài chính

Trang 29

vốn của nhà xuất khẩu Trong khi đó, ở những nước đang phát triển, các tổ chức tín dụng thường không muốn cấp tín dụng cho những nhà xuất khẩu xuất những mặt hàng mới, xuất sang thị trường mới, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhồ tham gia sẵn xuất, kinh đoanh hàng xuất khẩu vì các doanh

nghiệp này ít vốn, chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, lại có rủi ro tín dụng lớn

Vì vậy, nếu có sự tham gia bảo lãnh của ngân hàng thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu diễn ra đễ dàng hơn Trong các dự án xuất

khẩu lớn, các nhà cung ứng thường ngân hàng cung cấp các hình thức bảo lãnh

xuất khẩu chú yếu sau:

1.3.2.1 Bảo lãnh dự thầu (Tender guarantee):

Trong thương mại quốc tế, đấu thầu thường được sử dụng để tìm nguồn

cũng cấp tối ưu nhất Bảo lãnh dự thấu cam kết thanh toán cho người thụ

hưởng (nhà nhập khẩu) những phí tổn một khi khách hàng của họ (nhà xuất khẩu) không thực hiện đúng những cam kết trong đơn dự thâu hoặc tự rút lui

Trị giá bảo lãnh dự thầu thường được tính từ 2-5% trị giá công trình Thời hạn

bảo lãnh dự thầu kết thúc sau khi hai bên ký kết xong hợp đồng và bắt đầu

phát hành bảo lãnh giao hàng (thực hiện hợp đồng)

Việc ngân hàng cấp bảo lãnh dự thầu là tín hiệu cho nhà nhập khẩu biết

rằng nhà xuất khẩu có năng lực tài chính lành mạnh để ngân hàng đứng ra bảo

lãnh Ngoài ra, nhà nhập khẩu cũng có thể được đầm bảo rằng nếu nhà xuất

khẩu trúng thầu thì các bảo lãnh ngân hàng khác như bảo lãnh thực hiện hợp

đồng và bảo lãnh ứng trước cũng sẽ được cấp tiếp

1.3.2.2 Bao lanh ting truéc (Advance payment guarantee):

Thông thường đối với những hợp đồng thương mại có giá trị lớn, để giúp

Trang 30

cũng yêu câu nhà xuất khẩu để nghị ngân hàng của mình mở thư bảo lãnh về khoắn tiền ứng trước đó gọi là bảo lãnh tiền ứng trước

Loại bảo lãnh này nhằm đầm bảo cho nhà nhập khẩu được nhận lại số

tiền ứng trước đó (đôi khi có cả tiền lãi phát sinh) trong trường hợp nhà xuất

khẩu khơng hồn thành nghĩa vụ của mình, nghĩa là không giao hàng đúng như quy định của hợp đồng.Việc tính lãi (nếu có) sẽ được thực hiện kể từ ngày

nhận được tiền ứng trước

Đối với những loại hàng hóa có thời gian sản xuất lâu dài như máy móc

thiết bị đòi hỏi phải qua nhiều đợt giao hàng thì cần phải quy định rõ trong thư

bảo lãnh rằng: Sau mỗi lần giao hàng thì giá trị thư bảo lãnh sẽ được giảm theo

tỷ lệ tương ứng của từng lần giao hàng Để chứng minh hàng đã được giao, nhà

xuất khẩu phải xuất trình sau mỗi đợt giao hàng những chứng từ cần thiết như

chứng từ giao hàng hoặc bộ chứng từ như quy định trong thư tín dụng

1.3.2.3 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance guarante€): Đây là dạng bảo lãnh thông dụng nhất và thường có hiệu lực ngay khi chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh dự thâu Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp

đồng là đảm bảo việc nhà xuất khẩu thực hiện phù hợp với các nghĩa vụ hợp

đồng quy định Mức bảo lãnh thường từ 5-10% giá trị hợp đồng

Thường bảo lãnh này hay đi kèm với bảo lãnh ứng trước và hai dang bảo lãnh này có tác dụng riêng biệt bổ sung cho nhau [1]

1.4 CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HANG THUONG MAI:

Như chúng ta đã biết, ngoại thương là việc buôn bán của một nước với

một nước khác, bao gồm toàn bộ các giao dich xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

Buôn bán quốc tế thường từ hai nước trở lên, tham gia vào một giao dịch ít nhất

là hai thương nhân từ hai nước khác nhau Chính vì vậy, trong giao dịch sẽ gặp

Trang 31

bán cách xa nhau về địa lý, phong tục tập quán buôn bán cũng có những nét

khác nhau Tất cả các điểm khác biệt nêu trên thường gây trở ngại, khó khăn

trong giao dịch buôn bán giữa nước này với nước khác nên rủi ro phát sinh trong thương mại quốc tế là rất lớn Vì vậy, hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu của

NHTM cũng rất rủi ro đo ảnh hưởng bởi các rủi ro đến với nhà xuất khẩu, cụ

thể:

1.4.1 Rủi ro tín dụng:

Dù đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, rủi ro tín dụng

vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra phá sản ngân hàng Rủi ro tín đụng phát

sinh khi người di vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng,

bao gồm vốn gốc và/ hoặc lãi Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc khơng thanh tốn [2] |

Trong hoạt động tài trợ tín dụng xuất khẩu, thông thường ngân hàng cho

vay nhà xuất khẩu để thu mua nguyên vật liệu phục vụ sẵn xuất và chế biến hàng xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu Rúi ro tín dụng sẽ phát sinh nếu sau khi sản xuất nhà nhập khẩu tuyên bố phá sản hoặc vì các lý

do chính trị khác nhà nhập khẩu không thể nhận hang, để giảm thiểu rủi ro

thông thường nhà xuất khẩu phải giảm giá để có thể bán hàng cho một đối tác

khác và vì vậy số tiễn bán hàng thu được sẽ it đi, không đủ để thanh toán nợ

gốc và lãi vay cho ngân hàng theo phương án ban đầu

Rui ro tai trợ tín dụng xuất khẩu cũng có thể phát sinh trong trường hợp nhà nhập khẩu không có khả năng thanh tốn hoặc khơng muốn thanh toán

tiễn hàng mặc dù nhà xuất khẩu đã sản xuất và giao hàng theo đúng quy định của hợp đồng và vì vậy nhà xuất khẩu không thu được tiên hàng để trả lãi vay

và nợ gốc cho ngân hàng {3]

Trang 32

Đối với các nước đang phát triển, các ngân hàng thiếu đa dạng trong

kinh doanh các dịch vụ tài chính, tín đụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu

và thâm chí gần như duy nhất, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, Vì vậy, rủi ro tín

dụng cao hay thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.4.2 Rủi ro lãi suất:

Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động tín dụng của các NHIM là nguồn vốn huy động Tuy nhiên, do kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay tại các NHTM không tương xứng nên khi có bất kỳ sự biến động lãi suất của

thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của NHTM, cụ thể:

- Trong trường hợp lãi suất thị trường tăng, nguồn vốn huy động sẽ phải

gánh chịu chi phí cao do khách hàng sẵn sàng phá vỡ kỳ hạn của các khoản

tiên gửi trước đó để gửi lại với lãi suất cao hơn, trong khi dư nợ tín dụng hiện hữu của NHTM vẫn áp dụng lãi suất cũ chưa thể tăng được Vì vậy, biên độ chênh lệch lãi suất sẽ giảm và NHTM có thể bị lỗ nếu không tài trợ được cho

các khoản tín dụng mới hoặc thay đổi lãi suất của các khoản tín dụng hiện hữu

- Ngược lại, trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, chỉ phí huy động

vốn chưa thể giảm ngay trong khi thu nhập từ tín dụng giảm dân do khách hàng

sẵn sàng tất toán các khoản nợ trước hạn để được vay mới với lãi suất thấp hơn

và vì vậy biên độ chênh lệch lãi suất cũng sẽ giảm và NHTM có thể bị lỗ nếu

không có biện pháp chế tài việc trả nợ trước hạn của khách hàng

Đối với lĩnh vực tài trợ tín dụng xuất khẩu của NHTM, khi lãi suất thị trường có sự biến động tăng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu trong

khi giá xuất khẩu đã được cố định trong hợp đồng Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị lỗ trong sản xuất, đo vậy ngân hàng tài trợ khó thu hổi đủ các khoản cho

vay

1.4.3 Rủi ro tỷ giá:

Trang 33

1.5

đổi thành bản tệ Do vậy, nếu vay vốn VND để thu mua nguyên nhiên vật liệu

phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng xuất khẩu thì nhà

xuất khẩu sẽ không có đủ nguồn tiên để thanh toán nợ gốc và lãi vay cho ngân

hàng Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá sẽ là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín

dụng |

Với vai trò là người cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu

gặp một trong số các rủi ro nêu trên sẽ ảnh hưởng đến khả nãng hoàn trả nợ

vay cho ngân hàng Do vậy, ngân hàng phải cân nhắc nên áp dụng phương

thức cho vay, đầm bảo vốn vay như thế nào và sử dụng công cụ tín dụng nào

để đạt được thành công trong tài trợ tín dụng xuất khẩu và hạn chế thấp nhất

các rủi ro phát sinh

CHƯƠNG TRÌNH TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM:

1.5.1- Chương trình tài trợ xuất khẩu của một số quốc gia:

Hầu hết các nước trên thế giới đều tổn tại mô hình ngân hàng xuất nhập

khẩu Đặc trưng của loại hình ngân hàng này là cung cấp các dịch vụ tài chính

cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Chương trình tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng này đều tổ rõ ưu thế và đạt được những thành công to

lớn

1.5.1.1- Chương trình tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái

Lan:

Một số hoạt động tín dụng xuất khẩu chủ yếu của Ngân hàng Xuất

Nhập Khẩu Thái Lan:

® Tài trợ ngắn hạn:

Thông thường Ngân hàng XNK Thái Lan tài trợ xuất khẩu từ 80% đến 90% trị giá đơn hàng với thời hạn từ 90 đến 180 ngày

Trang 34

la Mỹ hoặc Yên Nhật với mọi loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tài chính của

nhà xuất khẩu trước khi giao hàng

- Tài trợ trước khi giao hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhà xuất khẩu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cấp hạn mức tín dụng luân chuyển bằng đồng Bath Thái để đáp ứng nhu cầu vay vốn trước và sau khi giao

hàng với lãi suất thấp hơn hình thức tài trợ bằng đồng Bath Thái trước khi giao

hàng

- Hỗ trợ xuất khẩu trọn gói: là hình thức tín dụng dành cho các nhà xuất

khẩu mới hoạt động hoặc có quy mô nhỏ dưới hình thức tài trợ trước khi giao

hàng Nếu có sự bảo lãnh cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp thì các nhà xuất khẩu có thể được cấp hạn mức tín dụng lên đến 2 triệu Bath Thái

- Tin dung bổ sung: Hình thức hạn mức tín dụng luân chuyển cùng với bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp

ứng nhu cầu vốn của họ trước và sau khi giao hàng Các nhà xuất khẩu có thể

dành được hình thức ưu đãi bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nếu họ áp dụng trong

vòng một tháng sau khi ký kết thỏa thuận tín dụng

- Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng,có hai hình thức:

+ Tín dụng hỗ trợ thương mại miễn truy đòi: Hình thức này cung cấp cho

các nhà nhập khẩu để mở rộng thị trường và giảm chỉ phí

+ Tín dụng hỗ trợ thương mại có truy đòi: Hình thức này dành cho các

nhà xuất khẩu sử dụng các điểu khoản tín dụng để tăng tính thanh khoản và

mở rộng thị trường

® Chiết khấu hối phiếu xuất khẩu:

Đây là hình thức tài trợ sau khi giao hàng đối với nhà xuất khẩu thông

qua việc thương lượng các hối phiếu xuất khẩu Nó giúp nhà xuất khẩu có

nguồn để sử dụng như vốn lưu động trước ngày đáo hạn cũng như đảm bảo

xuất khẩu đối với các thị trường |

Trang 35

- Tài trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh: là các khoản vay

nhằm

mở rộng khả năng sắn xuất của các nhà xuất khẩu như mở rộng nhà máy, đầu tư thiết bị máy móc, đầu tư tài sản cố định khác hoặc các dự án sản xuất nội địa Đối tượng là các nhà sản xuất hướng về xuất khẩu, doanh thu là ngoại tệ hoặc sản xuất thay thế hàng nhập khẩu Thời gian vay từ 2 đến 5 năm tùy vào khả năng trả nợ của người vay

- Tài trợ nâng cấp máy móc thiết bị: cho vay bằng đồng Bath Thái hoặc

Đô La Mỹ với thời hạn từ 2 đến 7 năm để các nhà xuất khẩu nâng cấp hoặc

thay thế máy móc thiết bị đang sử dụng, sửa chữa hoặc thay thế máy móc để

bảo vệ môi trường và phục hối, đi chuyển nhà máy vào các khu cơng nghiệp Ngồi ra, Ngân hàng XNK Thái Lan còn thực hiện các loại bảo lãnh

hợp đồng

1.5.1.2- Chương trình tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn

Quốc (KEXIM):

Sản phẩm tín dụng chủ yếu của KEXIM là cho vay và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu Các chương trình tài trợ chính của KEXIM là:

® Chương trình tài trợ trực tiếp cho nhà xuất khẩu:

Hiện KEXIM đang cung cấp hai sắn phẩm tài trợ trực tiếp cho nhà xuất khẩu là tín dụng xuất khẩu và tín dụng địch vụ kỹ thuật

- Chương trình tín dụng xuất khẩu: bao gôm trước khi giao hàng, sau khi giao hàng và tín dụng xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp nhỏ Chương trình

này áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu các loại tư liệu sản xuất do Hàn Quốc sản xuất gồm: nhà máy, tàu biển, thiết bị điện từ, xe tải, đường ray, sắt

thép các loại, công cụ chính xác, dụng cu y khoa Mọi nhà sản xuất các loại

hàng hóa trên đều có thể tham gia chương trình này Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng chỉ cung cấp cho các giao dịch có điều khoản thời hạn trả tiền từ

Trang 36

Mức cho vay tối đa trước khi giao hàng từ 75% đến 90% tùy mặt hàng

và mức cho vay sau giao hàng là 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu sau khi trừ

phần đặt cọc của người mua Riêng đối với tín dụng dành cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ thì hạn mức vay dựa vào thành tích xuất khẩu trong quá

khứ của doanh nghiệp: 90% kết quả xuất khẩu của 6 tháng hoặc 50% kết quả

xuất khẩu của một năm trước thời điểm xin vay, hạn mức được xét Ố tháng

một lần dựa vào kết qua xuất khẩu thực tế của doanh nghiệp

Đồng tiền cho vay tùy thuộc vào loại tiền giao địch trên hợp đồng xuất

khẩu và yêu cầu của bên vay Biện pháp dam bao cho khoản vay là thư bảo

lãnh, thư tín dụng được xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín trên thế giới, bất

động sản hoặc bảo lãnh của Chính Phủ hay ngân hàng trung ương nước người

mua làm đầm bảo cho khoản vay

- Tín dụng dịch vụ kỹ thuật: nhằm đẩy mạnh xuất khẩu khu vực dịch vụ

này, KEXIM cung cấp trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất và

cung ứng các dịch vụ kỹ thuật có điểu khoản hoàn trả nhiều hơn 2 năm Những dịch vụ thuộc đối tượng được tài trợ là: bí quyết kỹ thuật, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, kỹ thuật giám sát trong lấp đặt và vân hành nhà máy, dây chuyển thiết bị toàn bộ hay công trình xây dựng Ở nước ngồi

® Sân phẩm tài trợ thương mại của KEXIM:

Sản phẩm này được cung cấp khí các ngân hàng thương mại không đủ

tín nhiệm, bao gồm:

- Tái chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu của các NHTM

- Bao thanh toán miễn truy đòi: cho các khoản phải thu của nhà xuất

khẩu có hình thức thanh toán bằng L/C với thời gian thanh toán từ 30 ngày đến

2 năm và nhà xuất khẩu được chiết khấu toàn bộ số tiền bán hàng miễn truy

đồi ngay cả khi nhà nhập khẩu bị phá sắn

- Bao thanh toán có truy đòi: KEXIM thanh toán ứng trước từ 80% đến

Trang 37

xuất khẩu trong vòng 180 ngày, hình thức thanh toán là ghỉ sổ (bao gồm cả nhờ thu trả chậm)

Với hình thức bao thanh toán như trên, KEXIM cũng cung cấp ca dich

vụ đòi nợ của nhà nhập khẩu cho các nhà xuất khẩu của Hàn Quốc

® Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu:

KEXIM cũng cung cấp bảo lãnh tài chính và bảo lãnh liên quan đến dự

án cho các NHTM Hàn Quốc, các chỉ nhánh của ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài tham gia vào các giao dịch có sự tài trợ của ngân hàng

Bảo lãnh tài chính cho 100% giá trị gốc và lãi cho các NHTM cho vay

nhà nhập khẩu trong các giao dịch nhập khẩu hàng hóa của nhà xuất khẩu Hàn Quốc Bảo lãnh liên quan đến dự án: cung cấp cho các nhà nhập khẩu nước ngoài với 100% bảo lãnh rằng nhà xuất khẩu Hàn Quốc sẽ thực hiện hợp đồng

đã ký như: bảo lãnh thanh toán ứng trước cho nhà nhập khẩu nước ngoài để

đảm bảo hoàn trả các khoản ứng trước bằng tiền mặt cho các giao dịch trung và đài hạn khi các nhà xuất khẩu Hàn Quốc không thực hiện đúng quy định

của hợp đồng; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh bảo hành | 1.5.1.3- Chương trình tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Malaysia: Các chương trình tín dụng xuất khẩu chính của Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Malaysia là: ® Tín dụng ngắn hạn (tín dụng người bán):

- Cho vay trước khi giao hàng: là hình thức cấp tín dụng cho nhà cung cấp (nhà xuất khẩu gián tiếp) hoặc nhà xuất khẩu trực tiếp của Malaysia với lãi suất ưu đãi Khoản tài trợ trước khi giao hàng được thực hiện trong khoản

thời gian từ lúc ký kết hợp đồng xuất khẩu đến lúc giao hàng 70% giá trị

khoản vay được giải ngân cho nhà cung cấp và 30% giải ngân cho nhà xuất

Trang 38

- Cho vay sau khi giao hàng: giúp cho nhà xuất khẩu Malaysia có các điều kiện tín dụng ưu đãi đối với nhà nhập khẩu nước ngoài Nghiệp vụ này

đặc biệt hữu ích đối với các nhà xuất khẩu mạo hiểm vào các thị trường phi

truyền thống hoặc các thị trường mới Thời hạn cho vay được xác định phù hợp

với số ngày cho trả chậm của nhà xuất khẩu Malaysia đối với nhà nhập khẩu

nước ngồi

® Tín dụng dài hạn:

- Tín dụng người mua: cho vay trực tiếp nhà nhập khẩu hoặc ủy thác qua

một tổ chức tài chính tại nước nhập khẩu để đầu tư các dự án ngoài biên giới

Malaysia với một trong hai diéu kiện sau:

+ Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư có sử dụng hàng hóa tư

bản sản phẩm công nghệ do các công ty Malaysia sản xuất

+ Nhà thầu chính và trực tiếp thực hiện dự án R công ty do người

Malaysia nắm quyền kiểm soát

- Tín dụng đầu tư nước ngoài: cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt

động theo pháp luật Malaysia hoặc các liên doanh với nước ngoài do người

Malaysia nắm quyên kiểm soát vay vốn dài hạn để thực hiện dự án đầu tư ngoài biên giới Malaysia Các dự án được tài trợ phải có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Malaysia thông qua việc tăng cường sử đụng nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị do các doanh nghiệp Malaysia cung cấp

Ngoài ra Ngân hàng XNK Malaysia còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng

1.5.2- Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Mỗi quốc gia đều xây dựng riêng cho mình chương trình tài trợ xuất

khẩu tùy vào điều kiện và khá năng xuất khẩu của nước mình Kinh nghiệm

của các nước nêu trên cho thấy, việc vận dụng các cơ chế tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng rất linh hoạt, thay đổi tùy theo cơ cấu xuất khẩu và định hướng

nn rd ? Re a `

Trang 39

Đối với Việt Nam, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu

tiếp cận được nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng rất khó khăn Quy mô về vốn của các ngân hàng thương mại còn rất nhồ, chỉ có thể tài trợ những khoản nhỏ cho các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu Mô hình ngân hàng xuất nhập khẩu chuyên

về hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thể hiện rõ vai trò

của mình Chúng ta cần phải cơ cấu, tổ chức lại nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu tại

các NHTM với một loạt các dịch vụ rất đồng bộ: cho vay tín dụng đầu tư, cho

vay xuất nhập khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và hỗ trợ dịch vụ thanh toán

Xây dựng mô hình ngân hang xuất nhập khẩu có vị trí trung tâm chuyên

ngành trong tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cung ứng dịch vụ trọn gót

từ tín dụng đầu tư đến thanh toán: doanh nghiệp xuất khẩu không chỉ được cùng

cấp nguôn vốn tín dụng ưu đãi với nhiều hình thức phong phú mà còn được tài trợ bằng địch vụ bảo lãnh xuất khẩu, hỗ trợ thanh toán,

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chỉ hoạt

động với những nghiệp vụ kinh đoanh truyền thống, tín dụng vẫn được xem là nguồn thu nhập chính của ngân hàng Ï ài trợ xuất khẩu chưa được đánh giá cao bởi môi trường pháp lý và kỹ thuật phục vụ công tác đánh giá, thẩm định tài trợ

chưa đảm bảo tạo hành lang vững chắc cho các ngân hàng hoạt động Vì vậy,

cần cải cách hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại, đánh giá chính xác nẵng

lực của các doanh nghiệp để tài trợ một cách có hiệu quả nhất KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Chương 1 đã được trình bây những vấn để cơ bản về tài trợ xuất khẩu tại

NHTM Trong đó nêu lên vai trò của xuất khẩu đối với nến kinh tế và vai trò

của tín dụng tài trợ xuất khẩu của NHTM, các hình thức tài trợ tín dụng xuất

khẩu và cuổi cùng là trình bây kinh nghiệm hoạt động tin dung tai trd xuất

khẩu tại Ngân hàng xuất nhập khẩu của một số quốc gia để từ đó rút ra bài

Trang 40

CHƯƠNG H THUC TE

HOAT DONG TAI TRO TIN DUNG XUAT KHAU TAI EXIMBANK

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CUA

EXIMBANK:

2.1.1 Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

(Eximbank) là một ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử ra đời khá đặc biệt, không giống bất cứ một doanh nghiệp cổ phần nào khác: Eximbank được

thành lập theo quyết định của Chính phủ vào năm 1989 (lúc bấy giờ gọi là Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng) bằng một quyết định của Nguyên Thủ tướng Võ

Văn Kiệt

Ý muốn chủ quan của Nhà nước vào thời điểm đó là đưa ra một mô hình

ngân hàng cổ phân thí điểm của Việt Nam Vào thời điểm này, khuôn khổ

pháp lý về mô hình công ty cổ phần nói chung và mô hình ngân hàng cổ phần

nói riêng cũng chưa tổn tại Chỉ hai năm sau, vào năm 1991, Pháp lệnh Ngân

hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính mới được Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành

Eximbank chính thức đi vào boạt động ngày 17/01/1990 với thời hạn

hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Sau rất nhiều lần tăng vốn điểu lệ, đến ngày 30/09/2008 Eximbank có vốn điều lệ là 4.248 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 12.671 tỷ đồng

Trong 18 năm hoạt động, Eximbank luôn nằm trong nhóm các Ngân

hàng TMCP có quy mô lớn nhất, hoạt động đa đạng và năng động trong lĩnh

vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Đến nay, Eximbank đã có thương hiệu và

được khách hàng biết đến nhiều trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngày đăng: 09/01/2024, 01:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w