1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Chụp ảnh macro - khó mà dễ pdf

6 519 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 288,74 KB

Nội dung

Chụp ảnh macro - khó dễ Có lẽ các bạn thích chụp hình đã từng nghe qua cụm từ "ảnh macro" hay "ảnh close-up" ít nhất 1 lần. Vậy macro và close-up là thể loại ảnh như thế nào? macro và close-up giống nhau hay khác nhau? làm sao để chụp? Bài viết nhằm chia sẻ kỹ thuật và kinh nghiệm chụp ảnh closeup và macro.Bài viết này tập trung vào máy ảnh chuyên nghiệp,nhưng những bản có máy ảnh KTS cũng nên xem qua. I. Thế nào là macro? close-up? - Close-up: diễn tả việc bạn chụp đối tượng chụp ảnh ở 1 cự ly gần/rất gần - Macro: chụp lại đối tượng với độ phóng đại cao, hoặc ít nhất thể hiện đúng kích thước của đối tượng chụp trong tương quan với kích thước của tấm film/sensor máy ảnh. - Do đặc điểm này kỹ thuật chụp ảnh macro thường được dùng để chụp các vật thể nhỏ, các loại côn trung, hay các sản phẩm trong quảng cáo (kim hoàn, mỹ phẩm, ).Ví dụ: Vậy để chụp được ảnh macro, bạn cần trang bị những gì? 1. Máy ảnh: Phần lớn các máy ảnh đang bán trên thị trường đều có trang bị chế độ Macro và/hoặc Super Macro (Sony, Olympus, Panasonic). Tuy nhiên các bạn nên lưu ý ở chế độ macro cài đặt sẵn của nhà sản xuất, các bạn thường chỉ chụp được ảnh close-up thôi, trừ 1 số dòng máy của SOny, Olympus với chế độ Super Macro cho phép bạn lấy nét gần vật ảnh từ 5cm đến 1cm có thể cho bạn độ phóng đại cao hơn (chế độ này chỉ hữu hiệu khi bạn sử dụng máy ở tiêu cự rộng nhất của máy). Tips: khi chọn mua máy, bạn nên lưu ý chọn các loại máy cho phép lấy nét càng gần càng tốt, hoặc các dòng máy nhà sản xuất cho phép bạn sử dụng lens adapter (vòng nối ống - dịch nôm) 2. Một chân máy ảnh (tripod) tips: nên chọn loại chân máy tốt, không có chạc ba giữa, và cho phép bạn hạ thấp góc máy. Chân máy không phải là phụ kiện bắt buột với thể loại ảnh này, nhất là đối với các bạn thích chụp ảnh côn trùng. Ví dụ như loại Slik Sprint Pro. 3. Đèn flash: do ảnh macro đòi hỏi có độ sâu trường ảnh khá sâu, và độ nét cao nên khẩu độ chụp khá thấp thường ở mức f/8-f/16, thậm chí đến f/22. Do đó tốc độ chụp thường khá chậm. Flash sẽ là 1 giải pháp khá hữu hiệu để giúp ta vẫn duy trì được DOF sâu, tốc độ chụp không quá chậm gây ra tình trạng rung máy, mất nét. Ngoài ra, flash còn giúp tạo catch-light trong 1 số trường hợp, giúp ảnh sinh động hơn. Tips: do đèn flash của máy PnS không điều chỉnh được góc đánh cùng với việc áp sát đối tượng khi chụp sẽ khiến cho ánh sáng của flash trên vật ảnh rất gắt, thậm chí làm ảnh "cháy", mất chi tiết. Nên khi dùng bạn có thể dùng thêm flash diffuser (tấm tản sáng) nhằm mục đích làm ánh sánh dịu hơn, tỏa ra đều và rộng hơn. Nếu máy ảnh có sẵn của bạn không có chế độ Super Macro hay không cho phép bạn lấy nét ở gần hơn 20cm, bạn vẫn có thể chơi ảnh macro với các phụ kiện sau: a. Close-up filter: Thực chất đây là 1 thấu kính lồi, như 1 kính lúp giúp thu ngắn khoảng cách giữa máy và vật ảnh, đồng thời tăng độ phóng đại ảnh. các filter này thường được ký hiệu +1, +2, hay x1, x4 để thể hiện độ phóng đại của filter này (ký hiệu này tùy theo hãng sản xuất filter). b. Close-up lens: thực chất đây cũng là 1 loại close-up lens có độ phóng đại cao, chất lượng thấu kính tốt. Loại lén được nhiều người nhắc đến là lens Raynox. dưới đây là hình của Raynox M250 ngoài 2 cách nói trên, người ta còn có thể dùng đảo đầu 1 lens có tiêu cự cớ định của máy ảnh ống kính rời. trường hợp này khá giống với close-up lens nói ở trên, nhưng do độ phóng đại rất cao nên đòi hỏi người chụp phải biết cách khống chế DOF tốt và rất kiên nhẫn nên tôi mạn phép không nhắc đến trong bài này. . Chụp ảnh macro - khó mà dễ Có lẽ các bạn thích chụp hình đã từng nghe qua cụm từ " ;ảnh macro& quot; hay " ;ảnh close-up" ít nhất. qua. I. Thế nào là macro? close-up? - Close-up: diễn tả việc bạn chụp đối tượng chụp ảnh ở 1 cự ly gần/rất gần - Macro: chụp lại đối tượng với độ phóng đại

Ngày đăng: 13/12/2013, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN