A DANH VÀ SỰ TÍCH ppt

6 419 0
A DANH VÀ SỰ TÍCH ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DƯƠNG KIM SA ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KỊCH BẢN ĐỊA DANH SỬ TÍCH ĐẦM DƠI MỘT THỜI HÀO HÙNG NHỮNG GIAI THOẠI Đầm Dơi là một huyện của tỉnh Cà Mau, được đổi tên từ huyện Ngọc Hiển của tỉnh Minh Hải từ ngày 12 tháng 10 năm 1984. Phía đông bắc huyện Đầm Dơi giáp với tỉnh Bạc Liêu, tây bắc giáp vớiThành phố Cà Mau, phía tây giáp với huyện Cái Nước, phía đông giáp với biển Đông phía nam giáp với huyện Năm Căn. Đầm Dơi là huyện thuần nông, quá trình công nghiệp hoá còn thấp, mức độ đô thị hoá chưa cao, nên tài nguyên thiên nhiên môi trường ở đây chưa bị ảnh hưởng nhiều. Huyện có tiềm năng du lịch sinh thái du lịch biển, trong đó sân chim Đầm Dơi bãi cát tại cửa biển Giá Lồng Đèn là những nơi có khả năng thu hút nhiều khách trong ngoài nước đến tham quan. Câu chuyện về những dòng sông: Sông Đầm Dơi - Những trận đánh đi vào lịch sử Sông Đầm Dơi dài 45km, xuất phát từ vàm Mương Điều chảy ra ngã ba Tam Giang, theo sông Cái Lớn đổ ra cửa Bồ Đề thuộc biển Đông, sông sâu trung bình từ 5-6 mét. Cũng như những dòng sông khác ở Cà Mau, sông Đầm Dơi in đậm dấu ấn văn hóa lịch sử, đặc biệt là lịch sử đấu tranh cách mạng mà điển hình là hai trận đánh đi vào lịch sử hai cuộc chiến tranh chống Pháp đánh Mỹ. Trong chiến tranh chống Pháp, vào ngày 18-5-1947, tại vàm Mương Điều - nơi khởi nguồn của con sông Đầm Dơi, các chiến sĩ săn tàu của ta đã đánh một trận oanh liệt, làm chìm tại chỗ chiếc tàu Latoanăng của quân đội Pháp. Tỉnh đội Bạc Liêu (lúc đó Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu) đã huy động hàng chục ngàn người đắp cản hai đầu kinh Mương Điều, dùng gàu tát cạn một khúc sông để thu nhặt toàn bộ vũ khí trên tàu gồm 3 khẩu trọng liên 13,2 ly, hai khẩu 12,7 ly, 6 trung liên, 200 tiểu liên súng trường, rất nhiều đạn dược quân trang quân dụng khác. Với chiến thắng này, quân dân ta đã buộc địch rút bỏ rất nhiều đồn bót trên các tuyến sông có tính chiến lược, mở rộng vùng căn cứ kháng chiến, bảo vệ an toàn các cơ quan Nam Bộ Quân khu 9 đóng trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo Nam Bộ kháng chiến đến khi thực dân Pháp rút chạy khỏi nước ta. Trong chiến tranh chống Mỹ, địch cho xây dựng chi khu Đầm Dơi rất kiên cố tại ngã tư sông Đầm Dơi để khống chế phía đông-nam Cà Mau vốn là vùng căn cứ địa của cách mạng. Đêm 9, rạng 10 tháng 9-1963 tiểu đoàn U Minh Cà Mau sau hai giờ chiến đấu kiên cường, dũng cảm đã tiêu diệt hoàn toàn chi khu Đầm Dơi, làm chết bị thương 110 tên, bắt sống 48 tên, thu phá hủy nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Đây là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của quân ta, là một trong 7 trận thắng lớn tiêu diệt nhiều sinh lực địch của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam năm 1963 cho nên nó đã gây tiếng vang lớn không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng ra cả chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Sau trận này, vùng giải phóng ở Cà Mau mở rộng thêm 17 xã nối liền, góp phần quyết định cho ngày 30-4- 1975 lịch sử. Ngày nay, trên nền chi khu khét tiếng năm xưa là trung tâm của huyện lỵ Đầm Dơi. Sự ác liệt của chiến tranh đã là lùi vào quá khứ. Dòng sông Đầm Dơi hiền hòa trở thành dòng thủy lợi cho những đầm nuôi tôm trù phú tại ngã tư sông Đầm Dơi đã trở thành khu hành chính, khu chợ náo nhiệt sầm uất. Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam Đối phó với hoạt động mạnh mẽ ở Cà Mau của quân, dân ta, Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam cộng hòa mở chiến dịch "Bình Tây". Mở màn chiến dịch, chúng đưa đoàn 21 chủ lực, lữ đoàn thủy quân lục chiến, nhiều tiểu đoàn bảo an - với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, tàu chiến, rải chất độc hóa học vào nhiều khu căn cứ của ta - đánh vào 2 xã Khánh Bình Đông Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời). Tiểu đoàn U Minh 2, địa phương quân huyện du kích xã phối hợp bám các mũi hành quân của địch mà đánh cả ngày lẫn đêm, tiêu diệt 150 quân địch, bắn chìm cháy hơn 10 tàu trên Sông Đốc. Để kéo địch ra khỏi địa bàn Khánh Bình Đông - Khánh Bình Tây, Tiểu đoàn U Minh 2 cấp tốc hành quân về Bắc Đầm Dơi, đồng loạt tiêu diệt căn cứ Dinh Điền, căn cứ khu Hòa Thành tiêu diệt 10 đồn trên tuyến sông Bảy Háp Nam Tắc Vân, phá rã hàng chục ấp chiến lược ở huyện Châu Thành, quân ta tiêu diệt hơn trăm tên địch. Tháng 3/1963, địch mở chiến dịch "Sóng tình thương" đưa quân đánh sâu vào rừng đước, hòng bao vây triệt phá căn cứ Khu ủy Tỉnh ủy Cà Mau Tỉnh đội Cà Mau lệnh cho Tiểu đoàn U Minh 2 khắc phục khó khăn, vượt sông Năm Căn dưới hỏa lực, qua hàng rào tàu chiến của địch dày đặc trên tuyến sông. Quân ta luồn sâu vào khu rừng đước, đến xây dựng trận địa phục kích tại rạch Cây Me, hướng Đông Nam, cách căn cứ Năm Căn 7 km. Sau 2 giờ nổ súng, Tiểu đoàn U Minh diệt gọn đoàn tàu 12 chiếc diệt gọn tiểu đoàn thủy quân lục chiến. trận địa phía Đông Nam Năm Căn quân, dân ta vây địch đánh liên tục 1 tháng, tiêu diệt gần 1.000 tên, phá hủy 70 tàu chiến, bắn rơi hàng chục máy bay. Chiến dịch "Sóng tình thương" của địch kết thúc thảm bại. Phát huy thắng lợi giòn giã đã đánh bại bước đầu chiến dịch "Bình Tây", đánh bại chiến dịch "Sóng tình thương" của địch, phá nhiều ấp chiến lược, gỡ nhiều đồn bót trên địa bàn Nam Cà Mau. Tháng 5/1963, Tiểu đoàn U Minh cơ động hành quân đến địa bàn đặc khu Bình Hưng, đánh đồn đả diện tiêu diệt 1 tiểu đoàn, gỡ 10 đồn, phá rã hai khu dinh điền Tân Phú kinh xáng Thị Kẹo, tiến hành bao vây đặc khu Bình Hưng. Tháng 9/1963, Khu ủy Bộ Chỉ huy Quân khu chủ trương mở chiến dịch Đông Xuân 1963-1964, trọng điểm Nam Cà Mau Đêm ngày 9 rạng ngày 10/9/1963 mở màn chiến dịch Đông Xuân, Tiểu đoàn 306 kết hợp với đơn vị vũ trang tỉnh, huyện của Cà Mau nổ súng 2 giờ đồng hồ diệt gọn Chi khu Cái Nước. Cũng trong thời gian đó, Tiểu đoàn 306 kết hợp với Tiểu đoàn U Minh 2 tiếp cận cách Chi khu Đầm Dơi 500 m, bọn địch trong chi khu báo động, đưa quân bung ra chiếm đường hào, bám công sự Nhưng quân ta án binh bất động, nằm im tại chỗ, chờ đến 3 giờ sáng ngày 10/9, khi tiếng súng ở Chi khu Cái Nước im bặt thì bọn địch ở Chi khu Đầm Dơi trở lại trạng thái bình thường. Khi đó, quân ta tiếp tục tiếp cận đến 4 giờ sáng nổ súng, 6 giờ sáng quân ta làm chủ Chi khu Đầm Dơi, tiêu diệt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí. Sau đó, Tiểu đoàn U Minh về Nam Chi khu Đầm Dơi tổ chức phòng ngự. 14 giờ ngày 10/9/1963, địch cho trực thăng đến đổ quân cứu viện. Hai đợt trực thăng mang quân đến đổ ngay trận địa của Tiểu đoàn U Minh. Ta chủ động nổ súng khi quân địch chưa tiếp đất, tiêu diệt hơn 100 tên, 5 chiếc trực thăng rơi tại chỗ bị thương một số chiếc trực thăng khác. Sau hai trận đánh tiêu diệt hai chi khu Cái Nước Đầm Dơi, quân khu kết hợp với Tỉnh đội Cà Mau tập trung một lực lượng lớn: Tiểu đoàn U Minh, Tiểu đoàn 306, Tiểu đoàn Pháo cao xạ bộ đội địa phương quân, lực lượng du kích sở tại. Lực lượng Tiểu đoàn U Minh địa phương quân, du kích đánh cụm đồn căn cứ Chà Là đồn Giá Ngựa; Tiểu đoàn 306 Tiểu đoàn cao xạ bố trí, gài thế đánh quân viện. Đúng theo phương án, kế hoạch, 0 giờ ngày 23/11/1963 quân ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Chà Là làm thiệt hại nặng đồn Giá Ngựa, tiêu diệt, bắt sống trên 300 tên, thu toàn bộ vũ khí cứ điểm Chà Là. Như dự kiến của ta, 10 giờ cùng ngày, địch cho 20 chiếc trực thăng lũ lượt đến đổ quân liên tục vào trận địa, gồm hai trung đoàn 31 32 (Sư 21). Các tiểu đoàn: U Minh, 306 pháo cao xạ, các lực lượng địa phương quân, du kích tập trung nổ súng, nhằm mục tiêu các đàn trực thăng đổ quân, làm 10 chiếc trực thăng rơi tại chỗ, nhiều chiếc khác bị thương Chiến thuật "Trực thăng vận" của địch bị thảm bại ở Chà Là, 17 giờ cùng ngày, Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn điều đến mặt trận Chà Là 19 chiếc máy bay vận tải C47 Đa-cô-ta, chở Lữ đoàn dù quân tổng dự bị Trung ương, nhảy dù cứu viện đoàn 21. Quân ta vừa đánh địch trên trời, vừa đánh địch ở mặt đất. Trận đánh này ta tiêu diệt trên 600 tên địch, bắn rơi 19 chiếc trực thăng Đa-cô-ta, thu hàng trăm khẩu súng 500 chiếc dù. Chiến thắng Chà Là bước đầu đánh bại chiến thuật "Trực thăng vận" của Mỹ - ngụy, là trận đánh tiêu diệt quân chủ lực ngụy nhiều nhất đánh bại Lữ đoàn quân tổng dự bị. Quân ta làm chủ trận địa mặt đất cả trận địa trên không. Chiến thắng Chi khu Cái Nước, Đầm Dơi Cứ điểm Chà Là mang cả ý nghĩa chiến thuật cả ý nghĩa chiến lược, mở ra tiền đề cho lực lượng vũ trang của ta, với cách đánh khôn khéo, tiểu đoàn của ta có khả năng tiêu diệt một tiểu đoàn, đánh quỵ một trung đoàn địch. Chiến thắng Cái Nước - Đầm Dơi - Chà Là đánh dấu bước trưởng thành các thứ quân của ta lên một bước vượt bậc về trình độ chỉ đạo chiến dịch, trình độ chỉ huy chiến đấu, khả năng đứng vững tiến công địch làm chủ trận địa lớn, chiến thắng kẻ thù trên địa bàn đồng bằng. Chiến thắng Chi khu Cái Nước, Chi khu Đầm Dơi, Cứ điểm Chà Là có ý nghĩa lịch sử to lớn, rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Giai thoại về địa danh Đầm Dơi Địa danh Đầm Dơi xuất hiện sớm theo cách gọi dân gian là “xứ đầm lầy có nhiều dơi đậu”. Vùng đất này xưa kia vốn là đầm lầy hoang sơ, cây cối rậm rạp, thích hợp Địa danh Đầm Dơi xuất hiện sớm theo cách gọi dân gian là "xứ đầm lầy có nhiều dơi đậu". Vùng đất này xưa kia vốn là đầm lầy hoang sơ, cây cối rậm rạp, thích hợp cho loài dơi trú ngụ, ngoài ra còn có các loài chim, cò với nhiều sân chim tự nhiên. "Đầm" là loại hình địa danh chỉ những nơi bị ngập trũng quanh năm, thường là những vùng tương đối rộng lớn, đón nước từ nhiều sông rạch đổ ra, mùa mưa nước ngập sâu, mùa nắng nước cạn hơn. Tên gọi "Đầm Dơi" đã xuất hiện trong địa bạ triều Nguyễn năm 1836 là "xứ Đầm Dơi". Lúc đó theo thống kê đạc điền thì ở huyện Long Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tiên) gồm 2 tổng Long Thủy Quảng Xuyên. Riêng tổng Quảng Xuyên có diện tích ruộng đất trên 445 mẩu, gồm 14 xã thôn, trong đó có "thôn Tân Duyệt ở xứ Đầm Dơi" "thôn Tân Thuận ở xứ Đầm Quạ" (cũng thuộc về vùng đất Đầm Dơi ngày nay). Đầm Dơi xưa kia là xứ sở xa xôi heo hút, ít người lui tới vì đường đi lại rất khó khăn, phải quanh co qua nhiều sông rạch. Nên có câu ca dao: "Nồi đất mà úp vung đồng Con gái Rạch Giá lấy chồng Đầm Dơi Chiều chiều giậm cẳng kêu trời Thương cha nhớ mẹ biết đời nào ra" Thời thuộc Pháp, Đầm Dơi vốn là một quận của tỉnh An Xuyên, lúc này quận Đầm Dơi có 4 xã, 54 ấp. Ngày 9/3/1956, theo Sắc lệnh số 32/NV của chính quyền Sài Gòn, quận Cà Mau - thuộc tỉnh Bạc Liêu, trở thành tỉnh Cà Mau. Bảy tháng sau, Sắc lệnh số 45/NV ngày 22/10/1956 sửa đổi ranh giới tên các tỉnh Nam Việt, tỉnh Cà Mau được đổi tên là tỉnh An Xuyên). Vùng đất Đầm Dơi ngày xưa có nhiều đặc sản nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh như: cua gạch son, còn gọi là "cua Đầm", vì loại cua này chỉ sinh sống nhiều ở 2 xứ: Đầm Dơi Đầm Chim. Một số loại đặc sản khác có thể kể đến là: thịt kỳ đà ở Đầm Chim, đuông chà là ở Cái Keo, chiếu ở Tân Duyệt, Đầm Chim, Nhà Cũ… sau này còn có thêm đặc sản rượu đế Xóm Dừa ở xã Quách Phẩm. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 2/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Tỉnh Minh Hải có thị xã Cà Mau, thị xã Minh Hải 7 huyện : Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời Ngọc Hiển. Sau đó, ngày 17/12/1984, theo Quyết định số 168-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Ngọc Hiển được đổi tên thành huyện Đầm Dơi. Như vậy, đơn vị hành chính huyện Đầm Dơi được xác lập chính thức từ ngày 17/12/1984 ổn định cho đến ngày nay. Huyện Đầm Dơi là đơn vị hành chính nằm ở phía Đông Nam tỉnh Cà Mau. Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển, phía Tây giáp huyện Cái Nước, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 78.204 ha, dân số năm 2005 là 180.918 người. Trên địa bàn huyện có Lâm ngư trường Đầm Dơi thuộc địa phận các xã: Nguyễn Huân, Tân Tiến Tân Thuận; có bờ biển dài 22 km với các cửa biển lớn như: Gành Hào, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn… rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế thủy sản. Địa danh "Đầm Dơi" còn được dùng để đặt cho thị trấn huyện lỵ của huyện Đầm Dơi với diện tích 1.129 ha, dân số 7.497 người (số liệu năm 2005). Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Đầm Dơi, tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ quan Nhà nước, công sở… của huyện. Tại khóm 5 có Tượng đài Quân Y, kỷ niệm truyền thống lịch sử của ngành quân y; Bia ghi danh liệt sĩ tại khóm 6. Trên địa bàn thị trấn có một số cơ sở thờ tự của các tôn giáo như: Long Khánh Tự được trùng tu năm 1996, Ngọc Điện Đàn (thánh thất) được xây dựng năm 1957. Tại khóm 6, thị trấn Đầm Dơi có Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng với diện tích hơn 2.000 m2, với kiến trúc mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Đây là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Cà Mau, thể hiện tấm lòng tôn kính của người dân Đầm Dơi nói riêng, người Cà Mau nói chung đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đầm dơi một thời . ngh a lịch sử to lớn, rút ra những bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh và góp phần làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Giai thoại về đ a danh Đầm Dơi Đ a danh Đầm. Cái Nước, Đầm Dơi và Cứ điểm Chà Là mang cả ý ngh a chiến thuật và cả ý ngh a chiến lược, mở ra tiền đề cho lực lượng vũ trang c a ta, với cách đánh khôn khéo, tiểu đoàn c a ta có khả năng tiêu. DƯƠNG KIM SA ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KỊCH BẢN Đ A DANH VÀ SỬ TÍCH ĐẦM DƠI MỘT THỜI HÀO HÙNG VÀ NHỮNG GIAI THOẠI Đầm Dơi là một huyện c a tỉnh Cà Mau, được đổi tên từ huyện Ngọc Hiển c a tỉnh Minh

Ngày đăng: 22/06/2014, 16:20

Mục lục

  • Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan