Đa số Điều đưỡng có thái độ đúng về dự phòng loét ép 85,8%; giữa tong điểm kiến thức và tông điểm thái độ dự phòng loét ép của Điều dưỡng có mối Trang 4 bằng sự biết ơn và kính trọng,
Trang 1THAN VAN LY
THUC TRANG KIEN THUC VA THAI BO CUA DIEU DUONG VE DU PHONG LOET EP TAI BENH VIEN DA KHOA
TINH VINH PHUC NAM 2018
LUAN VAN THAC Si DIEU DUONG
Trang 2THAN VAN LY
THUC TRANG KIEN THUC VA THAI BO CUA DIEU DUONG VE DU PHONG LOET EP TAI BENH VIEN DA KHOA
TINH VINH PHUC NAM 2018
LUAN VAN THAC Si DIEU DUGNG Mã số: 8720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ VĂN THÀNH
Trang 3yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ dự phòng loét ép của Điều dưỡng tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá
kiến thức và thái độ dự phòng loét ép của 134 Điều đưỡng Sử dụng bộ công cụ của
Beeckman năm 2010 (Bản tiếng Việt) trong thời gian từ tháng 3-5/2018 tạiBệnh
viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức dự phòng loét ép của Điều dưỡng là
15,26 + 2,23 trên 26, chỉ có 13,4% Điều dưỡng có kiến thức dự phòng loét ép đạt từ
70% tổng số điểm trở lên Điểm trung bình thái độ dự phòng loét ép của Điều
dưỡng là 39,77+ 3,62 trên 52 Đa số (85,8%) Điều dưỡng có tổng điểm thái độ dự
phòng loét ép đạt từ 70% tổng điểm trở lên Các yếu tố liên quan đến kiến thức dự phòng loét ép của Điều đưỡng với mức ý nghĩa thống kê 95% bao gồm: nhóm tuổi (F = 3,39; p=0,02), trình độ học van (F = 12,44; p = 0,000), khoa lam viéc (F = 12,44; p =0,000) va tham gia tap huan vé du phong loét ép (t = 0,72; p = 0,000) Hai yếu tô liên quan đến thái độ dự phòng loét ép của Điều dưỡng là tham gia tập huấn (t= 0,008; p = 0,015) và khoa làm việc (F = 13,81; p = 0,001) Mối liên quan thuận ở mức độ thấp giữa tổng điểm kiến thức và tổng điểm thái độ dự phòng loét ép của Điều dưỡng có ý nghĩa thống kê (r = 0,27; p = 0,002)
Kết luận: Kiến thức dự phòng loét ép của Điều dưỡng tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 còn thấp, tỷ lệ Điều dưỡng có kiến thức đạt chỉ
chiếm 13,4% Đa số Điều đưỡng có thái độ đúng về dự phòng loét ép (85,8%); giữa
tong điểm kiến thức và tông điểm thái độ dự phòng loét ép của Điều dưỡng có mối
Trang 4bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin chân thành cảm ơn các thầy/cô trong Ban
Giảm hiệu nhà trường, các phòng, khoa thuộc Trường, cô giáo chủ nhiệm, các
thầy/cô đã nhiệt tình giảng đạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình
học tập và làm nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Vũ
Văn Thành, người thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn
Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong Ban giám đốc, Phòng Điều
dưỡng, Phòng chỉ đạo tuyến, các anh, chị đồng nghiệp tại các khoa Hồi sức tích cực
— Chống độc, các khoa Nội và các khoa Ngoại, bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập số liệu
Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong chỉ ủy, Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ, nhân viên trường trung cấp Y tế Vĩnh Phúc đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, vợ, con đã tạo điều kiện và luôn ở
Trang 5tôi Số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, chính xác và chưa được công bố Kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam
Người viêt cam đoan
Trang 6DPLE: ĐD DTNC EPUAP: NB: NPUAP: RNAO: ly vét thuong Uc Dự phòng loét ép Điều dưỡng
Đối tượng nghiên cứu
(Europan Pressure Ulcer Advisory Panel)/Hội đồng tư vẫn
loét ép Châu Âu
Người bệnh
(National Pressure Ulcer Advisory Panel)/Hội đồng tư vẫn loét ép quốc gia Mỹ
Trang 7
Bảng 3 2 Phân bố Điều dưỡng theo khoa làm việc (n=134) 33
Bảng 3 3 Phân bố Điều dưỡng theo số năm kinh nghiệm (n=134) 34
Bảng 3 4 Kiến thức của Điều đưỡng về nguyên nhân øây loét ép (n=134) 35
Bảng 3 5 Kiến thức của Điều dưỡng về phân độ và theo dõi loét ép (n=134) 36 Bảng 3 6 Kiến thức của Điều đưỡng về đánh giá nguy cơ loét ép (n=134) 37 Bảng 3 7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dinh dưỡng cho người bệnh để dự phòng loét ép (n=134) 37 Bảng 3 8 Kiến thức của Điều đưỡng về các biện làm giảm mức độ áp lực và lực trượt để dự phòng loét ép (n=134) 38 Báng 3 9 Kiến thức của Điều dưỡng về các biện pháp làm giảm thời gian áp lực và lực trượt đề dự phòng loét ép (n=134) 39
Bang 3 10 Tổng điểm kiến thức dự phòng loét ép Điều dưỡng (n=134) 40
Trang 8Hình 1.2 Các yếu tô nguy cơ phát triển loét ép
Hình 1.3 Mô hình Chất lượng chăm sóc- Donabedian
Hình 1.4 Khung lý thuyết nghiên cứu
Biểu đồ 3 1 Phân bố Điều đưỡng theo giới
Biéu đồ 3.2 Phân bố Điều dưỡng theo trình đô học vẫn
Biểu đồ 3 3 Phân bố đối tượng nohiên cứu theo tỷ lệ có tham ø1a tap huấn dự
phòng loét ép
Biểu đồ 3 4 Phân loại mức đô kiến thức dự phòng loét ép của Điều dưỡng
Trang 9LỜI CAM ĐOAN
DAT VAN DE c.cccceccececcecceccccuccucceceecuseecencceceecuesaeeusctsencetcateuees MUC TIEU 1.1 1.2 1.3 1.4 Đại cương về da Đại cương về loét ép Các biện pháp dự phòng loét ép
Các nghiên cứu trong và ngoài nước và các phương pháp xác định các
yếu tố liên quan với kiến thức và thái độ dự phòng loét ép
1.5 1.6
Khung lý thuyết nghiên cứu
Đặc điêm địa bàn nghiên cứu
Chương 2ĐỒI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.1 2.8 2.9 2.10
Đối tượng nghiên cứu
Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu
Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Phương pháp thu thập số liệu Các biến số nghiên cứu
Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
Phương pháp phân tích số liệu Van đề đạo đức của nghiên cứu Sai s6 và biện pháp khắc phục sai sô
Trang 10Chương 3KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU {E1 S221 scseẻ 32
3.1 Đặc điểm chung cua DD 32
3.2 _ Kiến thức của Điều dưỡng về dự phòng loét ép 35 3.3 Thái độ của Điều đưỡng về dự phòng loét ép 41 Chương 4BÀN LUẬN - - CC - CC 2211111211 n HS Y cv cv km 46
4.1 Đặc điểm chung của Điều dưỡng 46
4.2 Kiến thức dự phòng loét ép của Điều dưỡng 48
4.3 _ Thái độ dự phòng loét ép của Điều dưỡng 54
4.4 Các yếu tô liên quan đến kiến thức, thái độ dự phòng loét ép của Điều
MUONS eee cece cece ccceeeccceueseceueeceseeescecuuceseuesseseeeseeseereseueneeseneenes 55
4.5 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 60
KẾT LUẬN - c1 2111102111131 11113 11115 11111 11k vn cư 62 KHUYÊN NGHHỊ -‹ - Ccc C12111 1111111111 11111 chư 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO - . c- SE 1111221111 1113 111151111 x£2 64 PHỤ LỤC 1 PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHU LUC 2: BO CAU HOI DANH GIA KIEN THỨC, THÁI ĐỘ DỰ PHONG
LOET EP CUA DIEU DUONG 0.00 cccsccsscsscsssessssssssssesssscssessssessesseesesscssssessessseesseees PHU LUC 3: THANG DO CỦA BỘ CÔNG CỤ - - c2
Trang 12ÉP -ĐẶT VẤN ĐÈ
Loét ép là tình trạng thường gặp ở những người bệnh nằm điều trị trong các
cơ sở Y tế, gây gánh nặng cho người bệnh, người thân và người chăm sóc [64] Hiện nay loét ép mắc phải trong quá trình nằm viện là khá phố biến cả trên thế giới và Việt Nam Tuy nhiên, tỷ lệ mắc tại các nước không giống nhau như: 5% ở Áo [39], 0,8% ở Trung Quốc [65], 0,9% ở Mỹ [36], 16,6 % ở Thụy Điển [37] và 8% ở Indonesia [19] tại Việt Nam theo nghiên cứu của Cẩm Bá Thức [14] là 24,7% Ngày nay, loét ép được thế giới công nhận là một trong năm nguyên nhân phổ biến nhất ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và có thể đự phòng được Loét ép còn được coi như là một chỉ số để đánh giá về chất lượng chăm sóc và điều trị của các tổ chức chăm sóc sức khoẻ [4],[33] Sự đau đớn và khó chịu của loét ép làm chậm thời gian
phục hồi, kéo dài bệnh tật và thời gian nằm viện, góp phần làm tăng tỷ lệ tàn tật và
tử vong Một số nghiên cứu chỉ ra rằng loét ép đã làm hạn chế đáng kề nhiều khía cạnh của hạnh phúc cá nhân, gồm cả chất lượng cuộc sống và sức khoẻ thê chất, xã
hội, tài chính và tâm lý [25],[35] Dự phòng loét ép là điều thiết yếu để cải thiện
chất lượng chăm sóc, vì loét ép ảnh hưởng đến tất cả các bên tham gia trong quá trình chăm sóc như người bệnh, gia đình, bệnh viện và các tô chức y tế
Đề có được thành công trong việc dự phòng loét ép, cần lưu ý đến tính đa dạng và điều cần thiết là tất cả các thành viên liên quan phải cam kết ngăn ngừa và điều trị loét ép Tuy nhiên, hiệu quả chăm sóc lớn nhất thuộc về nhóm Điều dưỡng
Bởi vì Điều đưỡng có trách nhiệm chăm sóc trực tiếp và quán lý chăm sóc người
bệnh, và dự phòng loét ép được coi là một trong những chăm sóc thiết yếu của Điều dưỡng cho người bệnh trong quá trình nằm viện [45] Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy kiến thức và thái độ của Điều dưỡng về dự phòng loét ép
có ảnh hưởng đến tỷ lệ loét ép xuất hiện ở người bệnh trong quá trình nằm viện
[26],[47],[53] Do vậy, nghiên cứu kiến thức, thái độ dự phòng loét ép của Điều
dưỡng là rất cần thiết góp phần làm giảm tỷ lệ loét ép ở người bệnh Theo số liệu
Trang 13loét ép trong quá trình điều trị trong 6 tháng đầu năm 2018 là 0,4% và tập trung vào
một số khoa như Hồi sức tích cực — Chống độc, khoa Ngoại thần kinh, ngoại Chan
thương chỉnh hình, Nội thần kinh.v.v Dự phòng loét ép trong chương trình đảo tạo Điều dưỡng còn hạn chế [6],[13] Để có cơ sở khoa học về thực trạng kiến thức và thái độ đự phòng loét é nhằm đề xuất kế hoạch tăng cường năng lực chăm sóc và dự phòng loét ép của Điều đưỡng tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng kiến thức và thái độ của
Điều dưỡng về dự phòng loét ép tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm
Trang 14MỤC TIỂU
1 Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ dự phòng loét ép của Điều đưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018
Trang 15Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về da
Da là hàng rào bảo vệ cơ thể, giúp co thé 6n định thân nhiệt, chống mất
nước, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân độc hại của môi trường như vi khuẩn, bụi bẩn hay ánh nắng v.v Da còn là nơi đón nhận xúc giác của cơ thể giúp con người biết đau, nóng, lạnh và khoái cảm Diện tích da trên cơ thé người lớn khoảng 2mˆ và trọng lượng da chiếm khoảng 15 — 20% trọng lượng toàn cơ thể Da có 3 lớp, lớp biêu bì, lớp hạ bi và lớp mô dưới da [2],[8],[10]
1.1 Đại cương về loét ép 1.1.1 Định nghĩa
Loét ép được định nghĩa là một tôn thương cục bộ đối với da và/ hoặc các mô đưới da thường là do các áp lực của cơ - xương, do áp lực hoặc áp lực kết hợp
với lực trượt và / hoặc ma sắt [52]
1.1.2 Phân độ loét ép
Theo Hội đồng tư vấn loét ép quốc gia Mỹ/ Hội đồng tư vấn loét ép Châu Âu - NPUAP/EPUAP (2007) loét ép được phân thành 4 độ như sau [Š l]:
Độ I: Vùng da bị tỳ đè thay đổi màu sắc, thường màu hồng hoặc sậm (dấu hiệu báo trước vùng da bị loét ép)
Độ II: Tôn thương khơng hồn tồn chiều dày của lớp da bao gồm lớp thượng bì và lớp đáy (loét nông nhìn như vết trầy hay phông rộp)
Độ III: Tơn thương hồn tồn chiều dày của lớp da, tổ chức đưới da đã bị ton
thương nhưng mới chỉ khu trú ngoài lớp cân
Trang 16= Loét ép độ 2 Loét ép độ 3 Loét ép độ 4 Hình 1.1 Phần độ loét ép (Nguồn NPUAP/EPUAP - 2007 [51])
1.1.3 Các yếu tổ nguy cơ gây loét ép
Trang 17Hình 1.2 Các yếu tố nguy cơ phát triển loét ép
(Nguồn AWMA - 2012 [20])
1.1.3.1 Các yếu to làm tăng áp lực
Thiếu vận động/ hoạt động: Bắt cứ ai kế cả những người bình thường đều có
thé bị loét ép nếu họ giữ nguyên cơ thể ở một tư thế trong một thời gian đủ lâu gây ra áp lực nặng lên một phần cơ thể Những người phải nằm trên giường hay ngồi xe
lăn dễ bị mắc loét ép do họ hặp phải khó khăn khi tự mình thay đổi tư thế hoặc
Trang 18trạng tê, liệt liên quan đến chắn thương hay bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng
sinh hóa của da cũng làm tăng nguy cơ phát triển loét ép [27]
Các trường hợp suy giảm nhận thức do các vấn đề tâm thần kinh như ngủ
nhiều, hôn mê, rỗi loạn tri giác hoặc một số bệnh lý gây rỗi loạn thần kinh giao cam,
mất chỉ phối thần kinh, mất cảm giác nhận biết tê, mỏi do nằm lâu cũng làm tăng áp lực lên da và các mô dưới da của người bệnh [27],|46]
1.1.3.2 Các yếu tổ làm giảm sức bên của mô e Các yếu tố bên ngoài
Theo hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của AWMA (2012), lực trượt, ma sát và độ âm ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng áp lực của da và các mô dưới da [20]
Lực trượt là lực cơ học được tạo ra từ các bề mặt cơ thể song song với mặt
giường, nệm, xe lăn Lực trượt làm cho cơ thê trượt NB dé chống lại sự ma sát giữa da và bề mặt tiếp xúc (giường, đệm, ghế, xe lăn) Các lớp ngoài của da (lớp biểu bì đến lớp hạ bì) vẫn không di chuyền trong khi các lớp cân cơ sâu đi chuyên cùng với bộ xương, tạo ra sự méo mó, biến dạng trong các mạch máu giữa lớp hạ bì và lớp mô sâu Điều này dẫn đến huyết khối và tắc nghẽn mao mạch
Ma sát là một lực cơ học xảy ra khi bề mặt cơ thể và bề mặt tiếp xuc
(giường, đệm, ghế, xe lăn) đi chuyển qua nhau, tạo ra sự đề kháng giữa da và bề
mặt tiếp xúc, điều nãy dẫn đến xuất hiện lực trượt
Độ âm của da tăng lên làm thay đổi khả năng phục hồi của lớp biểu bì của đa
đối với tác động của các yếu tô từ bên ngoài bởi nó làm cho da mềm và kiệt quệ,
đặc biệt là khi đa tiếp xúc với độ âm trong thời gian đài Độ âm có thể xảy ra do NB
khơng kiểm sốt được đại, tiểu tiện, địch tiết từ vết thương và mô hôi Một số
trường hợp tăng độ am của da, đặc biệt là khơng kiểm sốt được phân, nước tiểu tạo thêm nguy cơ đo đa phơi nhiễm với vi khuẩn và enzyme làm tăng độ pH của đa Độ âm tăng cao là yếu tố nguy cơ làm tăng phát triển loét ép [27]
Trang 19Các yếu tố bên trong cơ thể làm giảm khả năng chịu đựng của da thông qua
tác động lên cầu trúc hỗ trợ của da, hệ thống mach mau va bach huyét
Tuổi cao là đặc điểm nhân khẩu học có liên quan nhiều nhất với nguy cơ phát triển loét ép, các yếu tố chủng tộc và giới tính hầu như không ảnh hưởng đến mức độ gia tăng nguy cơ loét ép [27] Người bệnh trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn, và nguy cơ gia tăng ở những người trên 75 tuổi Người bệnh bị các bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho các mô, hệ bạch huyết và suy giảm cảm giác, giảm Hemoglobin và tế bào Lympho trong máu cũng làm tăng nguy cơ loét ép Người bệnh ở giai đoạn mạn tính của chắn thương cột sống, bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, gãy xương chi đưới và viêm phổi đã được xác định là yếu tố nguy cơ
phát triển loét ép [34] Các bệnh mạn tính và các tình trạng ảnh hưởng đến sự cung
cấp máu cho các mô, hệ bạch huyết và suy giảm cảm giác làm tăng nguy cơ loét ép gồm: bệnh tiểu đường, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh tim phổi mạn tính, huyết áp
thấp, thiếu đinh dưỡng, hội chứng thận hư, suy thận, thuốc lá
Sự gia tăng nhiệt độ da cũng có liên quan với nguy cơ phát triển loét ép, mặc
dù cơ chế không được hiểu rõ Điều này có thê liên quan đến nhu cầu oxy tăng lên
trong các mô đã bị tổn thương và tăng bài tiết mô hôi làm tăng độ âm của da Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và mắt nước của NB làm tăng nguy cơ loét ép; điều này bao gồm các yếu tố như giảm cân trong thời gian gần đây, suy dinh dưỡng và chế độ ăn không đây đủ Protein hoặc năng lượng, nồng độ Protein, Albumin máu thấp Chế độ dinh dưỡng và sự hydrat hóa kém cũng liên quan đến da khô và giảm sự đàn hồi của da, làm tăng nguy cơ phát triển loét ép [27],[54]
1.1.4 Đánh giá nguy cơ loét ép
Đánh giá nguy cơ loét ép nhằm mục dich làm giảm các nguy cơ tiềm ân gây loét ép và giúp cải thiện chất lượng chăm sóc NB Các công cụ đánh giá nguy cơ loét ép phải có các giá trị tiên đoán, nhạy cảm cao, cụ thé, đáng tin cậy và dễ sử dụng Đánh giá nguy cơ loét ép nên đựa trên giả định rằng tất cả NB đều có nguy cơ phát triển loét ép [56] Việc đánh giá nguy cơ loét ép cần được thực hiện định kỳ
Trang 20hiện vào ngày đầu tiên nhập viện và mỗi ngày 1 lần ở NB được nhận vào đơn vị
chăm sóc dài hạn trong một tuần đầu, và sau đó mỗi tuần một lần trừ khi bệnh tình
của NB thay đổi Theo khuyến nghị của của Hiệp hội Điều dưỡng Ontario-RNAO
[56] đánh giá nguy cơ phát triển loét ép của NB nên kết hợp đánh giá lâm sàng và
sử dụng một công cụ đánh giá nguy cơ loet ép đã được kiểm tra về tính hợp lệ và độ tin cậy Các công cụ đánh giá nguy cơ loét ép gồm Thang do Norton, Waterlow, và
Braden, đánh giá da NB được đề cập trong hướng dẫn của AWMA (2012), là
những công cụ thích hợp để đánh giá nguy cơ loét ép Thang đo Braden, Waterlow, Norton và đánh giá da NB được mô tả ngắn gọn dưới đây [20],|49]
1.1.4.1 Thang do Braden scale
Thang đo Braden scale được sử dụng để dự đoán nguy cơ loét ép bao gồm sáu phần dùng để đánh giá các yếu tố lâm sàng của áp lực cao và kéo dài (hoạt động, di động, cảm nhận giác quan) hoặc sự chịu đựng của mô đối với áp lực (dinh
dưỡng, độ 4m, ma sat va luc trượt) Mỗi phần bao gồm một tiêu đề, 4 cấp độ, mỗi
cấp độ có một hoặc hai cụm từ mô tả các điều kiện áp dụng Năm trong số các phần
được đánh giá từ Iđiểm (ít thuận lợi) đến 4 điểm (thuận lợi nhất) Mức độ ma sát và lực trượt được đánh giá từ lđiểm đến 3 điểm Tổng điểm của thang điểm Braden
scale là 23 điểm Điểm đánh giá nguy cơ của NB càng thấp thì nguy cơ phát triển loét ép càng cao Cụ thể:
- - Nguy cơ thấp: từ 15 - 18 điểm
- _ Nguy cơ trung bình: 13 - 14 điểm - _ Nguy cơ cao: 10 - 12 điểm - - Nguy cơ tất cao: < 10 điểm 1.1.4.2 Thang do Norton scale
Thang đo Norton scale được sử dụng để dự đoán nguy cơ loét ép bao gồm 5
phần dùng để đánh các yếu tô lâm sàng: thể chất, tinh thần, hoạt động, cử động, đại
Trang 21điểm (ít thuận lợi) đến 4 điểm (thuận lợi nhất) Tổng điểm của thang đo Norton scales là 20 điểm Điểm số càng thấp thì nguy cơ phát triển loét ép càng cao Cụ thể:
- - Nguy cơ thấp: > 18 điểm
- _ Nguy cơ trung bình: 15 - 18 điểm - _ Nguy cơ cao: 10 - 14 điểm - Nguy cơ rất cao: < 10 điểm 1.1.4.3 Thang do Waterlow score
Thang do Waterlow được xem là một thang đo toàn điện và bao quát để đánh giá nguy cơ và phòng ngừa loét ép trong quá trình năm viện Đánh giá nguy cơ loét ép bao gồm các mục:
- _ Cân nặng (theo chỉ số BMI): điểm từ 0-3
- Khơng kiểm sốt được đại tiểu tiện: điểm từ 0-3
- _ Tình trạng da: điểm từ 0-3 - _ Di chuyển: điểm từ 0-5
-_ Tuổi: điểm từ 1-5 - Gi6i tinh: điểm từ 1-2
- _ Sự sút cân của NB: từ 0-4 điểm
- _ Các yếu tô nguy cơ đặc biệt: thiêu dưỡng mô: : điểm từ 1-8, chấn thương hay phẫu thuật lớn; điểm từ 5-8, suy giảm nhận thức — cảm giác: điểm từ 4-6
Người bệnh có điểm số càng cao thì nguy cơ phát triển loét ép càng cao Cụ thể:
- _ Điểm số > 10: NB được xem là có nguy cơ - Điểm số > 15: NB được xem là có nguy cơ cao - _ Điểm số >20: NB được xem là có nguy cơ rất cao 1.1.4.4 Danh giả da người bệnh
Trang 22năng chịu đựng áp lực của da và các mô dưới da Đánh giá da nên được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi NB nhập viện và muộn nhất là sau § giờ Đánh giá da cần được thực hiện hàng ngày ở những ngày sau đó và bất cứ khi nào tình trạng
NB thay đổi Đánh giá da giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của loét ép như: Ban đỏ,
tái nhợt, phù nề, tăng nhiệt độ cục bộ, sự chai xơ và phân hủy của da Khi đánh giá da NB cần chú ý:
Tiến hành đánh giá da cân thận từ đầu đến ngón chân Đặc biệt tập trung vào các vùng da sát xương gỗ lên như: vùng xương cùng cụt, gót chân, vùng ụ ngồi, mẫu chuyên lớn.v.v
Cần thận khi đánh giá da ở những NB da sam màu Yêu cầu NB xác định
những khu vực có khó chịu hay đau liên quan đến áp lực và cần đặc biệt chú ý đánh
giá da các khu vực này
1.2 Các biện pháp dự phòng loét ép
Theo hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của AWMA (2012), các biện pháp dự phòng loét ép bao gồm: Bảo vệ da, dinh dưỡng cho NB, cung cấp bề mặt
hỗ trợ và thay đôi tư thế người bệnh [20]
1.2.1 Bảo vệ da người bệnh
Bảo vệ da là điều tối quan trọng để phòng ngừa sự tốn thương của da và nguy cơ phát triển loét ép Bảo vệ da bao gồm cả việc quản lý các yếu tố nguy cơ bên trong và các yếu tố bên ngoài Loại bỏ sự mài mòn, ma sắt và độ am là các cân
nhắc chính trong việc bảo vệ da
Thay đổi tư thế thích hợp cho NB (xem phần 1.3.4) và sử dụng các bề mặt hỗ
trợ thích hợp (xem phân 1.3.3) giúp làm giảm lực trượt và lực ma sát
Khi thay đổi tư thế và di chuyển NB cần thực hiện đúng kỹ thuật, phù hợp
với các hướng dẫn về quản lý sức khoẻ và an toàn cho NB
Cung cấp các thiết bị hỗ trợ để khuyến khích NB tự vận động, thay dỗi tư
thế, di chuyên dé lam giam luc trugt va luc ma sat Không chà xát mạnh da của NB [52]
Trang 23Sử dụng các chất tây rửa da có độ pH thích hợp và giữ da khơ hồn toàn để bảo vệ da khỏi sự ẩm ướt quá mức [21]
Sử đụng các dung dịch làm mêm da đề duy trì sự hydrat hóa của da [52] 1.2.2 Dinh dưỡng cho người bệnh để dự phòng loét ép
Không có nghiên cứu nào về vai trò chế độ ăn kiêng của NB trong việc DPLE Một số nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu sự hỗ trợ, bố sung dinh dưỡng cho NB (ví dụ như bổ sung Vitamin) để DPLE Theo khuyến cáo của NPUAP/EPUAP [52] Đề giảm nguy cơ loét ép, NB đã được xác định là bị suy đinh dưỡng hoặc có nguy cơ về đinh dưỡng cần được cung cấp năng lượng:
- _ Tối thiểu 30 đến 35 kcal / 1 kg thể trọng / ngày
- 1,25 dén 1,5 g protein / 1 kg thé trong/ ngay - _ 1 ml lượng chất lỏng / 1 kcal/ ngày
Người bệnh bị chắn thương cột sống, giảm nhu cầu năng lượng do hoạt động giảm và teo cơ Những NB này cần:
- _ NB bại liệt: 29,8 + 1,2 kcal / 1 kg thé trọng / ngày
- _ NB liệt tứ chỉ: 24,3 + 1,1 kcal / 1 kg thể trọng / ngày
Khi xác định các yêu cầu NB cần phải ăn kiêng, cần xem xét đến việc trên một NB có nhiều chẵn đoán đồng thời
Tham khảo các hướng dẫn lâm sàng thích hợp để đưa ra các biện pháp cải
thiện chế độ dinh đưỡng của NB
Xem xét việc đưa những NB được xác định có thiếu hụt dinh dưỡng hoặc có
nguy cơ loét ép cao đến xin tư vẫn của một chuyên gia dinh dưỡng
1.2.3 Bê mặt hỗ trợ dự phòng loét ép
1.2.3.1 Khải niệm và phân loại bê mặt hỗ trợ
Một bề mặt hỗ trợ DPLE là một bề mặt mà trên đó NB được đặt lên để quản
lý áp lực, lực trượt, ma sát và không khí Nó bao gồm các loại giường đặc biệt, nệm
hoặc đệm ghế đẻ phân bố lại áp lực Các bề mặt hỗ trợ được thiết kế để làm giảm áp
Trang 24thể hoặc thay đổi luân phiên vùng cơ thể tiếp xúc với bề mặt hỗ trợ (nghĩa là làm
giảm áp lực và/hoặc phân bố lại áp lực) [50] Có 2 loại bề mặt hỗ trợ DPLE gồm:
Bè mặt hỗ trợ hoạt động: "Một bề mặt được cung cấp năng lượng với khả
năng phân bố lại áp lực, khi có hoặc không cé NB 6 trén"[50]
Bè mặt hỗ trợ phản ứng: "Một bề mặt được cung cấp năng lượng hoặc không với khả năng phân bố lại áp lực chỉ khi có NB ở trên" [50]
Theo hướng dẫn bổ trợ của RNAO năm 2011 [56] thì NB được xác định là
có nguy cơ phát triển loét ép nên nghỉ ngơi trên một bề mặt quản lý áp lực Một
nghiên cứu tong quan hé thong được thực hiện bởi MclInness E và cộng sự tại Anh
năm 2011 [48] cho thấy sử dụng bề mặt hỗ trợ hoạt động và bề mặt hỗ trợ phản ứng
làm giảm tý lệ loét ép ở những người có nguy cơ cao Việc lựa chọn bề mặt hỗ trợ phù hợp với từng NB theo hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của AWMA năm 2012 [20]
Sử dụng da cừu y tế theo tiêu chuẩn quốc gia của Australia được quốc tế
công nhận, có khả năng làm giảm tỷ lệ loét ép ở những người có nguy cơ cao
Nghiên cứu tổng quan hệ thống được thực hiện bởi McInness E và cộng sự tại Anh năm 2011 [48] cho thấy sử đụng da cừu y tế làm giảm khoảng 50% nguy cơ phát triển loét ép, ngoài ra tỷ lệ loét ép từ độ 2 trở lên cũng giảm đi dáng kê khi sử dụng da cừu y tế và điều này cũng gợi ý việc sử dụng da cừu y tế trong việc DPLE Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng da cừu y tế khi các dạng hỗ trợ bề mặt hoạt động và bề mặt hỗ trợ phản ứng không mang lại tác dụng
1.2.3.2 Bảo vệ gót chắn của người bệnh
Theo một nghiên cứu tong quan được thực hiện bởi Junkin J và Gray M
(2009) [42] về các phương pháp để ngăn ngừa loét ép gót chân của NB, với trọng tâm nghiên cứu là các bề mặt hỗ trợ và các thiết bị bảo vệ gót chân cho NB Một nghiên cứu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên bao gồm 447 NB trong các đơn vị chăm sóc cấp tính Một nhóm đã nhận được đệm không khí tác động xen kế hoặc
đệm không khí khi ngồi và không thay đổi tư thế NB Nhóm thứ hai nhận được một
Trang 25tư thế NB 4 giờ một lần Tỷ lệ loét ép của các nhóm không khác nhau.Tuy nhiên tỷ
lệ loét ép gót chân giảm ở NB nhận được đệm không khí tác động xen kẽ Một
nghiên cứu thử nghiệm thuần tập trên 235 NB đã chỉ ra rằng sử đụng gối đệm got chân làm giảm đáng kể tỷ lệ loét ép gót chân của NB [42] Theo khuyến nghị trong hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của tổ chức AWMA (2012) [20]:
Gối, đệm gót chân sẽ chỉ có hiệu quả trong việc giảm áp lực lên gót chân khi được đặt phía dưới dọc theo chiều dài của chân, do đó gót chân được nâng lên và làm giảm ap luc
Các thiết bị bảo vệ gót chân nên nâng cao gót chân và phân phối trọng lượng của chân dọc theo cẳng chân mà không gây áp lực quá mức trên gân Achilles Đầu
gối NB nên được gập nhẹ Khi NB ngồi trên ghế, việc bảo vệ bàn chân của NB
cũng phải tuân theo các nguyên tắc tương tự
Đệm xốp, da cừu và đệm không khí cần đặt chắc đưới chân NB Chúng có thể hiệu quả trong việc giảm ma sát và lực trượt nhưng không hiệu quả nếu chúng bị roi ra
1.2.3.3 Ghế đệm hỗ trợ
Theo khuyến nghị trong hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của AWMA (2012), có rất nhiều loại chế đệm có sẵn, từ các tấm bọt xốp đến đệm không khí Sử dụng đệm hỗ trợ cho những NB có nguy cơ cao phát triển loét ép khi ngồi trên ghế
hoặc xe lăn để làm giảm tỷ lệ loét ép [20] 1.2.4 Thay đổi tư thế người bệnh
Khi các vùng cơ thé chịu áp lực kéo đài sẽ gây tôn thương mô mềm và gây ra thiếu máu cục bộ Trong trường hợp bình thường đau do tôn thương mô mềm sẽ
nhắc nhở NB thay đổi vị trí, tư thế của họ Ở những NB không thê tự thay đổi tư thé
Trang 26NB nên xem xét dựa trên nguy cơ phát triển loét ép, sự đáp ứng của da, mức độ
thoải mái, mức độ chức năng, tình trạng sức khoẻ của NB và sử dụng bề mặt hỗ trợ
DPLE Thay đổi tư thế cũng giúp cho NB thoải mái, thể hiện giá tri ban than va kha
năng thực hiện các chức năng của NB Ngoài ra thay đổi tư thế cho NB cũng là cơ hội để người ĐD giao tiếp với NB, quan sát, đánh giá tình trạng da của NB, cung cấp dinh dưỡng và thực hiện các chăm sóc ĐD cơ bản [20] Theo một nghiên cứu
tông quan hệ thống được thực hiện bởi Krapfl LA va Gray M (2008), thì thay đổi tư
thế NB 4 giờ 1 lần kết hợp với sử dụng bề mặt phân phối áp lực thích hợp hiệu quả
DPLE tốt hơn so với thay đổi tư thế NB 2 giờ 1 lần Không có sự khác biệt khi đặt
NB 6 tu thé dau cao 30° va tu thé Fowler [44]
1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước và các phương pháp xác định các yếu tố liên quan với kiến thức và thái độ dự phòng loét ép
1.3.1 Các khái niệm
Kiến thức là những điều hiểu biết về một lĩnh vực mà con người có được
thông qua quá trình học tập hoặc sự từng trải, tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực đó [11] Theo bảng phân loại mức độ kiến thức Bloom taxanomy đã sửa đổi năm 2001 được đề cập trong nghiên cứu của Băng La Đes của Shariful Islam, WipaSae- Sia và Natenapha Khupantavee năm 2014 có 6 mức độ: Ghi nhớ, hiểu biết, áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo [40] Trong nghiên cứu của chúng tôi kiến thức DPLE của ĐD đề cập đến mức độ ghi nhớ, hiểu biết và áp dụng các phương pháp DPLE cho NB trong 6 lĩnh vực bao gồm: nguyên nhân gây loét ép, phân loại
loét ép, đánh giá yếu tố nguy cơ loét ép, dinh đưỡng cho NB để DPLE, các biện
pháp làm giảm mức độ áp lực và lực trượt để DPLE, các biện pháp làm giảm
thời gian áp lực và lực trượt dé DPLE
Thái độ là những biểu hiện bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động của ý nghĩ, tỉnh cảm đối với ai hoặc về sự việc nào đó (thái độ đồng tinh, không đồng tình, ủng hộ hay không ủng hộ, hoặc im lặng ) Nó là cách nghĩ, cách
Trang 27nhân để DPLE, mức độ ưu tiên DPLE, ảnh hưởng của LE, trách nhiệm của ĐD
trong DPLE,sự tin cậy của ĐD về hiệu quả DPLE
1.3.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước và các phương pháp xác định các
yếu to liên quan với kiến thức và thái độ dự phòng loét ép
e_ Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ DPLE của DD
Giới tính: giới tính là một yếu tô liên quan kiến thức, thái độ DPLE của ĐD Ngiên cứu của Qaddumi J và Khawaldeh A trên 194 ĐD làm việc trong § bệnh viện tại vùng Aman, Jordan (2014) cho thay diém kién thức trung bình về DPLE của ĐD
chỉ đạt 10,84/26 (41,7%), kết quả của nghiên cứu cũngcho thấy ĐD nam giới có
kiến thức DPLE cao hơn hẳn so với nữ giới ( t= 2,33; p = 0,021) [55] Nghiên cứu
cua Saleh MYN , Qaddumi JAMS va Anthony D (2012) trén 210 DD lam viéc tai 8 Bệnh viện ở Jordan cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của Qaddumi J va Khawaldeh A (2014) (t = 2,33; p = 0,021) [57] Chưa có nghiên cứu nào tìm thấy
mối liên quan giữa giới tính của ĐD với điểm thái độ DPLE
Tuổi: nghiên cứu của Tirgari B, Mirshekari L & Forouzi MAtrén 99 DD làm
việc tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Dai hoc Y Zahedani Iran (2018) cho thấy
điểm kiến thức trung bình về DPLE của ĐD chỉ đạt 11,61 + 3,32/26 (44 + 12%)
Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy tuổi là một yếu tố liên quan đến kiến thức DPLE, DD có tuổi càng cao thì điểm kiến thức DPLE càng cao (F = 1,36; p = 0,02) [60], nghiên cứu của Qaddumi J và Khawaldeh A trên 194 ĐD làm việc trong 8 bệnh viện tại vùng Aman, Jordan (2014) cũng cho kết quả ĐD tuổi càng cao thì điểm kiến thức DPLE càng cao, tuy nhiên sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (F = 1,12; p = 0,13) Trong nghiên cứu của Kaddourah.B, Abu-Shaheen A K và
Al-Tannir M trên 120 ĐD làm việc tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện King
Fahad, thành phố Ryad, Sauri Arabia (2016) 73% DD dat tir 70% tổng điểm kiến thirc DPLE tré 1én, trung binh kién thirc DPLE DD 1a 71,5% téng diém kién thirc, điểm thái độ về DPLE trung bình chỉ đạt 56,5% tổng sé diém Nhém DD trén 30
Trang 28sự trên 553 DD lam việc trong I4 Bệnh viện tai Bi (2011) điểm kiến thức trung bình
về DPLE của ĐD chỉ đạt 49,6%, chỉ có 23,5% DD tham gia nghiên cứu đạt mức độ
điểm 60% trở lên Điểm thái độ trung bình bình về DPLE của ĐD chỉ đạt 71,3%, khoảng 50% số ĐD tham gia có điểm thái độ từ 75% trở lên Kết quả của nghiên
cứu lại cho thấy DD tuổi càng cao thì điểm kiến thức DPLE càng thấp tuy nhiên sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê (F = 1,84; p = 0,14) [55] Chưacó nghiên
cứu nào tìm thấy mối liên quan giữa tuôi của ĐD với thái độ DPLE
Khoa làm việc: Nghiên cứu của Beeckman D và cộng sự tại Bỉ (2011) tìm thấy mối liên quan giữa khoa làm việc với điểm kiến thức DPLE, những ĐD làm
việc tại các khoa khác nhau có điểm kiến thức DPLE khác nhau (F = 2,28; p =
0,046) [23] Mối liên quan giữa khoa làm việc với thái độ DPLE của ĐD cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Aslan A và Yavuz van Giersbergen M (2016) trên
462 DD tại Thỗ Nhĩ Kỳ (p = 0,001) [18]
Số năm kinh nghiệm: Mặc dù kinh nghiệm công tác trong nghành y nói chung là rất quan trọng, nhưng nghiên cứu của Beeckman D và cộng sự tại Bi
(2011) lại cho thấy một điều thú vị là ĐD càng có nhiều năm kinh nghiệm thì điểm
kiến thức DPLE càng thấp (F=4,47; p=0,04) [23] Nghiên cứu của Qaddumi J và
Khawaldeh A tại Jordan (2014) cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Beeckman D và cộng sự (2011) tại Bỉ nhưng sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê với(F=0,41; p=0,66) [55] Trong nghiên cứu của Saleh MYN , Qaddumi JAMS va Anthony D ở Jordan (2012) tìm thấy mối liên quan giữa số năm kinh nghiệm công tác với điểm thái độ dự phòng loét ép của DD (F = 4,3; p = 0,006)
[57] Nghiên cứu của MN Uba và các cộng sự trên 99 ĐD tại Bệnh viện Maidugury,
Nigeria (2015) cho thấy có tới 61,78% ĐD có kiến thức ở mức dưới 70% tổng điểm
kiến thức, 82,29% ĐD có thái độ tích cực đối với DPLE Có mối liên giữa số năm
kinh nghiệm của ĐTNC với mức độ kiến thức DPLE [61]
Trình độ học vấn: Trình độ học vấn là yếu tô rất quan trọng liên quan đến
mức độ kiến thức, thái độ DPLE của DD Két quả nghiên cứu của Beeckman D và
Trang 29DPLE giữa các trình độ học vấn (với F=4,88; p=0,008), Trình độ học vẫn càng cao
thì điểm kiến thức DPLE càng cao Nghiên cứu của Gunningberg L và các cộng sự trên 415 DD có chứng chỉ hành nghé, tro ly DD va sinh vién DD tai Thụy Điển (
2015) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ kiến thức DPLE của ĐD có chứng chỉ hành nghề, trợ lý ĐD và sinh viên ĐD lần lượt là 59,3%, 55,4% và
61% (p= 0,002) [38] Nghiên cứu của Simonetti V va cac cong su (2015) trên 712 Sinh viên ĐD trong 7 trường Đại học tại Italia cho thấy điểm thái độ DPLE tăng lên
theo số năm được học tại trường đại học của sinh viên ÐĐD (p = 0,03) [58]
Tập huấn DPLE: Nghiên cứu của Saleh MYN, Qaddumi JAMS và Anthony D ở Jorđdan (2012) đã chỉ ra tham gia tập huấn DPLE là yếu tỗ quan trọng liên quan
đến kiến thức, thái độ DPLE của ĐD Những ĐD tham gia chương trình giáo dục về
DPLE có điểm kiến thức cao hơn hắn so với nhóm không tham gia và so với chính họ trước khi tham gia chương trình giáo dục DPLE [57] Nghiên cứu của TirgarI B, Mirshekari L & Forouzi MA tại Jordan (2018) cũng tìm ra mối liên quan giữa tham
dự tập huấn DPLE với điểm kiến thức DPLE của ĐD( = 0,82; p = 0,02) [60] Kết
quả nghiên cứu của Beeckman D và cộng sự (2011) tại Bi cho thấy những ĐD tham gia lớp tập huấn bỗ sung kiến thức DPLE có điểm số cao hơn hắn so với ĐD không tham gia 51,3% so với 47,7% (F = 3,17; p = 0,02) [23] Nghiên cứu của Dnver S và các cộng sự trên 101 Ð tại Thổ Nhĩ Kỳ (2017) xác định được mối liên quan giữa
tham dự tập huấn DPLE với điểm kiến thức DPLE của DD (t= 2,428; p = 0,017)
[62]
e_ Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ DPLE của ĐD
Theo nghiên cứu của Beeckman Dimitri và các cộng sự trên 533 ĐD và trợ
lý ĐD làm việc trong 14 Bệnh viện tại Bỉ (2011) cho thấy có mối liên quan thuận ở mức độ thấp giữa năng lực dự phòng loét ép với tông số điểm kiến thức của ĐD Nghiên cứu còn chỉ ra mối liên quan thuận ở mức độ thấp giữa sự ưu tiên DPLE với
tông số điểm kiến thức DPLE của ĐD, giữa tổng điểm kiến thức với thái độ DPLE
Trang 30Nghiên cứu của Pegsgy C Tallier và các cộng sự trên 62 ĐD tại Mỹ (2017)
cho thấy điểm kiến thức trung bình về DPLE của ĐD chỉ đạt 72%, điểm thái độ
trung bình về DPLE của ĐD đạt 72% Nghiên cứu chưa tìm hiểu mối quan hệ giữa
đặc điểm của ĐTNC với mức độ kiến thức và thái độ DPLE Hạn chế của nghiên
cứu là mẫu nhỏ, thuận tiện nên hạn chế tính đại diện của mẫu Tuy nhiên những phát hiện từ nghiên cứu này có thể áp dụng cho các quần thê tương tự [59]
e_ Một số nghiên cứu liên quan khác
Nghiên cứu của Abebe Dilie và Daniel Mengistu trên 196 ĐD làm việc trong 12 bệnh viện ở Ethiopia (2015) cho thấy 61,2% (120/196) DD tham gia nghiên cứu
có kiến thức DPLE ở mức độ cao và rất cao, 38,8% (76/196) ĐD tham gia nghiên
cứu có kiến thức DPLE ở mức độ trung bình, thấp và rất thấp Tuy Vậy chỉ 68,4%
ĐD tham gia nghiên cứu (134/196) có thái độ tích cực, và 31,6% ĐD tham gia
nghiên cứu ( 62/196) có thái độ chưa đúng với DPLE Nghiên cứu chưa tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm của ĐTNC với mức độ kiến thức và thái độ DPLE Nghiên cứu mô tả cắt ngang vì vậy khó tìm hiểu được từ ban đầu hoặc kết quả [30]
Nghiên cứucủa Shariful Islam, WIpaSae-Sia và Natenapha Khupantavee trên
91 DD Ở Băng La Đes (2014) cho thấy điểm trung bình kiến thức DPLE của ĐD
là rất thấp, khoảng 57,79%, và mức độ thái độ DPLE của ĐD là mức độ trung bình
78,1% Tuy nhiên mức độ kiến thức là không liên quan với mức độ thái độ Có mối liên quan giữa kinh nghiệm làm việc với mức độ kiến thức và thái độ Nghiên cứu chưa tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm của ĐTNC với mức độ kiến thức và thái độ DPLE Một hạn chế khác của nghiên cứu là việc các ĐINC chỉ đến từ 6 khoa của bệnh viện nên tính đại diện của mẫu chưa cao [40]
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện bởi Cullen GIll E va Moore
Z trên 60 sinh viên ĐD năm thứ 4 ở Ailen ( 2013) cho thấy phần lớn đối tượng tham
gia nghiên cứu có thái độ tích cực với DPLE (91%) nhưng lại có kiến thức nghèo
nàn về DPLE Điều thú vị là, ĐD có năng lực cao tương ứng với việc có thái độ tích
Trang 31DPLE Do nghiên cứu sử đụng cách lấy mẫu thuận tiện lên tính đại điện của mẫu
chưa cao [28]
Nghiên cứu của Đồng Nguyễn Phương Uyễn và Lê Thị Anh Thu trén 81 DD
làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hỗ Chí Minh
(2011) Kết quả cho thấy trong tổng số 81 người tham gia nghiên cứu, tỷ lệ ĐD có
kiến thức đạt là 85,2%, với điểm trung bình kiến thức là 23,9 + 2,74 điểm trên 32 điểm ĐD có số điểm cao nhất là 31 điểm và DD có số điểm thấp nhất là 15 điểm.Tỷ 18 DD có thái độ đúng về DPLE là §1,2% với điểm trung bình là 19,14trên 26 điểm, ĐD có điểm thái độ cao nhất là 26điểm và ĐD có điểm thái độ thấp nhất là 6 điểm
Không có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê các đặc điểm của DD như: tuổi,
giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, vị trí làm việc với mức độ kiến thức,
thái độ DPLE Có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê về kiến thức DPLE giữa
DD có tập huấn DPLE và DD không tập huấn DPLE [16]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh và Thân Thi Thu Ba trén 30 DD làm việc tại 2 khoa Hồi sức tích cực và nội thần kinh bệnh viện Trưng Vương -
Thành phố Hồ Chí Minh (2015), kết quả cho thấy kiến thức DPLE của ĐÐD trước và
sau khi tham gia chương trình về DPLE lần lượt là 26,4 + 3,65 điểm và 31,77 + 2,22
điểm trên 40 điểm (p = 0,00) Thái độ DPLE của ĐD trước và sau khi tham gia chương trình DPLE lần lượt là 38,97 + 6,03 điểm và 44,17 + 3,89 điểm trên 55 điểm (p = 0,01) Nghiên cứu với số lượng DD tham gia ít, tính đại điện của mẫu
chưa cao [12]
1.4 Khung lý thuyết nghiên cứu
Trang 32Cấu trúc thê hiện các thuộc tính của môi trường chăm sóc Điều này bao gồm
2 yếu (Ố:
Các đặc điểm cá nhân của nhân viên như: trình độ học vấn, đào tạo bổ sung,
kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ
Các điều kiện để thiết lập và cung cấp các chăm sóc cho người bệnh như cơ sở vật chất, sự đầy đủ nhân lực, các trang thiết bị bảo vệ an toàn cho người bệnh
e Qua trinh (Process)
Quá trình biểu thị những gì thực sự được thực hiện trong việc chăm sóc NB Nó bao gồm các hoạt động của nhân viên y tế nói chung trong việc thưc hiện các chăm sóc cho người bệnh như chăm sóc dự phòng, chẵn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh, cung cấp thông tin và hướng dẫn người bệnh tự chăm soc [41]
e Két qua (Outcome)
Kết quả đề cập đến hiệu quả của quá trình chăm sóc đối với tình trạng sức khỏe của NB, cải thiện kiến thức và thay đổi hành vi của NB theo hướng có lợi cho
sức khỏe, xa hơn nữa là sự hài lòng của NB đối với hoạt động chăm sóc
Trang 341.5 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc với 42 đơn vị phòng, khoa trực thuộc,
913giường bệnh với 749 cán bộ y tế gồm có 317 ĐD (trình độ sau đại học: 03, đại
học: 147, cao đăng: 39, trung cấp: 149), 36 kỹ thuật viên, 38 nữ hộ sinh Trong năm 2016 có 122905 lượt người bệnh đến khám bệnh và 45516 lượt người bệnh phải nhập viện điều trị, trong đó có những người bệnh có nguy cơ loét ép cao như chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, đột quy não, bệnh mạch vành, tâm phế
mạn.v.v.v., 0.4% và tập trung vào một số khoa như Hồi sức tích cực — Chống độc,
khoa Ngoại thần kinh, ngoại Chấn thương chỉnh hình, Nội thần kinh.v.v.v DPLE
cho NB tuy đã được quan tâm của lãnh đạo Bệnh viện nhưng phần lớn DD làm việc
tại các khoa của bệnh viện vẫn chưa được cập nhật kiến thức và tập huấn về DPLE
Trang 35Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh hàng ngày
e Tiêu chuẩn lựa chọn
Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh tại các Khoa Hồi sức tích cực —
Chống độc, 6 khoa Nội: Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Tim mạch, Tổng hợp, Ung bướu, và bốn khoa Ngoại: Thần kinh, Chấn thương- Chỉnh hình, Tổng hợp, Tiết
niệu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Đây là các khoa nhiều NB có nguy cơ phát triển loét ép theo hướng dẫn dự phòng và quản lý loét ép của AWMA(2012
[20]
Điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu
e Tiêu chuẩn loại trừ
Điều dưỡng vắng mặt do nghỉ chế độ thai-sản, đi học tập trung vào thời điểm
thu thập số liệu ĐD mới vào làm việc trong bệnh viện đưới 6 tháng, mới chuyển từ khoa không nằm trong danh sách khoa thu thập số liệu sang trong thời gian 6 tháng 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2018, thời gian thu thập
số liệu từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018
Địa điểm: các Khối Hồi sức tích cực, Nội, Ngoại của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Vĩnh Phúc
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ: chọn toàn bộ Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc NB tại các
Khoa Hồi sức tích cực — Chống độc; 6 khoa khối Nội: Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa,
Trang 36hình, Tổng hợp, Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Số DD tham gia
nghiên cứu là 134 người
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Công cụ thu thập số liệu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức, thái độ DPLE của Điều đưỡng được xây đựng bởi Beeckman D tại Bỉ năm 2010 [22], [24] và được địch sang tiếng Việt
Sau khi nhận được sự đồng ý, cho phép của tác giả về việc sử dụng bộ công
cụ trong nghiên cứu này Bộ công cụ được dịch sang tiếng Việt theo mô hình dịch
của Brislin và được chấp nhận nếu mức độ tin cậy từ 0,8 trở lên Bộ công cụ được
dịch sang tiếng Việt, do hai chuyên gia song ngữ tại Bộ môn ngoại ngữ, trường Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc Bản dịch tiếng việt được xem xét bởi hai chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực DPLE để xác định những từ chưa rõ nghĩa, chưa
phù hợp với văn hóa Việt Nam Bản dịch tiếng Việt sẽ được sửa đổi theo khuyến
nghị của các chuyên gia Đồng thời, các chuyên gia đã đánh giá mức độ phù hợp
của bộ câu hỏi về kiến thức, thái độ DPLE trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, bằng
cách sử dụng thang điểm 4 của Likert Thang điểm này bao gồm "4 = rất có liên quan", "3 = khá liên quan", "2 = ít có liên quan", và "1 = rất không liên quan" Chỉ số giá trị nội dung (CVI) được tính là tỷ lệ phần trăm của các nội đung được đánh giá là có liên quan Nội dung nghiên cứu của phiên bản tiếng Việt trong nghiên cứu
này có CVI là 0,80 Phiên bản bộ công cụ bằng tiếng Việt đã được kiểm tra độ tin
cậy bằng nghiên cứu thứ nghiệm với 30 Điều dưỡng với điều kiện tương tự tại Bệnh
viện khu vực Phúc Yên Phân tích độ tin cậy của bộ công cụ cho thay chi sé
Cronbach’s alpha 1a 0,87 voi phan kiến thức, 0,84 với phần thái độ
Bộ cơng cụ hồn chỉnh gồm 3 phần với 45 câu hỏi; trong đó, thông tin chung
về ĐTNC là 6 câu hỏi, kiến thức của ĐD về DPLE gồm 6 lĩnh vực với 26 câu hỏi,
Trang 37Gồm 6 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu thông tin cá nhân của ĐTNC gồm:
giới, tuôi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm làm việc, khoa làm việc, có tham
gia lớp tập huấn DPLE hay không Các thông tin này giúp phân loại ĐTNC đồng
thời xác định mỗi liên quan giữa các đặc điểm của đối tương nghiên cứu với kiến
thức và thái độ DPLE của DD
e Phan B: Kién thttc DPLE ctia DD [24]
Phần này với 26 câu hỏi được chia làm 6 lĩnh vực gồm: Nguyên nhân gây loét ép, phân độ và theo dõi loét ép, đánh giá nguy cơ loét ép, dinh dưỡng cho
NB để DPLE, các biện pháp làm giảm mức độ áp lực và lực trượt đề DPLE, các
biện pháp làm giảm thời gian áp lực và lực trượt dé DPLE
e Phan C: Thai dd DPLE của ĐD [22]
Phần này với 13 câu hỏi được chia làm 5 lĩnh vực gồm: năng lực bản thân
đề DPLE, mức độ ưu tiên DPLE, ảnh hưởng của LE, trách nhiệm cua DD trong
DPLE, sự tin cậy vào hiệu quả DPLE
2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Sau khi được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và Ban giảm đốc Bệnh viên đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Nhóm nghiên cứu da gap 11 DD trưởng tại các khoa thu thập số liệu giải thích mục đích, quy trình nghiên cứu và đề xuất những nội dung cần thiết Chúng tôi tiến hành thu thạp số liệu theo các bước sau:
Bước 1: Tập huấn phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu viên chính đã tổ chức 01 buổi tập huấn cho 02 cộng tác viên về phương pháp thu thập số liệu
Bước 2: Các thành viên của nhóm nghiên cứu sau khi đã được tập huấn và trao đối kỹ lưỡng về phương pháp thu thập số liệu trong đề tài này giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyên lợi của người tham gia nghiên cứu Mời các
ĐD đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào vào bản đồng sau đó được hướng dẫn về
cách trả lời các thông tin trong phiếu điều tra Các điều tra viên đã sử dụng phiếu
điều tra chuẩn bị trước phỏng vấn trực tiếp DD lam việc tại các Khoa Hồi sức tích
Trang 38Ung bướu, và 4 khoa Ngoại: Thần kinh, Chấn thương- Chỉnh hình, Tổng hợp, Tiết
niệu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc tại phòng glao ban của các khoa Thời
gian để hoàn thành việc phỏng vẫn trực tiếp mỗi ĐD hết từ 40 - 45 phút 2.6 Các biên sô nghiên cứu
bá," [Tênbiến | PHỦ nghĩ biên Phân loại biến
Là số tuổi của ĐTNC, Tuổi: Tính từ năm
sinh đến năm 2017 theo dương lịch, chúng
Tuổi tôi chia thành các nhóm tuổi gồm dưới 25 | Biến thứ bậc tuổi, từ 25 — 34 tuổi, 35 - 50 tuổi, 51 — 60
tuổi
Giới tính | Nam và nữ theo giây khai sinh Nhị phân
Trình độ La bac hoc cao nhat ma DD đã được đào '
, ` , Bién thir bac
hoc van tao bao gom: trung cap, cao dang, dai hoc
Bién La sé nam lam viéc cia DD tinh đến thời
đô So nam S
oc gian nghiên cứu chúng tôi chia ra làm 4 ,
lap kinh Biên thứ bậc
nhóm: dưới 5 năm, từ Š — dưới 10 năm, 10
nghiệm
— dưới 20 năm, từ 20 trở lên
Khoa ma DD đang làm việc bao gồm:
Khoa làm x koa:
Khoa hôi sức tích cực, khoa Nội, Khoa Biên định danh VIỆC
Ngoại
Tham gia | ĐD đã tham gia buôi tập huân về DPLE
tập huấn | nào chưa Biến nhị phân
về DPLE
Biến |Kiếnthức | Là kiến thức của ÐĐD đối với DPLE bao a vé DPLE | gồm các nội dung: Nguyên nhân gây loét
ép, phân độ và theo dõi loét ép, đánh
giả nguy cơ loét ép, dinh dưỡng cho NB
để DPLE, các biện pháp làm giảm mức
Trang 39
pháp làm giảm thời gian áp lực và lực
trượt dé DPLE Téng điểm kiến thức
DPLE được chia làm 2 nhóm kiến thức
đạt và không đạt
Điểm kiến thức DPLE theo từng nội ,
dung, tổng điểm kiến thức DPLE Biên định lượng
Phân loại kiến thức DPLE Biến nhị phân
Là thái độ của ĐD đối với DPLE bao gồm
các nội dung: Năng lực bản thân để DPLE, mức độ ưu tiên DPLE, ảnh hưởng của LE, trách nhiệm của Điều dưỡng trong DPLE, sự tin tưởng vào hiệu quả Thái độ về Là DPLE Tông điêm thái độ DPLE được DPLE chia làm 2 nhóm thái độ đúng và không đúng
Điểm thái độ DPLE theo từng nội dung,
tổng điểm thái độ DPLE Biên định lượng
Phân loại thái độ DPLE Biến nhị phân
2.7 Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá ĐTNC trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra
Đối với phần A: ĐD trả lời đầy đủ các thông tin của bản thân
Đối với phần B: Kiến thức về DPLE: ĐD trả lời 26 câu hỏi trong 6 nội dung
của bảng câu hỏi bằng cách chọn câu trả lời mình cho là đúng nhất Mỗi câu bao gồm 3 đáp án cho sẵn dé ĐD lựa chọn trả lời, lựa chon đúng đáp án được tính 1
điểm, lựa chọn sai, hoặc không lựa chọn được tính 0 điểm Điểm kiến thức cha DD
theo từng nội dung là tông số các câu trả lời đúng trong mỗi nội tương ứng Cụ thể: + Nguyên nhân gây loét ép: từ 0-6 điểm
+ Phân độ và theo đối loét ép: từ 0-5 điểm
Trang 40+ Dinh dưỡng cho NB để DPLE: từ 0-1 điểm
+ Các biện pháp làm giảm mức độ áp lực và lực trượt dé DPLE: tir 0-7
diém
+ Các biện pháp làm giảm thời gian áp lực và lực trượt để DPLE: từ 0-5
điểm
Điểm số của từng nội dung càng cao cho thấy kiến thức DPLE theo từng nội dung của ĐTNC tốt hơn
Tổng điểm kiến thức DPLE là tổng số câu trả lời đúng trong toàn bộ phan 6
nội dung phần kiến thức Điểm số kiến thức cao nhất là 26 điểm, điểm số thấp nhất là 0 điểm Điểm số càng cao cho thấy kiến thức DPLE của DD tốt hơn Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập kiến thức của Mc Donal trích dẫn trong nghiên cứu của MN Uba và các cộng sự ( 2015) được sử dụng để phân loại tổng điểm kiến thức
DPLE của ĐD [61] Tổng điểm kiến thức DPLE của ĐD được chia làm 2 mức:
+ Kiến thức đạt: Khi tổng điểm kiến thức từ 70% tổng số điểm trở lên (khi DTNC có từ 19 câu trả lời đúng trở lên)
+ Kiến thức chưa đạt: Khi tổng điểm kiến thức < 70% tổng số điểm (khi
ĐTNC từ 18 câu trả lời đúng trở xuống)
Đối với phần C: Thái độ về DPLE: ĐD trả lời 13 câu hỏi trong 5 nội dung
của bảng câu hỏi bằng cách lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất Mỗi câu trả lời có 4 mức độ theo thang Likert 4: rất đồng ý, đồng ý, không đồng ý và rất không đồng ý
Các câu số 1,2,6,9,11,12 là các câu hỏi khẳng định tính điểm theo mức độ: “4 = rất đồng ý, 3 = đồng ý, 2 = không đồng y va 1 = rất không đồng ý”, các câu hỏi
3,4,5,7,8,10,13 là các câu hỏi phủ định cách tính điểm ngược lại với các câu hỏi
khang định theo mức độ: 1 = rất đồng ý, 2 = đồng ý, 3 = không đồng ý và 4 = rất
không đồng ý Điểm thái độ DPLE của ĐTNC theo từng nội dung là điểm cộng từ
các lựa chọn cho mỗi câu hỏi trong nội dung đó Cụ thể: + Năng lực bản thân để DPLE: từ 3 — 12 điểm