1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ tín dụng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè ô long trên địa bàn tỉnh lâm đồng tại ngân hàng đầu tư và phát triển bảo lộc

94 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BQ GIAO DUC VA DAO TAO NGAN HANG NHA NUOC VIET NAM HOC VIEN NGAN HANG

PHAM XUAN HUNG

TIN DUNG DAU TU PHAT TRIEN VUNG

NGUYEN LIEU CHE OLONG TREN DIA BAN TINH LAM DONG TAI NGAN HANG

ĐẦU TƯ VA PHAT TRIEN BAO LOC

LUẬN VĂN THAC SY KHOA HQC KINH TE

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực và có trích dẫn nguồn Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình

Trang 3

DANH MUC BANG VA PHU LUC kinh doanh Thir tw Nội dung Trang | Bang

2.1 | Tỉnh hình phát triển vùng nguyên liệu chè Ôlong phân 34

theo địa bàn tử năm 2001 đến năm 2005

2.2 | Diện tích chè Ôlong đưa vào kinh doanh phân theo địa 36

bản từ năm 2001 đến năm 2005

2.3 | Bảng tông hợp sản lượng chè búp tươi phan theo dia ban 37

từ năm 2001 đến năm 2005

2.4 | Bảng tổng hợp số lượng chè Ôlong chế biến và xuất khẩu | ”48 phân theo các thành phân kinh tế năm 2005

| Pho

luc

2.1 | Chi phí tải chính cho trông mới và kiến thiết cơ ban Ol ha chè giống chất lượng cao

2.2 | Diện tích trông - thu hoach - san lượng chẻ Ôlong của các thành phần kinh tế phân theo vùng năm 2005

2.3 | Hiệu quả kinh tế 01 ha chè chất lượng cao trong thời kỳ

Trang 4

_ Chương 1 11 1.1.1 1.1.2 1.4.2.1 1.1.2.2 1.1.2.3 1.1.2.4 1.1.2.5 L.1.3 1.1.3.1 1.1.3.2 1.1.3.3 1.2 1.2.1 1.2.1.1 1.2.1.2 12.13 12.23 MO DAU

VAI TRO CUA DAU TU TRONG VIỆC HỈNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN VUNG NGUYEN LIEU CHE OLONG TREN DIA BAN TINH LAM DONG

Đầu tư và hiệu quả đầu tư

Khái niệm về đầu tư Phân loại đầu tư

Theo chức năng quản trị vốn đầu tư

Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư

Theo ngành đầu tư

Theo tính chất đầu tư

Theo nguồn vốn

Hiệu quả đầu tư

Về mặt kinh tế- xã hội

Về mặt cá nhân nhà doanh nghiệp

Quan hệ giữa hiệu quá đầu tư về mặt kinh tế, xã hội và

hiệu quả về mặt cá nhân nhà doanh nghiệp

Vị trí của cây chè trong nên kinh tế tỉnh Lâm đồng Vài nét về kinh tế tỉnh Lâm đồng

Vải nét về tỉnh Lâm đồng

Đặc điểm địa lý, tự nhiên

Các đặc thù về kinh tế Lâm đồng

Vị trí của cây chè trong nên kinh tế tỉnh Lâm đồng

Lâm Đông là một tỉnh có ng ganh che phat triển ở phía

Nam qua một quá trình phát triển lâu đời

Vị trí cây chè hiện nay trong kinh tế tỉnh Lâm đồng

Triển vọng về phát triển cây chè

Trang 5

1.3.4 Chương 2 21 211 2.1/11 2.1.1.2 2.1.1.3 2.1.2 2.4.24 2.1.2.2 2.1.2.3 2.1.3 2.1.4 2.1.5 2.4.5.1 2.1.5.2 2.2 Đầu tư góp phần thúc đây sản xuất và mở rộng thị trường

Đầu tư góp phần đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản

xuất chè Olong theo hướng thị trường

Đầu tư góp phân nâng cao năng suất, chất lượng vả hiệu quả vùng nguyễn liệu che Olong

Đầu tư đổi mới cơ cầu giữa giống trồng trọt và chế biến theo hưởng công nghiệp hóa, hiện đại hoá

Kết luận chương I

ĐÁNH GIÁ THỤC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIEN CAY CHE OLONG TREN DIA BAN TINH LAM DONG TRONG THOI GIAN QUA

Tình hình phát triển cây chè Ôlong trong thời gian qua

Về mô hình tô chức sản xuất

Mô hình sản xuất trong các nông trường thuộc các công

ty cô phần Nhà nước

Mô hình trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hộ

Diện tích, năng suất, sản lượng chè Ôlong

Vé quy mô diện tích chè Olong

Vẻ ning suat ché Olong Vé san lượng chè Ôlong

Các giống chẻ Ôlong phủ | hop với khí hậu, thô nhưỡng đang được sản xuất và chế biển trên địa bản tỉnh

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Đảnh giả thực trạng về công nghệ chế biến và tiêu thụ chè Ôlong trong thời gian qua

Về năng lực chế biến

Tỉnh hình tiểu thụ sản phâm

Trang 6

2,23 2.2.4 2.3.1 2.3.1.1 2.3.1.2 2.3.1.3 23/2 _ 3,3 243431 2.3.3.2 23434 _243.3.4 Chương 3 3.1 3.1.1 3.42

Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế hộ Đầu tư của hệ thống Ngân hảng và các Tổ chúc tín

dụng

Đánh giá những tu điểm: và những hạn chế trong quá trình đầu tư phát triển cây chè Ôlong ở Lâm đồng trong thời gian qua

Những ưu điềm

Đưa ngành sản xuất và chế biến chè Ôlong thành một trong những ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh

Đưa ngành chè thành một ngành kinh tế xuất khẩu lớn Đưa ngành sản xuất và chế biến chè Ôlong thành một ngành kinh té tao ra cdc san phẩm mang tính truyền thống dân tộc

Những hạn chế còn tồn tại chủ yếu

Nguyên nhân của những hạn chế còn tôn tại

Chưa được trung ương vả địa phương quan tâm và đầu tư thành một ngành kinh tế lớn

Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa dau tu cho san xuất

vả tiêu thụ

Chưa có giải pháp tiếp thị sản phẩm có hiệu quả

Chưa có sự cân đổi trong cơ cấu đầu tư giữa trồng trọt và chế biến

Kết luận Chương 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ PHÁT TRIEN VUNG

NGUYEN LIEU CHE OLONG TREN BIA BAN TINH LAM DONG

Định hướng phát triển ngành sẵn xuất và chế biến

chè Ôlong tại Lâm đằng

Đưa ngành sản xuất và chế biến chè Olong thành một ngành sản xuất hành hóa lớn và phát triên bền vững

Trang 7

3.1.4 3.2 3.2.2 3.2.3 3.2.4 3.3 3.4 3.41 3.4.2 3.4.3 3.4.3.1 3.4.3.2

hợp lý nhằm bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch Chọn những giống chẻ có chất lượng cao phủ hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và phù hợp với nhu cầu của thị trường

Đây mạnh việc chuyển dịch cơ cầu giữa trồng trot va

chế biến chẻ Ôlong theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Một số giải pháp đầu tư tín dụng nang cao hiệu qua đầu tư phát triển vùng nguyên Hiệu chè Ôlong trên dia ban tinh Lam Ding

Ngan hang làm trung gian phát hành trái phiếu cho Các

_ thành viên của Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chẻ chất lượng cao,

Ngân hàng cho vay đầu tư trồng mới và dây chuyền thiết bị chế biến chè Ôlong

Ngân hàng cho vay von tai trợ xuất khẩu Nguồn vốn ngân sách nhà nước A £ + + aA Về cơ chế đảm bảo tiên vay ? ew $ + x & * + ow “® > * Cac giai phap về cơ chế, chính sách vĩ mồ của Nhà nước và các Bộ, Ngành

Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất và chế biển chè chất lượng cao Lâm đồng

Về tài chính, tin dung

Các chính sách nhằm đây mạnh tiêu thụ sản phẩm chè

Olong

Đôi với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan

Trang 8

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Từ ngàn xưa, người Việt nam, đủ sống ở miền núi hay miễn đồng bằng,

vùng trung du hay ven biển, dù lả giới quyền quý cao sang hay người lao

động lam lũ đêu luôn duy trì một tục lệ: đó là tục lệ uống chẻ (hay trà) Chè là

một thức uống không thể thiếu trong các buổi lễ hội, tiệc tùng, trong đám

cưới, đám tang, hội nghị, hội thảo và trang trọng hơn cả là trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ, ky, lễ, tết, Trong tất cả những trường hợp đó, chẻ

chính là cái khởi đầu và cũng là sự kết thúc

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trông nhiều ở khoảng 30 nước trên thế giới, tập trung ở một số nước như Trung quốc, Ấn độ, Srilanca,

Nhật bản và Indonésia, i

Ở Việt nam, việc phát triển ngành chè đã góp phần quan trọng cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng núi vả trung du, góp phân khai thác tiém nang về đất đai, phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường và

môi sinh

| Tại Lâm đồng, với điều kiện khí hậu và thế nhưỡng thích hợp, được

khảo nghiệm và trồng công nghiệp từ năm 1927, trong đó cây chè đã chiếm

vị trÍ quan trọng trong 4 cây công nghiệp đài ngày đó là chè, cà phê, dâu tằm và cây điều, Sự phát triển của cây chè đã hình thành nên một vùng nguyên

liệu chuyên canh về nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ, góp phần vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng

chục ngàn lao động

Trang 9

Trang 2

Chè Ôlong ( hay gọi là chè chất lượng cao) là thức udng cao cap được dùng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt được sử dụng nhiều ở các nước khu vực Châu Á như: Trung quốc, Đải loan, Nhật bản được du nhập vào tỉnh

Lâm đồng tử cuỗi năm 1993 và phát triển thành ngành sản xuất từ giữa năm

1994 Sản phẩm chè Ôlong được chế biến từ giống Tử quý, Kim tuyên, Thủy

hgọc, Ôlong lá nhỏ, Ôlong Thanh tâm, Ôlong Hồng tâm có chất lượng thơm

ngon hơn một số giống chè khác, nên được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng,

Tuy nhiên, đến nay ngành san xuất chẻ Ôlong của tỉnh vẫn còn những

khó khăn tôn tại đỏ là:

a `

- Vùng nguyên liệu chè Ôlong phát triển chưa ôn định, bên vững, chưa tập trung thành các vùng chuyên canh lớn, phần lớn diện tích chè là chè hạt

bị giả cỗi, năng suất chất lượng cây chẻ này thấp dẫn đến hiệu quá kinh tế thấp

- Công nghiệp chế biến chè còn nhỏ bé, phân tán, trình độ công nghệ lạc hậu, chưa tập trung thành một ngành sản xuất lớn do đó độ cạnh tranh trên thị trường còn yếu nhất là thị trường khu vực và thé giới

| - Chi phí sản xuất chè giống chất lượng cao rất lớn mà nguồn lực vốn

đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế

- Khâu nghiên cứu và chuyền giao khoa học — công nghệ chưa mạnh và khâu quân lý chất lượng sản phẩm còn kém

| Những mặt tồn tại trên đang là những nhân tố làm giảm quá trình phát

huy thế mạnh cây chè chất lượng cao của tính trong khi khí hậu, thé nhudng dia bản tỉnh lại rất phù hợp cho phát triển giống chè chất lượng cao, vì thế nó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và quan trọng hơn là nguy cơ bị

Trang 10

thu hẹp thị trường tiêu thụ (cả trong và ngoài nước) dẫn đến suy yêu toàn bộ

ngành sản xuất chế biến chè chất lượng cao của tỉnh

Chính các khó khăn và tồn tại nêu trên đã thúc đây việc nghiên cứu và

ra đời đề tài: "Tín dụng đầu tư phải triển vùng nguyên liệu chè Ôlong trên

địa bàn tink Lim đồng tại Ngân hàng đầu tr và phát triển Bảo lộc "

| 2, Mục tiêu nghiên cứu của để tài:

Để thực hiện được định hướng của trung ương và địa phương đổi với

cây chè chất lượng cao ở tỉnh Lâm đồng, đồng thời góp phan khắc phục

những mặt tồn tại nêu trên, luận văn này tập trung nghiên cứu hiện trạng tình hình sản xuất nguyên liệu chẻ Ôlong của tỉnh, xem xét mỗi quan hệ tác động giữa sản xuất nguyên liệu chè với chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè Ôlong trong thời gian qua, phân tích những mặt tôn tại, khó khăn đang cản trở quá

trình phát triển vùng nguyên liệu chè từ đó để xuất những chính sách, cơ chế (chủ yếu là các yếu tổ về kinh tế, tài chính, đầu tư ) và giải pháp trước mắt

cũng như lâu dài nhằm góp phần phát triển bển vững, nâng cao hiệu quả đầu tư ngành sản xuất và chế biến chẻ Ôlong tại Lâm đồng, tạo cơ sở để nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường trong nước và thị trường thé

giới

| 3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu:

- Vai trò của đầu tư trong việc hình thành vùng nguyên liệu chè Ôlong

tại tinh Lam ding

| - Thực trạng về đầu tư cho vùng nguyên liệu chè Ôlong của các thành

phân kinh tế,

Trang 11

Trang 4

+ Đôi tượng khảo sát:

Khảo sát năng suất, diện tích, các trở ngại trong việc trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè của một số các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu

thụ chè Ôlong tại tỉnh Lâm đồng

| + Phạm vi nghiên cứu:

- Vệ lý luận, luận văn giới hạn trong việc tìm hiểu khái niệm và phân loại đầu tư có liên quan đến phát triển kinh tế ngành, vùng lãnh thổ

- Về thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp phát

triển vùng nguyên liệu chè Ôlong trên góc độ địa phương Lâm đồng 4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chuyên gia qua điều tra, chọn mẫu

- Phương pháp phân tích tài liệu

- Phương pháp tiếp cận lịch sử và logic 5, Những đóng góp mới của luận văn:

- Phân tích được các ru điểm và tồn tại của việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chẻ Ôlong Lâm đồng cùng các nguyên nhân của những hạn chế

còn tôn tại đó trong thời gian 2001- 2005

| - Đề ra được một hệ thống giải pháp khắc phục các tổn tại, nâng cao

hiệu quả đầu tư phát triển vùng nguyên liệu chè Ôlong Lâm đồng cũng như một số kiến nghị đối với trung ương và các ngành có liên quan

| 6 Kết cầu của luận văn:

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương I : Vai trò của đầu tư trong việc hình thành và phát triển vùng

*

Trang 12

Chương 2: Đánh giá thực trạng tình hình đầu tư phát triển cây chè

Ôlong tại dia ban tinh Lam đồng trong những năm qua

| Chương 3 : Một số giải pháp đầu tư tín đụng nhằm nâng cao hiệu quả

phát triển vùng nguyên liệu chè Ôlong trên địa bàn tỉnh Lâm đồng, tại Ngân

hàng đầu tư và phát triên Bảo lộc

x

Trang 13

Trang 6

CHUONG 1

VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VA PHAT TRIEN VUNG NGUYEN LIEU CHE OLONG

TREN DIA BAN TINH LAM DONG

1.1 Đầu tư và hiệu quá đầu tư:

1.1.1 Khái niệm về đầu tư:

Theo quan điểm của xã hội (quốc gia), đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát

trién, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội, vi mục tiêu phát triển

quốc gia

ị Theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp), đầu tư là hoạt động bỏ

vốn kinh doanh, dé từ đó thu được số tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua

lợi nhuận

1.1.2 Phân loại đầu tu:

| Tùy theo chức năng quản trị, tính chất sử dụng vốn, nguồn vốn và

ngành đầu tư, có thể chia ra các loại đầu tư như sau:

! 1.1.2.1 Theo chức năng quản trị vốn đầu tư:

Có các loại đầu tư như sau:

| - Đầu tư trực tiếp: là phương thức dau tu ma trong đó chủ đầu tư trực

tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra Từ đó, chủ thê này hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình

| - Đầu tư giản tiếp: là phương thức đầu tư ma trong đó chủ đầu tư

không trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra

Trang 14

Trong mọi tình huỗồng kết quả đâu tư, dù lãi hay lỗ, người bỏ von déu không có trách nhiệm pháp nhân Trách nhiệm đó thuộc về người quản trị và sử dụng von

1.1.2.2 Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư:

- Đầu tr phát triển: là phương thức đầu tu trực tiếp, trong đó việc bỏ

vốn đầu tư nhằm mục đích gia tăng giá trị tải sản

Đầu tư phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang

phát triển vì nó là phương thức căn bản để tái sản xuất mở rộng, tăng thu

nhập quốc dân, tạo ra công ăn, việc làm và thu nhập chơ người lao động

- Đầu tư dịch chuyển: là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ

vốn nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị tài sản

Đầu tư địch chuyển có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình

thành và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển

1,1.2.3 Theo ngành đầu tư:

- Đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng kết cầu hạ ting kỹ thuật và xã hội

| Đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng có ý nghĩa lớn lao đối với các nước đang phát triển vì ở các nước này kết cầu bạ tầng rất yếu kém và mất cân đối

nghiêm trọng, Kết cầu hạ tầng được đầu tư phát triển, đi trước một bước tạo

tiền đề để phát triển các lãnh vực kinh tế khác

- Đầu tie phat triển Công nghiệp: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm

xây dựng các công trình công nghiệp Đầu tư phát triển công nghiệp nhằm gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP của quốc gia, vì thế nó có ý

~ & * co ^ A +m Ơ 7A ô x

Trang 15

Trang 8

- Đầu tư phát triển Nông nghiệp: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm

xây dựng các công trình nông nghiệp Đầu tư phát triển nông nghiệp rất có ý

nghĩa đối với các nước có nên nông nghiệp là chính như Việt Nam

- Đâu tư phát triển dịch vụ : là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (hương mại, du lịch, khách sạn, dịch vụ khác )

1.1.2.4 Theo tính chất đầu tư:

- Đấu tư mới: là hoạt động đầu tư xây dung cơ bản nhằm hình thành các công trình mới, Đâu tư mới có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện chuyển dich co cầu kinh tế nên nó cũng đòi hỏi nhiêu vốn đầu tư, đổi hỏi trình độ công nghệ và tư duy quản lý mới,

- Đầu tư chiêu sâu: là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nhằm cải tạo,

img rong, nang cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyển sản xuất, dịch vụ

trên cơ sở các công trình đã có sẵn Đầu tư theo chiều sâu có ý nghĩa lớn,

được ưu tiên đối với các nước đang phát triển trong điều kiện còn thiểu vốn,

công nghệ và trình độ quản lý do đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh

| 1.1.2.5 Theo nguồn vốn:

: - ¥én trong nude: vén trong nude la vén hình thành từ nguồn tích lũy

nội bộ của nền kinh tế quốc đân Nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định trong công cuộc phát triển quốc gia Đề có nguồn vốn nảy đời hỏi tỷ trọng tích lãy nội bộ của nền kinh tế dành cho đầu tư ngày cảng cao, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Nguồn vốn từ tích luỹ nội bộ của nên kinh tế quốc dân trong nước chủ yếu là vốn ngân sách, vên của các thành phần

kinh tế khác và vốn trong dân |

- Vốn ngồi nước: là vơn hình thành không bằng nguồn tích luỹ từ nội

bộ của nền kinh tế quốc dân Nguồn vốn nước ngoài rất quan trọng trong

ˆ M bai A r và ˆ A * «£ “ A + x *

công cuộc xây dựng đất nước của một quộc gia đang phát triên, có nên kinh

Trang 16

tế mớ Nhưng việc sử dụng nguồn vơn ngồi nước đòi hỏi tính hiệu quả của

việc sử dụng vốn phải được đưa lên hàng đầu, 1.1.3 Hiệu quả đầu tr:

1.1.3.1 Về mặt kinh tế, xã hội:

- Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa vả dịch vụ với hình thức và kiểu

dáng mới, chất lượng cao và giá thành hạ, đáp ứng yêu cầu ngày cảng đa dang của người tiêu dùng Qua đó mà cân đối quan hệ cung cau, quan hệ sản

xuất và tiêu dùng trong xã hội

- Hình thành kết cấu hạ tẳng vật chất kỹ thuật như bến cảng, sân bay, cầu công, đường giao thông, điện, nước sạch, thủy lợi, nhà máy, dây chuyền công nghệ tạo điều kiện để nền kinh tế xã hội tăng trưởng và phát triển

- Nâng cao đời sống vật chất vả tỉnh thần cho nhân dân, tạo thêm nhiều

công ăn, việc làm, nâng cao năng suất lao động, phát triển ngành nghé, nang

cao thu nhập cho người lao động, mở rộng môi trường va phương tiện giải trí, văn hoá cho người dẫn, v,V

- Chuyển dịch cơ cầu kinh tế, xã hội theo hướng cơng nghiệp hố và

hiện đại hóa

i - Tăng thu ngẵẫn sách, tạo tích lũy nội bộ nên kinh tế

1.1.3.2 Về mặt cá nhân nhà doanh nghiệp:

Đầu tư nhằm tạo ra giá trị thặng dư hay lợi nhuận cho bản thân nha doanh nghiện

| 1.1.3.3 Quan hệ giữa hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội và hiệu

quả về mặt cá nhân nhà doanh nghiệp:

| - Thông qua lợi nhuận thu được ngày cảng cao, tích luỹ tăng lên, nhà

Trang 17

Trang 10 sách của Nhà nước mà gián tiếp tạo ra và nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội,

- Qua hiệu quả kinh tế, xã hội ngày càng phát triển mà cải thiện việc

phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội, đem đến lợi nhuận của nhà đầu tư ngày cảng được nâng cao,

1.2 Vị trí của cây chè trong nền kinh tế tỉnh Lâm đồng:

Trong thời gian qua, tình hình đất nước nói chung, địa phương Lâm Đồng nói riêng có nhiều thuận lợi, chủ yếu là:

- Quan hệ đối ngoại ngày cảng mở rộng và phát triển, khủng hoảng tải chính, tiền tệ khu vực từng bước bị đây lài, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tẾ trong những năm tới

- Tình hình chính trị ồn định, những yếu tố bên trong của nên kinh tế

được cũng cô và phát triển, Trong nông nghiệp, diện tích cây công nghiệp dài

ngày tăng nhanh, yêu cầu đầu tư thâm canh ngày cảng được các thành phần kinh tế quan tâm nên năng suất, sản lượng ngày cảng tang

- Kết cầu hạ tầng được trung ương và địa phương quan tầm dau tu phat

triển nhanh chóng trong vải năm gần đây

- Hệ thông luật pháp, cơ chế, chính sách mới tiếp tục được bé sung,

hoàn chỉnh, những giải pháp mới tích cực đang được triển khai thực hiện sẽ

là những động lực làm tăng niềm tin của nhân dân vả tính năng động của xã

hội trong tiễn trình đối mới và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới,

- Tỉnh có lợi thế về tiểm năng đất đai, khi hậu, lại năm trong cụm kinh "tế miễn Đông Nam bộ, các trục lộ giao thông chính hiện đang được sữa chữa, nâng cầp ngày cảng tôt hơn

+

*

Nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ Lâm đồng lần thi VII (Thang

Trang 18

thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện dại hoá; dưa nhanh các tiên bộ khoa học, công nghỆ mỗi vào sẵn xuất, đặc biệt là các giống moi, cong nghé sau thu hoạch và công nghiện chế biến, tập trung thâm canh, nông cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị tường, đáp _ ứNg HhH CÂU xuất khẩu và tiêu dùng trong nước *

1.2.1 Vải nét về kinh tế tỉnh Lâm đồng:

1.2.1.1 Vài nét về tỉnh Lâm đồng: * Về trí tự nhiên và thổ nhưng:

Lâm đồng là tỉnh miền nủi và cao nguyên nằm ở cực nam Trung bộ, được hình thành chủ yếu từ hai cao nguyên Lâm viên và Di linh Tổng diện tích tự nhiên là 9.764 km”, bao gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó 10 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố

Lâm đồng được chia thành 7 tiêu vùng khí hậu, trong đó có 5 tiểu vùng

khí hậu có điều kiện rất thuận lợi cho cây chè phát triển Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng sinh thái nảy khoảng 21- 22 độC ( riêng Đà lạt là 18 độ C ),

sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn, nhưng biên độ chênh lệch ngày và đêm khá lớn từ 10 - L2 độ, tạo điều kiện cho việc tích lũy đất khô và tăng phẩm chất chè Độ âm không khí trung bình §0 ~ 86%, lượng mưa hàng năm từ 1.800 — 2.600mm, trong đó huyện Bao lâm và thị xã Bảo

lộc có lượng mưa 2.400 — 2.600mm, âm độ 84 — 86%, Do nguồn gốc từ một

vùng núi lửa đã tắt nên Lâm đồng có điện tích đất nâu vàng, nâu đỏ trên đá bazan khoảng trên 200.000 ha, do đó điều kiện đất đai và thô nhưỡng đặc biệt thích hợp với việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như chẻ, cà phê, dâu tắm các loại cây rau, hoa của vùng ôn đới và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng,

Trang 19

—-Trang 12

Do đó, trong quá trình tô chức sản xuất ở Lâm đông đã hình thành nhiêu vùng chuyên canh các loại cây công, nông, lâm nghiệp:

- Vùng Đà lạt (bao gồm thành phố Đà lạt và các huyện Lạc dương, Đơn

dương, Đức trọng, Lâm hà): Trồng và phát triển các loại cây ngắn ngày như rau, hoa, mía, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc và gia cầm có nguồn pốc ngoại nhập

- Vùng Di linh, Bảo lộc, Bảo lâm: Phát triển cây công nghiệp dải ngày

như chè, cà phê, dâu tắm, chăn nuôi Đây cũng là vùng có nhiều loại khoáng

sản với trữ lượng lớn, thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp khai khống

như nhơm, các ngành thủy điện, du lịch, dịch vụ

- Vung Da huoai, Da téh, Cat tiên (3 huyện phía Nam): trong va phat triển cây điều, các loại cây ăn quả nhiệt đới, cây lúa, cây nông sản ngắn ngày,

chăn nuôi gia súc và gia cằm vùng nhiệt đới

* Đặc điểm hành chỉnh, dân số, dân tộc và văn hoá:

Thành phố Đà lạt là trung tâm kinh tế, hành chính của tỉnh Ngoài ra còn có thị xã Bảo lộc và 10 huyện với 138 xã, phường, thi trần, trong đó có 35 xã thuộc các xã đặc biệt khỏ khăn theo quyết định 135 của Thủ tướng

Chính phú

Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2005 là 1,1387 triệu người, trong đó có gần 800 ngàn nhân khâu nông nghiệp (chiếm 80% tong dan số) với trên 430

Trang 20

1.2.1.2, Đặc điểm địa lý, tự nhiên:

- Lâm Đồng có về trí thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài Hgày

Lâm đồng có độ cao trung bình so với mặt biển từ 800 đến 1000 m,

Khí hậu Lâm đồng phân chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến

tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Vùng có lượng mưa lớn nhất là Báo lộc và Bảo lâm với lượng mưa trung bình từ 2.400 đến

2.600mm/nam, Day là điều kiện thuận lợi cho các loại cây công nghiệp, trong

đó đặc biệt là cây chè đề phát triển

Về điều kiện đất đai: Với diện tích tự nhiên trên 974.478 ha được phân

chia thành 9 nhóm và 20 tổ đất khác nhau Nhung quan trọng nhất là nhóm

đất Bazan với điện tích trên 200 ngàn ha phân bố chủ yếu trên cao nguyên Bảo lộc, Di linh và một số vùng ở Đức trọng, Lâm hả rất thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp đài ngày, đặc biệt là cây chè và cây cà phê

Về điều kiện nguồn nước: Tại một số vùng chuyên canh cây công

nghiệp, nguồn nước ngầm nhìn chung phong phú, mặt khác, với địa hình bị chia cắt rất thuận lợi cho việc xây dụng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để chứa nước và chủ động nguồn nước phục vụ tưới tiểu tạo điều kiện cho các loại cây công nghiệp dài ngày phát triển,

- Lâm động là một tính có phong cảnh đẹp, khí hậu mắt mẻ thuận lợi

cho việc phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng

Lâm đồng có diện tích rừng thông trên 200 ngàn ha, tập trung ở thành phố Đả lạt và các huyện Đúc trọng, Đơn dương, Lâm hà, , Lâm đông còn có một hệ thông các thác nước lớn nhỏ, khác nhau như Đambrni, Thác 9 tầng

(Bảo lộc); Bobla (Di linh), Gougah, Pongour (Đức trọng); Đatania, Cam ly,

Trang 21

Trang lá Prenn (Đà lạÐ), Các đập thủy dién Da nhim, Ham thuadn — Đami, Đại ninh,

Nhiệt độ trung bình ở những nơi có độ cao từ 1000 m trở lên là l7 -

19°, những nơi có độ cao từ 500 - §00 m có nhiệt độ bình quân từ 21 đến 22%,

Với khi hậu đặc biệt, lại năm ở vị tri dia lý gần các trung tâm kinh tế lớn, có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước, hệ thông giao thông đường bộ, đường không tương đổi hoàn thiện và hiện đại Từ lâu, Lâm đồng đã trở thành một địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng thu húi lượng khách du lịch nội địa và nước ngoài rất lớn, 1.2.1.3 Các đặc thủ về kinh tế Lâm đồng * Kính tế cây công nghiệp dài ngày: + ^

Đặc điểm khí hậu, dat dai, thé nhudng Lam đông rất thích hợp cho việc trông trọt và phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày Từ thời Pháp thuộc

đến nay, việc tập trung đầu tư phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thể xuất khẩu, có giá tri kinh tế cao như cà phẻ, chè, điều, đầu tắm, rau cao cap, cac loại hoa và được liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, trong đó có các loại cây công nghiệp như chè, cả phê, luôn được các cấp chính quyền quan tâm ưu

tiên hàng đầu

Sau 20 năm đổi mới, đến hết năm 2005, Lâm đẳng đã phát triển được một vùng nguyên liệu cây công nghiệp dai ngay tap trung với trên 122 ngàn

ha cà phê, chiếm 81% tổng điện tích cây lâu năm và 25.535 ha chè các loại, chiếm 10% tổng điện tích cây lầu năm, cụ thể như sau:

+ Cáy cà phê:

Là một mặt hàng nông sản có giá trị cao đã được trồng ở Lâm đồng trên 50 năm, nhưng trong khoảng 15 năm mà đặc biệt là từ năm 1999 trở về

Trang 22

trước đã được tập trung phát triên do giả cả thuận lợi, diện tích cả phê đã tăng tử 19,5 ngàn ha năm 1990 lên 38,5 ngàn ha năm {995 và vọt lên 140,8 ngàn

ha năm 2001 và trên 123 ngàn ha năm 2005, chiêm khoảng 30% diện tích cà

phế cả nước

+ Cay che:

Lam đồng có lợi thế và quy mô sản xuất lớn, có điều kiện khá thuận lợi

đề phát triển cây chè nên năng suất thường cao hơn năng suất trung bình toàn

quốc tử 8 đến 10 tạ/ha Thời kỳ 1990-1997, sản xuất chè của tỉnh gặp khó

khăn và phát triển rất chậm, nhưng từ năm 1998 đến nay, cây chè phất triển

mạnh do tăng được giá trị xuất khẩu và mạnh dạn có nhiều img dung tiền bộ

khoa học kỹ thuật về giống chè và công nghệ chế biến

Đến năm 2005, diện tích chè của tỉnh Lâm đồng đạt 25.535 ha, chiếm 22%% diện tích chè cả nước, năng suất bình quân đạt 70,Í tạ/ha, sản lượng chẻ búp tươi đạt 161,938 ngàn tân, trong đó hộ nông dân và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp quản lý khoảng 89% diện tích Diện tích chè phân bố ở các vung nhu thi x4 Bao lộc, huyện Bảo lầm và huyện Di linh khoảng 92%, còn lại 8% là điện tích thuộc địa bản Cầu đất Đà lạt, Lâm hà, Đức trọng và các vùng khác Đây là loại cây có giá trị kính tế và xuất khẩu cao

Trong những năm qua, thực hiện chương trình chuyền đổi cơ cầu giống

cây trồng, đã chuyển đổi diện tích chè hạt giả cỗi sang trồng các giống chè

mới được thực hiện rộng rãi ở nhiều vùng trồng chè, đến hết năm 2005 diện

tích chẻ cảnh giống mới đạt 7.800 — 7.900 ha, chiếm 31% diện tích tong SỐ

Cơ cầu giếng khá phong phú, hiện nay có các giống chè bao gồm : chẻ cảnh cao sản giỗng TB14, LD97, LDPI, LDP2 có diện tích là 6.400 ha chiếm 25%, giống chè chất lượng cao như giống Kim tuyên, Ngọc thủy, Tứ quý, Ôlong

# tA fay +Ã “+ A yon A Ae re

Trang 23

Trang 16

giông, sản xuất áp dụng các quy trình công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới đang được các doanh nghiệp và một số trang trại có trình độ kỹ thuật và

năng lực tài chính áp dụng vào sản xuất chè chất lượng cao Chất lượng nguyên liệu phụ thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái, báo

quản vi vậy hiệu quả kinh tế mang lại cho các nhà sản xuất phụ thuộc vào

mức độ đầu tư hàm lượng khoa học công nghệ về giống, về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái và kỹ thuật chế biến Hiệu quả sản xuất của từng giống chẻ

có sự khác biệt về mức độ đầu tư và khai thác thị trường

+ Cây dáu:

Lâm đồng tuy có ít lợi thể so sánh về phát triển cây dâu do đa số diện

tích dâu trước đây trồng trên đất dốc, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, đễ bị thoái

hoá, nhưng có lợi thế khá lớn về nuôi tắm và chế biến tơ tắm Trong những năm qua, hiệu quả kinh tế và mức độ ồn định của sản xuất dâu kém hơn nhiều so với sản xuất cả phê và chẻ, nên diện tích dâu đã liên tục bị giảm, từ 13 ngàn ha năm 1992 đến năm 1999 chỉ còn trên 3 ngàn ha, giảm gắn 10 ngàn ha và đến cuỗi năm 2005 đã lên được trên 4 ngàn ha

+ Cáy điều:

Tar Lam đồng, cây điều phát triển chủ yếu tại khu vực 3 huyện phía Nam là Đạ hoại, Đạtêh và Cát tiên và vùng 3 xã Đầm ròn, huyện Lạc đương

với tổng diện tích hiện nay là 7.300 ha, Tuy nhiên, năng suất cây điều hiện

nay của tỉnh chỉ đạt trên 1 tạ/ha do thiểu khâu chọn lọc giống cây trồng, điều kiện thời tiết không thuận lợi (khi ra hoa bị sương muối), vi vậy sản xuất điều

của tỉnh Lâm đồng đang gặp nhiều khó khăn để phát triển

* Kinh tế rau xanh và hoa:

Là một tỉnh có lợi thể về sản xuất các loại rau, hoa có nguồn pốc vùng

Trang 24

mặc dù còn nhiêu khó khăn và hạn chế trong khâu tổ chức sản xuất và tiêu thụ, nhưng về cơ bản, cây rau của Lâm đồng phát triển nhanh và bền vững (tốc độ tăng bình quân hàng năm về diện tích gần 10%, về sản lượng là 13%)

Riêng sản xuất hoa của Đà lạt, Lâm đồng cũng đã có từ lâu, nhưng sản xuất hoa chỉ thật sự khởi sắc từ những năm 1996 trở lại đây Năm 2805, toàn tỉnh đã có khoảng 450 ha chuyên trồng hoa,

* Kinh tế du lịch:

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có nhiều cụm di tích và công trình

văn hoá (cụm di tích Cát tiên, nhà thờ, chùa, ) lại năm giữa vùng nhiệt đới,

gần các trung tâm kinh tế và du lịch lớn là thành phê Hồ Chí Minh và Vũng

tau, Nha trang, cảng làm cho giá trị du lịch nghỉ dưỡng cua Da lat, Lam

đồng thêm sự hấp dẫn, tạo điều kiện đưa ngành du lịch của Lâm đồng trở thành ngành kinh tế mỗi nhọn

* Kinh tế khác:

+ Cáy lương thục:

Cây lương thực ở Lâm đồng gồm có lúa, ngô, trong đó sẵn xuất lúa tuy không phải là thé mạnh của nông nghiệp Lâm đồng, nhưng cũng đã được chú trọng phát triển theo hướng ôn định địa bản, tăng cường đầu tư thâm canh, tăng năng suất và tăng vụ

+ Các loại cây trong khác: |

Ngoài các loại cây trồng chính được nêu trên, trong phạm vi tỉnh còn có các loại cây trồng khác tuy chưa đạt được quy mô sẵn xuất lớn nhưng có vai tro quan trong trong phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập

Trang 25

Trang lễ

trọng, Đơn dương, DI linh, Bảo lộc; cây ăn quả nhiệt đới như Chôm chôm,

Sâu riêng, mít Tổ nữ ở khu vuc Ba hoai, Da teh, Cat tién

+ Neanh chan nudi:

Chăn nuôi phát triển không ổn định, trong đó đàn trâu, bò kế cả cày

kéo và vắt sữa do điện tích đồng có bị thu hẹp và chưa có biện pháp cải thiện

chất lượng đàn trâu, bò Đàn heo và gia cầm tăng khá, trong đó nuôi gả công nghiệp tăng rất nhanh nhờ áp dụng các tiền bộ khoa học về giống

Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu Lâm đồng rất thích hợp và là lợi

thé cho việc phát triển đàn bò sữa và nghề chăn nuôi bò sữa cao sản

+ Neoai thuong:

Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh từ 12 triệu USD năm 1990 lên 36 triệu USD năm 1995 và đạt 196,3 triệu USD năm 2005, Một số mặt hàng thể mạnh chủ yếu là chè, cà phê, gỗ, tơ tầm, rau, hoa .và các sản phẩm thêu, đan

1.2.2 Vị trí của cây chè trong nên kinh tế tỉnh Lâm đồng:

1.2.2.1 Lâm đồng là một tỉnh có ngành sản xuất và chế biến chè phát triển ở phía Nam qua một quá trình phát triển lâu đời:

Chè là thức uống lý tưởng và có nhiều gia tri về dược liệu Hiện nay

chè là loại thức uống, thực phẩm phổ biến Nhu cầu tiêu thụ chè ngảy cảng lớn, tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển công nghiệp Chè là cây công nghiệp lâu

năm, có chu kỳ kinh tế đài nhưng nhanh cho sản phẩm thu hoạch, Đảng và Nha nước ta cơi cây chè là cây xóa đói, giảm nghẻo ở các tính Trung du và miễn núi phía Đắc nhưng ở miễn Nam, đặc biệt là ở Lâm đồng, cây chè là cây làm giàu, góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn

Với điều kiện tự nhiên và thể nhưỡng như vậy, đến nay cây chẻ sinh trưởng và phát triền hậu như quanh năm, tập trung chủ yêu ở thị xã Báo lộc

“ + ^

Trang 26

và các huyện Di linh, Bảo lâm và một số vùng khác như Câu đất, Xuân

trường, Đã lạt ở độ cao trên 1,50Ôm.,

Cây Chè đã được trồng thử nghiệm ở Tây nguyên rất lâu nhưng đến

năm 1927 mới phát triển mạnh theo hướng trồng công nghiệp đại tra qua cae

đồn điển chè của các nhà tư bản Pháp tại Bảo lộc, Cầu đất ( Đà lạt ) và Gia

lai, Kon tưm Tuy nhiên, Lâm đồng vẫn là tỉnh có điện tích chè lớn nhất trong số các tỉnh phía Nam và kế cả so với một số tỉnh khác có trồng chè ở phía

Bắc, đến cuối năm 2005 diện tích chẻ ở Lâm đồng là 25.535 ha, chiếm 22% diện tích chẻ của cả nước, trong do:

- Diện tích chè cành cao sản là 6.400 ha có chất lượng tốt được trồng bằng các giống TB14, LD97, LDPI đều cho năng suất cao, trung bình 16 — 18 tân/ha, ở một số nơi nang suat dat 24 — 25 tan/ha va cho doanh thu hon 50 triệu đồng / ha/ năm

- Diện tích chẻ chất lượng cao như Kim tuyên, Tứ quỷ, Ngọc thúy, Ôlong của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các thành phần

kinh tế canh tác thâm canh cao có năng suất 10 — 12 tân/ha Theo giá bản năm

2005 là từ 10.000đ — 18.000 đ/kg chè búp tươi thì doanh thu đạt 160 triệu đến 216 triệu đồng / ha/năm Ở các doanh nghiệp trồng chè chat lượng cao việc tổ

chức sản xuất-kính doanh khép kín từ khâu trồng nguyên liệu đến chế biến và chủ động thị trường tiêu thụ nên hiệu quả rất cao, do đó nếu tính đến giá trị cuối cùng của một hecta chè chất lượng cao có thể đạt doanh thu gan | ty đồng / ha/ năm

Trang 27

Trang 20

còn thấp, có nơi chỉ còn 50 ~ 60⁄4 mật độ ban đâu, độ che phủ kém nên năng

suất thụ hoạch chỉ đạt 5 — 6 tâấn/ha, thu nhập hàng năm khoảng 10 triệu

đồng/ha |

Hiện nay toàn tỉnh có 45 doanh nghiệp và hàng chục danh trà hoạt

động chế biến và kinh doanh chè chủ yêu tập trung ở thị xã Bảo lộc, trong khi đó vùng nguyễn liệu chè Bảo lâm chiếm gần 50% diện tích và sản lượng cả tỉnh nhưng năng lực chế biến khoảng 20.000 — 25.000 tấn, chiếm 22 — 25 %

so với năng lực sản xuất nguyên liệu

- Công ty chè trước đây quản lý 7 nhà máy chế biến ( hiện nay đã thực hiện cỗ phân hóa 6 nhà máy ) và Ư1 cơng ty liên doanh Hàng năm các nhà

máy có thể chế biến được từ 5.500 — 7.500 tân thành phẩm, tương ứng với

25.000 — 30.000 tấn búp chè tươi, đạt 60 — 75% công suất thiết kế Công nghệ chế biến chủ yếu phục vụ chế biển chè đen OTD và khoảng 15 — 20% chẻ xanh

- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là 20 công ty ( chủ yếu là Đài loan) với tổng công suất thiết kế trên 7.000 — 8.000 tấn thành phẩm/năm,

tương ứng với 35.000 — 40.000 tấn chè búp tươi Sản phẩm sau chế biến chủ

yêu phục vụ xuất khấu

- Các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã chế biển, công ty trách nhiệm

hữu hạn trong nước hàng năm chế biến 20.000 — 25.000 tân nguyên liệu tươi

Trang 28

Sản lượng chè thành phẩm toàn tỉnh năm 2005 dat gan 30.000 tan, trong đó khu vực ngoài quốc doanh là 20.736 tấn, các doanh nghiệp cổ phần hóa ( Công ty chè Lâm đồng ) là 6.813 tấn, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 2.436 tấn Cơng nghệ chế biến theo quy trính chẻ đen, chẻ xanh và chè Ôlong

Tổng sản phẩm chè xuất khẩu hãng năm đạt từ 10.800 ~ 11.500 tan, trong đó các doanh nghiệp cỗ phần hóa ( Công ty chè Lâm đồng ) là 5.500 — 6.000 tấn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt từ 1,800 - 2.000 tấn, các doanh nghiệp trong nước từ 3.000 — 3,500 tấn, Sản phẩm xuất khẩu chiếm 38,3 % so với sản phẩm chế biến,

1.2.2.2 Vị trí cây chè hiện nay trong kinh tế tỉnh Lâm đồng: - Đóng góp về giá trị sản lượng:

Cây chè được xác định là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh nên trong 30 năm qua diện tích chè đã tăng lên hơn 3,8 lần so với năm 1976 (năm 1976 toản tỉnh có 6.633 ha)

Cùng với quá trình phát triển, mở rộng diện tích, người sản xuất đã chú ý hơn đến việc đầu tư thâm canh, nhờ đó năng suất chè của Lâm đồng tửng bước được cải thiện tích cực, năm 2005 năng suất chè bình quân đạt 62

tạ/ha/năm cao hơn mức bình quân của cả nước và bằng 1,96 lần so với năm 1976,

Sản lượng chè búp tươi của Lâm đồng được tăng lên hàng năm nhờ

tăng cả về diện tích và năng suất: Năm 1976 sân lượng chè toàn tỉnh chỉ có 21,645 tân thì đến năm 1991 tăng lên gần 2 lần (40.322 tấn) và đến năm 2005 sản lượng chè đạt 124,2 ngàn tấn, tăng gấp 5,7 lần so với năm 1976,

Trang 29

Trang 22 &

Giá trị sản lượng chè hàng năm của Lâm đông đạt từ 750 đến 800 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản lượng ngành Nông nghiệp và từ 28-30% trong tổng giả trị cây công nghiệp dài ngày của tỉnh

- Đóng góp về tạo công ăn, việc làm

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 30.000 hộ với trên 55 ngàn lao động đang

canh tác cây chẻ với quy mô diện tích bình quần 0,56 ha/hộ, trong đó có nhiều hộ được xếp vào loại kinh tế trang trại với quy mô diện tích chè từ 5 ha

trở lên, Diện tích chè trong thành phần kinh tế cá thê chiếm 18.972 ha chiếm 74,3 % so với tổng diện tích chè toán tỉnh, đây là thành phần kinh tế chủ yếu

có ảnh hưởng lớn đến quy mô, chất lượng nguyên liệu - Đồng góp về xuất khẩu:

Việc phát triển ngành chè Lâm đồng đã làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Lâm đồng Hãng năm tỉnh thực hiện xuất khẩu bình quân từ 4.500 đến 5.000 tấn chè thành phẩm, tương đương với gân 80 triệu USD, chiếm khoảng 40 %4 kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh

- Đóng góp về làm đẹp cảnh quan mỗi trường:

Với điện tích trên 25,5 ngàn ha, tập trung ở thị xã Báo lộc, huyện Bảo lâm, huyện Di linh, Câu đất (Đà lạÐ, ở độ cao từ 700 đến 1.500 m, năm trên

các đôi có độ dốc từ 5° đến 15°, có chiều cao trung bình (chè kinh doanh) từ

70 - 75 cm, các đôi, vườn chè đã tạo ra một cảnh quan tuyệt đẹp nhất là khi búp chẻ phát triển mạnh trên cây đã được tạo tán đúng tiêu chuẩn, búp chè xanh đậm, cây chè tạo hình nắm, hàng chẻ thắng tap va déu dan trén dién rong

Trang 30

1.2.2.3 Triên vọng về phát triên cây chè Ôlong hiện nay : Các căn cử; - Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Lâm đồng thời kỳ 2006 - 2010

- Căn cứ vào tiềm năng tải nguyễn, đất đai, khí hậu Lâm đồng rất thích hợp cho việc phát triển cây chè có chất lượng, năng suất cao

- Căn cứ vào việc hình thành vùng chuyên canh chè của tinh Lam đồng đã gắn liên với sự hình thành cụm công nghiệp chế biến chè có lịch sử phát

triển trên 70 năm

- Căn cử vào nhu cẩu thị trường trong và ngoài nước về việc tiêu thụ

các sản phẩm chè ngày cảng gia tăng theo sự gia tăng của dân số và mức sống ngày cảng Cao

- Phát triển vùng nguyên liệu chè giống Ôlong chất lượng cao nhằm đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời khai thác tết tiềm năng đất nông nghiệp, tăng nguồn thu nhập và giải quyết đời sống cho nhân dân địa phương

Với những căn cứ ấy, quy hoạch ngành chè Lâm đồng được phát triển trên phạm vi ranh giới của 4 đơn vị hành chính là khu vực thành phố Đà lạt, thị xã Bảo lộc và các huyện Di linh và Bảo lâm, trong đó tập trung hai vùng chuyên canh, sản xuất chuyên mơn hố lớn nhất là thị xã Bảo lộc và huyện Bao lâm Quy mô diện tích của toàn vùng dự án chuyên canh chè lên đến gần 3.130 ha, dân số các vùng chè gần 600 ngàn người, chiếm 60% dân số toàn tỉnh với số lao động khoảng từ 280 đến 300 ngàn người, trong đó lao động

nghề trồng và chế biến chẻ khoảng 55 ngản người

Theo định hướng của ngành chè Việt nam từ 2000 - 2010 và những

công trĩnh nghiên cửu khoa học tin cậy của thê giới về sản phẩm chè chế biên

Trang 31

Trang 24

thì trong thê kỷ 21, các sản phâm chế biến từ chè là thức uống lý tưởng và quan trọng nhất cho sức khỏe con người, không những thế, chè còn có nhiều gia tri về dược liệu “Hỗn hợp Tanin chứa trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, ly, thương hàn Theo M.N Zaprometop thì Catechin của chẻ có tắc dụng lâm thông các mao mạch Cafem và một số hợp chất Alcaloit khác có trong chè là những chất có khá năng kích thích hệ

thần kính trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho hệ thần kinh thêm minh

mãn, nâng cao tỉnh thần làm việc, giảm mệt nhọc khi công việc căng thang

Chẻ có chiva nhiéu Vitamin nhu Vitamin A, B1, B2, B6, PP va nhiều nhất là

Vitamin C có tác dụng quan trọng đối với đời sống và sức khỏe con người, đặc biệt gần đây nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Nhật công bố

uông chè xanh có tác dụng chống phóng xạ và ung thư da

Nhu cầu tiêu thụ chè chất lượng cao ngày cảng lớn, tỷ lệ thuận với tốc

độ phát triển công nghiệp Nhu cầu tiêu thụ chè trên thê giới hãng năm từ 2,5

triệu tần đến 2,7 triệu tân chẻ đã qua chế biến, trong khi hàng năm Việt nam sản xuất trên 66 ngàn tấn chè thành phẩm các loại (rong đó Lâm đồng sản

xuất 25 ngàn tấn ) và xuất khẩu hàng năm khoảng 45 ngàn tân (trong đó Lâm

đồng khoảng 15 ngàn tân) Tuy nhiên sản lượng chè giống Ôlong chất lượng

cao trong nước nói chung và tỉnh Lâm đồng nói riêng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, trong khi giá trị xuất khẩu của lọai sản phẩm này lại rất cao Vì thể, cây chè ở

Việt nam nói chung và Lâm đồng nói riêng có triển vọng hết sức sáng sủa để phát triển, đặc biệt chẻ giỗng Ôlong chất lượng cao ngày cảng được ưu

chuộng ở thị trường ngoài nước Điều này không những được nêu trong các

Trang 32

-riêng đến năm 2005 và 2010 Ngày 02 tháng 04 năm 2004, Uy ban nhân dân

tỉnh Lâm đồng có Quyết định số 56/2004/QĐ-UB về việc “ Quy hoạch vùng

chè chất lượng cao tại Báo lộc, Bảo lãm, Di linh và thành phố Đà lạt ” dự

kiến quy mô chè giống chất lượng cao Lâm đồng đến năm 2010 ỗn định với

diện tích khoảng từ 3.000 ha đến 3.120 ha, năng suất đạt từ 14 đến 16 tân chè búp tươi / ha và sản lượng khoảng 48.000 tân đến 50.000 tấn chè tuoi

Trồng chè còn thu hút một lực lượng lao động đáng kế góp phần giải quyết việc làm, là một trong những cây có giá trị cao ở miễn trung du, miền

núi phía Bắc và Tây nguyễn, góp phân thúc đây những vùng kinh tế này có điều kiện hòa nhập với miễn đồng bằng về kinh tế, văn hóa, xã hội

Chè là cây trồng dễ áp dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế, đặc

biệt là kinh tế trang trai

* Triển vọng phát triển sản phẩm xuất khẩu:

Chè chất lượng cao là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu

quan trong của tỉnh trong vải năm gần đây Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt tới 78 triệu USD Dự kiến sản phẩm xuất khâu chè giống chất lượng cao của tỉnh Lâm đồng đến năm 2010 ỗn định ở mức 10.000 tan hang năm,

trong đó sản phẩm xuất khẩu đạt từ 90% trở lên Lượng chè thành phẩm chất

lượng cao xuất khẩu tăng bình quân 25 — 30% hàng năm, đo đó khả năng

xuất khẩu chè chất lượng cao của Lâm đẳng là rất lớn nếu địa phương giải

được bài toán về giống và chiến lược thị trường xuất khâu

Nhu cầu thị trường tiêu thụ chè chất lượng cao ngồi nước khơng

những ở các nước trong khu vực như Đài loan, Nhật bản, Trung quốc, Ấn độ mà còn ở các nước như Đông âu và Nga, các nước Bắc âu và khu vực

Bắc Mỹ Sự kiện Việt nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thê giới (WTO) đã mở ra triển vọng mới cho sự hội nhập nên

Trang 33

Trang 26

Kinh tế Việt nam với thế giới Việt nam có thêm vận hội đề phát triển kinh tế và hội nhập trên cả 3 lãnh vực buôn ban, đầu tư và viện trợ phát triển Do đó,

trong lĩnh vực xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội, trong đó sản phẩm ché chất

lượng cao của Lâm đồng sẽ đông góp một phan dang kẻ

Với chu kỳ kinh tế tương đương cây cả phê (từ 30 đến 40 năm), hiệu quả kinh té của việc trồng cây chè chất lượng cao là khá lớn Cả hai loại chè chất lượng cao và cà phê đều có thị trường trên thế giới, nhưng tiêm năng tiêu

thu ché sé cao hơn do được nhận định chẻ sẽ là thức uống chủ yêu của thế kỷ 21 Hơn nữa thị trường chè trên thể giới phát triển rộng hơn vì nó bao gồm

các nước phát triển và các nước đang phát triển, còn cà phê có thị trường chủ yếu ở các nước có mức sống cao

* Triển vọng phát triển sân phẩm đáp ứng nhu câu trong nước:

Thị trường chè truyền thống trong nước của các sản phẩm chè Lâm đồng chủ yêu là các tinh miền Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu

long, khu vực Tây nguyên, khu vực duyên hải miễn Trung và đặc biệt là thị trường thành phố Hỗ Chí Minh Với khả năng phát triển đân số khu vực này trong giai đoạn 2000 — 2010 và với mức tiêu thụ bình quân tử 0,5 đến 1 kg

chè/người/năm (bang 25% mức tiêu thụ chè của thê giới) thì nhu câu về chè của toàn vùng sẽ lả từ 11.000 đến 26.000 tân chè/năm

_* Triển vọng góp phần ôn định cảnh quan, môi trưởng sinh thai:

Quỹ đất của vùng chuyên canh nguyén ligu che tap trung của tỉnh trên 200 ngan ha (bao gồm các huyện Bảo lâm, Di linh, Đức trọng, Lam ha, thi xa Bảo lộc và thành phố Đã lạt) Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng là 178,5 ngàn ha, đất có khả năng nông nghiệp trên 25 ngàn ha, diện tích có

khả năng mở rộng điện tích chè chất lượng cao một phân được chuyển đổi từ

đất lâm nghiệp, đất rừng vốn đã bị chặt phá, đối núi trọc Việc trông và phát

Trang 34

triển cây chè chất lượng cao không những đạt nhiêu mục đích như đã trình

bày ở những phần trên đây mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện

chủ trương phủ xanh đất trống, đổi núi trọc, góp phân cải thiện môi trường

song, khí hậu và cần bằng sinh thái,

1.3 Vai trò của đầu tư trong việc hình thành và phát triển vùng nguyên liệu chế Ôlong trên địa bàn tỉnh Lâm đồng

Lý thuyết về phát triển cho rằng khả năng phát triển của một quốc gia được hình thành bằng các nguồn lực về vốn, công nghệ, lao động và tài nguyễn thiên nhiên, Các yêu tổ trên cũng chính là các nhân tô được huy động để thực hiện đầu tư, mục tiêu của đầu tư chính là để phát triển Trên phạm vi cả nước cũng như tại địa phương Lãm đồng, có thê nêu lên một số vai trò của đầu tư trong việc hình thành vùng chuyên canh sản xuất chè chất lượng cao như sau:

1.3.1 Đầu tư góp phần thúc đây sản xuất và mở rộng thị trường :

Trong thời gian qua, đầu tư bằng nhiều nguồn (kế cả đầu tư mới và đầu tư theo chiều sâu) đã phát triển diện tích sản xuất chè giếng chất lượng cao toàn tỉnh từ 608,4 ha năm 2001 tăng lên đến 1.518,8 ha vào cuỗi năm 2005, nâng cao sản lượng từ 4.178 tấn ché búp tươi năm 2001 đã lên đến 11.180 tấn

chè búp tươi năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 16,25 % về diện tích và tăng

20,53 %4 về sản lượng Riêng về tiêu thụ chè, nếu năm 2001 tiêu thụ khoảng 800 tan trong do xuất khẩu được 750 tấn thì đến năm 2005 đã tiêu thụ được trên 2.200 tần trong đó xuất khẩu được 2.100 tấn

Thị trường nội địa chủ yếu tiêu thụ chè chè hương, chè đen, chè thảo mộc song như cầu loại chẻ Ôlong cũng đang dẫn dẫn tăng lên

1.3.2 Đầu tư góp phần đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất chè Ôlong theo hướng thị trường:

Trang 35

Trang 28

Những năm qua và nhất là từ năm 2001 trở lai day, kế cả bằng vốn đâu tư của Nhà nước và chủ yếu là nguồn vốn tự có, ngành sản xuất và chế biến chẻ giống Ôlong chất lượng cao trong tỉnh đã đầu tư nâng cấp các nhà máy, cải tiến dây chuyển công nghệ, trang bị mới thiết bị sản xuất Từ chỗ chỉ có 9 nhà máy chế biến công nghiệp vào năm 2001 thì đến cuối năm 2005 đã có 20 nhà máy chế biến với tống công suất thiết kế đạt 40.000 tấn chè búp tươi / năm, năng lực chế biến hiện tại đạt khoảng 28% công suất thiết kế

Chè Ôlong từ chỗ trước đây được sản xuất và chế biến theo công nghệ

Trung quốc, thì nay đã được trang bị các thiết bị và công nghệ chế biến của

Nhật bản, Đài loan với công suất trung bình, công nghệ hiện đại, được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận

1.3.3, Đầu tư góp phan nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả

vùng nguyễn liệu chẻ Ơlong

Thơng qua đầu tư phát triển cơ sở vật chất như mở rộng diện tích chè,

mở rộng nhà máy, nâng cao công suất sử dụng máy móc, thiết bị, đổi mới day

chuyên công nghệ, nâng cấp đường giao thông nội vùng, đảo tạo tay nghề cho công nhân, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ can bộ, mở rộng vốn đầu tư qua nhiều nguồn năng suất, chất lượng và hiệu quả cây chè giống Ôlong chất lượng cao đã từng bước tăng lên rõ rệt,

- Năng suất chè búp tươi bình quân từ 10 -12 tân/ha năm 2001 đã tăng

lên 12 — 14 tân /ha vào năm 2005 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như cơng ty King Lộ, công ty Hai Yhin, công ty Trisum năng suất

ché búp tươi đạt từ 14 — l6 tân/ ha |

- Chất lượng chẻ Ôlong nội tiêu và xuất khẩu được nâng lên, Chè Ôlong xuất khẩu giá bình quân từ 30.000U5D/ tấn thời kỳ 2001- 2003 thì đã tăng lên đến 55.500 USD/ tấn thời ky cudi 2004 - 2005

Trang 36

1.3.4, Đầu tư đổi mới cơ cầu giữa trồng trọt và chê biên theo hướng

cơng nghiệp hố, hiện đại hoá:

Đâu tư mới có vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu mà ở vùng chuyên canh sản xuất chè là cơ cấu giữa trồng trọt và chế

biển Trong định hướng phát triển, cơ cầu này được dịch chuyển theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá, từ đó tạo ra ngày cảng nhiều và chất lượng ngày càng cao các sản phẩm chè, tạo công ăn việc lâm, phát triển ngành nghề truyền thông, đáp ứng ngày cảng cao và đa dạng nhu câu của người tiêu dùng

trong nước và quốc tế và kết quả cuối cùng là góp phần làm thay đổi bộ mặt

kinh tế, xã hội của vùng chè và của cả nước Kết luận chương Í

Trong những năm qua, từ nhiễu H guốn von dau tư đã đem lại cho vùng

nguyên liệu chè trên địa bản tinh Lam đồng ngày càng phát triển, từng bước

chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phái

triển các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè theo hướng sản xuất công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa có chất lượng nhằm đáp ứng như cẩu tiêu trụ tron g nude và quốc tễ, từ đó tạo điều kiện tăng thu ngân sách để

phục vụ phải triển cơ sở vật chất kỹ thuậi, nẵng cao đời sống vat chất tình thân cho nhân dân địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập ấn định cho

ngwoi lao dong

te

Trang 37

Trang 30

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THUC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIEN CAY CHE OLONG TREN DIA BAN

TINH LAM DONG TRONG THOI GIAN QUA 2.1 Tinh hình phát triỀn cây chè Ôlong trong thời gian qua:

Chè Ôlong ( hay gọi là giống chè chất lượng cao) được biết đến từ đầu

năm 1994, khí các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu từ Đài loan, Trung quốc

đem các giống chè của họ trồng và chế biến trên địa bàn tính, các giống chè

này khi thu hoạch và chế biến ra thành phẩm cho hiệu quả kinh tê cao Chính vi thế kỹ thuật trồng và chế biến của họ sau đó được người dân và các doanh

nghiệp trong nước biết đến, từ đó mô hình trồng và chế biến được nhân rộng ở các vùng có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp

Chè Ôlong chất lượng cao được giới hạn bởi các giống chè đặc sản như

: Ngọc thúy, Kim tuyển, Ôlong , Tú quý và sau này có thể thêm các giống

nhập nội khác nằm trong tiêu chuẩn nhóm giống này, ví dụ như : Phúc vẫn tiên, Hùng đỉnh bạch, PT95, Keo am tích

Hiện nay khả năng mở rộng diện tích giống chè chất lượng cao sang các vùng đất mới tuy còn nhưng không lớn và phân tán, hướng phát triển chính của ngành chè là ổn định địa bản, quy hoạch diện tích để tập trung đầu tư cho nâng cấp Vì vậy đối tượng lựa chọn địa bản phát triển giỗng chè chất lượng cao là trên đất chẻ hiện có và diện tích phát triển là dựa vào chuyên đổi từ chè hạt già cỗi và năng suất, chất lượng thấp, số ít là từ cây lâu năm khác

Trong những năm qua, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cầu giống cây trồng, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của giải pháp trợ giá giống chẻ,

oD nhiều vườn chè cành giả cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém đã được trồng

Trang 38

lai bang cdc giéng ché chất lượng cao Đến cuỗi năm 2005, diện tích chè Ởlong đã có khoảng 1.518,8 ha, chiếm 5,95 % tông điện tích chè toản tỉnh

2.1.1, Về mô hình tổ chức sản xuất:

2.1.1.1 Mô hình sản xuất trong các nông trường thuộc các công ty cô phần nhà nước

Diện tích chè trong các nông trường thuộc các công ty cô phần nha nước hiện nay có 1.645 ha chiếm 6,44% diện tích chè toàn tỉnh, được phan bố tại 6 nông trường quốc doanh ở Bảo lộc, Bảo lâm, Di linh và Câu đất (Đà lạt) Hầu hết diện tích chẻ của các doanh nghiệp này là chè kém phẩm chất, đã được khoán 6n định cho các hộ nông trường viên từ nhiều năm qua, đến cuỗi năm 2005 diện tích chè Olong chỉ có khoảng 30 ha chiếm 1,96 % diện tích chè chất lượng cao toàn tỉnh ,

Vùng nguyên liệu chè được quản lý theo các mô hình:

- Đối với mô hình nông trường đệc lập: người nhận khoản giao nộp sản phẩm nguyên liệu và có nghĩa vụ bán sản phẩm còn lại sau khi hoản thành

nghĩa vụ cho nông trường (hoặc các tổ thu mua của nông trường) Sau khi thu mua, nông trường ký hợp đồng cung cấp (bán) nguyên liệu chè cho các nhà máy,

- Đối với mô hình nông trường kết hợp với nhà máy thành một đơn vị

độc lập, việc thu nhận sản phẩm nghĩa vụ giao nộp và thu mua sản phẩm của

người nhận khoán sau khi đã làm xong nghĩa vụ đối với nông trường được

thực hiện trực tiếp giữa nhà máy với người nhận khốn Mơ hình quản lý và phương thức thu mua, giao nộp sản phẩm này có nhiều ưu điểm hơn mô hình

nông trường độc lập, do đó thuận lợi cho công tác lập và thực hiện kế hoạch, cơng tác hạch tốn tiệt kiệm đáng kê các chỉ phí,

Trang 39

Trang 32

Thực tê thời gian lao động của những hộ nhận khoán trực tiếp đầu tư

cho vườn nhận khoán thường chỉ chiếm 1⁄3 thời gian lao động trong năm, thu nhập của gia đình chủ yếu từ kinh tế vườn hộ, do đó phân nào hạn chế sự gắn

bỏ, toàn tâm, toàn ý đầu tư cho nang cao nang suat, chat lượng vườn khoản

2.1.1.2 Mô hình trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Được tổ chức sản xuất dưới dạng quản lý đồng bộ, cụ thể tùy thuộc

tùng bộ phận và tính chất công việc Ngoài số lao động thường xuyên, trực tiếp theo dõi trong các bộ phận quân lý gián tiếp, kỹ thuật trồng trọt và chế

biến, còn có một bộ phận lớn lao động được thuê mướn theo thời vụ, tủy theo khối lượng công việc và được trả lương công nhật dựa trên tính chất công việc như làm cỏ, thu hái chè hoặc các công việc có thời gian ngắn, không thường xuyến

Từ năm 1995 đến nay, toàn tỉnh có 20 dự án đầu tư nước ngoài được

cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực trồng và chế biến chè, có thời hạn hoạt động từ 20-30 năm với quy mô bình quân từ 50 - 60 ha/doanh nghiệp,

điện tích trồng che Olong của các doanh nghiệp này khoảng 1.100,2 ha,

chiếm 4,3 % tổng diện tích chè, và chiếm 72,44 % diện tích giỗng chè Ôlong chất lượng cao toàn tỉnh Trong đó có hai doanh nghiệp liên doanh với tông

vốn đầu tư là 12,3 triệu USD Nhìn chung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng chè đã rất quan tâm đến giống chè chất lượng cao, đây là điều kiện cơ bản cho các doanh nghiệp nay ton tai va phat triển.Theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ấn quả Lâm đồng thì suất đầu tư cho một ha trong thời

Trang 40

21.13 Trong các doanh nghiệp ngoài quốc đoanh và kinh tê hộ

Khu vực này mới phát triển trong những năm gan đây nên quy mô sản xuất chưa lớn, khoảng 388,6 ha, chiếm 25,6 % diện tich ché giống chất lượng

cao toàn tỉnh Tuy nhiên chỉ có các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã sản

xuất theo hướng công nghệ cao (theo mô hình các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và đã thu được kết quả tốt, nhưng khu vực này vẫn còn thiểu vốn đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu

2.1.2, Điện tích, năng suất, sản lượng chè Olong : 2.1.2.1 Vé quy mé dién tich ché Olong:

Theo sé ligu théng ké dén cuéi nim 2005, toan tinh Lam đồng có

1,518,8 ha che Olong, trong đó trên địa bàn Bảo lộc chiếm 120 ha, Di linh

272,5 ha, Bảo lâm 726 ha, Đà lạt là 154,5 ha, Lâm hà là 101,8 và Đức trọng

144 ha.Tổng điện tích trồng chè Ôlong chiếm 5,95% diện tích chè toàn tỉnh Nhờ những điều kiện thuận lợi về thời tiết, thổ nhưỡng, các chính sách về phát triển giống chè chất lượng cao, cây chè Olong được xác định là một

trong những cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, nên hơn 5 năm qua diện tích

chè Ôlong đã tăng lên gấp 2,5 lần so với năm 2001( Năm 2001 cả tỉnh có

608,4 ha )

Cây chè Ôlong phát triển tập trung trong các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn toản tỉnh, trong đó khu vực doanh nghiệp trong nước và các

hộ nông dân khoảng 418,6 ha ( Các doanh nghiệp trong nước : 265 ha và các

hộ nông dân 153,6 ) chiếm 27,56 % điện tích, và khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoải là có tỷ lệ lớn, khoảng 1.100,2 ha, gap 2,63 lan dién tich trong chè của khu vực doanh nghiệp trong nước và các hộ nông dan, va chiếm

72,44 % diện tích vùng chè giống Ôlong trong tỉnh,

Ngày đăng: 08/01/2024, 01:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN