Mục tiêu cần đạt - Hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.. + Bài thơ là tiêu biểu cho phong
Trang 1TIẾT 46-47 : ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu)
A Mục tiêu cần đạt
- Hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ
- Hs nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm
cô đọng, giàu ý nghĩa biểu tượng
- Giúp hs rèn năng lực cảm thụ VH và phân tích các chi tiết NT, các hình ảnh trong tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng
B Chuẩn bị
- Tập thơ “Đầu súng trăng treo”
- Ảnh chân dung Chính Hữu
- Bài hát “Đồng chí”
D Tiến trình các hoạt động dạy học
1 Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của hs
2 Giới thiệu bài : Cho hs xem chân dung tác giả Chính Hữu và tập thơ “Đầu súng trăng treo” Gv giới thiệu : Chính Hữu là nhà thơ chiến sĩ, tên tuổi của ông gắn với tập thơ “Đầu treo” Nhan đề của tập thơ lấy từ câu cuối của một bài thơ rất hay viết về người lính Chúng ta hãy nghe tác giả kể về kỷ niệm nhỏ khi viết bài thơ “Vào cuối năm 1947 tôi đã làm bài thơ Đ/c”
3 Bài mới
Trang 2Hoạt động GV - học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
? Dựa vào chú giải trong sgk,
giới thiệu đôi nét về tác giả
→ Gv chốt
? Trình bày ~ hiểu biết của
em về bài thơ?
- Trích trong tập “Đầu súng
trăng treo”
- Sáng tác 1948 sau khi tác
giả tham gia chiến dịch VB
(thu đông 1947)
- Cảm hứng thơ hướng về
chất thực của đs kháng chiến
+ Gv đọc nhận xét yêu cầu
đọc : nhịp hơi chậm, diễn tả
cảm xúc lắng lại dồn nén,
I Tìm hiểu chung
1 Tác giả
- Vừa là thi sĩ, vừa là chiến sĩ
- Là nhà thơ quân đội
- Ông hầu như viết về người lính và chiến tranh
- Thơ ông thể hiện cảm xúc dồn nén, ng2, h/ảnh chọn lọc hàm súc
2 Bài thơ
+ Được viết với mục đích: “ Tặng đồng đội, tặng những người bạn nông dân của tôi”
=> Thể hiện t/cảm tha thiết sâu sắc của tác giả với đồng đội
=> Bài thơ đã đánh dấu một bước chuyển trong sáng tác của CH: Từ cảm hứng lãng mạn sang cảm hứng hiện thực điều đó cũng thể hiện khuynh hướng chung của thơ ca: Khai thác cái đẹp, chất thơ từ cái bình dị, đời thường
+ Bài thơ là tiêu biểu cho phong cách thơ CH: Hàm súc, dồn nén về cảm xúc, giàu hình ảnh => Là một trong những nét tiêu biểu nhất viết về người lính chống pháp
+ PTBĐ: Biểu cảm xen miêu tả
Trang 3nhấn vào cấu trúc tương ứng
? Nhân vật trữ tình?
? Tìm hiểu mạch cảm xúc và
kết cấu của bài thơ ?
Phân tích theo mạch cảm xúc
Hs đọc đoạn 1
Hoạt động 2
? Sáu dòng thơ đầu cho ta
thấy tình đ/c được hình thành
trên cơ sở nào ?
+Thể thơ: tự do, rất linh hoạt trong việc tổ chức các dòng thơ
và nhịp điệu
- Mạch cảm xúc : thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đ/c đồng đội
+ Nhân vật trữ tình: Người lính.( Tự nhận thức, tự bộc lộ về
bản thân, về tình đồng đội của mình)
* Bố cục: 3 phần: - 7 câu đầu.( Cơ sở của tình đc)
- 10 câu tiếp ( Những biểu hiện của tình đc)
- 3 câu cuối ( Vẻ đẹp của tình đc)
* Ngôn ngữ : Giản dị giống như lời nói thường của người nông
dân hồi đầu kháng chiến Hầu như không sử dụng các biện pháp
tu từ nhưng vẫn rất giàu hình ảnh và biểu cảm
II Phân tích
1 7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí
GV: Tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ, chỉ mới đi vào thơ ca từ những năm tháng chống pháp gian khổ Và tình cảm ấy không dễ gì mà có được
+ Vốn ban đầu, họ là những người xa lạ, ở nhiều phương trời khác nhau và chưa một lần gặp mặt Giờ đây, cuộc kháng chiến của dân tộc đã khiến họ gặp nhau và trở thành thân thiết, rồi trở
Trang 4? Cách thể hiện có gì đặc sắc?
?
thành đồng chí Vì giữa họ có nhiều điểm chung:
* Cùng chung hoàn cảnh xuất thân: Đều là những người nông
dân đến từ những miền quê nghèo khó, lam lũ Họ vốn quen với cuốc cày hơn là khói lửa, binh đao
* Cùng chung nhiệm vụ “ Súng bên súng”, chung lý tưởng “
Đầu sát bên đầu” => Họ cầm súng để bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên
=> nhiệm vụ cao cả đã gắn kết “anh” và “ Tôi” trong một đội ngũ để trở thành đồng chí, đồng đội thân thiết Sự gặp gỡ của họ
là tự nhiên, là tất yếu, do cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc tạo ra
* Cùng chung những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của những tháng năm chống pháp: Những “Đêm rét chung chăn”
đã tạo nên tình tri kỷ, đồng cảm, thân thiết với nhau đến tận cùng
GV: Tình đồng chí tuy là một khái niệm hết sức mới mẻ, nhưng
nó không hề xa lạ với mọi người Vì nó là sự kết tinh của tình giai cấp, tình bạn, tình người tri kỷ mà cốt lõi của nó là tình yêu nước ( (Tình cảm truyền thống của con người VN)
Tình cảm ấy được hình thành trên cơ sở đồng cảnh, đồng lòng
Trang 5? Câu thơ thứ bẩy có gì đặc
biệt ? Sự đặc biệt ấy gợi cho
em cảm nghĩ gì ?
* Thảo luận nhóm 4 hs : 2/
*Dặn dò: -Đọc thuộc thơ
- Soạn tiêp tiết 47-48
-
Chuyển tiết 47
cho nên rất sắt son, bền chặt
* Nghệ thuật: + Sử dụng rất linh hoạt các thành ngữ dân gian
quen thuộc
+ Một loạt các câu thơ sóng đôi diễn tả sự tương đồng
+ các đại từ “ anh, tôi” được sử dụng rất linh hoạt: Khi thì tách
ra, khi thì nhập lại, cũng có khi không còn là Anh, tôi , những
cá nhân riêng lẻ nữa mà đã trở thành những “đôi tri kỷ”, “ Đồng
chí” => cách diễn đạt rất hay về quá trình gặp gỡ để trở thành thân thiết, gắn bó của những người lính
+ Sức nặng tư tưởng dồn tụ vào dòng thơ thứ 7 : Dòng thơ
ngắn gọn, chỉ có 2 tiếng tạo thành một câu cảm thán đặc biệt
=> Câu thơ vang lên ngắn gọn như một nhận thức, một khám phá, một khẳng định về tình đồng chí thiêng liêng Câu thơ chất chứa, dồn nén yêu thương, tự hào , biết ơn khi nhà thơ đã nhận thức được bản chất cốt lõi của tình đồng chí
Câu thơ khép lại ý đoạn thơ trên, đồng thời mở ra một chân trời cảm xúc mới của nhà thơ ở đoạn thơ sau
-
Trang 6Hoạt động 3
? Theo em, những biểu hiện
đó đã được tác giả thể hiện
ntn? Em nghĩ gì về những
biểu hiện đó?
? Để diễn tả sự sẻ chia đó,
nhà thơ đã sử dụng những
biện pháp nghệ thuật gì
2 10 câu thơ tiếp theo: Những biểu hiện của tình đồng chí
GV: Đây là những dòng thơ triển khai cụ thể ý thơ của câu thơ 7:
+ Sự đồng cảm với nỗi lòng của nhau: Cùng ra đi vì nghĩa lớn,
để lại sau lưng một gia cảnh đầy ắp khó khăn “ Ruộng nương gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
+ Tình cảm hậu phương và tiền tuyến luôn luôn gắn bó “ Giếng
nước gốc đa” ( Hình ảnh hoán dụ chỉ quê hương) => Người lính ra trận luôn luôn nhớ về quê hương => Đó là những tình cảm riêng tư của anh và tôi nhưng cũng là tình cảm chung của cả một thế hệ người lính chống pháp
+ Cùng nhau chịu đựng, sẻ chia bao gian lao, thiếu thốn của cuộc đời chiến sĩ: những cơn sốt rét nghiệt ngã; những thiếu thốn trăm bề của quân đội ta lúc bấy giờ “áo rách, quần vá, chân không giày” ( Là những gian khổ rất thực, không hề khoa
trương, cường điệu) + Truyền cho nhau tình thương, cho nhau sức mạnh để đứng vững và chiến thắng gian lao
+ Đồng cảm, sẻ chia cả về vật chất lẫn tinh thần ( để diễn tả sự
sẻ chia này, nhà thơ đã dùng những hình ảnh đặc tả, biện pháp
Trang 7? Em cảm nhận ntn về dòng
thơ thứ 10?
? Cảm nhận của em như thế
nào khi được chứng kiến
những biểu hiện của tình
đồng chí?
? Em cảm nhận ntn khi đọc 3
liệt kê để khắc hoạ cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người chiến sĩ Biện pháp đối ngẫu để đồng nhất và bổ sung; Nhịp thơ
cứ ngắn dần để diễn tả gian khổ mỗi lúc một thêm chồng chất,
bộn bề; 2 đại từ anh và tôi vẫn tiếp tục khi tách, khi nhập càng
góp phần tô đậm hơn sự gắn bó, sẻ chia ấm áp
+ Dòng thơ thứ 10 đột nhiên trải dài ra như sự vỡ oà của cảm
xúc Cụm từ “ tay nắm lấy bàn tay” diễn tả cái nắm tay quấn quýt, thân ái như không muốn rời ra Cái nắm tay như muốn đưa tình thương dâng đến mênh mông, dài đến vô tận đó chính
là sự cảm thông, chia sẻ, động viên, tin tưởng lẫn nhau Đó cũng là cách thể hiện tình cảm rất riêng và đầy ý nghĩa của người lính: Một cái bắt tay thay cho bao nhiêu lời nói, cho nhau bao nhiêu tình thương Dường như nhà thơ cũng không ngăn nổi niềm xúc động trào dâng khi đón nhận và chứng kiến cái bắt tay đầy tình mến thương của người đồng đội
=> Biểu hiện của tình đồng chí trong cuộc sống sinh hoạt của người chiến sĩ thật cụ thể, giản dị Những biểu hiện đó tuy thuộc phạm trù tinh thần nhưng nó đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn, giúp người lính đứng vững và chiến thắng gian lao
Trang 8câu thơ cuối?
? Để diễn tả điều này, nhà thơ
đã có cách thể hiện ntn?
?Cảm nhận về nghệ thuật qua
hình ảnh này?
? Theo em, tại sao nói đây là
hình ảnh thơ chân thực?
3 3 câu thơ cuối
GV:Là một bức chạm khắc hình tượng người lính và tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng bằng thơ ca:
+ Khắc hoạ rất chân thực hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của người chiến sĩ trong một thời gian và không gian
vô cùng khắc nghiệt “ “Đêm nay rừng hoang sương muối” ( GV diễn giảng)
+ Người lính sống trong thời khắc căng thẳng nhất với nhiệm
vụ vô cùng nặng nề: “ Chờ giặc tới’ Họ đang chuẩn bị bước vào một trận đánh không thể tránh khỏi những tổn thất, mất mát, hi sinh Nhưng trong hoàn cảnh đó, người lính vẫn kề vai, sát cánh bên nhau trong một đội ngũ đồng lòng, nhất trí, tự tin
* Nhà thơ không dùng các đại từ anh và tôi nữa => để diễn tả
sự hoà hợp thành một khối gắn bó không thể tách rời của người chiến sĩ
=> Trong hoàn cảnh gian khổ, khốc liệt ấy, ta bất ngờ nhận ra
tâm hồn người lính vẫn chan chứa chất thơ “ đầu súng trăng
treo”=> Hình ảnh thơ được cấu trúc sóng đôi, đối lập, giàu tính tạo hình Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa giàu ý nghĩa biểu trưng, vừa hiện thực, vừa lãng mạn, bay bổng
Trang 9? H.a thơ có gợi em liên
tưởng đến điều gì không?
? Những nét tiêu biểu về nt?
* Là hình ảnh chân thực bởi nó bắt nguồn từ chính hiện thực
đời sống của người chiến sĩ( Trong chiến dịch, nhiều đêm có
trăng, suốt đêm vầng trăng xuống thấp dần, có khi như treo lơ lửng ở đầu mũi súng) Những ai đã từng đi qua gian khổ của
một thời chống pháp mới thấy hết được vẻ đẹp rất nên thơ của hình ảnh này
* Hình ảnh gợi ra nhiều liên tưởng thú vị ( Súng và trăng là chiến tranh và hoà bình, hiện thực và tương lai, mặt đất và bầu trời, gần và xa; Gợi ta liên tưởng đến hình ảnh người chiến sĩ và thi sĩ cùng hợp nhất trong người chiến sĩ vệ quốc
* Hình ảnh đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: Trong gian lao thử thách vẫn chan chứa chất thơ, vẫn lạc quan yêu đời Cũng là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến: Vừa hiện thực, gân guốc, khoẻ khoắn, vừa lãng mạn, bay bổng, trữ tình
=> Một trong những yếu tố giúp cho tâm hồn người lính vẫn giữ được chất thơ và niềm lạc quan, yêu đời, chính là tình đồng chí Tình đồng chí là cội nguồn của tâm hồn giàu chất thơ, chất trữ tình của người lính cách mạng
IV Tổng kết
Trang 10? Nội dung?
Hoạt động 4
TL nhóm Viết đoạn văn và
cử đại diện nhóm trình bày
1 NT: + Bài thơ khai thác rất thành công chất thơ từ hiện thực bình dị
+ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hàm súc, giàu hình ảnh
+ Hình ảnh thơ chân thực và mang đậm ý nghĩa biểu trưng + Kết cấu bài thơ theo lối quy nạp Nhịp thơ, dòng thơ biến hoá linh hoạt Cách dùng đại từ rất hay
2 ND: Bài thơ khắc hoạ chân thực chân dung người lính trong những năm chống pháp gian khổ và tình đồng chí gắn bó keo sơn của họ Qua đó để ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lính vệ quốc – nhân vật trung tâm của đời sống nhân dân lúc bấy giờ
IV Luyện tập
Có ý kiến cho rằng : kết thúc bài thơ là một h/ảnh rất đặc sắc : Đêm nay trăng treo
Đây là một bức tranh đẹp về tình đ/c, đ/đội, là biểu tượng đẹp
về cuộc đời người csĩ
Em có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao ?
D Củng cố – dặn dò :
Trang 11- Viết đ/v hoàn chỉnh trình bày cảm nhận về h/ảnh người lính trong thời kỳ k/c chống Pháp (Sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm trong văn NL)
- Soạn “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ”