1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Chụp ảnh khi tuyết rơi và Chụp ảnh biển docx

6 720 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 287,91 KB

Nội dung

Chụp ảnh khi tuyết rơi Một hôm bạn mở cửa ra bỗng nhiên thấy tuyết rơi, cảm giác thật tuyệt vời! Hay lần nào đó nghe đài báo trên Sapa có tuyết thể là cả hội khăn gói lên đường chờ khoảnh khắc kỳ diệu ấy. Bạn cần phải thật khẩn trương để có thể bắt được những khoảnh khắc đẹp nhất trước khi tuyết tan. Vấn đề của chụp ảnh tuyết thì có lẽ ai cũng đã biết đó là lỗi đo thiếu sáng của máy trong trường hợp cảnh chụp rộng mặc dù hệ thống đo sáng multizone rất hiệu quả trong đa số các trường hợp. Để tránh cho tấm ảnh của bạn không bị quá tối những vùng không có tuyết thì bạn nên hiệu chỉnh ánh sáng thêm +1 tới +1,5 khẩu độ sáng những đám tuyết của bạn sẽ ánh lên một mầu trắng tinh khôi diệu kỳ. Mải mê chụp ảnh nhưng bạn không được quên mang thêm trong hành lý của mình ít pin dự trữ nhé vì thời tiết lạnh sẽ làm giảm tuổi thọ của pin đáng kể đấy. Kinh nghiệm cho thấy là bạn nên đổi pin chụp liên tục thì cả bộ pin sẽ chụp được lâu hơn. Nếu bạn chụp bằng phim cổ điển thì cần lưu ý nhiệt độ thấp sẽ làm cho phim bị cứng lại, rất giòn sắc nữa. Thế nên bạn cần tua phim lại bằng tốc độ chậm để tránh phim bị gãy hoặc những rủi ro đáng tiếc. Chụp ảnh biển Biển khơi là một đề tại chụp ảnh tuyệt vời nhưng việc tìm tòi bố cục lại không hề đơn giản khi bạn muốn có một tấm ảnh độc đáo. Bạn hãy tạo cho mình thói quen đặt đường chân trời ở 1/3 ảnh phía trên hay phía dưới. Để đường chân trời vào trung tam sẽ làm mất đi hiệu quả không gian không định được hướng nhìn. Với ống kính góc rộng thì tiền cảnh là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó sẽ thu hút điểm nhìn chính. Sự hiện hữu của tiền cảnh sẽ tạo thêm chiều sâu của hình ảnh tạo sự tương quan hợp lý với những chủ thể bị đẩy ra xa do tác dụng của ống kính góc rộng. Thường thì một tiền cảnh có mầu sắc phong phú, tương phản với tông màu của biển sẽ cho một kết quả rất khả quan. Sự tương phản đối lập về kích thước mầu sắc có một vai trò quan trọng trong việc tái tạo lại không gian bao la của đại dương, nhất là khi bạn in ảnh khổ nhỏ. Một con tầu mầu đỏ nhỏ xíu ngoài khơi xa trên những ngọn sóng, dáng hình của một ngọn đèn hải đăng lẻ loi trên biển, một vài ngư phủ tráng kiện sẽ đem lại tỉ lệ so sánh một cách tự nhiên cho hình ảnh. Những bố cục kiểu như thế này chỉ có thể đạt hết hiệu quả của nó khi phóng ra ảnh khổ 60x80 cm hay lớn hơn mà thôi. Đại dương ánh sáng kết hợp với nhau tạo ra những sự đa dạng bất tận của các kiểu ánh sáng thêm vào đó lại là sự thay đổi bất thường của thời tiết luôn làm ta bất ngờ. Do đó sự quen thuộc với thời tiết tại nơi mìng muốn chụp ảnh sẽ giúp bạn đoán trước được phần nào những sự thay đổi ấy.Trên biển ánh sáng có độ tương phản rất cao hay tạo nên những hiệu quả tuyệt vời trên những cánh buồm. Nhưng tia sáng bất chợt rạch những đám mây cũng là một trong những đề tài yêu thích ở biển. Để có thể tái tạo lại chính xác nhwũng gì bạn nhìn thấy thì cần phải chọn điểm đo sáng vào vùng ánh sáng mạnh. Việc xử lý đo sáng đúng sẽ mạng lại cho những tấm ảnh của bạn cái thần vẻ đẹp nghệ thuật. Sự hiệu chỉnh ảnh sáng khá thông dụng là tăng 1 khẩu độ sáng +1Ev với những tấm ảnh chụp thuyền bè có bố cục hẹp để có thể ghi lại mầu trắng thật sự của những cánh buồm. Ngược lại cho những ảnh chụp toàn cảnh đại dương thì bạn giảm đi -1 Ev hay nhiều hơn nữa đề đạt tới độ tương phản cao của hình dáng những con tàu trên nền sáng. Có rất nhiều cách đo sáng khi chụp ảnh đại dương nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là đo sáng phức hợp Multizone rồi hiệu chỉnh ánh sáng để đạt được kết quả mong muốn. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả lại đẹp đến không ngờ. Nếu bạn cầu kỳ hơn thì chế độ đo sáng điểm Spot tại những chi tiết quan trọng sẽ giúp bạn làm chủ sự đa dạng của ánh sáng bằng cách hiệu chỉnh Ev hay thay đổi chỉ số Khẩu độ sáng/tốc độ chụp. Bạn cũng có thể đo sáng vào nhiều điểm khác nhau của hình ảnh rồi tính toán khẩu độ thích hợp cho toàn ảnh. Sau khi đã nói về những nguyên tắc chung nhất của chụp ảnh biển thì bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào những chủ đề chi tiết hay gặp khi ra biển. Đầu tiên là chụp ảnh những con tàu. Trên biển những con tàu chuyển động đôi khi rất nhanh điều này lại không hề thuận lợi cho nhiếp ảnh. Chính vì thế mà bạn cần chỉnh nét bằng tay trước vào một điểm trên hướng đi của con tầu, có thể là một con sóng lớn chẳng hạn, rồi quan sát thật kỹ trong khuôn ngắm khi con tầu đi vào vùng nét. Trước đó bạn phải chắc chắn rằng khẩu độ mở của ống kính cho phép độ nét sâu của toàn bộ vật thể. Bằng kinh nghiệm cá nhân bạn có thể dễ dàng giảm độ nét sâu bấm máy khi phần quan trọng nhất của con tầu đi vào vùng nét. Khi thời tiết đẹp thì những cánh buồm trên biển sẽ là một cảnh đẹp lộng lẫy bạn hoàn toàn có thể sử dụng chế độ tiêu cự tự động liên tục AF-Continu bám theo đối tượng mà điểm ngắm đầu tiên dễ chon lựa nhất khi con tàu nhổ neo. Thế nhưng chế độ AF-C này cũng lại có những nhược điểm đó là khi la mở khẩu độ ống kính lớn, độ nét sâu kém AF-C lại bắt vào một chi tiết phụ của con tàu nằm ở phía trước chi tiết chính thì những ngư phủ sẽ bị mờ. Chính trong trường hợp này thì khả năng AF đa điểm lại tạo nên ưu thế. Bạn chỉ cần chọn điểm nét bên cạnh của khuôn ngắm để đảm bảo nét cho các chi tiết phụ còn điểm lấy nét trung tâm sẽ căn vào ngư phủ. Nếu như bạn chỉ sử dụng duy nhất tiêu điểm trung tâm của AF thì phải ghi nhớ chỉ số nét vào điểm cần chụp trước khi khuôn lại hình bấm máy. Cách chụp này có lợi thế là bạn lựa chọn được chính xác điểm lấy nét trong điều kiện con tàu chuyển động ngang trên biển khoảng cách với bờ là không đổi. Cần chú ý không để các thiết bị kỹ thuật che khuất mặt ngư phủ cũng như những bóng đổ xấu nhất là khi đường chân trời thấp hơn điểm nhìn. Cảnh biển nhìn từ bờ cát. Không cần phải ở trên tàu thì bạn mới có thể có được nhưng bức ảnh về đại dương tuyệt vời. Ngay từ bãi biển cát trắng ta có thể làm điều đó. Cần phải tìm được một cái nhìn tốt một ống kính télé đủ mạnh (từ 200-300 mm cho cảnh rộng) một ống kính góc rộng cho ảnh phong cảnh. Với một ống kính télé bạn có thể ép những ngọn sóng cùng mặt phẳng với những con tàu rồi tất cả lại in lên một nền trời những hòn đảo xa. Cũng với góc nhìn như thế bây giờ bạn thay bằng ống kính góc rộng (17-28 mm) để ghi lại hình dáng thật đẹp của những con sóng tiền cảnh tận cùng của phông là bờ biển duyên dáng uốn cong mình. Bạn có thể để một em bé chạy trên sóng nước tiền cảnh, dùng flash "fill-in" chắc chắn bạn sẽ có một tấm ảnh kỷ niệm tuyệt vời. Cần chú ý: để có thể đạt được ánh sáng đẹp như nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì bạn nên chụp thử với khẩu độ sáng -1 Ev nhé, nó sẽ có tác dụng làm tăng ánh sáng ấm của hình ảnh, tăng độ tương phản. . Chụp ảnh khi tuyết rơi Một hôm bạn mở cửa ra và bỗng nhiên thấy tuyết rơi, cảm giác thật tuyệt vời! Hay lần nào đó nghe đài báo trên Sapa có tuyết. nhất của chụp ảnh biển thì bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi vào những chủ đề chi tiết hay gặp khi ra biển. Đầu tiên là chụp ảnh những con tàu. Trên biển những

Ngày đăng: 13/12/2013, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w