0
Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Về quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.DOC (Trang 27 -33 )

IV. Định hướng và giải pháp triển khai thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong tương la

2. Định hướng triển khai thực hiện

2.2. Về quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ BHTN phải được quản lý thống nhất dân chủ, công khai và hạch toán độc lập.

Do quỹ BHTN được hình thành từ sư đóng góp của ba bên tham gia là: người sử dụng lao động, người lao động, và nhà nước, nên hoạt động của quỹ phải dựa trên nguyên tắc thống nhất dân chủ, công khai và hạch toán độc lập. Quỹ BHTN do một cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương theo chế độ tài chính của nhà nước. Quỹ được hạch toán thành từng mục riêng. Hoạt động của quỹ BHTN có sự kiểm tra giám sát của đại diện các bên tham gia BHTN. Quỹ BHTN được quyết toán hằng năm và thông báo định kỳ về tính hình thực hiện BHTN đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý trên.

Mức đóng góp phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, không là gánh nặng đối với doanh nghiệp và người lao động. Tỷ lệ đóng góp phải tính toán phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng đến cuộc sông của người lao

động nhưng cũng ít ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để doanh nghiệp còn có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Mức đóng góp này thường quy định bằng tỷ lệ % tiền lương của người lao động. Do vậy, các quy định về tiền lương tối thiểu, định mức, đơn giá tiền lương, thang bảng lương khi xây dựng phải đảm bảo tính đên yếu tố này.

Do vậy, quỹ BHTN là một quỹ tài chính độc lập, tự thu tự chi. Sau khi thành lập quỹ phải độc lập với ngân sách nhà nước để chủ động giải quyết vấn đề thất nghiệp không được sử dụng quỹ này để giải quyết các vấn đề xã hội khác.

2.3.Về quản lý Nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp

Cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với quá trình thực hiện chính sách BHTN. Do đây là một chế độ trong chính sách BHXH nhưng loại hình này có một số đặc thù riêng, khác với những chế độ khác trong chính sách BHXH, trong đó nổi bật là:

Dự báo đối tượng của BHTN khó khăn hơn đối với những chế độ BHXH khác (chế độ hưu chí) vì dự báo thất nghiệp có nhiều yếu tố tác động như sự dịch chuyển lao động trong cơ chế thị trường (một người lao động hôm nay có thể có việc làm nhưng ngày mai bị thất nghiệp), do thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ…Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tính luân chuyển lớn do các doanh nghiệp thiếu tính bền vững ổn định hoặc do người lao động, nhất là lao động nhập cư thường hay thay đổi nơi làm việc và nơi cư trú.

Sự chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu trong thị trường lao động hiện nay, dẫn đến việc tìm kiếm việc làm đối với đối tượng mất việc làm là điều không dễ.

Lao động hiện đang làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, nên việc quản lý đối tượng tham gia BHTN là khó khăn hơn. Bởi vì, đa số

nhỏ, ý thức chấp hành luật pháp của chủ quản lý sử dụng lao động còn hạn chế. Bộ máy quản lý BHTN với số lượng người hạn chế nên không thể bao quát hết các doanh nghiệp này.

Bảo hiểm thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến việc làm, nhưng ở nước ta hiện nay cơ quan này hoạt động chưa hiệu quả.

Do vậy, cần vai trò của nhà nước trong việc thống nhất quản lý BHTN trước hết ở việc Nhà nước trực tiếp ban hành các quy định pháp luật, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chế độ và xử lý thật nghiêm các vi phạm.

3. Giải pháp

Từ những định hướng ở trên, triển khai BHTN theo các giải pháp sau:

Một là, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành chương V luật BHXH về BHTN. Những nội dung cần tập trung hướng dẫn gồm: Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, tham gia BHTN, cơ chế hình thành và sử dụng quỹ BHTN; quản lý BHTN; chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý quỹ BHTN; mối quan hệ giữa cơ quan BHTN với hệ thống dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Hai là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhân thức cho người lao động và người sử dụng lao động về chế độ BHTN. Đây là một điều kiện rất quan trọng để BHTN được thực hiện ở Việt Nam. Do đó chúng ta cần quan tâm đến vấn đề này, nhất là trong điều kiện lao động nước ta có hiểu biết rất hạn chế về bảo hiểm nói chung mỗi loại hình bảo hiểm mới như BHTN nói riêng. Bởi vậy, cần tuyên truyền sâu rộng về xu thế ngày càng gia tăng của thất nghiệp. Không những thế cần tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ mục đích ý nghĩa của BHTN, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHTN, để họ hiểu và thấy rõ lợi ích của chế độ BHTN trong hệ thống an sinh xã hội, từ đó tự giác tham gia.

Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan BHTN với dạy nghề giới thiệu việc làm, kiện toàn hệ thống dạy nghề và giới thiệu việc làm để

có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu học nghề và giới thiệu việc làm của người lao động. Các trung tâm giới thiệu việc làm có vai trò to lớn đới với chế độ BHTN. Tính đến 01/01/2007 cả nước đã có 148 trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động, giai đoạn 1990 -2006 các trung tâm đã tư vấn cho ba triệu lượt người; Giới thiệu việc làm và cung cấp thông tin thị trường lao động cho khoảng 1 triệu đối tượng có nhu cầu; Đào tạo nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm cho khoảng 1,8 triệu người lao động. Đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển thị trường lao động như tổ chức hội trợ việc làm, ngày hội tuyển dụng, ngày hội việc làm và đang tổ chức các sàn giao dịch việc làm.

Đây là một trong những giải pháp quan trọng cho các cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện có hiệu quả mục tiêu của chính sách BHTN là sớm đưa người lao động trở lại làm việc.

Bốn là, mở rộng và phát triển thị trường lao động trong nước và ngoài nước để tạo điều kiện cho lao động thất nghiệp có cơ hội tìm được việc làm mới trong nước và đi làm việc ở nước ngoài.Trong những năm gân đây công tác xuất khẩu lao động cũng phát triển mạnh, năm 2006 nước có 78.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đưa tổng số người lao động và chuyên gia đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài lên tới 400.000 người. Hàng năm chuyển về gia đình khoảng 1.6 tỷ USD góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội. Do đó cơ quan thực hiện chính sách BHTN cần quản lý chặt chẽ số lượng, tuổi đời, cơ cấu trình độ, giới tính, trình độ ngoại ngữ của lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để kịp thời giới thiệu thông tin cho cơ quan cho cơ quan giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động biết, gắn chặt cung với cầu lao động đối với đối tượng này.

Tóm lại, nước ta trong bối cảnh hiện nay thất nghiệp đang ở mức cao đặc biệt là khu vực thành thị và khu vực làm công ăn lương vì vậy triển

khai thực hiện BHTN sẽ đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, trước rủi ro thât nghiệp giúp họ yên tâm sản xuất. Đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội, thể hiện vai trò của nhà nước đối với người lao động.

Kết luận

Mặc dù hiện nay nước ta chưa triển khai Bảo hiểm thất nghiệp, song nhiều năm vừa qua Nhà nước, Ngành lao động – thương binh và xã hội đã có nhiều đề án và đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này để chuẩn bị triển khai trong những năm sắp tới. Đây là vấn đề bức xúc và tất yếu, là trách nhiệm của cả Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động . Để triển khai BHTN, phải xây dựng được chính sách hay pháp lệnh về BHTN, tạo hành lang pháp lý và quá trình tổ chức thực hiện . Đây là công việc khá mới mẻ và sẽ có nhiều vấn đề phải đặt ra như: Nhận dạng thất nghiệp, xác định rõ điều kiện hưởng, mức đóng góp để hình thành quỹ mức trợ cấp, thời gian hưởng trợ cấp và ngay cả vấn đề tổ chức BHTN sao cho phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội nước ta. Hy vọng BHTN sẽ sớm được triển khai ở Việt Nam góp phần giải quyết căn bệnh cố hữu do cơ chế thị trường đẻ ra đó là thất nghiệp .

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.DOC (Trang 27 -33 )

×