Tốc độchụpảnh Ta đã nói về độ nét sâu của trường ảnh (hay DOF) và điều này có liên quan đến chế độchụp ưu tiên khẩu độ mở của ống kính Av, bây giờ ta sẽ xem xét về tốcđộchụp của máy ảnh. Hẳn bạn đã không ít lần tự hỏi làm sao ta có thể chụpảnh được dòng nước chảy mềm như dải lụa hay biến một tia nước thành một khối nước đá đẹp như một tác phẩm điêu khắc hay trong những tấm ảnh thể thao có phông hoàn toàn lu mờ với vệt chuyển động theo hướng di chuyển của chủ thể Không có gì bí mật cả, chìa khoá nằm trong việc lựa chọn tốcđộchụp ảnh. NTL sẽ cùng bạn tìm những tốcđộchụpảnh cần thiết cho những trường hợp cụ thể nhé. Nếu như trước đây các chế độchụpảnh chuyên dụng (M, AV, Tv) chỉ dành riêng cho máy ảnh SLR, dSLR, BCam thì gần đây dòng máy dCam cũng đã có các chức năng này. Ta hãy cùng tìm hiểu một chút ý nghĩa của những ký hiệu viết tắt này nhé. - M có nghĩa là "Manuel", bạn sẽ không sử dụng các chức năng tự độngcủa máy ảnh (canh nét, đo sáng ) mà xác định các chỉ số này theo ý của mình. - Av là viết tắt của "Aperture Value" - ưu tiên khẩu độ mở của ống kính. Nó có liên quan chặt chẽ tới độ nét sâu của trường ảnh và điều kiện ánh sáng cụ thể. (các bạn xem lại bài viêt về "Độ nét sâu của trường ảnh DOF") - Tv là viết tắt của "Time Value" - ưu tiên tốcđộchụp ảnh. Bạn sẽ thấy ký hiệu này với các loại máy ảnh Canon, Pentax và Contax; nhưng Nikon và Minolta lại dùng ký hiệu "S" - viết tắt của Speed -tốc độ trong tiếng Anh. Điều đầu tiên bạn cần biết là tốcđộchụp của máy ảnh được tính bằng 1/giây, chẳng hạn: 1/30s, 1/125s, 1/250s Những tốcđộchụp chậm hơn được tính bằng giây như: 1s, 2s, Có mấy nguyên tắc căn bản mà bạn cần biết khi ưu tiên tốcđộchụp ảnh. Đầu tiên là "luật f/16": trong điều kiện thời tiết tốt thì tốcđộchụp của máy ảnh tương ứng với khẩu độ mở của ống kính ở f/16 được tính bằng "1/chỉ số ISO của phim" mà bạn sử dụng. Chẳng hạn khi bạn sử dụng phim có ISO 64 thì ở f/16 tốcđộchụp sẽ là 1/60s; với phim ISO 100 thì tốcđộ tương ứng sẽ là 1/125s; tính tương tự như thế ta có được 1/250s cho phim ISO 200 Tốc độchụpảnh có liên hệ rất mật thiết với khả năng rung hình lúc bấm máy và như thế ta có nguyên tắc thứ 2: tốc độchụpảnh tối thiểu để không bị rung máy được tính bằng "1/tiêu cự của ống kính lúc chụp", chẳng hạn: bạn dùng ống kính 50 mm thì tốcđộchụp tối thiểu sẽ là 1/50s, với ống kính 100 mm sẽ là 1/100s, với ống kính 300 mm tốcđộ sẽ là 1/300s Tuy nhiên với những ai chụpảnh nhiều kinh nghiệm và chủ thể không chuyển động thì tốcđộ 1/15s là giới hạn cuối cùng của chụpảnh cầm máy trên tay (không dùng chân máy ảnh) NTL thỉnh thoảng vẫn chụp ở những tốcđộ thấp hơn như 1/2s, 1/6s cầm tay, dĩ nhiên là với các ống kính tiêu cự ngắn, và ảnh không hề bị rung. Một kinh nghiệm nữa để chụpảnh các chủ thể chuyển động, tốcđộ của máy ảnh sẽ phụ thuộc vào tốcđộ di chuyển của chủ thể, là dùng đèn flash. Bạn có thể chộp được những khoảnh khắc chính xác của chuyển động với thời gian phát sáng của flash là 1/100 000s! (các đèn flash gắn sẵn trên máy thường có thời gian phát sáng khoảng 1/30 000s) Với những bạn mới sử dụng máy ảnh hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc ghi nhớ các thông số dưới đây là vô cùng cần thiết để có thể chụpảnh đẹp mà không bị rung máy (trừ khi bạn cố ý muốn hiệu quả này): - Tốcđộ nhỏ hơn <1/60s bạn cần sử dụng chân máy ảnh hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa vững chắc. - Tốcđộ 1/60s là giới hạn để chụpảnh cầm tay - Tốcđộ 1/250 dùng để chụp các chuyển động - Tốcđộ từ 1/500s trở lên dùng để ghi lại chính xác những chuyển động nhanh và tinh tế - Tốcđộ từ 1/4000s trở lên có thể làm "đóng băng" các chuyển động. Chúng ta hãy cùng xem xét các ví dụ dưới đây để thấy sự khác biệt trong kết quả của việc sử dụng chế độ ưu tiên tốcđộchụp ảnh. Tốcđộ 1/30s và bạn có thể thấy làn nước chảy bắt đầu mềm mại. Bạn có thể sử dụng chân máy ảnh để chụp với tốcđộ chậm hơn nữa và kết quả sẽ rất thú vị đấy. Tốcđộ 1/250s. Thường thì để tái tạo lại dòng nước giống như ta vẫn thấy thì tốcđộ 1/125s là thích hợp nhưng 1/250s cho phép ta ghi lại nhưng chuyển động chính xác hơn. Tốcđộ 1/800s. Ở tốcđộ này thì những tia nước bắn tung toé sẽ được "giữ" lại trong ảnh của bạn đấy. Tốcđộ 1/4000s. Hình khối thuỷ tinh mà bạn nhìn thấy chính là chi tiết của dòng nước chảy trong các ví dụ trên. Tốcđộ cao đã bắt kịp những chuyện động ngay từ điểm khởi đầu của nó. Việc sử dụng tốc độchụpảnh là một đề tài thú vị và rất rộng. Chúng mình sẽ còn có dịp bàn thêm về nó. NTL chờ đợi những thử nghiệm của các bạn nhé . Tốc độ chụp ảnh Ta đã nói về độ nét sâu của trường ảnh (hay DOF) và điều này có liên quan đến chế độ chụp ưu tiên khẩu độ mở của ống kính Av, bây giờ ta sẽ xem xét về tốc độ chụp của máy ảnh. . cần sử dụng chân máy ảnh hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa vững chắc. - Tốc độ 1/60s là giới hạn để chụp ảnh cầm tay - Tốc độ 1/250 dùng để chụp các chuyển động - Tốc độ từ 1/500s trở lên. quả của việc sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Tốc độ 1/30s và bạn có thể thấy làn nước chảy bắt đầu mềm mại. Bạn có thể sử dụng chân máy ảnh để chụp với tốc độ chậm hơn nữa và kết quả