trắc nghiệm tâm lý doc

175 8.5K 373
trắc nghiệm tâm lý doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 2 Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người Câu hỏi đúng - sai Câu 1: Não người là cơ sở vật chất, là nơi diễn ra các hoạt động tâm lí. Đúng Sai Câu 2: Mọi hiện tượng tâm lí người đều có cơ sở sinh lí là những phản xạ. Đúng Sai Câu 3: Phản xạ là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi. Đúng Sai Câu 4: Phản xạ có điều kiện là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với điều kiện môi trường luôn thay đổi. Đúng Sai Câu 5: Phản xạ có điều kiện báo hiệu trực tiếp kích thích không điều kiện tác động vào cơ thể. Đúng Sai Câu 6: Hoạt động và giao tiếp là phương thức con người phản ánh thế giới khách quan tạo nên tâm lí, ý thức và nhân cách. Đúng Sai Câu 7: Tâm lí, nhân cách của chủ thể được hình thành và phát triển trong hoạt động. Đúng Sai Câu 8: Tâm lí, nhân cách của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hoá trong sản phẩm của quá trình hoạt động. Đúng Sai Câu 9: Lao động sản xuất của người thợ thủ công được vận hành theo nguyên tắc trực tiếp. Đúng Sai Câu 10: Giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác. Đúng Sai Câu 11: Quá trình sinh lí và tâm lí thường song song diễn ra trong não bộ, chúng không phụ thuộc vào nhau, tâm lí được coi là hiện tượng phụ. Đúng Sai Câu 12: Khi nảy sinh trên não, hiện tượng tâm lí thực hiện chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. Đúng Sai Câu 13: Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của các chức năng tâm lí cấp cao của con người. Đúng Sai Câu 14: Trong hoạt động diễn ra hai quá trình: đối tượng hoá chủ thể và chủ thể hoá đối tượng. Đúng Sai Câu 15: Theo Tâm lí học mác–xít, cấu trúc chung của hoạt động được khái quát bởi công thức: kích thích – phản ứng (S – R). Đúng Sai Câu 16: Giao tiếp có chức năng trao đổi thông tin; tạo cảm xúc; nhận thức và đánh giá lẫn nhau; điều chỉnh hành vi và phối hợp hoạt động giữa các cá nhân. Đúng Sai Câu 17: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và khách thể để tạo ra sản phẩm cả về phía khách thể và cả về phía chủ thể. 2 Đúng Sai Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu 1: Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là: a. di truyền. b. sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường. c. sự lĩnh hội nền văn hoá xã hội. d. tự nhận thức, tự giáo dục. Câu 2: Hoạt động thần kinh cấp thấp được thực hiện ở: a. não trung gian. b. các lớp tế bào thần kinh vỏ não. c. các phần dưới vỏ não. d. Cả a, b, c. Câu 3: Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo: a. khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước. b. tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người. c. sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm tàng” trong cấu trúc sinh vật của cơ thể. d. cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi. Câu 4: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là cơ sở sinh lí thần kinh của hiện tượng tâm lí cấp cao của người? a. Các phản xạ có điều kiện. b. Các phản xạ không điều kiện. c. Các quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh. d. Hoạt động của các trung khu thần kinh. 3 Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ tâm lí tác động đến sinh lí? a. Thẹn làm đỏ mặt. b. Giận đến run người. c. Lo lắng đến mất ngủ. d. Cả a, b và c. Câu 6: Hiện tượng nào cho thấy sinh lí có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lí? a. Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng. b. Lạnh làm run người. c. Buồn rầu làm ngừng trệ tiêu hoá. d. Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khoẻ mạnh. Câu 7: Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường: a. diễn ra song song trong não. b. đồng nhất với nhau. c. có quan hệ chặt chẽ với nhau. d. có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ. Câu 8: Phản xạ có điều kiện là: a. phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài để thích ứng với môi trường luôn thay đổi. b. phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi. c. phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể, được hình thành do quá trình luyện tập để thích ứng với môi trường luôn thay đổi. d. phản ứng tất yếu của cơ thể với các tác nhân kích thích trong môi trường. Câu 9: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao? 4 a. Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ đó lan toả sang các điểm khác. b. Cường độ kích thích càng mạnh thì hưng phấn hay ức chế tại một điểm nào đó trong hệ thần kinh càng mạnh. c. Hưng phấn tại một điểm này sẽ gây ức chế tại một điểm khác và ngược lại. d. Độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích tác động trong phạm vi con người có thể phản ứng lại được. Câu 10: Định hình động lực là: a. hệ thống phản xạ có điều kiện. b. hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định vào một khoảng thời gian nhất định trong thời gian dài. c. cơ sở sinh lí của việc hình thành thói quen, kĩ năng, kĩ xảo d. Cả b và c. Câu 11: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của phản xạ có điều kiện? a. Phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể nhằm thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sống. b. Phản ứng tất yếu của cơ thể đáp lại những kích thích của môi trường. c. Quá trình diễn biến của phản xạ là quá trình hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các điểm trên vỏ não. d. Phản xạ được hình thành với kích thích bất kì và báo hiệu gián tiếp sự tác động của một kích thích khác. Câu 12: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động chủ đạo? 5 a. Hoạt động mà trong đó làm nảy sinh và diễn ra sự phát triển các dạng hoạt động mới. b. Hoạt động mà cá nhân hứng thú và dành nhiều thời gian cho nó trong một giai đoạn phát triển nhất định. c. Hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu trong tâm lí và nhân cách của cá nhân ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định. d. Hoạt động mà trong đó các quá trình, các thuộc tính tâm lí được hình thành hay được tổ chức lại. Câu 13: Giao tiếp là: a. sự tiếp xúc tâm lí giữa con người - con người. b. quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc. c. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. d. Cả a, b và c. Câu14: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động? a. Hoạt động bao giờ cũng là quá trình chủ thể tiến hành các hành động trên đồ vật cụ thể. b. Hoạt động bao giờ cũng được tiến hành bởi một chủ thể nhất định. Chủ thể có thể là một người hoặc nhiều người. c. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích là tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của chủ thể. d. Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào đối tượng nào đó để làm biến đổi nó hoặc tiếp nhận nó. Câu 15: Câu thơ: ″ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên ″ đề cập tới vai trò của yếu tố nào trong sự hình thành, phát triển nhân cách? a. Di truyền. 6 b. Môi trường. c. Giáo dục. d. Hoạt động và giao tiếp. Câu 16: Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào: a. các hoạt động mà cá nhân tham gia. b. những phát triển đột biến tâm lí trong từng thời kì. c. hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó. d. tuổi đời của cá nhân. Câu 17: Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí của cá nhân, điều quan trọng nhất là: a. Tổ chức cho cá nhân tiến hành các hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp. b. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú. c. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn. d. Cá nhân tự tổ chức quá trình tiếp nhận các tác động của môi trường sống để hình thành cho mình các phẩm chất tâm lí mong muốn. Câu 18: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là: a. bẩm sinh di truyền. b. môi trường. c. hoạt động và giao tiếp. d. Cả a và b. Câu 19: Trong tâm lí học, hoạt động là: a. phương thức tồn tại của con người trong thế giới. b. sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thoả mãn 7 các nhu cầu của cá nhân. c. mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. d. điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân. Câu 20: Động cơ của hoạt động là: a. đối tượng của hoạt động. b. cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể. c. khách thể của hoạt động. d. bản thân quá trình hoạt động. Câu 21: Đối tượng của hoạt động: a. có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động. b. có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động. c. được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động. d. là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân. Câu 22: Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp? a. Em bé đang ngắm cảnh đẹp thiên nhiên. b. Con khỉ gọi bầy. c. Em bé vuốt ve, trò chuyện với chú mèo. d. Cô giáo giảng bài. Câu hỏi ghép đôi Câu 1: Hãy ghép các thuật ngữ (cột I) tương ứng với các nội dung cơ bản của nó (cột II). Cột I 1. Giải phẫu sinh lí của Cột II a. Những yếu tố của cơ thể được hình thành do sự biến đổi của các yếu tố di truyền dưới tác động của 8 cá thể. 2. Di truyền. 3. Tư chất. 4. Bẩm sinh. môi trường sống. b. Những đặc điểm giải phẫu và các chức năng tâm - sinh lí mà cá thể đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định, dưới tác động của môi trường sống và hoạt động. c. Sự kế thừa của cơ thể sống từ các thế hệ trước, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới các đặc điểm giống nhau về mặt sinh vật và các đáp ứng với môi trường theo cơ chế có sẵn. d. Các yếu tố giải phẫu và các chức năng tâm - sinh lí của cá thể có được từ khi mới sinh. e. Các yếu tố của cơ thể do di truyền và các yếu tố tự tạo nên trong đời sống cá thể của sinh vật. Câu 2: Hãy ghép các nội dung (cột II) tương ứng với tên các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao (cột I). Cột I 1. Quy luật lan toả và tập trung. 2. Quy luật cảm ứng qua lại. 3. Quy luật về sự phụ thuộc vào cường độ kích thích. 4. Quy luật hoạt động theo hệ thống. Cột II a. Trong những điều kiện ổn định thì các tác động nối tiếp nhau theo trật tự nhất định vào trong não sẽ hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiện theo một trật tự nhất định. b. ở vỏ não bình thường, sự phản ứng phụ thuộc vào độ mạnh yếu của các kích thích tác động. Kích thích có cường độ lớn gây ra phản ứng mạnh và ngược lại. c. Cường độ kích thích càng mạnh thì hưng phấn hay ức chế tại một điểm nào đó trong hệ thần kinh càng mạnh d. Hưng phấn hay ức chế ở một điểm trong hệ thần kinh có thể lan sang các điểm khác, sau đó lại tập trung về điểm ban đầu. e. Hưng phấn hay ức chế tại một điểm trong hệ thần kinh có thể gây ức chế hay hưng phấn 9 tại điểm khác và tại điểm đó ngay sau khi kết thúc hưng phấn hay ức chế đó. Câu 3: Hãy ghép các lứa tuổi (cột I) tương ứng với các dạng hoạt động chủ đạo (cột II). Cột I 1. Tuổi sơ sinh. 2. Tuổi mẫu giáo. 3. Tuổi nhi đồng. 4. Tuổi trưởng thành. Cột II a. Hoạt động vui chơi. b. Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn. c. Hoạt động lao động và hoạt động xã hội. d. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật. e. Hoạt động học tập. Câu 4: Hãy ghép các định nghĩa (cột I) tương ứng với thuật ngữ đúng của nó (cột II). Cột I 1. Hoạt động. 2. Hành động. 3. Thao tác. Cột II a. Là quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng bằng các phương tiện nhất định. b. Là quá trình chủ thể thực hiện mục đích bằng một phương tiện nhất định. c. Là quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng mà chủ thể thấy cần phải đạt được nó trên con đường hiện thực hoá động cơ. d. Là quá trình chủ thể hướng đến đối tượng nhằm thoả mãn nhu cầu. Là quá trình hiện thực hoá động cơ. Câu 5: Hãy ghép các chức năng của giao tiếp (cột I) với sự kiện tương ứng thể hiện nó (cột II). Cột I 1. Chức năng nhận thức. 2. Chức năng cảm Cột II a. Buổi nói chuyện của thầy trưởng khoa hôm sinh viên mới nhập trường, đã để lại trong tâm trí Hoàng ấn tượng sâu sắc. b. Trong buổi tiếp xúc với thầy trưởng khoa, Hoàng đã hỏi thầy nhiều điều về trường đại học mà Hoàng đang cần biết. 10 [...]... lẻ b Phản ánh tâm lí c Khả năng đáp ứng lại d Có xương sống e Không xương sống f Phát triển tâm lí g Chịu sự tác động h Tổ hợp các kích thích a Hành vi tự tạo e Hành vi bẩm của cá thể sinh b Có điều kiện f Phản ánh tâm lí c Không điều g Khả năng đáp kiện ứng d Phản xạ tự tạo h Cơ thể và nhu cầu cơ thể Câu 5: Một quá trình (1)… nào đó tạo ra trong não một hình ảnh tâm lí Nhờ (2) hình ảnh tâm lí đó được... hoá - xã hội Trong đó hoạt động tâm lí của con người chịu chi phối của (3), yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lí người a Kinh tế e Tự nhiên b Xã hội f Bản chất c Môi g Đời sống trường h Tâm lí d Giáo dục 13 Câu 7: Hoạt động bao gồm hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau Đó là quá trình (1) và quá trình (2) Thông qua hai quá trình này, tâm lí của con người được (3) trong... hội d Kinh nghiệm hội h Từng cá nhân xã hội – lịch sử 15 Chương 3 Sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức Câu hỏi đúng - sai Câu 1: Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí về phương diện loài là tính chịu kích thích Đúng Sai Câu 2: Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại tác động của ngoại giới ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại phát triển của cơ thể Đúng Sai Câu 3: Sự phát triển tâm lí về... quá trình biến đổi liên tục về số lượng các hiện tượng tâm lí trong đời sống cá thể đó Đúng Sai Câu 4: Một học sinh bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn cố tình đi học muộn, đó là một hành vi vô ý thức Đúng Sai Câu 5: Chú ý là hiện tượng tâm lí không tồn tại độc lập mà luôn đi kèm theo một hoạt động tâm lí khác (và lấy đối tượng của hoạt động tâm lí này làm đối tượng của nó) Đúng Sai Câu 6: Sức... và phát triển tâm lí định người Nó là cơ sở (2) của hiện tượng tâm lí, với những đặc điểm giải b Tiền đề phẫu sinh lí của hệ thần kinh Đặc c Chủ đạo biệt, (3) là yếu tố tạo nên sự khác biệt về đặc điểm giác quan của hệ thần d Vật chất kinh cũng như năng lực hoạt động khác nhau của con người Câu 2: Tâm lí là (1) của não Khi nảy sinh trên não, cùng với quá trình (2) của não, hiện tượng tâm lí thực hiện... Hành động e Phản ánh tâm lí f Ngôn ngữ g Nhận thức h Nhận thức của nhận thức 27 Câu 6: ý thức là một chỉnh thể mang lại chất lượng mới trong phản ánh tâm lí của con người Nó bao gồm ba thành phần (3 mặt) liên kết, thống nhất với nhau: mặt (1) , mặt (2) , mặt (3) Câu 7: Về phương diện phát triển loài, mầm mống đầu tiên của tâm lí là tính (1)… của sinh vật Theo mức độ phản ánh, tâm lí đã phát triển... (2) Thông qua hai quá trình này, tâm lí của con người được (3) trong hoạt động a Đối tượng hoá b Sinh lí thần và hình kinh thành c Tâm lí f Kích thích d Hình thành g Chủ thể hoá và phát triển Câu 8: Giao tiếp là sự (1) tâm lí a Thông tin giữa người với người, thông b Tâm lí qua đó con người trao đổi với c Cảm xúc nhau về (2) , về (3) , tri giác lẫn nhau và tác động qua d Chi phối lại với nhau Câu... Trong tâm lí học, những quan điểm nào về vô thức là đúng? a Vô thức không điều khiển hành vi con người b Vô thức không phải là đối tượng nghiên cứu của tâm lí học 20 c Vô thức chỉ có ở động vật và quyết định đời sống động vật d Vô thức vẫn tham gia chi phối hành vi con người Câu 14: Về phương diện loài, động vật ở thời kì tri giác thì: a không có cảm giác và tư duy b chỉ có tri giác c sự phát triển tâm. .. luôn thúc đẩy con người hoạt động để tạo d Mục đích nên những (3) tâm lí mới với những năng lực mới 14 e Bộc lộ h Phản ứng e ảnh hưởng f Quan hệ g Tiếp xúc h Kết hợp e Cấu tạo f Cá nhân g Kết quả h Sản phẩm Câu 10: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lí người có nguồn gốc từ (1) được chuyển vào trong (2) , là (3) chuyển thành kinh nghiệm cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo... Đời sống Câu 3: Phản xạ gồm ba khâu Khâu đầu là quá trình nhận kích thích bên ngoài, biến thành (1) theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não Khâu giữa là quá trình thần kinh trên não, xử lí thông tin, tạo ra (2) tâm lí Khâu kết thúc dẫn truyền hưng phấn từ trung ương theo đường li tâm, gây nên (3) của cơ thể 12 a ức chế e Xuất hiện b Nảy sinh f Hoạt c Cảm giác động d Thuộc g Phản ứng tính h Hưng phấn . nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người Câu hỏi đúng - sai Câu 1: Não người là cơ sở vật chất, là nơi diễn ra các hoạt động tâm lí. Đúng Sai Câu 2: Mọi hiện tượng tâm lí người đều có cơ sở sinh. giới khách quan tạo nên tâm lí, ý thức và nhân cách. Đúng Sai Câu 7: Tâm lí, nhân cách của chủ thể được hình thành và phát triển trong hoạt động. Đúng Sai Câu 8: Tâm lí, nhân cách của chủ. trình sinh lí và tâm lí thường song song diễn ra trong não bộ, chúng không phụ thuộc vào nhau, tâm lí được coi là hiện tượng phụ. Đúng Sai Câu 12: Khi nảy sinh trên não, hiện tượng tâm lí thực hiện

Ngày đăng: 22/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan