Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích

Một phần của tài liệu trắc nghiệm tâm lý doc (Trang 130 - 175)

Biểu hiện: Độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích tác động trong phạm vi con người có thể phản ứng lại được.

Câu 9:

– Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và về phía con người.

Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau:

– Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hoá, trong đó chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động. Nói cách khác, tâm lí người được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm. Quá trình này còn được gọi là quá trình xuất tâm.

– Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hoá, trong đó chủ thể chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo ra tâm lí, ý thức, nhân cách bằng cách chiếm lĩnh thế giới. Quá trình này còn gọi là quá trình nhập tâm.

Hoạt động có những đặc điểm sau: – Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng.

Đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh.

thực hiện, chủ thể hoạt động có thể là một hoặc nhiều người. – Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích: mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ thể.

– Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Con người gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lí ở trong đầu, qua việc sử dụng công cụ lao động và phương tiện ngôn ngữ. Nói cách khác, hình ảnh tâm lí ở trong đầu chủ thể, công cụ lao động, ngôn ngữ giữ chức năng làm trung gian giữa chủ thể và khách thể tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.

Câu 10:

– Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của hoạt động đó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách trẻ em ở một giai đoạn phát triển nhất định.

– Hoạt động chủ đạo là hoạt động có tác dụng quyết định nhất đối với sự hình thành những nét tâm lí căn bản và đặc trưng cho giai đoạn hoặc thời kì lứa tuổi, đồng thời quy định tính chất của các hoạt động khác trong cùng giai đoạn.

– Hoạt động chủ đạo có các đặc điểm sau:

– Là hoạt động đầu tiên trong đời sống cá thể được nảy sinh, hình thành và phát triển.

+ Khi đã nảy sinh, hình thành và phát triển thì không tự thủ tiêu mà tiếp tục tồn tại mãi.

+ Hoạt động chủ đạo sẽ mang lại thành tựu mới cho một lứa tuổi.

Dấu hiệu cơ bản nhất để xem xét một hoạt động có phải là hoạt động chủ đạo hay không chính là xem xét hoạt động đó có

vai trò chủ yếu gây ra sự thay đổi về tâm lí trong giai đoạn đó không?

Ví dụ: Hoạt động học ở tuổi Tiểu học là hoạt động chủ đạo, hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành hệ thống tri thức, phương pháp lĩnh hội tri thức, sự phát triển trí tuệ...

Hoạt động chủ đạo theo các giai đoạn lứa tuổi:

Giai đoạn sơ sinh (0 – 12 tháng): Hoạt động chủ đạo là hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn và trước hết là với mẹ.

Giai đoạn ấu nhi hay tuổi vườn trẻ (1 – 3 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, đối tượng do loài người tạo ra.

Giai đoạn tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi): Hoạt động chủ đạo là hoạt động trò chơi sắm vai theo chủ đề.

Giai đoạn tuổi học sinh Tiểu học: Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.

Giai đoạn tuổi thiếu niên, học sinh Trung học cơ sở: Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.

Giai đoạn tuổi thanh niên: Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập và hoạt động xã hội

Câu 11:

– Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

Nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.

– Mối quan hệ giữa con người với con người có thể xảy ra các hình thức khác nhau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.

+ Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng... – Các chức năng của giao tiếp:

+ Chức năng thông tin: Qua giao tiếp con người truyền đạt tri thức, kinh nghiệm cho nhau.

+ Chức năng cảm xúc: Giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người.

+ Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau. + Chức năng điều chỉnh hành vi.

+ Chức năng phối hợp hoạt động.

Câu 12:

– ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

Có thể ví ý thức như “cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (hình ảnh tâm lí) do “cặp mắt thứ nhất” (cảm giác, tri giác, tư duy...) mang lại.

Cấu trúc của ý thức: gồm 3 thành phần. a. Mặt nhận thức:

Nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức.

Nhận thức lí tính mang lại những hình ảnh khái quát bản chất về thực tại khách quan và các mối liên hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.

b. Mặt thái độ của ý thức:

ý thức luôn thể hiện thái độ của con người với thế giới khách quan như thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá, thái độ lựa chọn. Thái độ được hình thành trên cơ sở nhận thức thế giới.

c. Mặt năng động của ý thức:

điều khiển, điều chỉnh hoạt động nhằm thích nghi và cải tạo thế giới khách quan, đồng thời hiểu biết và cải tạo bản thân.

Câu 13:

1. ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân.

Hoạt động đòi hỏi con người phải nhận thức được nhiệm vụ, các phương thức, điều kiện và kết quả hành động. Ngược lại, cá nhân đem vốn hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực... của mình thể hiện trong quá trình làm ra sản phẩm. Qua hoạt động, cá nhân nhận thức được chính bản thân mình, từ đó có khả năng tự đánh giá điều khiển, điều chỉnh hành vi.

2. ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội.

Trong giao tiếp, cá nhân truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên cơ sở nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Chính nhờ sự giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về người khác và về bản thân mình.

3. ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội.

Thông qua các hình thức hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, dạy học và giao tiếp xã hội, cá nhân tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức cá nhân.

4. ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân.

Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, cá nhân hình thành ý thức về bản thân (ý thức bản ngã – tự ý thức), từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục – tự hoàn thiện mình theo yêu cầu

của xã hội.

Câu 14:

– Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh, tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

– Các thuộc tính cơ bản của chú ý:

+ Sức tập trung của chú ý là khả năng chú ý một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự bền vững của chú ý là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động.

+ Sự phân phối chú ý là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định.

+ Sự di chuyển chú ý là khả năng chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động.

Câu 15:

– Chú ý sau chủ định là loại chú ý vốn là chú ý có chủ định, nhưng sau đó do hứng thú với hoạt động mà chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.

– Xuất phát là chú ý có chủ định, loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Vì vậy nó không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích:

+ Độ mới là của vật kích thích. + Cường độ kích thích.

+ Sự trái ngược giữa vật kích thích và bối cảnh...

– Loại chú ý này không đòi hỏi sự sự căng thẳng của ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức khoái cảm, đem lại hiệu quả cao của chú ý. Vì vậy đây là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người.

Câu 16:

* Nêu định nghĩa của cảm giác và tri giác:

– Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

– Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.

* Điểm giống:

– Là quá trình tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ ràng.

– Chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

– Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. – Đều có ở động vật và con người.

* Điểm khác:

– Cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng còn tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Do đó có thể gọi được tên sự vật, xếp chúng vào một nhóm, một loại nào đó.

– Cảm giác là mức độ đầu tiên của hoạt động nhận thức cảm tính, tri giác là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.

Vì tất cả những đặc điểm nêu trên, cảm giác và tri giác được xếp là hai mức độ của nhận thức cảm tính.

Câu 17:

* Vai trò của cảm giác:

– Là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh.

– Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn, là ‘‘viên gạch xây nên toà lâu đài nhận thức”.

– Là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường.

– Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với người khuyết tật.

* Vai trò của tri giác:

– Là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là người trưởng thành.

– Là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng điều chỉnh các hành động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Đặc biệt, hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là quan sát làm cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật.

Kết luận sư phạm: Với vị trí và tầm quan trọng của nó, nhà

giáo dục cần giúp trẻ có được những cảm giác, những hình ảnh chân thực thuộc về sự vật có trong hiện thực khách quan.

Câu 18: Các quy luật cơ bản của cảm giác:

1. Quy luật ngưỡng cảm giác:

– Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.

– Cảm giác có hai ngưỡng:

+ Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác.

+ Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây được cảm giác.

được trong đó có vùng cảm giác tốt nhất.

– Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ và tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt sự khác nhau giữa chúng thì gọi là ngưỡng sai biệt.

– Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và với độ nhạy cảm sai biệt.

2. Quy luật thích ứng của cảm giác:

– Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm và ngược lại.

– Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng khác nhau. Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao, cảm giác đau hầu như không thích ứng.

– Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do hoạt động và rèn luyện.

3. Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác:

– Các cảm giác không tồn tại độc lập, mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự tác động này các cảm giác làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và diễn ra theo quy luật:

– Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại.

– Sự tác động này có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại.

– Cơ sở sinh lí của quy luật là các mối liên hệ trên vỏ não của các cơ quan phân tích và quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế trên vỏ não.

Kết luận sư phạm

+ Mọi tác động trong dạy học và trong giáo dục phải đủ ngưỡng thì mới mang lại hiệu quả giáo dục.

thanh... cũng cần phải được nghiên cứu sao cho phù hợp với từng độ tuổi học sinh, tránh hiện tượng trẻ phải thích ứng với điều kiện thiếu ánh sáng dễ đến cận thị học đường.

+ Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh không bị huỷ hoại, những yêu cầu trong ngôn ngữ của người thầy giáo và vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan cũng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng...

Câu 19:

1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác:

– Hình ảnh trực quan mà tri giác mang lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định nào đó trong hiện thực khách quan.

– Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng, nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.

– Tính đối tượng của tri giác được hình thành trong quá trình phát triển cá thể gắn liền với những hành động thực tiễn đầu tiên của trẻ: hành động mang tính chất có đối tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức hiệu quả hơn. 2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:

– Tri giác thực chất là một quá trình lựa chọn tích cực: Khi ta tri giác một đối tượng nào đó là có nghĩa là ta đã tách đối tượng tri

Một phần của tài liệu trắc nghiệm tâm lý doc (Trang 130 - 175)