NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC V.NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG CŒ2£2G8 2C £5GR8 #2C££)G§ 2
VŨ MINH TÂN
GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM GOP PHAN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU RINH TẾ NÔNG THÔN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế, tài chính - ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người huéng dan: PGS-TS Nguyén Thi Nhung
Shanh phé J66 Chi Mink - adm 2005
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Trang 3CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long SX Xã hội Sản xuất NHNo&PTNTVN Ngân hàng Nông nghiệp va phát triển nông thôn Việt Nam ~ + nw AY Tổng sản phẩm quốc nội GDP CNH Công nghiệp hoá - HDH Hiện đại hoá TLSX Tư liệu sản xuất TLTD Tư liệu tiêu dùng NHCT NHDT NganhangNgoaithvong
_Ngan hang Cong thuong ˆ
Trang 4Thứ tự biểu Biểu số 1 Biểu số 2 Biểu số 3 Biểu số 4 ‹ a’ Biéu sé 5 a ~“ Biéu 86 6 l -ó x Biéu sé 7 Biéu sé 8 Biểu số 9 nw a’ Biểu số 1O at Biéu sé 11 <4 av Biểu số 12 - Biểu số 13 DANH MỤC CÁC BẢNG BIEU Nội dung Tốc độ tăng trưởng GDP
Cơ cấu GDP ở ĐBSCL qua các năm
Thực hiện du lịch, thương mại các tính ĐBSCL qua các năm Thu chi ngân sách vùng ĐBSCL qua các năm Màng lưới các TCTD vùng ĐBSCL (30/6/2005) Một số chỉ tiêu hoạt động của các ngân hàng ở ĐBSCL (đến 31/12/2004)
Vốn huy động và cho vay của NHNo&PTNT Việt
Nam qua các năm
Nguồn vốn huy động qua các năm các chỉ nhánh NHNo&PTNT ĐBSCL,
Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế các chỉ nhánh NHNo&PTNT ĐBSCL qua các năm
Bảng dư nợ và tỷ trọng dư nợ theo thời gian và
ngành kinh tế qua các năm
Trang 5MỞ ĐẦU
CHUONG I: TIN DUNG NGAN HANG TRONG VAI TRO
CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP,
NONG THON THEO HƯỚNG CNH-HĐH
1.1 CNH-HDH néng nghiép, néng thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH-HĐH
1.1.1 Vị trí của nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế Việt Nam
1.1.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn theo hướng CNH-HĐH
1.1.2.1 Nhiing nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
1.1.2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kính tế nông nghiệp,
nông thôn theo hướng CNH-HDH
1.2 Tín dụng ngân hàng trong vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn
1.2.1 Tín dụng là gì?
1.2.2 Các hình thức tín dụng
1.2.3.Chức năng của tín dụng ngân hang
1.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn
1.3 Kinh nghiệm của một số ngân hàng các nước trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn
CHUONG II: THỰC TRẠNG HOẠT DONG TIN DUNG CUA
NHNo&PTNT VIET NAM VOI QUA TRINH CHUYEN DICH
CO CAU KINH TE 6 DONG BANG SONG CUU LONG
2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ĐBSCL
2.1.2 Những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL thời gian qua (2001-2004)
Trang 6tế nông nghiệp ~ nông thôn ở ĐBSCL
2.2 Tổng quan về hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn các
tỉnh ở ĐBSCL
2.2.1 Màng lưới các ngân hàng ở ĐBSCL
2.2.1.1 Các ngân hàng thương mại quốc doanh
2.2.1.2 Các ngân hàng thương mại cổ phần và quỹ tín dụng nhân
dân
2.2.2 Hoạt động của các ngân hàng ở ĐBSCL
2.3 Hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn ở ĐBSCL 2.3.1 Hoạt động chung của NHNo&PTNT Việt Nam
2.3.2 Hoạt động tín dụng của các NHNo&PTNT ở ĐBSCL đã góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn vùng qua các năm
2.3.2.1 Huy động vốn
2.3.2.2 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm 2.3.2.3 Dư nợ cho vay theo thời gian và ngành kinh tế qua các
năm
2.3.2.4 Nợ quá hạn
2.3.3 Những hạn chế trong hoạt động tín dụng của các
NHNo&PTNT đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
ĐBSCL, thời gian qua
CHƯƠNG HH: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG GÓP PHAN DAY MANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DICH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN ĐBSCL Ở NHNo&PTNTVN
Trang 73.2 Các giải pháp chủ yếu 3.2.1 Xác định mục tiêu kinh doanh của NHNo&PTNTVN ở ĐBSCL 3.2.2 Các giải pháp chủ yếu của NHNo&PTNT Việt Nam 3.2.2.1 Giải pháp huy động vốn
3.2.2.2 Giải pháp mớ rộng hoạt động kinh doanh 3.2.2.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
3.2.2.4 Giải pháp về quản lý rủi ro tín dụng 3.2.2.5, Giải pháp phát triển công nghệ thông tìn
3.2.2.6 Giải pháp tăng cường công tác thông tin tiếp thị và phát triển thị trường 3.2.2.7 Xây dựng mối quan hệ giữa các chỉ nhánh trong vùng 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Đối với Chính phủ và các bộ, ngành 3.3.2 Đối với cấp uý, chính quyền các cấp KẾT LUẬN
BANG PHU LUC BINH KEM
Trang 8MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của dé tai:
ĐBSCL là vùng đất rộng lớn, tập trung đông dan cư, có tiểm năng, thế mạnh
về phát triển nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, hải sắn lớn nhất cá nước, có tiểm năng lớn về đầu khí và du lịch, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính
trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của nước ta
Trong những năm qua, được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo va đầu tư, hỗ trợ về nhiều mặt, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp uỷ đảng, các
cấp chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế - XH, giữ
vững ổn định chính trị và đầm bảo an ninh quốc phòng, kinh tế có bước tăng trưởng
khá, cao hơn mức trung bình cả nước Việc xây dựng hệ thống hạ tâng về thuỷ lợi, giao thông, bưu chính viễn thông, nhà ở và các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ, mạng lưới y tẾ, các công trình cấp nước sạch, xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh Cơ cấu kinh tế bước đầu đã có sự chuyến biến tích cực: giảm tỷ trọng nông, lâm,
ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP Đã góp phần phát triển
sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống nhân đân, góp phần quan trọng vào thành tựu trung của cả nước trong những năm đổi mới
Trang 10góp phân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL đến năm 2010” để làm luận văn thạc sỹ kinh tế,
2/ Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Tiên cơ sở phân tích, đánh giá những thành tích đã đạt được trong việc chuyển địch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL những năm qua, xác định những tổn tại và
nguyên nhân từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL đạt được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra
3/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của để tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu cửa để tài là hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT vùng ĐBSCL với việc cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL,
3.2 Phạm vì nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động của các chỉ nhánh NHNo&PTNT vùng ĐBSCL
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng của chú nghĩa Mác - Lênin và
Trang 11Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tín dụng ngân hàng trong vai trò chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH, Chương II: Thực trạng hoạt động của NHNo& PTNT Việt Nam
với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL,
Chương II: Giải pháp tín đụng góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn ĐBSCL,
Trang 12CHƯƠNG I
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG VAI TRÒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CNH-HĐH
1.1 CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong tiến trình CNH-HĐH
1.1.1 Vị trí của nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp, nông thôn là khu vực quan trọng của mỗi quốc gia, những biểu hiện các hoạt động kinh tế-XH diễn ra trên địa bàn nông thôn bao gồm: nông-lâm- ngư-công nghiệp-dịch vụ Như vậy nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trước hết nó là khu vực sản xuất và cung cấp lương thực, thực
phẩm cho dân cư toàn xã hội tỒn tại và phát triển, cung cấp ngày càng nhiều các
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn lao động phong phú cho khu vực thành thị và là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bao gôm
TLSX va TLTD
Trong những năm gần đây, nông nghiệp, nông thôn được xem là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-XH của Việt Nam Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc mà thế giới phải khâm phục Từ chỗ thiếu, đói mỗi năm phải nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực, đến năm 1997 chúng ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan Từ đó làm cho bộ mặt nông thôn đã thực sự thay đổi Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hoá,
XH cúa một quốc gia, được xuất phát từ các đặc trưng sau:
Trang 13Kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn là lĩnh vực để nước ta phát huy lợi thế so sánh, cạnh tranh, đứng vững và tham gia vào thị trường thế giới Là một nước phát triển kinh tế chậm và sau nhiều nước khác, chúng ta không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng các sản phẩm: công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp có hàm lượng chất xám và công nghệ cao Mà chúng ta chỉ có thể cạnh tranh bằng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, bằng công nghiệp chế biến nông, lâm, thuý sản, bằng lực lượng lao động đổi đào và tay nghề khéo léo của hàng triệu người lao động, bằng điều kiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, cảnh quan phong phú, hấp dẫn và quan trọng nhất là quyết tâm phấn đấu vươn lên, thoát khỏi nghèo nần, lạc hậu của toàn Đảng, toàn đân tộc Việt Nam
+ Về chính trị-XH: địa bần nông thôn Việt Nam rộng lớn, trước hết đây là
nơi tập trung hơn 80% dân cư và trên 70% lực lượng lao động xã hội lấy nghề nông làm nghề chính Mặt khác nông thôn là cơ sở rộng lớn của cách mạng, nông dân là lực lượng hùng hậu và là đồng minh đáng tin cậy của cách mạng, nguyện một lòng đi theo cách mạng, đi theo Đảng trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chú nghĩa xã hội Trong cách mạng XHCN, liên minh công-nông chỉ có thể được tăng cường và củng cố khi giai cấp nông dân được cải tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế và tham gia đầy đủ vào công cuộc phát triển đất nước vì vậy phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp và nông thôn là biện pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo việc làm, tăng thu nhập của nông dân, thực hiện tốt chủ trương xoá đói, giảm nghèo
mà Đảng và Nhà nước đã dé ra
Nếu nông nghiệp, nông thôn không phát triển, không tạo ra được thu nhập và
việc làm tại chỗ, sẽ gây áp lực lớn về ruộng đất, việc làm cho cả nông thôn và
thành thị, sẽ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, làm cho mức chênh lệch giầu, nghèo ngày càng tăng lên giữa thành thị và nông thôn, có thể gây nên mất ổn định chính
Trang 14Tóm lại: Xuất phất từ vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp - nông thôn nên
Đẳng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến lĩnh vực này, không ngừng để ra các chủ trương, chính sách đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.1.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn theo
hướng CNH-HĐH
1.1.2.1 Những nhân tố ảnh huỏng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn:
+ Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thế những mối quan hệ giữa các bộ
phận hợp thành nền kinh tế bao gồm các lĩnh vực sắn xuất, phân phối, trao đổi, tiêu
dùng, các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao
thông vận tải vv ), các thành phần kinh tế (quốc đoanh, tập thể, cá thể ), các vùng
kinh tế
Xét về mặt triết học, cơ cấu kinh tế là một phạm trù phấn ánh cấu trúc bên
trong của một đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, ổn định giữa các yếu
tố cấu thành đối tượng đó, trong một thời gian nhất định
Cơ cấu kinh tế là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Theo Mác, cơ cấu kinh tế của XH là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với
quá trình phát triển của lực lượng sẵn xuất Vì vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ww
mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố
kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong một hệ
thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, vào một thời gian nhất định
Ở mỗi vùng, mỗi ngành cơ cấu kinh tế là biểu hiện tập trung của nó trong
Trang 15Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ hợp thành nên kinh tế được xem
xét dưới nhiều góc độ: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thế, cơ cấu thành phần
kinh tế, cụ thể:
- Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể các đơn vị kinh tế
cùng thực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội, nó
được phân biệt theo tính chất và đặc điểm của sản phẩm Cơ cấu ngành quan trọng
nhất là cơ cấu công-nông nghiệp-dịch vụ Cơ cấu ngành kinh tế phải được xác định
trong tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
- Cơ cấu vàng, lãnh thổ: xây dựng cơ cấu vùng lãnh thổ là nhằm khai thác
triệt để có hiệu quả các khả năng và thế mạnh của từng vùng kinh tế Do đó cơ cấu vùng, lãnh thổ cần thiết phải bố trí theo cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần
kinh tế Vì vậy Nhà nước cần có qui hoạch chiến lược và kế hoạch phát triển phù
hợp cho từng vùng, lãnh thổ,
- Cơ cấu thành phân kinh tế: Việc xác định và xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế,
trong lịch sử phát triển kinh tế-XH của một nước, mỗi thành phần kinh tế có vị trí quan trọng khác nhau trong nên kinh tế Ở nước ta, thành phần kinh tế Nhà nước
đóng vai trồ chủ đạo (10)
+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn:
Kinh tế nông nghiệp-nông thôn là khái niệm về một tổng thể các hoạt động kinh tế-XH trên địa bàn nông thôn bao g6m: Nông-Lâm-Ngư-Công nghiệp-Dịch vụ
Như vậy cơ cấu kinh tế được hiểu là tống thể kinh tế, bao gồm các mối quan hệ
giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sẵn xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế-XH
nhất định Các mối quan hệ trong cơ cấu kinh tế nông thôn phản ánh trình độ phát
Trang 16độ cao thì cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và phức tạp cả chiều rộng lẫn chiều sâu
Cũng giống như cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu nông nghiệp, nông thôn bao
gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, lãnh thổ, cơ cấu thành phần kính tế, kỹ thuật Tuy
nhiên nó mang những nét đặc trưng riêng của nông nghiệp, nông thôn, ví dụ như trong cơ cấu thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế hộ gia đình là chủ yếu hay trong cơ cấu vùng lãnh thổ thì vấn để vùng chuyên canh được đặc biệt quan (Âm
trong cơ cấu nông nghiệp-nông thôn
+ Những nhân tố ảnh hướng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn bao gồm các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực công- nông-dịch vụ trong khoáng thời gian và điều kiện kinh tế-XH nhất định Do vậy nó biểu hiện bằng sự tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ đó Cơ cấu này phụ thuộc vào nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp, có thể phân loại các nhân tố ảnh hưởng như sau:
- Nhóm nhân tố địa lý-tự nhiên: Điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết có ý
nghĩa to lớn đối với sản xuất nông nghiệp và chính những nhân tố đó góp phần hình thành nên cơ cấu kinh tế vùng, kinh tế ngành trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn - Nhám nhân tố kbuti tế-tổ chức: Đây là nhóm nhần tố liên quan đến thị
trường và các nguồn lực chủ yếu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp - nông thôn nói riêng Chính vì
vậy, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc
xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm: chính sách phát triển kinh tế hàng
hoá, chính sách khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, hình thành các vùng chuyên
môn hố trong nơng nghiệp với qui mô ngày càng lớn
- Nhóm nhân tế kỹ thuật: Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất
sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
tA ^ a vẻ >AP + TA z A ˆ wy? ` a
Trang 17xuất, chế biến, báo quản, nhằm nâng cao năng suất-chất lượng sản phẩm, góp phần hoà nhập vào thị trường thế giới Nhóm nhân tố này bao gồm: cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ
- Nhóm nhân tố về hợp tác, phân công lao động: Tính đa đạng của nhu cầu và
điểu kiện sản xuất ở mỗi nước đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả hoạt động với nhau, trong mức độ và phạm vi khác nhau Quá trình phân công vào lao động quốc tế dưới nhiều hình thức sẽ tăng sự thích ứng và phù hợp với kinh tế thế giới và khu vực (10)
Mỗi nhân tố tác động đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn ở góc độ khác nhau và sự biến động của chúng đều góp phần tích cực vào sự thay đổi cơ cấu
kinh tế ở khu vực này
1.1.2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HDH:
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp, dân số nông thôn cao, kinh tế thuần nông, cơ cấu độc canh, GDP nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, năng suất thấp, tích luỹ ít Do vậy phát triển nông nghiệp-nông thôn đặc biệt là chuyển địch cơ cấu kinh tế càng quan trọng hơn bao giờ hết
+ Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấn nông nghiệp-nông thôn ở nước ta: “ Chuyển dịch cơ cấu kính tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối
quan hệ của hệ thống kinh tế theo một chủ đích và định hướng nhất định, nghĩa là
dua hệ thống kinh tế đến các trạng thái phái triển tối ưu, đạt được hiệu quả tổng hợp
mong muốn thông qua các tác động điều khiển có ý thức và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan ” (24)
Từ nguyên lý trên, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông
thôn ở nước ta là tạo ra một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tính thần ở nông thôn, góp phần nâng cao tích luỹ,
Trang 18nghiệp-nông thôn là nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới, chuyển nên kinh tế nước ta sang
nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế hộ gia
đình giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp hiện nay,
Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn là một tất yếu
khách quan nhằm khai thác tối đa tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện tốt lợi thế so sánh, tạo khá năng tích luỹ to lớn cho
nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, kết hợp với phân công
lao động trong nước, quốc tế và khu vực
+ Những yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn bao gồm:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn phải theo hướng tăng
nhanh các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và giá trị xuất khẩu cao, nhằm đưa
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Tăng sản lượng lương thực không thể
bằng con đường tăng diện tích mà phải bằng biện pháp thâm canh, tăng năng suất, nhất là cây lúa, nhưng đồng thời phải tăng điện tích cây công nghiệp và cây trồng khác
Máng chăn nuôi cũng cần được quân tâm để tăng mức tiêu dùng thị cho nhân đân Chuyển chăn nuôi sang sẳn xuất bàng hoá và xuất khẩu, bằng cách đưa nhanh các con giống có năng suất cao, chất lượng tốt, đẩy mạnh sản xuất chế biến thức ăn gia súc đến tận hộ chăn nuôi, đồng thời giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm
- Chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn phải nhằm thâm canh,
tăng năng suất vật nuôi cây trồng, thực hiện phân công lao động xã hội, giảm tý
trọng lao động trong nông nghiệp
- Chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn cần thiết phải gắn với
việc bảo vệ môi trường, phải kết hợp chặt chẽ cơ cấu sẵn xuất nông-lâm-ngư
Trang 19tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo chất mầu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái
- Phải có chính sách phù hợp: các chính sách kinh tế-XH cần được chú trọng và giải quyết kịp thời đến lợi ích của người lao động
- Một yêu cầu không thể thiếu để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp-nông thôn đó là vốn Phải tạo ra nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn từ khả năng tích luỹ của nên kinh tế, vốn từ tích luỹ nông đân, vốn từ các dự án nước ngoài, vốn của các tổ chức phi chính phủ và cuối cùng là vốn của các ngân hàng thương mại trong nước
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn theo hướng CNH- HDH:
Nội dung cơ bẩn trong quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp-
nông thôn theo hướng CNH-HĐH, cần theo định hướng sau:
* CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn phải được xem là một bộ phận trong
toàn bộ chiến lược CNH-HĐH đất nước
* CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn không chỉ là phái triển công nghiệp- dịch vụ mà bao gổm toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh (tế ở nông thôn, mà ở đây còn chú ý đến việc xoá đói, giảm nghèo, giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị văn hoá tỉnh thần, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, phát triển ngành nghề truyền thống
* CNH-HĐH phái gắn liền với phát triển nông thôn và đô thị hoá, cần xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa Nhà nước với nhân dân nhằm động viên tất cả các nguồn lực để hợp thành động lực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp-nông thôn, kết hợp tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
* CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn tiến hành trong cơ chế thị trường có sự quản lý cúa Nhà nước, hội nhập giữa kinh tế nước ta với các nước trên thế giới,
Trang 20sản phẩm của nông thôn bằng cách tăng cường hợp tác, chuyển giao công nghệ thích hợp
nw
* CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn cần chú ý đến môi trường sinh thái, nhằm bảo đảm cho phát triển lâu dài và ổn định xuyên suốt quá trình này của đất nước nói chung và nông nghiệp-nông thôn nói riêng
CNH-HĐH nông nghiệp-nông thôn là nhằm khai thác tối đa ưu thế và thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên: đất đai, địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, về truyền thống, về sự ổn định chính trị, sức mạnh thời đại nhằm phát triển đất nước, đồng thời nó phải bảo đảm thúc đấy phát triển mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi bộ phận trong tổng thể nên kinh tế Cuối cùng cơ cấu kinh tế này phải tạo tích luỹ và điều kiện xây đựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp-nông thôn
1.2 Tín dụng ngân hàng trong vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - nông thôn 1.2.1 Tín dụng là gi?
Tín dụng ra đời và phát triển gắn liên với tính chất và trình độ của nền sản
xuất, trao đổi hàng hoá và phân công lao động trong xã hội, quan hệ tín dụng được thiết lập trên cơ sở niễm tin và đây cũng là điều kiện tiên quyết để tín dụng tổn tại và phát triển
Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tin dung dudc hiéu theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có nội dung riêng Dưới góc độ tiếp cận tín dụng theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: tín dụng là một giao dịch về tài sẵn (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay
(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp
và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên vay có trách nhiệm hoàn
trả cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán
Từ khái niệm trên cho thấy tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở
Trang 21- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm 2 hình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản)
- Xuất phát từ nguyên tắc có hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao
tài sắn cho người đi vay sử dụng, phải có cơ sở đỂ tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả
đúng hạn Đây là yếu tố cơ bản trong quan tri tin dung
- Giá trị hồn trả thơng thường phải lớn hơn giá trị đi vay hay nói cách khác,
người vay phải trả thêm phần lãi ngoài gốc (lãi tiễn vay được coi là giá trị phải trả cho việc sử dụng lượng giá trị mà bên vay được chuyển giao sứ dụng trong một thời gian nhất định)
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điểu kiện khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền
Về bản chất tín dụng:
Tín dụng tổn tại trong nhiều phương thức sẵn xuất khác nhau, ở bất cứ phương thức sản xuất nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời một vật hay một số tiển tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử dụng được các giá trị hàng hoá trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi (21)
1.2.2 Các hình thức tín dụng
Trong thực tế có nhiều hình thức tín đụng khác nhau, có thể chia ra 5 hình
thức sau:
+ Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa một bên là chủ thể kinh tế
khác trong xã hội, một bên là Nhà nước, trong đó Nhà nước là người đi vay dưới
hình thức phát hành trái phiếu, công trái, tín phiếu nhằm đáp ứng chỉ tiêu của mình
Tín dụng Nhà nước một mặt bù đắp thiếu hụt ngân sách, đồng thời kích thích kinh
Trang 22+ Tín dụng thương mại: là quan hệ tin dung giữa các doanh nghiệp, biểu hiện đưới hình thức mua, bán chịu hàng hoá, quan hệ này xảy ra do người bán thì
muốn tiêu thụ hàng hoá, còn người mua thì muốn mua hàng, trong khi chưa thể
thanh toán ngay Cơ sở pháp lý để xác định nợ trong quan hệ tín dụng thương mại là thương phiếu Đó là giấy chứng nhận nợ, xác định quyền đòi nợ của người sở hữu thương phiếu và nghĩa vụ phải trả của người mua khi đến hạn Tín dụng thương mại thường được thực hiện giữa các doanh nghiệp quen biết và uy tín Lợi thế của tín
dụng thương mại là thủ tục đơn giản, nhanh, gọn, dap ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ
hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh Tuy
nhiên tín dụng thương mại có một số hạn chế nhất định như: quan hệ kinh tế này chỉ
xay ra khi các doanh nghiệp có uy tín với nhau, quy mô tín dụng bị giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá của doanh nghiệp và tín dụng chỉ được cấp dưới dạng hàng hoá,
+ Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Tín dụng ngân hàng linh hoạt, phong phú và quy mô lớn hơn nhiễu so với tín dụng thương mại Tín dụng ngân
hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội vì nó biến vốn tạm thời nhàn rỗi,
biến tiền để đành thành tư bắn hoạt động Thông qua chức năng trung gian của
mình , ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn trong toàn xã hội để cấp tín dụng cho các chủ thể trong nến kinh tế, Như vậy, mọi nguồn vốn đều được đưa vào sử đụng, hạn chế thấp nhất tình trạng thừa vốn, khai thác có hiệu quả các cơ hội sản xuất, kinh đoanh của các thành phần kinh tế,
+ Tín dụng đoanh nghiệp: là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nên kinh tế Trong đó doanh nghiệp có thể là người cho vay, như khi bán chịu hàng hoá cho người tiêu dùng hoặc có thể là người đi vay, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu bán trên thị trường tài chính
+ Tín dụng tư nhân: là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các hộ gia đình, cá
Trang 23thức cho vay nặng lãi Người vay ở đây là những tá điển, người làm công nghèo khổ, phái chấp điều kiện cho vay ngặt nghèo, mức lãi suất cho vay cắt cổ Hình thức tín dụng này không góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển (21)
1.2.3.Chức năng của tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng có ba chức năng sau đây:
+ Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ
trong nền kinh tế: |
Tập trung và phân phối lại tín dụng là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng Tín dụng được ví như chiếc cầu nối giữa hai nguồn cùng — cầu về vốn trong nên kinh tế Thông qua chức năng này, tín đụng đã trực tiếp tham gia vào việc huy động phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nên kinh tế và phân phối lại nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng để kịp thời bổ sung cho các tổ chức kinh tế, cá nhân đang có nhu cầu về vốn nhằm phục vụ kinh doanh và tiêu dùng Việc phân phối tín dụng luôn kèm theo những điều kiện đảm bảo tín dụng và tính hoàn trả gốc, lãi Do vậy các khoản vốn nhàn rỗi sẽ được phân bổ cho các đối
tượng có khả năng thoả mãn tốt nhất những điều kiện ràng buộc Xét trên quy mơ
tồn bộ nên kinh tế, việc phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng có thể được chia làm hai loại:
- Phân phối trực tiếp: vốn từ chú thế có vốn nhàn rỗi tạm thời được chuyển trực tiếp sang chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu ding
- Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính
+ Tin dung góp phần quan trọng trong tiết kiệm lượng tiền mặt và chỉ phí lưu thông cho xã hội:
Tín dụng tạo điều kiện thay thế một khối lượng lớn tiển mặt dưới hình thức thương phiếu, các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá vẫn được tiến hành, mặc dù
Trang 24giảm bớt khối lượng tiền cung ứng, tiêt kiệm được chi phí phát hành và bảo quần tiền Tín dụng còn có chức năng đặc biệt là tạo tiền được thể hiện: khi ngân hàng thương mại thực biện nghiệp vu cho vay và giải ngân bằng hình thức chuyển khoản, với một khoản tiên gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại số tiền gửi được tăng lên gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu
+ Tín dụng góp phần kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Thông qua nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng của ngân hàng có thé lượng hoá được xu thế phát triển của nễn kinh tế bằng các chỉ tiêu: khối lượng tién nhàn rỗi trong xã hội và nhu cầu vốn của nền kinh tế, Khi hoạt động tín dụng có xu
hướng gia tăng, chứng tổ nền kinh tế đang có nhu cầu mở rộng sản xuất và tiêu
dùng vì: khoản tín dụng chỉ được cấp phát khi có giá trị vật tư hàng hoá tương ứng
làm đảm bảo, đó chính là biểu hiện nến kinh tế đang tăng trưởng Mặt khác, qua nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng có điều kiện thấy được cấu trúc tài chính, tình
trạng pháp lý cũng như tình hình quần lý và sử dụng vốn của từng đơn vị vay vốn,
thông qua công tác thu thập, xử lý và phân tích thông tin khách hàng Qua đó phát hiện kip thời những trường hợp vi phạm chế độ quần lý kinh tế của Nhà nước và dam bao vai trò trung gian thông tin của ngân hàng
Khi cung cấp các công cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: séc, uỷ nhiệm chí, thu ngân hàng có điều kiện tăng cường vai trò kiểm soát hoạt động thu, chỉ của các chú thể trong nên kinh tế, bởi vì quá trình hình thành và sử dụng vốn của các tổ chức, cá nhân đều được phản ánh thông qua số liệu trên tài khoản tiễn gửi tại ngân hàng Cũng qua nghiệp vụ này, ngân hàng có thể đánh giá được
tình hình hoạt động sẵn xuất — kinh doanh của các tổ chức kinh tế (21)
1.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nồng nghiệp — nông thôn
Nước ta đang chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường
Trang 25trường, hệ thống ngân hàng cũng thay đổi thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, nhằm tách hẳn chức năng kinh doanh và chức năng quản lý nhà nước Chính vì lẽ đó, tín
dụng ngân hàng có sự thay đổi về chất, không như trước đây, tín dụng được xem
như là công cụ cấp phát của Nhà nước
Tín dụng ngân hàng thực sự là đòn bảy kinh tế, là động lực thúc đẩy sẵn xuất
phát triỂn, tạo khả năng tăng trưởng kinh tế Tín dụng ngần hàng có vai trò quan trọng để chuyển nền kinh tế tự cung, tự cấp lên sẵn xuất hàng hoá, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Riêng đối với nông nghiệp, tín dụng có
thể được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển nông nghiệp - nông thôn,
được thể hiện như sau:
- Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất Tín dụng ngân hàng đóng vai trò trung gian của các nguồn (tài chính tạm thời nhàn rỗi ngắn hạn và
đài hạn trong nền kinh tế quốc đân, được khai thác và sử dụng triệt để, mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho toàn xã hội,
Hoạt động của tín dụng bao gồm tap trung vốn tiền tệ tạm thời nhân rỗi chưa sử dụng, để cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, các hộ sản xuất vay thúc đẩy nến
kinh tế phát triển
Tín dụng ngân hàng cũng đáp ứng được nhu cầu vốn cho tái sản xuất mở rộng với qui mô ngày càng lớn, cả chiều rộng và chiều sâu Việc tập trung vốn và
phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế từ nơi
thừa sang nơi thiếu
Như vậy tín dụng ngân hàng đã thể hiện vai trò đòn bẩy trong việc thúc đẩy kinh tế hàng hoá, ngành nghề phát triển, mặt khác nó cũng có thể góp phần hạn chế những ngành nghề không cần thiết
Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực khuyến khích tiết
Trang 26doanh nghiệp Vì vậy tín dụng ngân hàng đã huy động vật tư, hàng hoá, thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh quá trình tái sẵn xuất
Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung tư liệu sản xuất, sức lao động, vốn đưa nông nghiệp lên sắn xuất hàng boá Vốn ngân hàng đã tạo ra sức sống mới cho nông dân, đưa hộ khá lên giầu, hộ nghèo lên khá, thực hiện tốt
chính sách “xoá đói giẫm nghèo” của Đảng và Nhà nước ở nông thôn Trong quá
trình đó, có những hộ phái thay đổi ngành nghề sản xuất, vì vậy phải bán tư liệu
sẵn xuất cho các hộ có điều kiện và khả năng sản xuất, Do vậy làm cho quá trình tích tụ, tập trung tư liệu sản xuất, vốn, diễn ra nhanh hơn
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế và là công cụ thúc đẩy ngành kinh tế mũi nhọn phát triển Trong điều kiện hiện nay, cần quan tâm đến CNH-HĐH nông nghiệp - nơng thơn phát triển tồn điện Nông — lâm — ngư nghiệp gắn với chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, mở
rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ cả ở thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt
động kinh tế đối ngoại Do đó trong giai đoạn trước mắt, Nhà nước cần tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn với sử dụng có hiệu quả để đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn, tạo điều kiện tích luỹ vốn cho CNH-HĐH
Nguyên tắc đầu tư là phải lấy hiệu quả kinh tế làm hàng đầu, nhằm thúc đẩy
sắn xuất phát triển, hạn chế bớt rủi ro trong quá trình đầu tư
- Tín đụng ngân hàng góp phần nâng cao trình độ quản lý, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở boàn trả
cố lợi tức, do vậy hoạt động tín dụng phan nao phan ánh kết quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị Chất lượng tín dụng của ngân hàng còn thể hiện được sự hoạt
động của nên kinh tế Nguyên tắc hoàn trả đã thúc đẩy nông dân nâng cao trình độ
sản xuất, tăng cường khả năng hạch toán, nhằm mục đích: giảm chi phí, tạo tâm lý
tiết kiệm, tập trung vốn cho sắn xuất, đạt kết quả cao trong sẵn xuất, kinh doanh
Trang 27Chính sách mở cửa nhằm mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài Vì vậy tin dung ngân hàng phải trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau trong phân công và hợp tác quốc tế
Để CNH-HĐH đất nước, cần huy động nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ nước ngoài là quan trọng Do đó Nhà nước
cần mở rộng quan hệ vay vốn các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
để thu hút vốn đầu từ, tăng nhanh hàng xuất khẩu, mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
- Tín dụng ngân hàng thúc đẩy và hình thành thị trường vốn, thị trường tài chính, thị trường nông thôn Nông nghiệp nước ta chiếm 80% dân số, hơn 12 triệu hộ làm nghề nông-lâm-ngư nghiệp, đã sản xuất ra hơn 25% tổng sản phẩm xã hội chuyển sang sản xuất hàng hoá thì vấn để đặt ra là phải hình thành hệ thống thị trường đồng bộ ổ nông thôn, vì đây là địa bàn rộng lớn, vừa tiêu thụ hàng hoá và
dịch vụ của ngành công nghiệp, vừa cung cấp nông sẵn tiêu dùng cho cả nước, cung
ứng nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp nguồn lao động đổi dào cho ngành nghề khác
Hiện nay hình thành thị trường tài chính ở nông thôn là một đòi hỏi bức thiết nhằm tạo động lực cho phát triển nông nghiệp-nông thôn
Thị trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và hoạt động tín dụng, là cầu nối trung gian giữa người thiếu vốn và người thừa vốn, nhằm phục vụ cho quá trình sẵn xuất lưu thơng hàng hố được nhanh chóng Hoạt động tín dụng đã
hình thành và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường vốn, tín dụng ở nông thôn
- Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác tiểm năng đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên Trong kinh tế thị trường, nơng dân ln tính tốn san xuất cái gì? Cho ai và sản xuất như thế nào? Do đó tín dụng đã thúc đẩy họ khai thác mọi tiểm năng nhằm giảm chỉ phí, đạt hiệu quả kinh tế cao,
- Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho
Trang 28Đồng thời, tín dụng ngân hàng tham gia hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ
cho sẵn xuất, đời sống, đặc biệt là luân chuyển hàng hoá, xoá dẫn sự cách biệt giữa
thành thị và nông thôn
- Tín dụng ngân hàng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, mang lại hiệu quả cao về mặt xã hội nhờ tất cá những tác dụng trên, tín dụng ngần hàng như sinh khí mới thúc đẩy nông nghiệp-nông thôn phát triển nhanh, sự cách biệt giữa giầu nghèo giảm dần, đời sống nông dân được nâng lên một bước mới Tín dụng ngân hàng thúc đẩy ngành nghề phát triển, giải quyết lao động thừa ở nông thôn, hạn chế việc di đân vào thành phố, tăng thu nhập và năng cao đời sống văn hoá, kinh tế
Cùng với việc xem kinh tế hộ là đơn vị tự chủ trong sản xuất, hằng loạt chính
sách hỗ trợ như trao quyển sử dụng đất lâu dài, không phân biệt đối với các thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho nông dân phát triển, chính vì lẽ đó, nông thôn hiện nay đang trên đà khối sắc, các tệ nạn xã hội dân dần được xoá bỏ, nâng dẫn trình độ dân trí, trình độ chuyên môn cúa lực lượng lao động lên cao Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thúc đẩy kính tế xã hội phát triển
1.3 Kinh nghiệm của một số ngân hàng các nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đã tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế thời gian qua Tín dụng ngân hàng phải thay đổi
cho phù hợp với cơ chế đó, đòi hồi phải mở rộng quan hệ tín dụng, huy động mọi
nguồn vốn trong nước, nước ngoài, phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp-nông thôn
Nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước khu vực Đông nam Á đã thực hiện theo cơ chế thị trường Việc nghiên cứu các chính sách tín dụng đầu tư cho kinh tế, cho nông nghiệp của các nước là điều hết sức cần thiết trong việc hoạch định chính
Trang 29+ Pháp:
Tín dụng với lãi suất ưu đãi cho thanh niên nông thôn: đối tượng cho vay
là thanh niên, tuổi đời không quá 35, có trình độ văn hoá, có kiến thức sẵn xuất
nông nghiệp, biết lập dự án sắn xuất, biết hạch toán kinh tế, người vay cam kết ở nông thôn ít nhất 5 năm, số tiền vay không quá 400.000 france Tiền vay được mua
đất, nhà, máy móc, gia súc dùng vào mục đích kinh doanh trong nông nghiệp Lãi
suất ưu đãi là: 4,5%/năm chỉ bằng 40% lãi suất trung bình của đối tượng khác, thời hạn vay ngắn nhất 5 năm trở lên
Tín dụng trợ giúp nông nghiệp: Ngân hàng cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế, hợp tác xã với lãi suất ưu đãi để mua máy móc, thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp (mỗi hợp: tác xã, trang trại khoảng 3-4 gia đình có cing 1 dự án sẵn xuất) bao gồm: máy cày, xới trực tiếp phục vụ sẵn xuất nông nghiệp, hoặc làm thuê cho hợp tác xã, trang trại khác Điều kiện cho vay là phải có dự án, có một phần vốn tự
có, số tiền cho vay bằng tiền mua thiết bị, trừ vốn tự có và thời gian cho vay theo
tuổi thọ của máy móc, có thể đến 12 năm, lãi suất khoảng 6-7%/năm bằng 60% lãi suất trung bình các đối tượng khác
+ Thái Lan:
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ bổ nhiệm chủ tịch HDỌT, thường là Bộ trưởng tài
chính làm chủ tịch Nhà nước cấp 100% vốn tự có, qui định các ngân hàng khác phải dành 20% số tiền gửi để cho vay BAAC, BAAC được hướng các khoản cho
vay ưu đãi đặc biệt do Chính phủ ký hiệp định với nước ngoài do các tổ chức ngân
hàng như: WB, ADB, với lãi suất ưu đãi
Qui chế cho vay 30% cho vay trung-dài hạn, 70% cho vay ngắn hạn, §7%
Trang 30Chức năng của ngân hàng: hỗ trợ sự phát triển nông nghiệp-nông thôn Cho
vay phát triển nông nghiệp theo dự án chỉ định của Nhà nước cho vay các hoạt
động sản xuất, địch vụ phục vụ nông nghiệp
+ Philppin: Tổ chức giống như Thái Lan, cũng là ngân hàng TMQD được
Nhà nước cấp 100% vốn tự có HĐỌT do Chính phủ chỉ định Ngân hàng Landbank
đã cho 2.893 HTX/Tín dụng và 281 tổ chức tài chính nông thôn vay
+ Malaysia: Về mặt tổ chức cũng giếng như Thái Lan nhà nước cấp 100% vốn tự có, cho vay lãi suất ưu đãi là công cụ trong tay Nhà nước để góp phần thúc đẩy nông nghiệp-nông thôn phát triển Qui định 38% NHTM phải gửi bất buộc 20% số dư tiền gửi và huy động tiết kiệm vào NHNN, trong số đó 3% dự trữ bắt buộc
phải nộp thuế, song ngân hàng nông nghiệp không phải nộp thuế Ngân hàng nông
nghiệp (BPM) được ưu tiên đặc biệt các khoản vay nước ngoài, BPM chú trọng cho vay trung-đài hạn, các dự án, các chương trình đặc biệt, cho vay trực tiếp hộ dan, gián tiếp thông qua HTX/Tín dụng, nông đân nghèo vay không tính lãi, lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay các loại khác
+ Nhật Bản: Chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp:
Cá nhân làm nông nghiệp thì đăng ký với nhà nước và các tổ chức xã hội
bảo lãnh, Nhà nước sẽ cho vay qua hợp tác xã, ngân hàng với lãi suất thấp
2.25%/năm Có 2 loại trợ vốn:
- Vay không tính lãi nhưng phái có du án sẵn xuất (dự án phải được thẩm định và xác định dự án có hiệu quả kinh tế)
- Vay có lãi suất thấp, không hạn chế có thể đến 100.000 USD Mục đích sử
dụng: xây nhà, mua máy móc, thiết bị phục vụ sẵn xuất nông nghiệp, cái thiện đời
sống nhân dân
+ Bangladest: Bangladest là một nước nghèo, được nhiều tổ chức quốc tế
quan tâm, hỗ trợ như: WB, ADB, các ngân hàng nước ngoài đã mở chi nhánh ở
Trang 31Mặc dù hệ thống tài chính khá phong phú nhưng chỉ có Grameen Bank là tổ chức tín dụng duy nhất hoạt động ở nông thôn Grameen Bank hoạt động theo một qui chế riêng do ngân hàng trung ương ban hành, không hoạt động theo qui chế như các ngân hàng thương mại khác Hệ thống Grameen Bank cũng được Quốc hội
thông qua thành một bộ luật riêng, trong đó miễn thuế cho Grameen Bank
Về vốn, Grameen Bank có vốn điều lệ 150 triệu taka (tương đương 3,75 triệu
USD) trong đó: vốn cổ phần của Nhà nước 18 triệu taka, phần còn lại do các cổ
đông góp và phát hành cổ phiếu
Về hệ thống tổ chức, Grameen Bank có trụ sở đặt tại thủ đô Đatka, các văn phòng tại các bang, vùng và trên 1000 chi nhánh vùng nông thôn với khoảng 13 ngàn nhân viên,
Về cơ chế hoạt động: Grameen Bank cho vay đến nhóm với mỗi nhóm có 5 người, các nhóm hoạt động theo trung tâm với tối đa 10 nhóm/trung tâm Nhân viên Grameen Bank tiến hành các hoạt động cho vay, thu nợ, nhận tiễn gửi tại các cuộc
họp thường lệ của các trung tâm Các nhóm được thành lập phải tuân thủ nguyên
tắc tự nguyện và chấp hành ký luật của Grameen Bank Việc tổ chức các nhóm này vừa tiết kiệm được chỉ phí cấp tín dụng, vừa thuận lợi cho công tác quản lý của ngân hàng
Có thể nói hoạt động của Grameen Bank trong thời gian qua rất phù hợp với nhu cầu của nhân đân Bangladesi nên được nhiễu tổ chức tài chính tin tưởng, giúp
đã
Một số nhận xét rút ra từ kinh nghiệm của các nước:
- Trong chính sách phát triển kinh tế ở các nước trên, nông nghiệp và nông thôn luôn giữ vị trí quan trọng, nên đã tập trung các biện pháp đầu tư về vốn, khoa học, công nghệ cho khu vực này, trong đó rất chú trọng đầu tư kinh tế hộ,
- Các nước đều có hệ thống ngân hàng phục vụ nông nghiệp riêng, Nhà nước
Trang 32- Hình thức cho vay phát triển nông nghiệp-nông thôn vừa cho vay trực tiếp tới hộ nông dân, vừa cho vay gián tiếp qua tổ liên đoanh, liên đới trách nhiệm, cho vay thế chấp qua tổ, áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn, trung đài hạn
- Qui định có ngân hàng thương mại khác phải đành một phần số dư tiền gửi tiết kiệm để cho vay phát triển nông nghiệp trong nước Việc cho vay phát triển nông nghiệp-nông thôn được đấu thầu về lãi suất, ngân hàng nào đưa ra lãi suất thấp nhất thì trúng thầu Vì vậy Nhà nước chỉ phải bù lỗ lãi suất ở mức thấp nhất, mặt khác ngân hàng nông nghiệp là ngân hàng chủ yếu đầu tư lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn không phải nộp thuế,
Muốn biến nước nghèo nàn, lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển, phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng bước theo hướng CNH-HĐH ở phạm V1 Vi mô cũng như vĩ mô
Muốn tạo được sự chuyển dịch đó, nhất thiết phải có các yếu tố: vốn, khoa học công nghệ, thị trường, quản lý con người và cơ cấu lao động phù hợp
Trang 33CHƯƠNG H
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ĐBSCL
+ Vị trí địa lý:
Sông Mêkông là con sông lớn thứ 10 trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên
Tây Tạng (TibeÐ trên độ cao 5.000 m, dài 4.180 km đứng thứ 12 và chảy qua 6
nước: Trung Quốc, Myama, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam Đồng bằng châu thổ sông Mêkông rộng 49.520 km’ trong đó: Đông bằng sông Cứu Long của Việt Nam là phần cuối cùng của hạ lưu khu vực Mêkông có điện tích 39.600 km’, chiếm 12% diện tích cả nước ĐBSCL gồm 13 tinh: Long An, Tién Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Can Thơ, Hậu Giang, Sóc Trang, An Giang,
Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu Có khoảng 17.128.065 người, chiếm 20% dân số cả
nước với 1 thành phố trực thuộc trung ương, 4 thành phố thuộc tỉnh, 6 quận, 13 thị
xã, 125 phường, 114 thị trấn và 1.266 xã
ĐBSCL là một trong những đồng bằng rộng và phì nhiêu của Đông nam Á
và thế giới, là vựa lúa lớn nhất cả nước, vùng thuỷ sản, vùng cây ăn quả nhiệt đới
lớn nhất Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2003 diện tích đất như sau: Tổng điện tích toàn vùng 3.973,4 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp 2.961,5 ngần ha = 74,5% điện tích toàn vùng), đất lâm nghiệp 361 ngàn ha = 9,1% diện tích toàn vùng Đất chuyên dùng 237,1 ngàn ha = 6% diện tích đất toàn vùng; đất ở 99,6 ngần ha = 2,5% diện tích toàn vùng
Phía bắc ĐBSCL giáp TP.HCM, phía Tây nam giáp Campucbia và Vịnh Thái
Trang 34bởi Biển Đông Bờ biển dài 700 km và khoảng 360.000 km” vùng kính tế đặc quyền
` ` ` + se ~“ aA aA >A z =A * ~ -
giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế biển
+ Khí hậu:
ĐBSCL có một nên nhiệt độ cao, 6n định, nhiệt độ trung bình 25-28°C,
không gặp thời tiết lạnh, biên độ nhiệt độ từ 15°C-37°C-38°C, trung bình cả năm có
2226-2707 giờ nắng, gồm hai mùa, mùa mưa từ thang 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
Nhìn chung, điều kiện khí hậu ĐBSCL đã tạo ra lợi thế so sánh đặc biệt mà
các nơi khác khó có thể có được, đó là: nên nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ
nắng cao và ổn định trong vùng, ít thiên tai Điều đặc biệt này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận tiện cho sinh trưởng và phái triển sinh vật, phát triển lương thực, thực
phẩm, chế biến nông-thuỷ-hải sản
+ Tài nguyên nước:
Mặt nước và thuỷ văn: Nguồn nước chủ yếu của ĐBSCL lấy từ sông Mêkông và nước mưa Đặc điểm của vùng là 2 mùa rõ rệt nên lượng nước cũng phụ thuộc theo mùa Mùa thờa nước bắt đầu vào tháng 7 hoặc tháng 8 và kết thúc vào tháng
11 hoặc tháng 12, mùa này thường có lụt, nhưng cũng là mùa bù đấp phù sa trong
vùng ngập lũ, gia tăng sản lượng cá, đẩy mặn, rửa phèn Mùa khô lượng nước chú yếu từ sông Mêkông, lưu lượng của sông hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nước cho ĐBSCL, ngăn chặn mặn vào sâu Tuy nhiên, do giao động thuỷ triều, kênh rạch lại nhiều, khu vực vùng ven biển quá mặn, nên việc sứ dụng nước cho tưới tiêu đồng ruộng còn nhiều hạn chế,
Trang 35+ Tài nguyên đất: châu thổ ĐBSCL có một số nhóm đất chủ yếu sau: nhóm
đất phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất xám và một số nhóm đất
khác
+ Hệ sinh thái và tập đoàn cây trồng:
ĐBSCL có diện tích vùng đất bị ngập thường xuyên hoặc theo mùa mưa chiếm diện tích lớn và được chia ra 3 hệ sinh thái tự nhiên gồm: Hệ sinh thái vùng
ngập mặn ven biển, đầm lầy; Hệ sinh thái rừng tràm trong các vùng trũng; Hệ sinh
thái cửa sông Tất cả các hệ sinh thái đều rất nhạy cảm và không thể phục hồi nếu
không được quần lý đúng đắn, khoa học
Tập đoàn cây trồng vùng ĐBSCL rất đa dạng và phong phú, rất nổi tiếng và có giá trị kinh tẾ cao như: xoài, mít, cam, quít, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, đừa, chuối
+ Tài nguyên khoáng sẵn:
ĐBSCL có nhiễu loại tài nguyên khoáng sẵn như: dầu khí, vật liệu xây dựng, than bùn, quặng emelit, nước khoáng
+ Nguồn nhân lực:
Dân số ĐBSCL khoảng 17 triệu người (2004) chiếm khoảng 20% dân số cả
nước, Theo số liệu điều tra dân số ĐBSCL có 53% ở độ tuổi 20, có 24,3% từ 20-34
tuổi và chỉ có 22,7% trên 35 tuổi Tốc độ tăng đân số bình quân 2,1%/năm, chủ yếu là tăng tự nhiên
ĐBSCL có nhiều dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 92%, Khơme 6,1%, Hoa 1,7%, còn lại các dân tộc khác 0,2%
Mật độ dân số 422 người/km” (cả nước 240 người/km”), phân bố dân cư vùng ĐBSCL, không đều, chủ yếu ở thêm đất hơi cao, đất bồi ven sông, trên bờ kênh: dân cư tập trung cao ở các tỉnh: An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau Dân số
thành thị tại ĐBSCL chiếm 15,28%, trong đó cao nhất là: An Giang, Can Tho, Kién
Trang 36Tý lệ dân số thành thị so với nông thôn ĐBSCL thấp đáng kể so với Đồng
bằng sông Hồng, Đông nam bộ và cả nước Dân số ĐBSCL là: 17,1 triệu người
(2003) dự kiến đến 2010 vào khoảng 20,1 triệu.(1)
2.1.2 Những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL thời gian qua (2001-2004)
2.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Thời kỳ 2001-2004 vùng ĐBSCL có mức tăng trưởng khá, bình quân tăng
10,9%, tăng cao hơn mức tăng cá nước (cả nước tăng bình quân: 7,23%) Biểu số I TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP (Giá cố định) Đơn vị tính: % ` , Téc d6 tang BQ ca | Tốc độ tăng BQ So sánh N ganh kính tế h té nước từ 2001-2004 ' ĐBSCL2001-2004 | ĐBSCL/cá nước 2 ˆ Toàn vùng 7,23 10,9 +3,67
Nông, lâm, ngư nghiệp 3,57 7,3 +3,73 Công nghiệp - xây dựng 10,14 17,1 +6,96
Dich vu 6,64 12.8 +6,16
(Nguén: Nién gidm thống kê năm 2004 của Tổng cục thống kê)
Trang 372.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo giá cố định 1994) Biểu số 2: CƠ CẤU GDP Ở ĐBSCL QUA CÁC NĂM Dadn vi tinh: % Ngành 2001 2002 2003 2004 ĐBSCL, 100 100 100 100
Nông, lâm, ngư nghiệp 52,2 51,4 49,5 4743 Công nghiệp - Xây dựng 19,0 19,7 21,1 22,4
Dich vu 28,8 28,9 29,4 30,3
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 của Tổng cục thống kê)
Nhìn số liệu trên ta thấy GDP năm 2004 so 2001 có sự chuyển dịch đáng kể: ty trong khu vực ÏI từ 52,2% năm 2001 đến 2004 giảm xuống còn 47,3% Trong khi
đó, khu vực I từ 19% tăng lên 22,4% và khu vực [H từ 28,8% lên 30,3%
Nhìn chung kinh tế vùng ĐBSCL có bước chuyển dịch rõ rệt theo hướng tập trung đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch, vận tải tại những nơi có tiểm năng phát triển khu vực HI Phát triển mạnh mẽ các ngành chế biến nông, thuỷ sẵn tại những nơi có điều kiện ưu đãi phát triển khu vực II sản xuất nông nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất đa canh với các mô hình như: cá-lúa, tôm- lúa, lúa- mầu vv,
Mac dd quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hướng tích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu các khu vực còn chậm: Khu vực I vẫn còn
chiếm tỷ trọng lớn gần 50% GDP của vùng, điều này cho thấy cơ cấu kính tế vẫn còn mang tính thuần nông, nếu so với cơ cấu cả nước và các vùng kinh tế khác thì
chưa tiến bộ (cơ cấu GDP cả nước đến năm 2004 khu vue I chỉ còn 20,2% - phụ lục
số 1) chứng tỏ trình độ CNH-HĐH của vùng ĐBSCL diễn ra còn tương đối chậm 2.1.2.3 Thực trạng phái triển các ngành trong vùng ĐBSCL:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sẵn:
- Nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành phát triển chú yếu Năm 2004 GDP khu vực I đóng
Trang 387,3% (giá so sánh 1994), lương thực bình quân đầu người toàn vùng năm 2004 đạt
948kg/người/năm
Nhìn chung trong khu vực nông nghiệp, trồng trọt luôn chiếm phần lớn và cây lúa vẫn là cây chủ yếu Cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn trái tuy có phát triển nhưng tốc độ còn chậm Ngành chăn nuôi tăng trưởng chậm, đóng góp
còn khiêm tốn trong nội bộ cơ cấu ngành nông nghiệp Đến cuối năm 2004, đàn heo
ĐBSCL đạt 3.698,5 ngàn con, đàn trâu đạt 37,4 ngàn con, đàn gia cầm dat 39,54 triệu con (giảm 11,45% so với 2001 do dịch bệnh), tuy nhiên đàn bò lại tăng nhanh, đạt 413 ngàn con (gấp 1,87 lần so với năm 2001)
- Lam nghiệp:
Tổng điện tích rừng tập trung vùng ĐBSCL ước đến 2004 đạt 148,1 ngần ba, trong đó chăm sóc và bảo vệ rừng được 33,7 ngàn ha Đây là giai đoạn có rừng tập trung tăng nhanh nhất do phát triển rừng ngập mặn ven biển (4 tính Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà vinh được WB tài trợ thực hiện dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển) Giai đoạn 2001-2004 toàn vùng trồng được 200,1 triệu cây phân tán
- Thuỷ sản:
Đến cuối năm 2004, tổng điện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng ĐBSCL đạt:
740,9 ngàn ha Tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, khai thác nội địa đạt 1496,6
ngàn tấn, trong đó sẵn lượng nuôi trồng đạt 932,9 ngàn tấn
Giai đoạn 2001-2004 là giai đoạn điện tích nuôi trỗng thuý sản phát triển mạnh, chủ yếu là nuôi tôm đo người dân chuyển một phần đất vùng nước mặn, lợ sản xuất lúa (hoặc các cây trồng khác) không hiệu quả, sang nuôi tôm Hình thức
nuôi tôm cũng chuyển dẫn từ nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi công nghiệp và
bán công nghiệp
Song song với phong trào nuôi tôm, phong trào nuôi cá bè cũng phát triển
Trang 39+ Công nghiệp và xây đựng cơ bản:
GDP khu vực II năm 2004 đạt 18.326 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2004 là 17,1%, đóng góp 22,4% trong cơ cấu GDP cả vùng Trong tổng đóng góp cúa khu vực II thì công nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 32,34%, cơng nghiệp ngồi quốc doanh chiếm 40,74% còn lại là đóng góp của công nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài Một số sắn phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng như:
gạo Xây xát, thuỷ sản đông lạnh, tôm đông, gạch các loại, đường mía
Trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của vùng giai đoạn 2001-2004 có nhiều cải thiện, cúng cố, tăng cường như: hệ thống cẳng, đường giao thông, cung cấp điện, nước vv Nhiều khu công nghiệp được hình thành tại các tỉnh ĐBSCL, góp phần đẩy mạnh tiến độ CNH-HĐH của vùng Bên cạnh
đó, hệ thống các cơ chế, chính sách, khuyến khích ưu đãi đầu tư vào các khu, cụm
công nghiệp được hình thành và hoàn thiện dẫn, góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực ĐBSCL
+ Địch vụ:
Đến cuối năm 2004, GDP khu vực HI đạt 24.718 ngàn tý đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân (2001-2004) đạt 12,8%, đóng góp 30,3% trong tổng GDP các tỉnh ĐBSC( Đây là giai đoạn khu vực HH tăng trưởng tương đối nhanh về giá trị nhưng
lv
còn chậm thay đối trong cơ cấu GDP cả vùng
lrong khu vực HH, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tham gia và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cúa khu vực và tham gia ở hầu hết các lĩnh vực: thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng Trong khi đó khu vực quốc
doanh được sắp xếp lại và chiếm các hoạt động quan trọng mà khu vực tư nhân
không có khả năng và điều kiện tham gia
Trang 40
THỰC HIỆN DU LỊCH THƯƠNG MAI CÁC TINH ĐBSCL
QUA CÁC NĂM (giá hiện hành) Tốc độ Chỉ tiêu Đơn vị tính | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | phát triển BQ (%) a) Du lich A4 - Tổng lượt khách du lịch 1.000 lượt 3513| 3.8291 4.4091 4.602 +94 Trong đó: khách quốc tế 1.000 lượt 346 446 363 407 + 5,6 b) Thương nghệp | - Tổng mức lưu chuyểnHH ` Tỷ đồng 44.511 | 53.613 | 61.161 | 72.378 + 17,5 - Tổng kim ngạch xuất khẩu | Triệu USD 1446| 1656| 2.0811 2.333 + 17,2 + Gao 1.000 tấn 2.136) 1.526] 2.338) 2.165 + 0,45 + Hàng thuỷ san 1.000 tấn 107 135 165 230 + 29.0 -Tổng kim ngạch nhập khẩu | Triệu USD 380} 2.0771 1138| 1.288 +50,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2004 (Tổng cục thống kê xuất bản năm 2005)
Nhìn chung các chí tiêu về hoạt động dịch vụ đều có xu hướng tăng lên + Hợp tác đầu tư với nước ngoài:
Đến năm 2004 vùng ĐBSCL có tất cả 20 du An dau tư trực tiếp của nước
ngoài (chiếm 2,7% cả nước và bằng 13,4% so với Đồng bằng sông Hồng) với tổng số vốn đăng ký là 100 triệu USD (bằng 5% cả nước và bằng 22,8% so với Đông bằng sông Hồng) Trong đó vốn pháp định 40,6 triệu USD (chiếm 4,43% cả nước và 20,31% so đồng bằng sông Hồng) Hiện nay có nhiều công ty nước ngoài tiếp tục thăm đò tìm kiếm khả năng hợp tác đầu tư với các tỉnh trong vùng Song thực tiễn
cho thấy, việc thực hiện các dự án rất it do điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng còn
yếu kém, địch vụ đầu tư và trình độ cán bộ làm việc trong lĩnh vực hợp tác đầu tư