1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận văn xuôi hiện thực phê phán 1930 1945 khoa văn học chuyên ngành biên kịch điện ảnh truyền hình

25 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu

Trang 1

TIỂU LUẬN

VĂN XUÔI HIỆN THỰC PHÊ PHÁN (1930-1945)

Môn: Văn học Hiện đại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Mạnh Hùng

Nhóm 5

Khoa Văn học - Chuyên ngành Biên kịch Điện ảnh - Truyền hình

Nguyễn Hoàng Thẩm Nhu - 2056010155 Huỳnh Lâm Nguyễn Trường - 2056010206 Hoàng Đào Khánh Linh - 2056010035

Lê Thị Thu Huyền - 2056010119 Nguyễn Thái Nhật - 2056010149

TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 06 năm 2022

Trang 2

1 Khái niệm Văn xuôi hiện thực phê phán 3

2 Bối cảnh ra đời của Văn xuôi hiện thực phê phán 5

3 Cảm hứng chủ đạo của Văn xuôi hiện thực phê phán 5

4 Chặng đường phát triển của Văn xuôi hiện thực phê phán 7

5 Những thành tựu nổi bật của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945: 11

II Vấn đề điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán (1930 - 1945): 12

1 Nghệ thuật điển hình hóa 12

2 Các kiểu nhân vật điển hình 15

III Kết luận 22

IV Tài liệu tham khảo 23

V Bảng đánh giá thành viên nhóm 5 24

Trang 3

DẪN NHẬP

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán

Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã dựng lên bao cảnh đời, bao

số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào những nhà văn thuộc trào lưu văn học này Nhà văn Vũ Trọng Phụng từng lên tiếng: “Các ông bảo tiểu thuyết

cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những nhà văn như tôi chủ trương nhà văn là cuộc đời” Văn xuôi hiện thực phê phán như những lưỡi cày sâu, lật lên những mặt trái của xã hội đương thời Các nhà văn đã khắc hoạ thành công những nhân vật điển hình có ý nghĩa phê phán quyết liệt, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc Bài tiểu luận được chia ra làm hai phần, phần đầu tiên là cái nhìn tổng quan về Văn xuôi hiện thực phê phán (1930 – 1945), phần còn lại là tập trung phân tích vào vấn đề điển hình hóa của dòng văn học chủ lực của nền văn học Việt Nam hiện đại

I Tổng quan Văn xuôi hiện thực phê phán (1930 - 1945)

1 Khái niệm Văn xuôi hiện thực phê phán

Chủ nghĩa hiện thực phê phán: Chủ nghĩa phản ánh hiện thực với cảm hứng phân

tích phê phán hiện thực (thuật ngữ này được Macxim Gorki sử dụng đầu tiên) Đây là trào lưu văn học lớn vào những năm 1930 - 1940 (thế kỷ 19) tại phương Tây Những tên tuổi

Trang 4

xuất sắc trong văn học phương Tây của trào lưu này là Banzăc, Xtăngđan, Gôgôn, LépTônxtôi, Đốtxtôiepxki…

Khái niệm văn học hiện thực phê phán được đưa ra cách hiểu, nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa hiện thực, nhưng chung quy lại thì đó là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc sống

Văn xuôi hiện thực phê phán: Trong Từ điển văn học (Trần Đình Sử chủ biên), đã

đưa ra 2 cách hiểu về thuật ngữ này

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là những tác phẩm có mối quan hệ với hiện thực đời sống, bất kể những tác phẩm đó thuộc trường phái, khuynh hướng văn nghệ nào Với ý nghĩa này, khái niệm văn học hiện thực đồng nhất với đó là khái niệm sự thật về đời sống, vì các tác phẩm văn học nào đều mang trong mình tính hiện thực

Theo nghĩa hẹp, đây chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo và được xác định theo nguyên tắc mỹ học riêng

Đó là 3 nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc 1: Coi hiện thực là đối tượng phản ánh của nghệ thuật: Văn học hiện thực chủ chương phản ảnh bản chất và qui luật khách quan của đời sống xã hội Nguyên tắc này yêu cầu văn hiện thực xây dựng hình tượng theo nguyên tắc khách quan,cụ thể, không tô vẽ, không né tránh các hiện tượng xấu xa đen tối, thậm chí còn lấy việc bóc trần cái thứ mặt nạ giả dối làm nhiệm vụ nghệ thuật chủ yếu của mình

- Nguyên tắc 2: Chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình Đó là yêu cầu cao nhất của văn học hiện thực (theo quan niệm truyền thống) Tính cách điển hình là những tính cách có cá tính sắc nét khó quên nhưng có sức khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người hay một khuynh hướng tư tưởng lớn trong đời sống

Trang 5

- Nguyên tắc 3: Khi tái hiện đời sống, nhà văn hiện thực không gán ghép tư tưởng chủ quan cho đời sống, không biến nhân vật thành cái hoa cho tư tưởng của mình, mà biến cái hiện tượng và quá trình hiện thực thành phương tiện biểu hiện tư tưởng của mình Nhà văn hiện thực coi trọng những chi tiết cụ thể và độ chính xác của chúng trong việc mô tả con người và cuộc sống để chúng tự nói lên tiếng nói của mình

Theo Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), chủ nghĩa hiện thực như một phương

pháp sáng tác Theo tác giả, “chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng không phải với nghĩa một phương pháp sáng tác mà với nghĩa kiểu sáng tác tái hiện” Còn nếu hiểu “Chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa là phương pháp sáng tác thật ra có nhiều dạng Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt vận ở phương Đông Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19 ở Tây Âu đạt đến đỉnh cao nhất, cho nên người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và vì cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán cho nên theo ý kiến của M.Gorki người ta thường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán”

2 Bối cảnh ra đời của Văn xuôi hiện thực phê phán

Đến những năm 30 của thế kỷ 20, Nguyễn Công Hoan là một trong những người đầu tiên đi theo khuynh hướng tả chân thực, lấy cuộc sống hiện tại, lấy những con người, sự việc đã và đang xảy ra để làm nội dung cho tác phẩm

Tại thời điểm đất nước những năm 1930 – 1945, khuynh hướng văn học hiện thực phê phán phát triển một cách rầm rộ, quy mô, nhiều những cây bút tài năng như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Nam Cao, Nguyên Hồng được đánh giá là một trong những người có công đưa văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, trình độ miêu tả tâm lý, khái quát chân thực hiện thực

3 Cảm hứng chủ đạo của Văn xuôi hiện thực phê phán

Chủ nghĩa hiện thực coi trọng nguyên tắc lịch sử cụ thể Đây là một trong những nguyên tắc phản ánh đời sống của chủ nghĩa hiện thực là chú ý đến sự mô tả khách quan

Trang 6

đời sống Các nhà văn hiện thực nhìn nhận sự vật theo một quá trình nào đó và họ có tham vọng biết chính xác lịch sử xã hội

Cảm hứng chủ đạo là phê phán, bóc trần, phê phán thực tại xã hội Lý tưởng thẩm

mĩ có tính nhân đạo, cái đẹp gắn với cái thực

Trong giai đoạn có nhiều biến động về lịch sử, các nhà văn hiện thực nhạy bén nhận thức những chuyển biến xã hội Hiện thực phong phú của đời sống đã làm nảy sinh cảm hứng sáng tạo ở người nghệ sĩ Mỗi nhà văn nhận thức và phản ánh hiện thực theo một cách cảm hứng riêng

Cảm hứng trào phúng

Nguyễn Công Hoan cảm hứng ấy là sự phê phán kịch liệt thực trạng xã hội Việt Nam trước cách mạng: sự bóc lột, nghịch cảnh phi đạo lí Tiếng cười trào phúng dành cho giai cấp cầm quyền: bọn thực dân, tư sản và bọn nhà giàu ở thành thị, bọn cường hào ác bá ở

nông thôn, bọn quan lại ở các phủ huyện Tác phẩm tiêu biểu: Bước đường cùng, Răng con

chó của nhà tư sản, Kiếp hồng nhan,

Vũ Trọng Phụng thì viết về những cuộc đời như một tấn bi hài kịch Cảm hứng trào phúng, mỉa mai về những tính cách xấu, lối sống sa hoa, giả dối, tư tưởng hưởng thụ trong

xã hội Tác phẩm của ông giúp người đọc khám phá các thói hư tật xấu, các mặt tối tăm,

vô lý đáng cười ở con người Tác phẩm tiêu biểu: Số Đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm

cô,

Cảm hứng nhân đạo

Ngô Tất Tố tập trung thể hiện tấn bi kịch của tâm hồn với những tình cảm phong phú, sâu sắc trong hoàn cảnh cùng cực, éo le Không chỉ quan tâm tới nỗi khổ lớn của người nông dân về mặt vật chất mà còn đặc biệt quan tâm tới nỗi khổ về tinh thần của họ Tác

phẩm tiêu biểu: Tắt đèn, Tập án cái đình

Nguyên Hồng thể hiện sâu sắc nỗi đau khổ uất ức của người dân lao động nghèo, trước hết là người phụ nữ và trẻ em bất hạnh Ông dành một tình cảm vừa nồng nàn, sôi

Trang 7

nổi, vừa mãnh liệt, thống thiết đối với người cùng khổ, qua đó thể hiện niềm tin của mình

vào phẩm chất tốt đẹp ở người lao động Tác phẩm tiêu biểu: Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ

Nam Cao là niềm khát khao đến cháy bỏng làm sao để con người được sống xứng đáng Nỗi đau và khát vọng đối với những số phận trong hoàn cảnh bị xúc phạm về nhân phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính, bị bóp chết những ước mơ, bị đẩy vào tình trạng sống mòn,

không lối thoát Tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa

Tóm lại, trong sáng tác của mỗi nhà văn hiện thực, cảm hứng chủ đạo cũng có

những tính chất, đặc điểm khác nhau Tất cả đều hướng đến tập trung thể hiện bản chất xã hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội, yêu cầu phải thay đổi

4 Chặng đường phát triển của Văn xuôi hiện thực phê phán

Chặng đường phát triển của Văn xuôi hiện thực phê phán có thể chia làm 3 chặng đường:

4.1 Chặng đường từ năm 1930 – 1935

Ở giai đoạn này, văn xuôi hiện thực phê phán với những sáng tác của Nguyễn Công Hoan với tập truyện “Kép Tư Bền”; các phóng sự “Cạm bẫy người” và “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng,…

Những tác phẩm đã thể hiện được tinh thần phê phán mang tính bất công, vô nhân đạo trong một xã hội thời bấy giờ Đồng thời, cũng bộc lộ được sự cảm thông, đau xót với những tầng lớp bị áp bức của xã hội thời kỳ đó

Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang,

Tú Mỡ

Nguyễn Công Hoan:

- Truyện ngắn: “Ngựa người người ngựa” (1934); Tập Truyện ngắn “Kép Tư Bền” (1935) Từ tập truyện này Nguyễn Công Hoan bắt đầu được dư luận chú ý và bắt đầu nổi tiếng

- Tiểu thuyết: Lá ngọc cành vàng (1935); Ông chủ (1935)

Trang 8

Nguyễn Công Hoan được đánh giá rất cao ở thời kỳ sáng tác này, là người đầu tiên khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trên lĩnh vực truyện ngắn

Vũ Trọng Phụng: người mở đầu cho thể phóng sự trong văn xuôi hiện thực phê phán

+ Phóng sự: Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây (1934); Dân biểu và dân biểu (1935) Ở phóng sự: “Cạm bẫy người”: Tái hiện những thủ đoạn táo tợn hoặc tinh vi của nghề cờ bạc gian lận trong xã hội

+ Phóng sự: “Kỹ nghệ lấy Tây”: Vũ Trọng Phụng đã điều tra, ghi chép về cuộc sống của đám “me tây” xung quanh trại lính lê dương vùng Thị Cầu – Bắc Giang và cái nghề lấy Tây của họ Với tác phẩm này: ngòi bút phóng sự lạnh lùng và sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã phơi bày cảnh sống tạm bợ của những “cặp vợ chồng” mà người đàn bà chỉ nghĩ đến tiền còn “người đàn ông chỉ nghĩ đến nhục dục” Đằng sau một đề tài có tính chất “giật gân” là niềm căm ghét sâu sắc của Vũ Trọng Phụng với xã hội đồng tiền đã biến quan hệ giữa người với người thành thứ quan hệ “Tiền trao,cháo múc” trắng trợn, phỉ báng mọi nề nếp đạo đức truyền thống Giá trị hiện thực chủ yếu trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng thời kỳ này phần nào phản ánh được tình trạng bị bần cùng hóa, bị phá sản, bị lưu manh hóa của tầng lớp tiểu tư sản, dân nghèo thành thị và nông dân Việt Nam trong xã hội thuộc địa đương thời Ngòi bút “tả chân” sắc sảo, linh hoạt với một vài nét, vài chi tiết đã “chộp” được bản chất của đối tượng đã đưa Vũ Trọng Phụng lên vị trí “Ông vua phóng sự đất bắc”

Tú Mỡ: Viết truyện ngắn, phóng sự, thơ trào phúng Phản ánh quá trình bị bần cùng

hóa và lưu manh hóa của người nông dân và dân nghèo thành thị

Những đóng góp cơ bản của chặng đường 1930 - 1945

+ Nội dung: Phản ánh chân thực những hiện tượng nổi bật trên bề mặt xã hội nhưng chưa nêu được những vấn đề lớn có tầm khái quát của thời đại, chưa tập trung vào những mâu thuẫn cơ bản của xã hội

+ Nghệ thuật: Ra đời và phát triển, trưởng thành nhanh các thể loại: truyện ngắn, phóng sự

Trang 9

4.2 Chặng đường từ năm 1936 – 1939

Do tình hình xã hội thời đó có nhiều những biến động và nhiều những mặt thuận lợi

để cho văn học hiện thực phê phán được phát triển Các cây bút văn chương như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… đã đạt được nhiều những thành công và cho ra đời liên tiếp nhiều những tác phẩm xuất sắc

Hàng loạt những tác phẩm của các nhà văn đều tập trung phê phán và tố cáo mãnh liệt tình trạng áp bức, bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của chế độ cai trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của người dân và những sự đồng cảm, đau thương

Tác giả tiêu biểu:

Bên cạnh Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Tú Mỡ thì còn có thêm Nguyên Hồng, Bùi Đình Lạp, Bùi Huy Phồn

Tú Mỡ: viết hàng loạt bài thơ trào phúng: “Văn tế bảo hộ”, “Con bò”,”Con chó”chửi

bới bọn thực dân và tay sai bán nước hay: “ Sư bà ở cữ” công kích thói xấu ở nông thôn, thành thị…Hoặc hàng loạt bài thơ tái hiện cảnh khốn khổ, cùng quẫn của người dân Việt Nam Giá trị hiện thực với tiếng thơ trào phúng sâu cay, quyết liệt, có một phần kế thừa truyền thống thơ ca của dân tộc: Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

Vũ Trọng Phụng: có sự trưởng thành về tài năng, tư tưởng nghệ thuật Ngòi bút được

mài sắc với quan điểm “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết còn tôi và các bạn cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời” Vũ Trọng Phụng trung thành với ngòi bút tả chân của mình Chỉ 1 năm 1936 mà ông viết tới tận 3 cuốn tiểu thuyết lớn: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê Tiểu thuyết “Giông tố” đăng trên “ Hà Nội báo” tờ số 1 (1/1/1936) Được 11 số thì dừng, sau đó đăng tiếp với nhan đề “ Thị Mịch” Năm 1937, nhà xuất bản Văn Thanh in thành sách với tên cũ Vừa ra mắt thì tác phẩm đã gây tiếng vang đến nỗi có người nói đó là “quả bom nổ giữa làng văn”

Giá trị:

Trang 10

Về nội dung: Ấn tượng sâu đậm nhất khi đọc “ Giông tố” là một bức tranh toàn cảnh

xã hội Việt Nam đương thời có tầm khái quát tổng hợp cao, chưa từng có trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại So với chính tác phẩm của Vũ Trọng Phụng: Những phóng sự trước

đó chủ yếu dừng lại ở không gian hẹp, những người nghèo đói ở thành thị: me Tây, gái điếm, cờ bạc thì “Giông tố” có tầm cỡ lớn hơn….So với sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan: phạm vi phản ánh hiện thực lớn hơn nhiều so với ‘Tắt đèn”, “Bước đường cùng” Nếu nói xu thế của thời đại này là nhà văn làm “Người thư ký trung thành của thời đại” thì Vũ Trọng Phụng là người xứng đáng hơn cả

Về nghệ thuật: Bên cạnh năng lực bao quát hiện thực thì các tác phẩm đặc biệt thành công ở nghệ thuật điển hình hóa Nhân vật Nghị Hách là một điển hình bất hủ về giai cấp đại tư sản kiêm địa chủ từ thủ đoạn (tàn ác), lối sống (dâm ô), đạo đức (sa đọa), đến quan

hệ xã hội (phản động) Tiểu thuyết “Số đỏ” được coi là cuốn sách ghê gớm làm vinh dự cho mọi nền văn học

4.3 Chặng đường từ năm 1940 – 1945

Ở giai đoạn này, văn xuôi hiện thực phê phán vẫn là chủ đạo, hơn thế nữa là những nét sắc sắc được thể hiện một cách nổi bật trong những sáng tác nổi tiếng của nhà văn Nam Cao Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, với tài năng và trách nhiệm với nghề cầm bút, Nam Cao đặc biệt thành công ở hai đề tài lớn trong sáng tác của ông là đề tài trí thức tiểu tư sản,

đề tài người nông dân

Đặc điểm của Chủ nghĩa Hiện thực Nam Cao:

Nam Cao thường viết xung quanh những chuyện đời tư, đời thường (đối lập với Vũ Trọng Phụng - Đời thừa, Giăng sáng, Mí mắt, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó…) Nam Cao khái quát những tấn bi kịch tinh thần (bi kịch của người nông dân bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch tinh thần của người trí thức có khát vọng, tài năng… bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất) Tư tưởng nổi bật của Nam Cao chính là nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ nổi nhân phẩm do miếng cơm manh áo và cả sự

Trang 11

hèn nhát trong bản chất của con người Nhân vật của Nam Cao đều là những dạng thức khác nhau của tình trạng “chết mòn”, “sống mòn”

Vấn đề “Đôi mắt” là đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao: “Đôi mắt” chính

là cách nhìn, cách nghĩ về nhân dân lao động Đó là lập trường của người nghệ sĩ: tán thành cuộc kháng chiến hay đứng ngoài cuộc kháng chiến Trước Cách mạng: Nam Cao quan niệm phải nhìn con người bằng đôi mắt của tình thương trong “Nước mắt” Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước con mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ Nên Nam Cao không bị sa vào chủ nghĩa tự nhiên khi viết về con người Nam Cao đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động Dẫu Chí Phèo là con quỷ dữ nhưng cuối cùng ta vẫn nhận ra đó là con người

Khái quát giá trị:

+ Nội dung: Các tác phẩm Văn xuôi hiện thực phê phán thời kì này tuy không trực tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng (như thời kỳ trước) nhưng vẫn duy trì được thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy được cái không khí oi bức, dông bão của một xã hội đang ngộp thở, đang quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay

+ Nghệ thuật: Tiếp tục có sự trưởng thành ở thể loại truyện ngắn

Như vậy, có thể nói văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam được trải qua 3 giai đoạn phát triển được chia đều từ năm 1930 – 1945 và đã đạt được nhiều những thành tựu xuất sắc ở những giai đoạn cuối

5 Những thành tựu nổi bật của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945:

Những tên tuổi lớn đã đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện thực phê phán của Việt Nam ở giai đoạn này phải kể đến như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,… Chính những tác phẩm của họ là một bức tranh vẽ toàn

cảnh của một xã hội đen tối bấy giờ

Trang 12

Những sự phê phán, sự lên ánh mạng mẹ của chế độ thống trị được thể hiện mạnh

mẽ của những tác phẩm như: Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc,…

Bức tranh xã hội thời đó được những tác phẩm của văn học hiện thực phê phán miêu

tả chân thực xã hội ảm đạm, nhiều bị kịch, làng quê xơ xác, nhiều tệ nạn của xã hội, người nông dân bị cường hào ác bá đẩy tới mức đường cùng dẫn tới mất nhân tính và biến chất trở thành con quỷ dữ

Các phong trào dân hóa do thực dân đề xướng như: Vui vẻ, trẻ trung, cải cách y phục,… ngày càng được lộ rõ những chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh được tác phẩm

II Vấn đề điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán (1930 - 1945)

1 Nghệ thuật điển hình hóa

1.1 Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian (hoàn cảnh điển hình)

Để thể hiện tính cách nhân vật, văn xuôi hiện thực phê phán đã lựa chọn được kiểu không gian và thờ i gian đặc trưng

bần cùng, của những người dưới đáy vô vọng Tính chất chật hẹp tù túng của không gian

Ngày đăng: 08/01/2024, 01:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w