1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp fdi ở việt nam

172 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 24,81 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN VIỆC

ÁP DỤNG KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM XÃ HỌI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM

Ngành Quản trị kinh doanh

TRAN THI THOA

Hà Nội, 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN VIỆC

ÁP DỤNG KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM XÃ HỌI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ có tiêu đề: “Các nhân tố tác động đến việc

áp dụng Kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày thắng - năm 2023

Nghiên cứu sinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn qig' thầy cô trường Đại học Ngoại

thương, đặc biệt là các thây cô Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán Kiểm toán

đề tận tình giảng dạy hướng dẫn tơi hồn thành các học phân trong chương trình đào tạo, tận tình hướng dẫn góp ÿ cho tôi trong các buổi sinh hoạt chuyên môn vẻ

nội dung của luận án giúp tôi có những kiến thức cơ bản cận với các nghiên cứu và tìm được hướng nghiên cửa cho luận án của mình Tôi xin gửi lời cảm ơn

chân thành và sâu sắc tới các thầy cô Khoa Sau đại học luôn động viên và tạo mọi

thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian làm NCS tại trường để tôi tự tin

ïng hoàn thành chương trình học tập

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hang và TS Nguyễn Phúc Hiển là những người hướng dẫn khoa học của tôi Thây cô

đã tận tình diu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án Sự động viên và chia sẻ cùng tôi trong những giai đoạn khó khăn, những nhận

xét, đánh giá của thầy cô về chuyên môn, đặc biệt là những gợi mớ vẻ hướng giải quyết các vấn đề của tiến trình nghiên cứu trong suốt những năm tháng thực hiện luận án, giúp tôi luôn có động lực và sự tự tin để có thê đi đến kết quá cuối cùng của nghiên

cửu

Cuối

Trong suốt những năm tháng qua, Gia đình luôn là nguôn cổ vũ và truyền nhiệt cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bó mẹ, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè

huyết để tơi hồn thành luận án: cảm ơn bồ mẹ luôn bên cạnh hỗ trợ tôi mọi mặt,

cảm ơn chông và hai con luôn tạo điều kiện tốt nhất để cho tôi nghiên cứu Cảm ơn

các đông nghiệp và bạn bè tôi luôn động viên tỉnh thần và giúp đỡ tôi để tôi có thể

hoàn thành được luận án một cách tốt nhất

Nghiên cứu sinh

Trang 5

iii

LOI CAM DOAN LOI CAM ON

DANH MUC TU VIET TAT DANH MUC BANG DANH MỤC HÌNH PHÀN MỞ ĐÀI

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu 5 Bố cục luận án 6 Những đóng góp m CHUONG 1: TONG QUAN TINH H của luận án (1H NGHIE! J LIEN QUAN DEN 1.4 Khoảng trống nghiên cứu KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI,

Trang 6

iv GIA THUYET NGHIEN 2.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệ 2.1.1 Khái niệm và bản chất trách nhiệm xã hội doanh nghiệ 2.1.2 Nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 2.2 Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 3.2.1 Khái niệm, nội dung kế toán trách nhiệm xã hộ 2.2.2 Đối tượng và ghỉ nhận của kế toán trách nhiệm xã hội 2.2.3 Đo lường và báo cáo kế toán trách nhiệm xã hội 2.3 Lý thuyết nền xác định các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán trách ai DN 3.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý - TRA (Theory of Reasoned Action) .59 2 2.3.3 Lý thuyết người đại dign (Agency Theory) 62 nhiệm xã hội Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory oƒ Planned Behavior-TPB) 61

2.3.4 Ly thuyét thé ché (Institutional theory)

3.3.5 Lý thuyết hợp pháp hóa (Legitimacy Theory

2.4 Tổng quan về doanh nghiệp FD!

2.4.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có

3.4.2 Đặc điểm của doanh nghiệp FDI 2.4.3 Vai trò của doanh nghiệp FDI

2.5 Các giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp tác động đến áp dụng kế

toán trách nhiệm xã hội tại DN FDI 70

Trang 7

FDI 74 2.5.6 Ap lực cạnh tranh ngành tác động tới áp dụng KTTNXH tqi DN FDI 2.6 Đề xuất mô hình nghiên cứu KẾT LUẬN CHUONG 2

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu 3.1.1 Khung nghiên cứ 3.1.2 Các bước nghiên cứu a) Nghiên cứu sơ bộ b) Nghiên cứu chính thức

thang đo và thiế

3.2.1 Thiết kế thang đo 3.2.2 Thiết kế bảng hỏi

3.3 Chọn mẫu nghiên cứu

3.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 3.4 Phương pháp thu thập và xử 3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu KẾT LUẬN CHƯƠNG

CHUONG 4: KET QUA NGHIEN CUU VE CAC NHAN TO TAC D

DEN VIEC AP DUNG KE TOAN TRACH NHIEM XA HOI TAI

Trang 8

CHƯƠN

vi

4.2.2 Thực trạng phân loại, ghỉ nhận các đối tượng kế toán trách nhiệm xã

hội tại DN FDI -Ö106

4.2.3 Thực trạng công bố thông tin kế toán trách nhiệm xã hội tại các ĐN

FDI 112

4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến việc áp

dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam 114

4.3.1 Thống kê mô tá mẫu

4.3.2 Kiểm định thang đo nghiên cứu 4.3.3 Thảo luận kết quả phân tích SEM

4.4 Phân tích các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại

các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam 4.4.1 Đặc điễm doanh nghiệp FDI 4 .2 Nhận thức của kế toán viêi

4.4.3 Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệ

4.4.4 Khung pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 4.4.5 Áp lực xã hội 4.4.6 Áp lực cạnh tranh ngành 4.5 Đánh giá thực trạng áp dụng 4.5.1 Những kết quả đạt được 4.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân KẾT LUẬN CHƯƠNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHÀM TH DỤNG KÉ TOÁN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC DN FDI Ở VIỆT NAM Xu hướng phát triển các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam thời gian t

3.1.1 Sự cần thiết phải tăng cường kế toán trách nhiệm xã hội tại các DN

FDIở -138

lột Nam

Trang 9

vii

5.2 Đề xuất giải pháp và khuyến nghị thúc đẩy áp dung kế toán trách nhiệm

xã hội tại các DN FDI ở Việt Nam 41

5.2.1 Đề xuất giải pháp đối với các DN FDI 141

Trang 10

viii DANH MUC TU VIET TAT

Chữ viết tắt | Tên đây đủ tiếng Anh Tên đây đủ tiếng Việt

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BVMT Bảo vệ môi trường

DN Doanh nghiệp

EFA [ExploratoryFactor Analysis | Phân tích nhân tổ khám phá EU European Union Liên minh Châu Âu

EVFTA _ | European Union Vietnam Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

Free Trade Agreement - Liên minh Châu Âu

FDI Foreign Direct Investment | Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 11

ix DANH MUC BANG

Bang 1.1: Bang tng hợp các nghiên cứu các nhân tổ tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN 26, Bang 2.1: Mie 46 quan tâm của các bên liên quan về TNXH 2.33 Bang 2.2: Tang hop gi thuyét nghiễn cứu 2 2221211 — Bang 3.1: Thang đo các nhân tổ tác động đến việc áp dựng KTTNXH tại doanh nghiệp EDI ở Việt Nam 85 Bảng 4.1 Các chỉ tiêu so sánh tốc độ tăng trường của 3 nhóm doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2010-2020) TH ri 102 Bảng 4.2 Kết quả thống kế mô tả thông tin về người trả lồi phiéu khảo sắt m Bảng 4.3 Kết quả thông kế mô tả thông tin về doanh nghiệp khảo sát m Bang 4.4: Kiém định KMO các biễn thuộc các nhân tổ độc lập "¬

Trang 12

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ DN FDI tiêu biểu về hoạt

Trang 13

xi

DANH MỤC HINH

Hình 2.1: “Mô hình các bên liên quan” của doanh nghiệp 32

Hình 2.2: Mô hình kim tự tháp TNXH của Carroll (1991) - 34

Hình 2.3: Đối tượng KTTNXH trong doanh nghiệp (SIGMA Project, 2003) 47

Hình 2.4: Mô tả đo lường KTTNXH theo phương pháp định lượng của 52

"1.1! 52

Hình 2.5: Mô hình nguyên tắc của SIGMA -2.222222.erre 56 Hình 2.6 : Tổng quan về Bộ Tiêu chuẩn GRI -2.+::222-2222:22.zt 58 Hình 2.7: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý -TRA -2- 60 Hình 2.8: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch - TPB ss- 62 Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất 22222222222222t222222trrcerrrr 76

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Hình 4 I: Số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2015 ~ 2022 98

Hình 4 2: Tinh hình thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2016-2021 98

Trang 14

PHÀN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng

về ô nhiễm môi trường, biến đồi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) là mối quan tâm hàng đầu của nhiều DN và các

đối tượng có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, hướng tới sự phát triển bền vững Trong quá trình thực hiện TNXH, kế toán trách nhiệm xã hội

(KTTNXH) được sử dụng như một công cụ giúp DN ghi nhậ „ phản ánh, quản trị hiệu quả và công khai các hoạt động TNXH với các bên có liên quan Việc áp dụng

KTTNXH giúp DN giải quyết nhiều vấn đề then chốt trong mục tiêu phát triền bền vững như (1) Giúp DN quản trị tốt các vấn đề nội bộ (2) Giúp DN truyền thông hình ảnh, nâng cao uy tín với khách hàng, gia tăng niềm tin với nhà đầu tư (3) Giúp các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước nắm bắt được thông tin của DN để

thực hiện các biện pháp điều hành quan ly DN

Nghiên cứu về KTTNXH trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970

dưới các tên gọi khác nhau như: kế toán xã hội, kế tốn mơi trường, kế tốn mơi

trường và xã hội Các nghiên cứu về KTTNXH tập trung phân tích về bản chất, vai

tro KTTNXH Gray va cong sự (1993); Mathews (1997) và báo cáo KTTNXH Anna Wildowicz-Giegiel (2014); Mwasa, Sira va Leonard (2014) Những nghiên cứu về

các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra một số nhân tố bên

trong DN như: nhận thức của kế toán: Nongnooch Kuasirikun (2004) Suleiman Abu sabha & Younis Shoubaki (2013), lợi nhuận: Doherty và Meehan (2004) Collince Gworo (2016), danh tiếng của DN: Sabha & Shoubaki (2013) Makori & Jagongo (2013) Salam N AI-Moumany và cộng sự (2014) Một số ít nghiên cứu chỉ ra nhân

tố liên quan đến quy mô doanh nghiệp: Nagib (2012) và quy định pháp luật

Haslinda Yusoff va cộng sự (2016) Nguyễn Minh Phương (2017) Trằn Ngọc Hùng (2021)

Tại Việt Nam nhằm giảm thiêu những hậu quả với các vấn đề về môi trường,

Trang 15

kinh tế xã hội đến năm 2030, Chính phủ đã xác định “Phát triển nhanh gắn liền với

phát triển bền vững; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa xã hội, bảo vệ môi

trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” Các mục tiêu tiêu chí phát triển bền vững

đã và đang được các cơ quan quản lý Nhà nước dài ê hóa bằng các quy định

pháp luật Năm 2015, Bộ Tài chính ra đời thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 hướng dẫn việc công bố thông tin TNXH cho các DN niêm yết trên sàn

cụ

chứng khoán trong các Báo cáo thường niên hàng năm của các DN niêm yết Tuy

nhiên, đó mới là văn bản duy nhất hướng dẫn DN công bó thông tin TNXH của DN Hiện tại chúng ta chưa có quy định pháp lý nào như Luật kế toán, chuẩn mực kế

toán và chế độ kế toán nào điều chỉnh về công tác kế toán này Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của đất nước, các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngày cảng nhiều, do đó thực hiện KTTNXH sẽ là xu thế tất yếu để phù hợp với thông lệ quốc tế

Sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài nay là Luật Việt Nam, đến nay Việt Nam đã thu hút được đầu tư từ các

khu vực tư nhân trong đó có nhà đầu tư nước ngoài Hiện nay, doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài (FDI) đã có mặt ở cả 63 tỉnh thành trong cả nước và ngày càng

mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ khai khống, nơng - lâm nghiệp đến công nghiệp

iến và các ngành dịch vụ như bắt động sản, y tế, giáo dục, khách sạn, Đầu tư 8%, tiếp

chế

nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chiếm 53

theo là dịch vu bat động sản 20,9%, còn lại các ngành khác (Tông Cục Thống kê,

2020) Hiện có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 20.000

doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 3% tổng số doanh nghiệp của cả nước năm 2019,

thu hút 4,5 triệu lao động (chiếm hơn 31,1% tổng lao động của cả nước); tổng

doanh thu thuần đạt 5,8 triệu tỷ đồng - chiếm 28,1% các doanh nghiệp cả nước, chiếm khoảng 25% trong tổng đầu tư xã hội; đóng góp 18,7% GDP, khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước; kim ngạch xuất khâu hàng năm của khối DN FDI

chiếm 70% (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020) tạo động lực tích cực cải thiện cơ cấu xuất khâu và cân đối ngoại thương của Việt Nam

Trang 16

của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua Bên cạnh đó các DN FDI còn làm phát sinh nhiều tôn tại hạn chế liên quan đến trách nhiệm xã hội của DN như: các

iới (80%) thậm chí là công nghệ lạc hậu (14%) và chỉ có 6% công nghệ cao (Tổng Cục Thống kê,

dự án FDI đầu tư vào Việt Nam có công nghệ trung bình so với tÌ

2020) Nhiều DN FDI chưa tự giác trong việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, gây tác động tiêu cực đến môi trường, không đảm bảo quyền lợi của người lao động về lương, thưởng, chế độ làm thêm giờ, nợ đọng bảo hiểm Hoạt động

TNXH tại các DN FDI còn hạn chị

„ thông tin về các hoạt động TNXH tại những DN

này còn hạn chế hơn nhiều do đa số các DN chưa có các báo cáo TNXH Một số ít DN

có báo cáo TNXH như SamSung Viét Nam, Unilever , Ford, Daikin thi chat lượng nội dung lại mang tính chung chung và sơ sải KTTNXH trong các DN FDI chưa được

thực hiện riêng biệt độc lập với các đối tượng kế toán truyền thống, các DN chưa thực hiện được các báo cáo phản ánh rõ các đối tượng về chỉ phí/ thu nhập TNXH dẫn đến

việc khó đánh giá những hiệu quả của các hoạt động TNXH của DN, cũng như thông

tin về TNXH của DN cung cấp cho các đối tượng liên quan không chính xác và rõ

ràng Trong khi đó, thực hiện KTTNXH giúp DN ghi nhận tải sản phục vụ hoạt động

TNXH, chỉ phí TNXH, cung cấp thông tin nợ phải trả TNXH, cung cấp thông tin về

thu nhập/ưu đãi đối với hoạt động TNXH, từ đó giúp nhà quản trị các DN FDI chủ

động xây dựng các kế hoạch kinh doanh, xác định và phân bỏ các nguồn lực phù hợp cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và TNXH Đồng thời thông tin KTTNXH cung cấp

cho các bên liên quan sẽ góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của DN thúc đầy sự

phát triển cua DN Thêm vào đó, các DN FDI là DN có yếu tố nước ngoài, thực hiện KTTNXH đang là xu thế thông lệ quốc tế, việc áp dụng thực hiện KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam đang trở nên cần thiết và cấp bách

Tuy nhiên, các nghiên cứu về KTTNXH tại Việt Nam còn hạn chế, chưa có

quy định pháp lý cụ thể hướng dẫn là những khó khăn cho các DN FDI thực hiện việc áp dụng công cụ kế toán này Các đối tượng KTTNXH là nội dung khá mới cả

về nhận thức, lý luận và thực tiễn tại Việt Nam Xuất phát từ khoảng trống nghiên

cứu dé NCS đã lựa chọn thực hiện đề tài luận án tiến sĩ của mình là: “Các nhân tố

Trang 17

ở Việt Nam ” sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn 2 Mục tiêu, nhiệ

vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Mục tiêu chung

Xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp để thúc đây việc áp

dụng kế toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp FDI thời gian tới

+ Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống các vấn đề lý luận về KTTNXH tại các doanh nghiệp và các nhân tố

tác động đến việc áp dung KTTNXH tai DN

- Xây dựng mô hình và kiểm định các nhân tố tác động đến việc áp dụng

KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam

~ Đánh giá thực trạng công tác TNXH, KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI ở

'Việt Nam giai đoạn từ 2015 đến nay

~ Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tăng cường áp dụng

KTTNXH trong thời gian tới

- Đề xuất kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp

những chính sách nhằm tăng cường áp dụng KTTNXH tại DN FDI trong thời gian

tới

++ Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và bỗổ sung lý luận về KTTNXH (xác định khái niệm, đo lường, ghỉ nhận, báo cáo tài chính của KTTNXH, các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN)

~ Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện KTTNXH của DN FDI tại Việt Nam

~ Xây dựng mô hình xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đây việc áp dụng KTTNXH tai

các DN FDI ở Việt Nam

Trang 18

Câu hỏi 1: Nhân tô nào tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam? Câu hỏi 2: Việc áp dụng KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2015 nay ra sao?

Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới việc áp dụng

KTTNXH tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 4: Giải pháp nào với DN và kiến nghị gì với các cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy việc áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam trong thời

gian tới?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố tác động đến việc áp dụng

KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc

áp dụng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam DN FDI được hiểu trong luận án là

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Về phạm vi thời gian: các dữ liệu thứ cấp được tác giả nghiên cứu trong giai đoạn từ

năm 2015 đến tháng 6 năm 2022 Năm 2015 được đánh dấu bởi việc Việt Nam ký kết và thực hiện 13 hiệp định thương mại song phương và đa phương trong đó có

hiệp định EVFTA với Liên minh châu Âu có mức độ cam kết cao ở nhiều hạng mục

về trách nhiệm xã Các dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua việc

phỏng vấn sơ bộ từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2021 đề hoàn thiện phiếu khảo sát và

mô hình nghiên cứu Sau đó từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021 tác giả tiến hành

khảo sát đại trà để thu thập xử lý dữ liệu Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất

những giải pháp thúc đẩy việc áp dụng KTTNXH giai đoạn 2025 - 2030

4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu

Trang 19

~_ Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thu thập và tổng hợp các

nguồn tài liệu qua sách, tạp chí; kỷ

ôi thảo khoa học; các báo cáo của các cơ

quan nhà nước như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công Thương, Phòng thương mại và

công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM), Tông cục Thống Kê; các đề tài nghiên cứu của các viện, trường đại học, các website của

các cơ quan ban ngành và các DN trong ngành Phương pháp này được sử dụng để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu về cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng TNXH, KTTNXH của DN FDI ở Việt Nam Từ đó, sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng các thang đo cho mô hình nghiên cứu

-_ Phương pháp nghiên cứu định lượng: được áp dụng nhằm giải quyết mục tiêu n việc áp dụng KTTNXH trong khối

doanh nghiệp FDI Do diễn biến của dịch bệnh Covid phức tạp, cho nên cách thức

đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

lấy mẫu tập trung chủ yếu vào hình thức gửi email, gửi bảng hỏi khảo sát bằng Google Form đến các DN nhằm đảm bảo đủ số lượng mẫu theo yêu cầu phân tích của luận án Phiếu khảo sát phát ra ban đầu là 60 cho nghiên cứu sơ bộ đề điều

chỉnh bàng hỏi Sau đó nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng cách gửi bảng

hỏi đến hơn 500 mẫu Sau khi khảo sát thực tế có 495 phiếu thu lại được chiếm tỷ lệ

99%, trong đó có 439 phiếu hợp lệ chiếm 87,8% được đưa vào xử lý dữ liệu Tác

ố (EFA), độ tin cậy thang đo, phân

giả đã tiền hành việc phân tích khám phá nhân

tích cấu trúc mô hình tuyến tính PLS-SEM và từ đó xem xét sự tương thích của mô

hình lý thuyết với mô hình dữ liệu thực tế Mô hình PLS-SEM được chọn để áp

dụng trong nghiên cứu này, bởi mô hình này là tốt nhất cho các phân tích mang tính khám phá mối liên hệ giữa các biến số, những phân tích dựa vào dự đoán biến đích hoặc các phân tích tìm kiếm biến tác động chính (Bentler va Huang, 2014; Dijkstra,

2014) Dữ liệu được xử lý trên phần mềm Excel, Smart PLS phiên bản 3.0 và Stata phiên bản 16.0

4.2 Dữ liệu nghiên cứu

+ Dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu thống kê, những luận điểm nghiên cứu có liên quan về các doanh nghiệp FDI, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Trang 20

từ các tài liệu của các Cơ quan, tổ chức, viện, trường, cá nhân trong và ngoài nước

+ Dữ liệu sơ cấp: Được tiến hành thông qua khảo sát các doanh nghiệp FDI về việc áp dụng KTTNXH thực hiện trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm

2021

5 Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kế

lận, các Phụ lục, Luận án được kết cấu gồm 5

chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

Chương này tổng quan về các nghiên cứu, lý thuyết trước đó liên quan đến đề tài luận án Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu trước và những hạn chế của các kết quả nghiên cứu đó, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận về Kế toán trách nl

FDI & các giả thuy:

khái niệm và lý thuyết có liên quan đến trách nhiệm xã hội, kế toán trách nhiệm xã

m xã hội và doanh ngÌ

nghiên cứu Chương này hệ thống hóa và làm sáng tỏ các

hội, các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH, DN FDI; Đồng thời, xây

dựng mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận án

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án để đạt được mục tiêu đã đặt ra bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu và các kỹ thuật phân tích dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kế toán trách

nhiệm xã hội tại doanh nghiệp FDI ở Việt Nam Nội dung của chương này trình bày thực trạng KTTNXH tại các DN FDI ở Việt Nam Khám phá và thảo luận kết

quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN FDI ở Việt Nam Chương §: Gì trách nhiệm xã h hằm thúc đẩy áp dụng kế toán + Nam Chương này dé xuất các giải tại các DN FDI ở Vi

pháp cho doanh nghiệp và khuyến nghị một số chính sách tới các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đầy việc áp dụng KTTNXH trong các doanh nghiệp FDI;

6 Những đóng góp mới của luận án

Trang 21

a Về lý lận

Luận án đã tổng hợp tông quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, hệ thống,

lý thuyết về KTTNXH Đề xuất khái niệm về Kế toán trách nhiệm xã hội

Dựa trên cơ sở lý thuyết chính là Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of

Reasoned Action) - TRA và Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior) TPB, Lý thuyết thé

và Lý thuyết hợp pháp hóa luận án xây dựng

mô hình; kiểm định giả thuyết nghiên cứu; xác định các nhân tố tác động đến việc

áp dụng KTTNXH của các DN FDI gồm: nhận thức nhà quản trị, nhận thức kế toán viên, đặc điểm DN FDI, khung pháp lý, áp lực xã hội, áp lực cạnh tranh ngành

b Về thực tiền

Luận án đã phân tích và đánh giá được thực trạng công tác KTTNXH của các

DN FDI tại Việt Nam Trên cơ sở đánh giá các kết quả và hạn chế của thực trạng,

luận án đã chỉ ra được những nguyên nhân của những hạn chế đó

Luận án đã sử dụng hai phương pháp định lượng đề kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu để tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu: phương pháp

khám phá nhân tố EFA và phương pháp PLS-SEM với số mẫu nghiên cứu 439 mẫu

ngẫu nhiên cho kết quả gồm 6 nhân tố tác động cùng chiều đến áp dụng KTTNXH

tại DN FDI gồm: nhận thức nhà quản trị, nhận thức kế toán viên, dic diém DN FDI, khung pháp lý, áp lực xã hội, áp lực cạnh tranh ngành Trong các nhân tố trên, nhân

tố về nhận thức nhà quản trị, nhận thức kế toán viên và đặc điểm DN FDI có tác

động và ảnh hưởng lớn nhất đến áp dụng KTTNXH tại DN FDI

Trang 22

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU LIEN

QUAN DEN LUAN AN

1.1 Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành chủ đề nghiên cứu nhận được

nhiều sự quan tâm trong vài thập kỷ gần đây Có rất nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu về TNXH được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau Khi đề cập đến chủ đề TNXH, hẳu hết các tác giả trên thế giới đều đi từ khái niệm TNXH rồi mới mở rộng và nghiên cứu chuyên sâu về các mối quan hệ và các vấn đề liên quan Trong khuôn khổ mục tiêu và nhiệm vụ của Luận án, tác giả tập trung nghiên cứu về TNXH đối với các bên liên quan của DN: người lao động, khách hàng, cộng đồng, nhà đầu tư, môi trường sẽ mang đến đa dạng các lợi ích cho các đối tượng này Do đó, việc thực hiện TNXH một cách chất lượng, thực sự nghiêm túc sẽ mang đến lợi ích trực tiếp cho các bên liên quan, qua đó mang đến lợi ích gián tiếp cho DN trong dài hạn

(Waddock & Graves, 1997; Luo & Bhattacharya, 2009),

Trách nhiệm xã hội đối với người lao động Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò và những nội dung của hoạt động TNXH này với người lao động Tutban and Greening (1997); Tsoutsoura (2004); Bauman và Mashruwala (2007) có cùng kết luận: các DN có cam kết TNXH mạnh thường có khả năng thu hút nhân tài và giữ chân người lao động dẫn đến giảm chỉ phí tuyển dụng và đào tạo TNXH tác động

tích cực đến mức độ cam kết của lao động vào các công việc được giao và kết quả

làm tăng hiệu quả kinh doanh (Kang, 2009; Wieseke, et al., 2009) TNXH có tác động ngược chiều với sự bỏ việc của nhân viên và tăng tỷ lệ tuyển dụng được các

nhân lực chất lượng cao trong tương lai (Carroll & Shabana, 2010; DeTienne, Agle,

Phillips, & Ingerson, 2012) Solomon va Hanson (1985) chi ra rằng các hoạt động

liên quan đến TNXH sẽ giúp cải thiện tỉnh thần của nhân viên, trong khi Banker va

Mashruwala (2007) chỉ ra các DN thực hiện TNXH có mức độ thoả mãn trong công việc của nhân viên cao hơn Lee et al., (2012) chỉ ra nhận thức của nhân viên về

TNXH có tác động tích cực đến hiêu quả hoạt động của các công ty Hàn Quốc, mồi

quan hệ của nhân viên và DN thực hiện TNXH cũng tốt hơn

Trang 23

10

(2011) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa thái độ và hành vi của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty thực hiện các hoạt động TNXH Khách hàng dựa vào danh tiếng của DN để đánh giá sản phẩm, vì vậy một DN có danh tiếng tốt sẽ đem lại những nhận định tích cực hơn đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của DN đó (Shapiro, 1983)

Xueming Luo & Bhattacharya (2006), Saei et al., (2015), Fatma va Rahman (2016), và Karaosmanoglu et al., (2016) chi ra ring TNXH gitip gia tăng sự hải lòng, lòng trung

thành và làm tăng doanh số bán hàng thông quan biến trung gian nhận thức của khách

hang Carroll & Shabana (2010) và Drucker (1984) khẳng định TNXH có thể giúp DN thu hút các khách hàng mới

Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng Okeudo (2012) tìm ra mối quan hệ

thuận chiều giữa TNXH và lợi ích cho toàn xã hội Thực hiện TNXH không chỉ

mang lại những lợi ích từ thiện mà còn giúp tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, bởi cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện giúp điều kiện kinh

doanh tại các khu vực này trở nên hấp dẫn hơn Phạm Văn Đức (2010) chỉ ra rằng

việc thực hiện TNXH là cách DN đóng góp lợi ích cho cộng đồng và xã hội cũng

như giúp bản thân DN phát triển bền vững,

Sự phát triển của các nghiên cứu về TNXH đã được các tô chức trên thế giới hợp thức hóa qua các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14000, EMAS, va OHSAS 18000 cùng với các quy định về môi trường ở các quốc gia khác nhau Các hoạt động TNXH với môi trường nhấn mạnh vào các vấn đề như xử lý chất thải có trách nhiệm và tiêu chuẩn khí thải, bảo tồn tài nguyên “xanh”, đào tạo và phát triển công

nghệ môi trường Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức (2009) đã khẳng định TNXH là việc các DN tối da lợi nhuận nhưng vẫn phải thực hiện được các nghĩa vụ với môi trường

Trách nhiệm xã hội với nhà đầu tư Nghiên cứu của Gillis và Spring (2001)

khẳng định các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có trách nhiệm xã

hội TNXH được thực hiện với nhà đầu tư khi các doanh nghiệp có những chính

sách và hành động tôn trọng và bảo vệ nhà đầu tư như: đảm bảo cung cấp thông tin

thường niên; Sử dụng các công ty trung gian để đánh giá hoạt động kinh doanh như:

Trang 24

1I

Tran Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) đưa ra các đối tượng tham

gia, ảnh hưởng và hưởng lợi từ việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp bao gồm:

lông/ chủ sở hữu DN, người lao động, đối tác, khách hàng, cộng đồng và các

đối tượng khác như cơ quan quản lý, các hiệp hội hay các tổ chức phi lợi nhuận

ốt TNXH trong ngành khách sạn thê hiện ở

Nhóm tác giả cho rằng việc thực hiệ

các mặt sau: Trách nhiệm đối với người lao động, đối với môi trường, với khách hàng, ngoài 3 yếu tố trên ngành khách sạn còn phải thực hiện tốt trách nhiệm với các đối tác, với nhà cung cấp, các cô đông và nghĩa vụ với nhà nước thông qua đóng

thuế cũng như thực hiện các trách nhiệm về pháp luật Thực hiện TNXH là hoạt

động thường xuyên và được xác định lâu dài của các khách sạn

Hoàng Thu Thủy (2016) đã chỉ ra nội hàm chính phản ánh TNXH gồm có ba

điểm: Thứ nhất, DN cần gắn kết lợi ích kinh tế với sự phát triển chung của cộng đồng xã hội; 7hứ hai, DN cần trú trọng đến ứng xử với các đối tượng có liên quan trong hoạt

động của mình; 7iuứ ba, DN can thé hiện trách nhiệm với việc bảo vệ tài nguyên, môi

trường, các hoạt động nhân đạo thiện nguyện nhằm đóng góp cho sự phát triển chung

của xã hội

Trần Ngọc Mai (2021) chỉ ra thực trạng thực hiện TNXH của các DN FDI tại Việt Nam đối với 4 bên liên quan: Chính phủ, người lao động, khách hàng và cộng

đồng Đồng thời tác giả cũng phân tích việc thực hiện TNXH với 4 bên liên quan này đều tác động nâng cao danh tiếng của các DN FDIL

Đoàn Ngọc Phi Anh và Hà Như Thảo (2022) có nghiên cứu về hoạt động trách

nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam trên ba khía cạnh: kinh tế, môi trường

và xã hội Bằng phương pháp điều tra khảo sát và thống kê mô tả tác giả phân tích

đánh giá về thực trạng TNXH tại các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2021 1.2 Nghiên cứu về kế toán trách nhiệm xã Các nghiên cứu KTTNXH trên thế giới xuất hiện vào những năm 1970 khi

Trang 25

12

~ AC), kế toán phát triên bền vững (Sustainability Accounting - SA), kế toán xã hội

và môi trường (Social and Environmental Accounting - SEA), ké toán xanh (Green

Accounting - GA)

Nghiên cứu của Mobley (1970) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về KTTNXH Nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ kế toán kinh tế xã hội Theo tác giả, kế toán truyền thống đã hạn chế trong việc ghi chép và đo lường các hậu quả về môi trường do sự phát triển kinh tế gây ra Vì vậy, kế toán kinh tế xã hội ra đời đề ghi

nhận các hậu quả xã hội cũng như các tác động kinh tế lên môi trường Từ đây, tác

giả đưa ra định nghĩa " Kế toán kinh tế xã hội đề cập đến việc thiết lập, đo lường và

phân tích hậu quả về mặt xã hội và kinh tế của hành vi của chính phủ và doanh

nghiệp” Tác giả đã phân tích và chỉ ra những hạn chế của kế toán doanh nghiệp truyền thống đã chưa đề cập đến các chỉ phí TNXH của DN, đồng thời đưa ra khái

niệm đầu tiên về kế toán kinh tế xã hội Ramanathan (1976) đề cập tới xu hướng

phát triển tất yếu của kế toán trách nhiệm xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết

những hậu quả về môi trường và con người đang phải gánh chịu

'Watts & Zimmerman (1986) khăng định DN là tập hợp chuỗi liên kết với các

cá nhân có liên quan đến DN gồm: người lao động, nhà đầu tư, nhà quản lý, khách hàng thông qua các hợp đồng với các điều khoản ràng buộc nhằm tối ưu hóa lợi

nhuận của DN Điều này đòi hỏi DN cần thực hiện các trách nhiệm với các đối tác

và kế toán cần ghi nhận các giao dịch phát sinh này Học thuyết hợp pháp của

Guthrie & Parkker (1989) cũng khẳng định DN hoạt động trong môi trường xã hội

thông qua các hợp đồng trách nhiệm xã hội, nội dung của các hợp đồng đó thê hiện DN đồng thuận thực hiện một số hoạt động TNXH và phải công bố công khai các

hoạt động đó cho cộng đồng Nếu DN thực hiện tốt sẽ nhận được sự công nhận của

xã hội và hình ảnh của DN sẽ được cải thiện trong công chúng

Trang 26

13

công ty không nhất quán trong phương pháp báo cáo Từ đó, tác giả đề xuất cần quy định các tiêu chuẩn về trình bày các chỉ số môi trường một cách nhất quán trên các

báo cáo tài chính, sử dụng kế tốn mơi trường là cơng cụ hữu hiệu cho bài toán này

Quan điểm này cũng được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ Roberts (1991); Gibson

and Guthrie (1995); Deegan et al (1995)

Gray và cộng sự (1993) đưa ra định nghĩa “ké toán xã hội và môi trường bao

gồm tắt cả các lĩnh vực kế toán có thê bị ảnh hưởng bởi tác động của hoạt động kinh doanh đến các vấn đề môi trường” Đồng thời, các tác giả đề cập tới các nội dung của kế tốn mơi trường như: kế toán các khoản nợ tiềm tàng hay rủi ro liên quan đến môi trường; phân tích các chỉ phí liên quan đến năng lượng và chất thải; chỉ phí

đầu tư cải tạo môi trường; hệ thống thông tin kế toán về hoạt động môi trường; đánh

giá chỉ phí và lợi ích từ các hoạt động bảo vệ môi trường của DN; cách phân tích và

xử lý số liệu về môi trường thể hiện trên báo cáo tài chính của DN Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò của kế tốn mơi trường trong quản lý DN và hàm ý khuyến khích các kế toán viên thực hiện công cụ này để đạt hiệu quả quản trị các chỉ phí

môi trường mà DN phải gánh chịu

Nghiên cứu của Akabar Sadeghzadeh (1995) về KTTNXH, kế toán phát triển

bền vững có những phân tích cụ thê về khái niệm, bản chất, mục tiêu, đo lường, đối tượng của KTTNXH Mathews (1997) có nghiên cứu về lý thuyết kế toán mở rộng Tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng kế toán tài chính thông thường

khi đang bị giới hạn đối tượng ghi chép và tổng hợp thông tin báo cáo tài chính

trong bối cảnh thế giới đang phải hứng chịu nhiều hậu quả về môi trường và xã hội Nghiên cứu cũng đề xuất và thảo luận về giải pháp đề thay thế và bổ sung cho kế toán tài chính truyền thống cho phù hợp đó là tích hợp các hình thức kế toán mới hơn đó là kế toán xã hội và kế toán môi trường Báo cáo tích hợp sẽ mở rộng phạm vi ghi chép và tông hợp thông tin gồm cả các đối tượng kế toán phi truyền thống

như môi trường, người lao động, người tiêu dùng và công đồng Tuy nhiên, tác giả

cũng đề cập tới một số khó khăn với xu thế phát triển hình thức kế toán mới này (1) chưa có hệ thống khuôn khổ khái niệm chung hay các chuẩn mực kế toán về việc

Trang 27

14

tự nguyện trong việc công bố những thông tin phi tài chính ra thị trường

Đến năm 2002, nghiên cứu của Gray cho rằng, KTTNXH được thực hiện trong bốn lĩnh vực chính là cộng đồng, người lao động, môi trường và khách hàng Các thông tin về bồn lĩnh vực này sẽ được công bó trên các báo cáo thường niên của DN Kế toán TNXH đặt trọng tâm vào kế toán phát triển bền vững, việc thực hiện tốt KTTNXH giúp DN kết nối cộng đồng, gia tăng sự chấp nhận từ xã hộ từ đó giúp DN tồn tại và phát triển bền vững hơn Henriques & Richardson (2004) cũng có bài

nghiên cứu hướng dẫn KTTNXH theo mô hình Triple Bottom Line với các nội

dung co ban gồm (1) kế toán tài sản và nguồn vốn (2) kế toán doanh thu và chỉ phí

và kết quả hoạt động (3) kế toán dòng tiền liên quan đến cả 3 khía cạnh: kinh tế -

môi trường ~ xã hội

Camen và cộng sự (2011) nghiên cứu phân tích về KTTNXH trong thời kỳ

khủng hoảng phát triển bền vững từ bối cảnh năm 2010, 2011 khi kinh tế thế giới phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, và sự suy thoái của các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ và Châu Âu Khủng hoảng kinh tế làm cho nhận

thức của xã hội thấy được nhu cầu cấp bách để thay đổi thái độ và hành vi hiện tại

của mình Khủng hoảng và suy thoái kinh tế phản ánh sự suy giảm của những giá trị

hiện tại trong phát triển bền vững, do đó đây là thời điểm quan trọng đề thực hiện những thay đổi cần thiết về hành vi để hướng tới mục tiêu “phát triển bền vững

trong tương lai” Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của những nghiên cứu

về kế toán xã hội và môi trường trong thời kỳ suy thoái kinh tế Vì vậy, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền hay tập huấn kiến thức với các tổ chức kinh tế để

thay đổi dần thái độ và hành vi đối với kế tốn mơi trường và xã hội Nghiên cứu

cũng nhấn mạnh vai trò của các nghiên cứu về kế toán xã hội và môi trường, nó sẽ

cung cấp các thông tin và làm thay đổi dần nhận thức của các tổ chức kinh tế để từ

đó thay đổi hành vi của các cá nhân tổ chức kinh tế này

Nghiên cứu của Sajad Gholami và cộng sự (2012) đã tổng hợp và phân tích

một số nội dung cơ bản về lý thuyết KTTNXH Kế thừa kết quả nghiên cứu trước

đó, tác giả tiếp tục trả lời cho các câu hỏi *Kế toán TNXH là gì? Vai trò của

Trang 28

15

nguồn dữ liệu thu thập khá phong phú và đầy đủ theo thời gian, nghiên cứu này đã cung cấp bỗ sung thêm những thông tin về nội dung cơ bản của KTTNXH

Henderson và cộng sự (2013) đã tổng hợp có bốn phương pháp đo lường KTTNXH gồm (1) Phương pháp đo lường hiệu suất mô tả (2) Phương pháp định lượng (3) Phương pháp đo lường chỉ phí đầy đủ (4) Phương pháp đo lường phát triển bền vững Tác giả đã tổng hợp và phân tích cụ thể từng phương pháp đo lường KTTNXH để DN thực hiện ghi nhận và phản ánh giá trị các hoạt động TNXH lên các báo cáo tài chính

Anna Wildowicz-Giegiel (2014) đã nghiên cứu về xu hướng phát triển mới của KTTNXH của DN, tác giả phân tích và chỉ ra rằng việc thực hiện các Báo cáo tích hợp như một mô hình mới và là xu hướng phát triển cho Báo cáo tài chính của

các doanh nghiệp Tác giả đã chỉ ra việc thiếu các tiêu chuẩn thống nhất trong lập báo cáo tài chính về TNXH trên thế giới dẫn đến việc khó so sánh, không nhất quán

và sự không đáng tin cậy của các báo cáo này Năm 201 I, tổ chức Hội đồng báo cáo

quốc tế đã thảo luận về chủ đề “Hướng tới báo cáo tích hợp” với mục tiêu thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn và tạo ra khuôn khổ báo cáo tích hợp được chấp nhận trên toàn cầu Theo tô chức này, Báo cáo tích hợp sẽ cung cắp thông tin quan trọng về chiến lược, quản trị, hiệu suất, và triển vọng của doanh nghiệp theo cách phản ánh bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động

Mwasa, Sira và Leonard (2014) đã nghiên cứu về các hoạt động báo cáo KTTNXH của các công ty ở Kenya Đây là một nghiên cứu thực nghiệm về những công ty niêm yết chứng khoán trên sản Nairobi Đóng góp của nghiên cứu này là xác định hình thức và nội dung mà các công ty lập báo cáo TNXH Mục tiêu của

nghiên cứu nhằm xác định chủ đề phô biến trong báo cáo TNXH của các công ty tại Kenya, xác định hình thức báo cáo và đối tượng công bố báo cáo TNXH đó Mẫu nghiên cứu bao gồm 57 công ty đã niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch Nairobi

và đây là một nghiên cứu kéo dài từ 2008 đến 2010 Phương pháp điều tra được sử

dụng trong nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính thường niên được công bố của các DN đã niêm yết chứng khoán

Trang 29

16

là 2 phương thức được áp dụng để phân tích dữ liệu Theo nghiên cứu này, năm 2008, tỷ lệ các công ty lập báo cáo trách nhiệm xã hội là 72%, trong khi đó con số này năm 2009 bằng 75% và 2010 lên tới 81% Công trình nghiên cứu này cũng kết luận hoạt động cộng đồng và hoạt động môi trường đang là những hoạt động dẫn

đầu của các DN thực hiện TNXH Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằng các DN ưa

chuộng hình thức trình bày hoạt động TNXH trên báo cáo theo hình thức phi tài chính hơn so với tài chính

Nguyễn Thị Hương Liên (2014) nghiên cứu nội dung được thể hiện lên các báo cáo KTTNXH của các doanh nghiệp Châu Âu như một gợi ý cho các DN Việt

Nam Dựa trên nguồn dữ liệu tác giả thu thập được, các doanh nghiệp Châu Âu công bố các báo cáo KTTNXH bao gồm 8 nội dung liên quan đến các bên có liên

quan đến doanh nghiệp: (1) Môi trường (2) cộng đồng (3) khách hàng (4) nguồn

nhân lực (5) nhà cung cấp (6) cơ quan (7) cổ đông (8) đối tác tài chính Trong từng

nội dung mỗi doanh nghiệp lại có các nội dung và cách giải trình khác nhau để phù

hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp Ví dụ nội dung về môi trường: một

doanh nghiệp báo cáo về nước thải, xử lý nước thải, một số doanh nghiệp khác lại báo cáo về nguyên vật liệu thô, đóng gói và quản lý chất thải, tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều lựa chọn báo cáo về tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu và phát

thải Nghiên cứu này có thể giúp các DN Việt Nam tham khảo để lựa chọn các chỉ tiêu sử dụng đo lường và giải trình trong các báo cáo KTTNXH

Nghiên cứu của Farooq AI Ani & M.Firdouse Rahman Khan (2015) về các phương pháp tiếp cận KTTNXH của DN Tac giả đã chỉ ra có 4 phương pháp DN

tiếp cận KTTNXH: (1) Do lường cấp độ công ty (2) Tiếp cận theo học thuyết các bên liên quan (3) Tiếp cận theo phương pháp kế tốn mơi trường và phát triển bền vững (4) Tiếp cận theo phương pháp tổ chức tài chính Islamic Thực tế các DN vẫn ưu tiên hoạt động tạo hiệu quả kinh tế trước khi phân bô các nguồn lực cho mục tiêu TNXH, vì vậy theo tác giả cách tiếp cận tốt nhất là quản trị dựa trên học thuyết các

bên liên quan

Trang 30

17

số tác giả tiêu biểu cho các nghiên cứu về KTTNXH; (3) Các công cụ về quản lý

TNXH của DN; và (4) trong phần kết luận, tác giả cho rằng KTTNXH là một bộ

phận không thề thiếu trong hệ thống kế toán DN, bởi chính nó đã phản ánh, lượng

hóa thông tin về kinh tế, xã hội, môi trường của DN nhằm cung cấp cho các nhà quản trị và các đối tượng khác có liên quan đến DN nhằm hướng tới và đạt được mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững Nghiên cứu chưa phân tích chuyên sâu về nội dung KTTNXH và chưa có những tông hợp phân tích về thực trang KTTNXH

tại các DN ở Việt Nam

Nghiên cứu của Dương Thị Thanh Hiền (2016) cũng đưa ra phân tích về khái

niệm Kế toán xanh và kế tốn mơi trường, nêu nội dung của kế toán xanh và kế toán

môi trường và làm rõ tính cấp thiết trong việc thực hiện kế toán xanh và kế tốn mơi

trường tại các doanh nghiệp để gắn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với những hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường Nội dung của nghiên cứu chỉ tập trung vào

kế tốn mơi trường, trong khi đó KTTNXH bao gồm nhiều hoạt động trách nhiệm với những đối tượng liên quan khác như: người lao động, khách hàng, nhà đầu tư,

chính phủ

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) về kinh nghiệm áp dụng KTTNXH tại Mỹ, Anh, Úc, từ đó tác giả đã chỉ ra một số giải pháp đề tăng cường

việc áp dụng KTTNXH tại các doanh nghiệp ở Việt Nam: (1) Nâng cao ý thức của

các doanh nghiệp; (2) Chính phủ ban hành các văn bản quy định về công tác kế

toán TNXH; (3) Khuyến khích các doanh nghiệp vận dụng báo cáo phát triển bền

vững của Tô chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiatve - GR]); (4) Sử dụng các công cụ Triple Bottom Line đề đưa ra mục tiêu phát triên bền vững

cho DN

Nghiên cứu của Lê Thị Bảo Như, Nguyễn Thị Phương Thảo (2020) cũng nghiên cứu về thực trạng áp dụng KTTNXH và công bố thông tin TNXH tại các DN thuộc VN30 trên thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua các Báo cáo phát

Trang 31

18

website Một số doanh nghiệp lập báo cáo phát triển bền vững còn khá sơ sài, chưa

thể hiện

ết các thông tin hướng dẫn của cơ quan quản lý nhả nước Nhóm tác giả

cũng đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin KTTNXH (1)

thay đổi nhận thức về việc thực hiện TNXH trong DN và (2) xây dựng khung pháp

lý hiệu quả cho việc công bố thông tin TNXH nhằm mục tiêu phát triển bền vững

trong tương lai

Andrew& Baker (2020) có nghiên cứu về quá trình phát triển của hệ thống báo cáo TNXH giai đoạn 1970 - 2010 chỉ ra rằng hình thức công bố thông tin

KTTNXH luôn được thể hiện dưới các báo cáo TNXH của DN Nội dung của các

báo cáo mô tả mối quan hệ giữa TNXH của DN với các đối tượng liên quan như

môi trường, người lao động và người tiêu dung Thông tin được thể hiện trên các báo cáo TNXH là các thông tin phi tài chính về các chính sách quản lý môi trường,

hệ thống quản trị môi trường, cam kết của nhà quản trị với vấn đề môi trường, chính sách đãi ngộ cho người lao động Nghiên cứu cũng kết luận rằng các yếu tố bên ngoài DN như áp lực truyền thông, chính sách của nhà nước, văn hóa quốc gia cũng góp phần thúc đây các DN sử dụng công cụ KTTNXH đề ghi chép và công bố thông tin TNXH cho các đối tượng có liên quan

Trần Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2021) nghiên cứu về vận dụng

KTTNXH trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam: rào cản và giải pháp Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính tổng hợp và phân tích bài học kinh nghiệm của thế giới khi áp dụng KTTNXH, so sánh với việc áp dụng KTTNXH tại Việt Nam hiện nay Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những rảo

cản đối với việc áp dụng KTTNXH tại các DN niêm yết trên sàn chứng khoán Việt

Nam Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích được thực trạng KTTNXH tại các DN

Viét Nam hiện nay như thế nào Cùng đối tượng nghiên cứu về KTTNXH tại các

DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như 02 tác giả trên, Nguyễn Thành Hưng (2022) có kết quả nghiên cứu chỉ tiết hơn: bên cạnh việc phân tích các kinh nghiệm KTTNXH trên thế giới, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu

Trang 32

19

tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị giải pháp để thúc đây việc thực hiện

KTTNXH tại các DN niêm yết ở Việt Nam thời gian tới

1.3 Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng KTTNXH tại DN

Nik Maheran Nik Muhammad, Razana Juhaida Johari, Wan Muzlaina Wan Mustafa (2004) nghiên cứu về cơ hội và thách thức thực hiện KTTNXH tại Malaysia Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu của tác

giả chỉ ra từ năm 1999 đến năm 2001 mặc dù số lượng các công ty thực hiện báo cáo KTTNXH tại Malaysia có tăng lên nhưng số lượng còn rất hạn chế với 40 công

ty và các thông tin về trách nhiệm xã hội thể hiện trên báo cáo còn sơ sài về chất

lượng và nội dung Bài viết cũng chỉ ra những thách thức với việc thực hiện

KTTNXH của Malaysia gồm (1) Thiếu quy định pháp luật (2) Thiếu hiểu biết về

KTTNXH (3) Nhận thức của nhà quản lý về KTTNXH còn hạn chế (4) Lợi ích của

cổ đông công ty (5) Mức độ sẵn sàng công bố thông tin TNXH của các công ty còn

thấp Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những cơ hội hay lợi ích thu được từ việc

thực hiện KTTNXH (1) Thúc đầy hiệu quả hoạt động của công ty (2) Nâng cao hình

ảnh của công ty (3) Nâng cao năng lực phát triển giải pháp cho các vấn đề của công

ty,

Doherty va Meehan (2004) chi ra rang vận dụng kế toán xã hội có ý nghĩa

quan trọng với DN, không chỉ đối với cách DN tương tác với khách hàng của mình mà còn thể hiện các tiêu chuẩn hành vi được phản ánh trong các chính sách nội bộ

với những đối tượng liên quan khác với DN như nhà cung cấp, nhà đầu tư, cộng đồng Do đó, nhà quản trị DN phải có chiến lược tông thê, có chính sách quản lý, sử dụng công cụ quản lý hiệu quả và nhất quán, tuân thủ các tiêu chuẩn được các đối tượng bên ngồi DN cơng nhận Nếu không thực hiện nhất quán theo các cam kết

giá trị DN a dat ra, không sử dụng công cụ kế toán xã hội làm tiêu chuẩn đo lường có thể dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động TNXH của DN Như vậy, việc tuân thủ

thực hiện các cam kết về TNXH của DN và ban hành các quy tắc ứng xử cho toàn

DN sẽ được coi là một chiến lược kinh doanh quan trọng của họ Nghiên cứu đã chỉ

Trang 33

62

Theo lý thuyết này, nếu cá nhân/tổ chức có thái độ tích cực với hành vi và những đối tượng có liên quan trực tiếp đến cá nhân/tỗ chức đó cũng mong đợi họ

thực hiện hành vi (chuẩn mực chủ quan) đó, cộng với nhận thức về những điểm thuận lợi từ nguồn lực sẵn có của mình khi thực hiện hành vi, thì cá nhân/tô chức sẽ quyết định thực hiện hành vi đó (Hình 2.8) Hình 2.8: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch - TPB (Nguén: Ajzen, 1985)

Lý thuyết này được xem là tối ưu hơn lý thuyết TRA khi bồ sung thêm biến

"nhận thức kiểm soát hành vi” vì hành vi thực hiện không chỉ xuất phát từ Thái độ và chuẩn chủ quan mà còn phụ thuộc vào nguồn lực của DN có khả năng thực hiện hành vi hay không Theo đó, nhận thức của nhà quản trị và áp lực xã hội tác động

tới ý định hành vi chưa đủ mà cần xác định thêm đặc điểm hay nguồn lực của DN

có đủ để thực hiện hành vi áp dụng KTTNXH 2.3.3 Lý thuyết người đại dign (Agency Theory)

Lý thuyết người đại diện phân tích mối quan hệ giữa “người chủ” (người hoặc

Trang 34

63

(những người thực hiện công việc đó) Nhà quản lý sé dai diện cho những “người chủ”

(các cô đông) đề thực hiện các quyết định phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN Lý thuyết đại diện thường được áp dụng cho mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý của các công ty

Mội t

ố nghiên cứu đã sử dụng thuyết đại diện đề nghiên cứu cách thức đặc điểm cá nhân của các thành viên hội đồng quản trị và CEO — Tổng giám đốc ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định liên quan đến TNXH (J Wang & Coffey, 1992) Đối với việc áp dụng KTTNXH, có một số nghiên cứu liên quan đến KTTNXH đã sử dụng

thuyết đại diện trong việc nghiên cứu về vai trò của người quản lý, hoặc ban giám đốc,

hoặc kế toán liên quan đến việc theo đuổi mục tiêu áp dụng KTTNXH, kế toán mơi

trường hoặc kế tốn quản trị chỉ phí ( Ahmed 1981; Nongnooch, 2004; Norhayah, 2014; Suleiman va Younis , 2013; Nik và cộng sự, 2007; Trần Văn Tùng; 2018)

2.3.4 Ly thuyét thé ché (Institutional theory)

Lý thuyết thể chế được hình thành từ đầu thế kỷ XX đề cập đến các quy tắc, các khuôn khô hành vi đã được chấp nhận rộng rãi trong xã hội bao gồm những quy tắc không chính thức như thói quen, phong tục và những quy tắc chính thức được cụ

thể hóa bằng văn bản như luật lệ, quy định, tiêu chuẩn (Rutherford 1996) Dựa trên

các bộ quy tắc đó, các DN có xu hướng tuân theo bằng cách xây dựng các chiến

lược đề tồn tại hoặc tranh thủ sự ủng hộ của xã hội Lý thuyết thể chế được tiếp cận

từ góc độ xã hội học, đề cập đến những thay đổi trong hành vi của tô chức do sự tác động của các yếu tố khác nhau trong xã hội, về cách thức các tổ chức có thê làm tăng khả năng để phát triển, tồn tại hợp pháp trong mối quan hệ với các bên liên quan Áp lực môi trường xã hội buộc các doanh nghiệp hoạt động trong các bối cảnh khác nhau phải thay đổi chiến lược, mô hình tô chức, quy trình hoạt động để phù hợp Lý thuyết thể chế cụ thể hóa áp lực này trên 3 khía cạnh cấu thành: áp lực cưỡng chế (coercive isomorphism), áp lực tuân thủ quy chuẩn (normative pressures)

và ap lực mô phỏng (mimetic processes) (Dimaggio và Powell, 1983) Việc áp dụng

Trang 35

3.3.5 Lý thuyết hợp pháp hóa (Legitimacy Theory)

Trong lĩnh vực nghiên cứu về tính hợp pháp trong chính trị, Max Weber

(1922) đã đề xuất lý thuyết hợp pháp, cho rằng tô chức cần cân bằng giữa giá trị của

tô chức và giá trị xã hội đề tạo ra một hợp đồng xã hội giữa tô chức và xã hội Khi

tô chức không thỏa mãn yêu cầu của xã hội, xã hội sẽ phá vỡ hợp đồng xã hội này và dẫn đến các phản ứng xã hội, ví dụ như giảm nhu cầu của người tiêu dùng hoặc giới hạn nguồn tài nguyên cung cấp cho doanh nghiệp (Deegan, 2002)

Lý thuyết hợp pháp là một trong hai lý thuyết thành công nhất trong việc giải

thích nội dung và mức độ công bố thông tin xã hội và môi trường (Gray và cộng sự,

1995) Theo lý thuyết hợp pháp, các công bố xã hội và môi trường là tự nguyện

đáp ứng các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp tư nhân cũng thường tiết lộ các thông tin về công bố xã hội một cách tự nguyện (Omar, 2014)

Như vậy, lý thuyết hợp pháp hóa đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục tìm ra các biện pháp thích hợp để đảm bảo hoạt động của mình nằm trong phạm vi và quy chuẩn của xã hội Theo lý thuyết này, có một “hợp đồng xã hội” giữa doanh nghiệp

với xã hội Theo Shocker và Sethi (1973), "hợp đồng xã hội” là một hợp đồng mà

theo đó bắt kỳ một tô chức xã hội, kinh doanh nào cũng đều hoạt động trong khuôn

khổ của hợp đồng đó Sự tồn tại và phát triển của các tô chức dựa trên: (1) việc tạo

ra các kết quả được xã hội mong đợi và (2) sự phân phối các lợi ích kinh tế, xã hội

hoặc chính trị Hợp đồng xã hội cũng chỉ ra những kỳ vọng, yêu cầu của xã hội một

cách hoặc ngầm định, hoặc rõ ràng lên doanh nghiệp để thực thi hoạt động của nó

Khác với cá kỳ vọng được thể hiện trong hệ thống văn bản pháp luật, thì những kỳ vọng ngầm lại không được quy định hóa Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội thì những kỳ vọng lên doanh nghiệp cũng theo đó có những sự khác biệt, hay

nói cách khác là các điều khoản trong “hợp đồng” cũng được sửa đôi, điều này đòi

hỏi doanh nghiệp luôn phải nhanh nhạy phản ứng kịp thời với môi trường Sự sống

còn của tô chức sẽ có thể bị đe dọa nếu vi phạm “hợp đồng” hoặc không đáp ứng

được những kỳ vọng của xã hội Một khi xã hội không hài lòng với cách tổ chức

Trang 36

65

that chặt nguồn cung lao động, hạn chế cung cấp các nguồn lực đầu vao dé hoat động, làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, hoặc nặng nhất có thể là “chấm dứt hợp đồng” và doanh nghiệp sẽ bị buộc phải ra khỏi thị trường kinh tế Điều này cho thấy doanh nghiệp tồn tại và phát triển khi và chỉ khi quá trình hoạt động của nó phù hợp với những chuẩn mực, kỳ vọng mà xã hội đề ra, điều này được

coi là hợp pháp hóa

2.4 Tổng quan về doanh nghiệp FDI

2.4.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu ti nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) muốn có

được một mối quan tâm (lợi ích) lâu dài trong một thực thẻ cư trú tại một nền kinh

tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp - DN FDI) Tồn

tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với DN và một mức độ ảnh

hưởng đáng kể trong việc quản lý DN đó Đầu tư trực tiếp liên quan đến cả giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và mọi giao dịch vốn tiếp theo giữa chúng và giữa

các công ty con, dù có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân” (OECD

1996, 7-8) Theo đó, các công ty và cá nhân có thể đầu tư và nắm tài sản tại những

nước khác nhau theo nhiều cách Khi một nhà đâu tư có quyên kiểm soát đối với

một thực thể nước ngoài thường là một DN được nhà đầu tư tạo ra hay mua lại,

hoạt động đầu tư đó được hiểu là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Nhu va

, FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia (TNC) tiến hành

Theo nghĩa rộng, một TNC là một DN tiến hành FDI và sở hữu hoặc kiểm soát các

hoạt động giá trị gia tăng (sản xuất) tại nhiều hơn một nước (Dunning 1993) Hội

nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) năm 1999 đã định nghĩa “công ty xuyên quốc gia có nghĩa là một doanh nghiệp bao gồm nhiều thực thể tại hai hay nhiều nước, không xét đến các hình thức pháp lý và lĩnh vực hoạt động, miễn là các thực thể này vận hành theo một hệ thống ra quyết định, cho phép

có được các chính sách gắn kết và một chiến lược chung thông qua một hoặc nhiều

Trang 37

66

qua việc sở hữu hoặc cách khác, khiến cho một hoặc nhiều thực thể có thể có được

ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của những thực thể khác, đặc biệt là chia sé tri thức, nguồn lực và trách nhiệm với các thực thể khác” (UNCTAD 1999, 45) Theo đó, TNC là những DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân bao

gồm các công ty mẹ (có trụ sở tại nước chủ đầu tư) và các công ty con nước ngoài

của chúng (đặt tại các nước chủ nhà)

Như vậy, các TNC tạo ra các DN FDI thực hiện đầu tư tại các nước chủ nhà Cụ thể, DN FDI gồm 3 hình thức DN sau:

« Một cơng ty con của TNC là một DN có tư cách pháp nhân tại nước

chủ nhà, trong đó công ty mẹ sở hữu trực tiếp nhiều hơn 50% quyền biêu quyết của các cô đông và có quyền chỉ định hoặc bãi bỏ phần lớn thành viên của cơ quan quản

trị, quản lý hay giám sát

« _ Một DN liên kết là một DN có tư cách pháp nhân tại nước chủ nhà,

trong đó công ty mẹ sở hữu tổng số không ít hơn 10% nhưng không nhiều hơn 50% quyền biểu quyết của các cô đơng

« Một chỉ nhánh là một DN không có tư cách pháp nhân tại nước chủ nhà thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của công ty mẹ

Trong đó công ty con và DN liên kết được thành lập tại nước chủ nhà vì

vậy họ là những pháp nhân thuộc sở hữu hoặc bị kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp

bởi công dân và những công ty nước ngoài Các chỉ nhánh là những DN không có tư cách pháp nhân, không tách khỏi công ty mẹ, các tài sản cố định và tai sản khác

được sử dụng tại các chỉ nhánh không thuộc về chỉ nhánh mà thuộc về công ty mẹ

Vì thế các chỉ nhánh không thể tham gia vào các giao dịch với các đơn vị kinh tế khác hay tham gia vào mối quan hệ hợp đồng với các đơn vị khác theo tư cách riêng

của mình Trong khuôn khổ luận án, tác giả lựa chọn nghiên cứu các DN FDI theo hình thức công ty con và công ty liên kết để thực hiện nghiên cứu của mình

Tại Việt Nam, theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 “zổ chức kinh tế có

von đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên

hoặc cỗ đông ” Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là

Trang 38

6T

3.4.2 Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

DN FDI cé thé

được hình thành tại nước chủ nhà theo hai phương thức khác nhau: thông qua đầu tư mới hoặc thông qua việc sáp nhập hoặc mua lại một DN đang hoạt động tại nước chủ nhà:

Đẩu tr mới: một TNC có thể lựa chọn tiền hành thành lập một DN FDI mới

~ tạo ra một cơ sở sản xuất tại nước chủ nhà Hình thức này là chủ đạo tại các nước

đang phát triển, do ở những quốc gia này sự phát triển của các DN còn hạn chế nên ít khi giảnh được các tài sản độc quyền nếu theo hình thức sáp nhập và mua lại Các

nước đang phát triển cũng ưa thích đầu tư mới hơn sáp nhập và mua bán, vì theo

phương thức đó liên quan đến chuyển giao tài sản từ nội địa sang nhà đầu tư nước ngồi sẽ khơng làm tăng năng lực sản xuất của nước chủ nhà ít nhất là ban đầu

Sap nhập và mua lại: TNC sẽ tiến hành đầu tư sáp nhập hoặc mua lại một

DN địa phương đang hoạt động tại nước chủ nhà Khi sáp nhập, tài sản và hoạt

động của cả hai DN thuộc về hai nước khác nhau được kết hợp đề tạo ra một pháp

nhân mới Khi mua lại, quyền kiểm soát và hoạt động được chuyén giao tir mot DN

địa phương sang một DN nước ngoài, DN địa phương sẽ trở thành DN FDI

Do vậy, DN FDI có đặc điểm chịu quyền kiểm soát của nhà đầu tư nước

ngoài (là các TNC) Các TNC sẽ quyết định DN FDI sản xuất cái gì, với công nghệ

nao và sản xuất ở đâu Quyền kiểm soát đối với việc sử dụng những nguồn lực được di chuyển vẫn nằm trong tay nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư đưa ra những quyết định sản xuất và đầu tư Do đó, các quyết định chiến lược của DN FDI bao gồm cả những quyết định về tài chính và phi tài chính sẽ phụ thuộc vào quyết định

của các TNC (chủ đầu tư của các DN FDI) (Dunning, 1993)

Là một tổ chức đa quốc gia nên các DN FDI luôn có sự gắn kết của nhiều thị trường thương mại quốc tế và thị trường tài chính quốc tế DN FDI sẽ đồng thời bị ràng buộc bởi các quy định về hoạt động đầu tư và tài chính tại nước chủ đầu tư và nước chủ nhà Các quốc gia trên thế giới đã nỗ lực ký kết nhiều thỏa thuận quốc tế liên quan đến thu hút dòng vốn FDI gồm cả những hiệp định song phương và đa

phương Phạm vi của một thỏa thuận xác định mức độ hài hòa hóa các chính sách

Trang 39

68

thành viên Do đó, công tác kế toán của DN FDI là một trong những hoạt động DN

này sẽ phải tuân thủ quy định và minh bạch ở cả nước sở tại và quốc gia đặt trụ sở

chính hoặc phải tuân thủ nhất quán theo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

Các chính sách tại nước chủ nhà sẽ điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư

của các DN FDI Các luật và quy định điều chỉnh việc thâm nhập và hoạt động của

các nhà đầu tư nước ngoài tại một nước chủ nhà có thể dưới dạng cắm thâm nhập

hoặc tự do thâm nhập, hạn chế lĩnh vực hoặc không có hạn chế lĩnh vực đầu tư, hay

các quy định bắt buộc về công tác xử lý bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư tại

nước chủ nhà

Những DN FDI được hình thành từ các TNC có thương hiệu và uy tín khi

đầu tư tại các nước chủ nhà, họ sẽ không chỉ nhận được sự đầu tư

ốn mà còn

được chuyên giao những tài sản và nguồn lực khác như: công nghệ, kỹ năng quản

lý, khả năng tiếp cận thị trường, năng lực kinh doanh Do đó FDI không chỉ bao

gồm dòng chảy của các nguồn lực tài chính vào nước chủ nhà mà còn bao hàm một gói các nguồn lực và tài sản cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của

nước chủ nhà

2.4.3 Vai trò của doanh nghiệp FDI

Tăng nguôn lực tài chính và đầu tư: trong những thập kỷ qua, dòng vốn FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng nhất của các nước nhận đầu tư (nước chủ nhà) trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển Với vai trò là một nguồn tài chính của quốc gia, vốn FDI

của DN FDI có một số lợi ích so với các nguồn tài chính nước ngoài khác như: vốn

FDI ôn định hơn so với các dòng vốn tư nhân khác (dòng đầu tư chứng khoán hay

vay nợ ngân hàng), việc rút vốn đầu tư với DN FDI khó hơn so với đầu tư chứng

khoán

Nâng cao năng lực công nghệ: các TNC dường như là những công ty dẫn

Trang 40

69

triển coong nghệ được tiến hành thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển tại

các công ty nộ địa hay các viện nghiên cứu được chính phủ tài trợ DN FDI thực

hiện chuyên giao công nghệ thông qua các phương thức như trực tiếp sử dụng tại nước chủ nhà, hợp đồng thầu phụ, liên minh hợp tác chiến lược với công ty nội địa hoặc bán các hàng hóa vốn

Thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu và thương mại: DN FDI có thê giúp các nước đang phát triển khai thác các lợi thế so sánh vốn có trong thương mại quốc tế và xây dựng những lợi thế mới Nhiều DN FDI có động cơ định hướng

nguồn lực và định hướng hiệu quả khiến họ thực hiện đầu tư vào các hoạt động hướng vào xuất khẩu tại nước chủ nhà Các DN FDI của các TNC chiếm một tỷ

trọng lớn trong xuất khẩu và nhập khẩu của thế giới Vai trò của chúng đối với

thương mại lớn hơn trong các ngành có hàm lượng công nghệ và kỹ năng cao và trong các hoạt động giá trị gia tăng cao, bao gồm các dịch vụ có khả năng trao đổi

cũng như sản xuất DN FDI rất tích cực trong việc khai thác các nguồn lực tự nhiên

và sản xuất sản phâm dựa trên nguồn lực tjw nhiên dành cho xuất khâu tại các nước

đang phát triển trong việc tái định vị các hoạt động và quy trình đơn giản, có hàm lượng lao động cao tại các nước đang phát triển phục vụ cho sản xuất định hướng

xuất khâu Do đó, DN FDI giúp các nước chủ nhà gia tăng xuất khẩu trong tất cả

lẻ

các ngành thông qua việc cung cấp các yếu tố còn thiếu, những yếu tố cần thiết

cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Wir, 1996 tr 73-85)

Tạo việc làm và củng có kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại nước

chủ nhà Các DN FDI lớn sẽ tạo ra khối lượng việc làm lớn tại các nước chủ nhà,

việc phân phối việc làm theo quy mô và chất lượng giữa các vùng miền địa lý khác

nhau phụ thuộc vào mục đích sản xuất kinh doanh của DN Các DN FDI cũng có xu

hướng nâng cấp kỹ năng của người lao động tại nước chủ nhà bằng các hoạt động

đầu tư vào đảo tạo Hoạt động đảo tạo có thể tiến hành trong quá trình làm việc

hoặc các khóa đào tạo chính thức trong DN hay thuê các tổ chức chuyên nghiệp đào tao (Wir, 1999) nhằm đảm bảo mục đích của các DN đó là nâng cao hiệu quả và

Ngày đăng: 04/01/2024, 11:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w