Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
498,5 KB
Nội dung
Lễhội tạ Thần Mặt TrăngởSócTrăngLễhội Oóc-om-bóc (tục gọi cúng trăng hay lễ đúc cốm dẹp) của người Khmer Nam Bộ được tổ chức vào giữa đêm rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để bà con tạ ơn Thần Mặt trăng - vị thần lo việc thời tiết giúp bà con trồng trọt được mùa. Oóc-om-bóc thật sự đông vui vì bao hàm luôn cả phần lễ và hội. Lễ là lễ cúng trăng, còn hội luôn gắn liền với cuộc đua ghe ngo, mà nay đã trở thành một giải truyền thống của Sóc Trăng. Oóc-om-bóc năm nay ởSócTrăng tổ chức trong hai ngày 7 và 8/11 Lễ cúng trăng được tổ chức đêm 14/10 âm lịch tại các gia đình, ngay khi trăng vừa lên. Một mâm sản vật (không thể thiếu cốm dẹp) được bày giữa sân. Gia chủ khấn nguyện cúng lên thần những sản vật của vụ mùa vừa qua. Kết thúc lễ, một vị lão niên hốt một nắm cốm dẹp và "oóc" (đút, nhét) vào miệng những đứa trẻ để chúng "om-bóc" (nuốt cốm). Trong khi đứa bé với cái miệng đầy cốm (biểu trưng cho sự sung túc, no đủ) cố gắng nuốt thì cụ già hỏi đứa trẻ ước muốn gì trong năm tới. Mọi người đều tin lời ước này sẽ được chuyển đến Thần Mặt trăng và trở thành hiện thực. Sau lễ cúng trăng, các gia đình đến chùa xem thả đèn gió, đèn Lôipratip (đèn nước-hoa đăng). Bầu trời rực sáng với những chùm đèn gió bay cao, trên sông lung linh đủ màu sắc của những ngọn nến được cắm trong những con thuyền hoặc bè nhỏ kết bằng cây chuối, trang trí giấy đủ màu sắc Vào đêm này, người ta đổ ra đường đông nghẹt, không chỉ có người Khmer, mà còn có đông đảo bà con người Hoa, người Kinh cùng vui chung. Chỗ này tổ chức đấu võ, kéo co, chỗ kia biểu diễn văn nghệ như hát Dù kê, hát, múa tập thể Romvông, Romxaravan, Lăm leo, A day có khi kéo dài trắng đêm. "Cái đinh" của lễhội là đua ghe ngo được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch, mà trên 10 năm nay được tổ chức tại đoạn sông Sung Dinh. Ngay từ tối hôm trước, thị xã SócTrăng đã chật ních người từ các nơi đổ về. Ước tính, hàng năm có trên 500.000 người về đây xem hội đua. Trên hai khán đài ở đích đến, không thể thiếu dàn nhạc ngũ âm. Tiếng trống, tiếng cồng hoà với tiếng hô - hụi của các đội đua tạo thành không khí hào hứng, sôi nổi. Một chiếc ghe ngo dài khoảng trên 30m, chứa từ 52 đến 58 tay bơi. Mũi và đuôi ghe ngo cong vút tạc hình rắn thần Naga, thân ghe chạm hoavăn hình kỷ hà và được sơn màu sặc sỡ. Ngồi mũi ghe là một vị lão làng cầm chịch, giữa ghe là một vị giữ nhịp bằng cồng hoặc bằng còi. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ. Để được ngồi mũi, ngoài kinh nghiệm về bơi đua, còn phải là "Mạnh Thường Quân" đã có nhiều đóng góp về tài vật cho đội ghe. Với người Khmer, chiếc ghe ngo chính là một hình ảnh đại diện cho phum sóc của mình, biểu tượng của sự ấm no, sung túc. Nếu chưa dự lễ cúng trăng, chưa xem đua ghe ngo thì có thể nói bạn vẫn chưa biết gì về Sóc Trăng. SócTrăng là vùng đất hội tụ nhiều lễ hội, phong tục, tập quán đặc trưng từ sự hỗn dung vănhóa của ba dân tộc Việt – Hoa – Khmer cùng cộng cư. Chính những lễhội độc đáo, nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa đã làm lưu luyến tâm hồn biết bao du khách khi đặt chân đến mảnh đất này. -Đến SócTrăng du khách còn được thưởng thức những món ăn độc đáo như: Bún nước lèo, cốm dẹp cũng như được tham quan cảnh sông nước miệt vườn với hệ thống vườn cây ăn trái, các cù lao, cồn, như: Rừng tràm Mỹ Phước, cù lao Dung Xứ sở của những ngôi chùa Chùa Bốn Mặt. -Sóc Trăng là vùng đất có rất nhiều chùa chiền nổi tiếng, nếu như không muốn nói là tỉnh có nhiều ngôi chùa nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng ở các khu vực thuộc thị xã SócTrăng đã có trên 20 ngôi chùa. Hầu hết đều là chùa Khmer với lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Khmer Nam bộ. Chùa đối với đồng bào Khmer là rất thiêng liêng và cao cả, là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cư dân. Ngôi chùa, ngoài việc dùng để cử hành các nghi lễ tôn giáo, còn là nơi lưu giữ các giáo lý nhà Phật; các tác phẩm văn học, nghệ thuật và là nơi diễn ra các lễhội mang tính vănhóa đặc trưng của dân tộc này. -Hai ngôi chùa được xem là có niên đại xưa nhất ởSócTrăng là chùa Mã Tộc và chùa Khleang, chùa Mã Tộc còn gọi là chùa Dơi, tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, phường 3, thị xã Sóc Trăng. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVI trên một giồng đất cao ráo, có không khí trong lành mát mẻ. Đến chùa Dơi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính của dân tộc Khmer qua những phù điêu, họa tiết, những bức tượng được làm rất tinh xảo và đẹp mắt. Và đặc biệt khi đến đây, du khách sẽ được xem đàn dơi hàng ngàn con đang treo mình lơ lửng trên cây như đang làm xiếc. Còn chùa Khleang thì được xây cất vào khoảng năm 1533, với bộ mái tam cấp, và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên. Xung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú và nhiều hình ảnh khác. Toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc vĩ đại, thể hiện được sự khéo léo, tỉ mỉ, công phu trang trí, sự hài hòa về màu sắc của nhũng nghệ nhân Khmer xưa. Tất cả tạo nên một chỉnh thể vẹn toàn thể hiện được quan niệm, triết lý về phật, trời của người Khmer nói chung, người Khmer Nam bộ nói riêng. -Ngoài ra, du khách có thể tham quan chùa Đất Sét, nằm cách thị xã SócTrăng khoảng 1 km trên đường đi Đại Ngãi. Tại đây, du khách sẽ thật bất ngờ và ngạc nhiên trước việc các tượng Phật, tượng kỳ lân, long trụ được đắp nổi từ chất liệu là đất sét. Du khách còn được chiêm ngưỡng tòa pháp đa bảo 13 tầng, gồm 208 cửa, 208 vị phật, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp, tất cả cũng bằng đất sét. Chưa hết, du khách còn bất ngờ hơn với những cây đèn cầy to tướng, mỗi cây nặng ít nhất 100kg, luôn lung linh tỏa sáng trong một không gian trầm mặc. -Cũng tương tự như chùa Đất Sét, từ SócTrăng du khách thẳng hướng theo Quốc lộ 1, trên đường về Bạc Liêu cách thị xã SócTrăng khoảng hơn 10km, đến xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tham quan chùa Chén Kiểu, để được chiêm ngưỡng sự tinh xảo trong việc trang trí ngôi chùa bằng những mảnh vỡ của chén kiểu, dĩa kiểu của những nghệ nhân xưa. Nếu có thời gian, du khách có thể đến tham quan thêm chùa Sóc Vồ, chùa Phật Lớn Mùa lễhội -Tắm Phật theo phong tục người Khmer. Chính sự cộng cư của ba dân tộc Việt- Hoa- Khmer trên mảnh đất SócTrăng đã tạo nên nhiều lễhội phong phú, đa dạng và thật độc đáo. Chỉ riêng dân tộc Khmer đã có rất nhiều lễhội trong năm. Lễ Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, lễ Ook Om Bok lễ Chol Chnam Thmay còn gọi là lễhội vào năm mới. Đây là lễhội lớn nhất trong năm, nhằm tống khứ những điều không may mắn trong năm cũ để bước vào năm mới với nhiều vận may trong cuộc sống. Tục lệ quan trọng trong ngày lễhội này là dân làng cùng với sư sãi hợp sức thực hiện nghi lễ “đắp núi cát”. Người Khmer tin rằng, mỗi hạt cát đắp lên thành núi sẽ giải thoát được một kẻ có tội ở thế gian và thần linh sẽ giúp đỡ xua đuổi ma quỷ ám ảnh linh hồn con người, nhất là những người tham gia đắp núi cát. Lễ Dolta hay còn gọi là lễ ông bà hoặc lễ tổ tiên, được tổ chức vào khoảng cuối tháng chín Dương lịch. Trong dịp lễ này, ở chùa người ta làm một cây gọi là cây hoa bánh, bằng tre, cao chừng 1m. Xung quanh có nhiều vòng sắt, vòng dưới to, vòng trên nhỏ dần. Trên các vòng sắt đó, người ta treo hoa và cờ giấy nhiều màu cho đẹp. Lễhội Ook Om Bok còn gọi là lễhội chào Mặt trăng, lễ cúng trăng, là sự đưa tiễn mùa mưa chào đón mùa khô. Trong dịp lễ này, người ta có tục lệ đút cốm dẹp cho trẻ ăn để cầu mong mùa màng tươi tốt, bội thu, có của ăn của để. Đặc biệt ởlễhội này người ta còn tổ chức đua ghe ngo, là một lễhội thật hoành tráng, mang tính vănhóa và thể thao, mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt người từ mọi nơi đến tham dự. -Với những nét riêng của mình, SócTrăng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Chỉ tiếc, các cơ quan chức năng ở đây chưa khai thác hết thế mạnh của mình, chưa đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển du lịch để thu hút khách tham quan, cũng như chưa tự quảng bá mình, chưa tự giới thiệu mình để mọi người biết, tìm đến. Lễhội cúng phước biển Vĩnh Châu Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lễhội truyền thống trong năm mà phần lớn đều gắn với lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng như Ook Om Bok, Chol Chnam Tmay, lễ dâng y Đặc biệt, ở huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có một lễhội rất giàu tính nhân văn được tổ chức hàng năm, thu hút khoảng 10.000 lượt người đến tham dự. Đó là lễhội Chrorumchec, dân gian còn gọi là lễ cúng phước biển. Lễ cúng phước biển Vĩnh Châu được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại ấp Đôn Chếch, xã Vĩnh Châu của huyện Vĩnh Châu. Cho đến nay, lễhội này đã tồn tại hàng trăm năm và luôn được tổ chức tại một địa điểm và chỉ trong hai ngày đã nêu. Ý nghĩa của lễhội là cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để người dân tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạo lập vùng đất, tạ ơn trời đất thánh thần cho họ có được cuộc sống ấm no, tạ ơn biển cả đã cho họ nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho họ những cánh đồng lúa vàng nặng trĩu. Ban đầu lễhội này chỉ diễn ra tự phát ở quy mô nhỏ mà người có công đầu trong việc định hình lễhội là một nhà sư Khmer tên là Tà Hu. Khi đó, ông dựng một ngôi tháp trên giồng cát, gần chùa Cà Săng, thuộc địa điểm tổ chức lễhội ngày nay để đồng bào phật tử đến thắp hương, thành tâm chiêm bái. Ông chọn ngày rằm tháng 2 Âm lịch (tức rằm tháng 11 của người Khmer) để lập đàn làm phước, vì đó là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp cá tôm. Sau đó, buổi làm phước này được nhiều người quan tâm, nhiệt tình hưởng hứng. Từ đó, lễ cúng phước biển hình thành và trở thành một lễhội truyền thống mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp không chỉ của người Khmer mà còn của cả người Việt và người Hoa. Mở đầu buổi lễ là lễ cầu siêu được tổ chức bên những núi cát nghi ngút khói nhang nhằm tưởng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả, và cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với dân làng tại ngay khu tháp di tích mà ông Tà Hu xưa kia đã dựng lên. Sau đó là lễ rước tượng Phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ. Ở đây người ta đã dựng sẵn một cái rạp hình chữ nhật, chiều dài 8m, rộng 18m, được xem là khu vực chính để đặt tượng Phật, để làm các nghi thức cúng bái cũng như các sinh hoạt tín ngưỡng khác. Khi tượng Phật được rước đến trước rạp, mọi người làm lễ chào Phật kỳ, sau đó rước tượng vào và an vị. Tiếp đến là lễ tam bảo, cầu quốc thái dân an, cầu nguyện và thuyết pháp do các nhà sư phụ trách với sự tham dự của đông đảo bà con phật tử. Sau các nghi lễ mang đậm màu sắc tôn giáo là phần hội. Đây cũng là phần được mọi người quan tâm và chờ đợi nhất trong suốt những ngày lễ diễn ra. Trong phần hội có nhiều trò chơi thể thao, vănhóavăn nghệ giàu tính truyền thống dân tộc. Các trò chơi phần lớn tái hiện lại các nghề chủ yếu mà cư dân ở đây dùng để mưu sinh. Trước đây, phần mở màn cho buổi lễhội là một hoạt cảnh tái hiện lại cuộc sống vất vả, cực nhọc của những người nông dân trong những buổi đầu khai hoang lập nghiệp. Đó là cảnh hàng trăm cô thôn nữ đeo những thùng tưới trên vai, dù thùng nước đè nặng lên đôi vai nhưng họ vẫn luôn tươi cười, trò chuyện cùng nhau như cố quên đi bao nỗi mệt nhọc. Bên cạnh họ là hàng trăm chàng trai lực lưỡng, màu da đen sậm, ai cũng gồng vác trên vai bộ đồ nghề đẩy xiệp, chuẩn bị lặn lội sông nước kiếm sống qua ngày. Sôi nổi và cuồng nhiệt nhất có lẽ là cuộc đua bò kéo xe. Mỗi chiếc xe bò được chất đầy người, người điều khiển tay vừa vút roi, vừa la hét để xe mình chạy thật nhanh. Trong cuộc đua này, thắng thua không có ý nghĩa quan trọng vì ý nghĩa chính của cuộc đua xe là nhằm nhắc nhở mọi người nhớ về buổi đầu của cuộc sống nông nghiệp, khi chưa có máy móc hiện đại thì con bò đã đóng góp một phần không nhỏ công sức vào công cuộc khai hoang mở đất. Cuộc thi khác cũng không kém phần hấp dẫn là đua ghe ngo trên cạn. Cuộc đua này chỉ diễn ra trong những năm liên tiếp bị hạn hán, mất mùa, tất cả kênh rạch đều khô hạn, nên người dân phải đua ghe trên đất cho “động trời” để ông Trời làm mưa cho mùa màng tươi tốt, con người vừa có nước dùng vừa có nước tưới tiêu. Chiếc ghe trong cuộc đua này được tượng trưng bằng một cây chuối dài khoảng hai mét. Cứ hai người một ghe, một người dùng dây gióng ghe lên cổ, người khác cầm một cây dầm bằng cọng tàu lá chuối vừa chạy khắp các thửa ruộng theo một lộ trình tùy hứng, vừa múa vừa hát, nói những lời cầu khẩn theo kiểu bắt vần hết câu nọ sang câu kia. Nội dung của các câu đó là cầu mong ông trời ban cho mưa xuống để có nước gieo sạ, ruộng đồng được xanh tốt. Phần trình diễn văn nghệ trong lễhội này cũng thu hút được đông đảo bà con tham dự. Đó là những điệu múa uyển chuyển, độc đáo và điêu luyện của các cô gái Khmer. Có cả những điệu múa gà, múa khỉ của các nghệ nhân Khmer theo các vũ điệu cổ truyền. Tất cả đều diễn ra một cách náo nhiệt, tưng bừng, rộn ràng với lời ca, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng trống của nền nghệ thuật truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer. Các nghệ nhân múa trống Khmer cũng đem đến cho lễhội một không khí náo nhiệt bằng điệu trống chuyên dùng phụ họa múa Chhayam. Họ vừa vỗ trống vừa múa, khi nhún nhảy toàn thân, lúc nâng cao, xoay chuyển nhanh nhẹn rất ngoạn mục. Cái trống trước ngực của họ vừa là nhạc cụ để đệm, vừa là đạo cụ múa được họ sử dụng rất nhuần nhuyễn. Lễhội cúng phước biển ở Vĩnh Châu thật sự là một lễhội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer cùng cộng cư trên vùng đất này. Chùa Hương Sơn tổ chức lễhộihoa đăng Danh mục: VănhoáLễhội | Ngày đăng: 11/12/2011 Chùa Hương Sơn tổ chức đêm hộihoa đăng Nhân ngày vía đức Phật A Di Đà 17/11/Tân Mão Chiều tối ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão, dưới bầu trời quang đảng, lấp lánh muôn triệu vì sao, tỏ rạng vầng trăng khuyết, tại đạo tràng chùa Hương Sơn, phường 2, Tp Sóc Trăng, Chư tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni và quý Phật tử gần xa đã hòa quyện trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh và long trọng tổ chức đêm hộihoa đăng, nhằm mụcđính đem ánh sáng chánh pháp soi khắp muôn nơi, là động lực thúc đẩy khiến hành giả có đủ bi - trí - dũng mang tình thương yêu và sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và nhân loại. Đó cũng là lý do mà đại đức Thích Trung Túc - trụ trì chùa Hương Sơn khải thỉnh trong đêm hộihoa đăng cúng dường lên đức Phật A Di Đà nhân ngày vía của Ngài. VănhóaSóc Trăng: Tưng bừng Lễhội Ooc-om-boc Trong phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễhội mang đậm nét vănhóa cổ truyền, như: Tết Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn-ta, lễ dâng y cà sa, lễ xin nước mưa… gắn với tín ngưỡng Phật giáo. Lễhội Ooc-om-boc là một trong những lễhội lớn nhất, hấp dẫn nhất, tưng bừng nhất của người Khmer vùng đồng bằng châu thổ. Người dân Sóc Trăng, địa phương có ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer anh em cộng cư sinh sống, đã quá quen thuộc với lễhội Ooc-om-boc vào dịp Rằm tháng 9 âm lịch. Đây là lễ cúng Trăng và tiễn Thần nước. Các ngôi chùa, sân nhà lung linh những ngọn nến huyền diệu trên mâm cỗ được bày biện cúng trăng với nhiều bài vị, hoa, quả, nhang đèn… Cả SócTrăng như có hàng ngàn “ánh trăng” chiếu sáng. Nhưng trong mâm lễ ấy không thể thiếu món cốm dẹp. Cốm dẹp được chế biến từ nếp mới, tuy là một món ăn dân dã, mộc mạc nhưng không thể thiếu trong những ngày này. Cúng trăng với ý nghĩa cầu cho con cái học hành giỏi giang, gia đình hạnh phúc và cuộc sống ấm no. Phần hội có nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi, như: Liên hoan văn nghệ quần chúng, thi biểu diễn thời trang ba dân tộc, múa Dù kê, thi cờ ốc, bi sắt, thả đèn gió, đua ghe ngo… Tất cả những trò chơi giải trí này đã hấp dẫn, lôi cuốn hàng trăm ngàn người kéo về chật kín các ngả đường thị xã Sóc Trăng, mà tiêu điểm chính là khu vui chơi giải trí hồ Nước ngọt và dọc hai bờ của dòng sông Mespéro, đoạn Sung Đinh. Lễ Ooc-om-boc không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: tạ ơn thiên nhiên, trời đất ban tặng cho một mùa vụ bội thu “mưa thuận gió hòa” mà lễhội còn là dịp để người nông dân vui chơi sau những ngày cực nhọc với công việc đồng áng. Niềm vui chiến thắng của đội đua ghe ngo nữ Chương trình biểu diễn phục vụ lễhội Ooc-om-boc Lễ cúng Trăng của người Khmer SócTrăng Thả đèn gió mừng lễ Ooc-om-boc Phút quyết liệt trên đường đua Sóc Trăng: Khởi động tuần vănhóalễhội Oóc Om Bóc Sáng ngày 6/11, tuần vănhóalễhội Oóc Om Bóc – đua ghe ngo của đồng bào Khơme Nam Bộ đã bắt đầu diễn ra tại Khu vănhóa Hồ Nước Ngọt, TP. SócTrăng (Sóc Trăng) bằng lễ khai mạc hội chợ triển lãm Oóc Om Bóc truyền thống. Hoạt động được mong đợi nhất tại tuần văn hóalễhội Oóc Om Bóc là giải đua ghe ngo trên sông Maspéro. (Ảnh: L. Ca) Trên 100 đơn vị doanh nghiệp trong cả nước tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, hàng hóa gia dụng. Đặc biệt, một số công ty kinh doanh, phát triển nhà cũng tham gia hội chợ để giới thiệu các mô hình nhà chung cư, biệt thự đơn lập, song lập, khu nhà phố… nhằm “hâm nóng” thị trường nhà đất ở các tỉnh ĐBSCL. Trong thời gian diễn ra tuần văn hóalễhội Oóc Om Bóc (đến hết ngày 12/11) còn diễn ra các hoạt động vănhóa nghệ thuật như: Hội thi trang phục ba dân tộc Kinh – Hoa – Khơme, liên hoan nghệ thuật quần chúng Khơme, hội thao dân tộc Khơme, triển lãm thành tựu vănhóa nghệ thuật Khơme Nam Bộ… Ông LêVăn Cần – Phó Chủ tịch UBND tỉnh SócTrăng – cho biết, lễhội này là một trong những hoạt động chính của năm du lịch quốc gia Mekông 2008 với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Do đó, ngoài các hoạt động ở TP. Sóc Trăng, tại Khu du lịch làng nghề ở xã Phú Tân của huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) cũng diễn ra hội chợ làng nghề truyền thống. Khách du lịch đến SócTrăng vào lịp lễhội Oóc Om Bóc sẽ được tận mắt chứng kiến hoạt động đâm cốm dẹp của các cô gái Khơme, đan hàng thủ công mỹ nghệ, vẽ tranh kiếng, tham quan làng nghề bánh pía - lạp xưởng [...]... video mô tả lại hình ảnh các công o n sản xuất để giới thiệu với khách Theo kế hoạch của lãnh đ o tỉnh SócTrăng và nguyện vọng của nhân dân, lễhội Ok-om-bok của đồng b o dân tộc Khmer SócTrăng năm nay sẽ được nâng cấp thành Festival Okom-bok Đó cũng là sự kiện khởi đầu mở ra các hoạt động xúc tiến thương mại-du lịch, giới thiệu, quảng bá các tour, tuyến, điểm du lịch, phong tục tập quán, sinh hoạt... rộn ràng khắp nơi trên đất Sóc trong những ngày này Niềm vui ấy có từ sự đổi mới từng ngày từ thành phố đến các phum, sóc đồng b o Khmer vùng sâu vùng xa, thổi luồng gió mới v o mùa lễhộiO c Om Bóc- Đua ghe Ngo của đồng b o Khmer Sóc Trăng./ Vănhóa - Lễ hộilễhội Ok-om-bok - đua ghe Gần nửa tháng nữa mới đến ngày khai mạc “Tuần lễ vănhóalễhội Ok-ombok - đua ghe ngo năm 2008” nhưng những ngày này... Khương/TTXVN) Năm n o cũng vậy, cứ v o dịp rằm tháng 10 âm lịch (năm nay rơi v o các ngày 19, 20, 21/11 dương lịch) đồng b o Khmer Nam bộ nói chung và Khmer SócTrăng nói riêng lại hòa mình v o niềm vui và các hoạt động lễhộiO c Om Bóc- Đua ghe Ngo theo truyền thống mà không tỉnh n o làm được cho nên lễhội này không chỉ thu hút người dân trong tỉnh mà còn thu hút rất đông du khách từ các nơi trong cả nước... đèn gió Một trong những hoạt động được hàng trăm ngàn du khách đón chờ nhất mỗi khi đến SócTrăng v o mùa lễhộiO c Om Bóc là xem đua ghe ngo trên sông Maspéro – TP SócTrăng v o 2 ngày 11 và 12/11 Hiện đã có trên 50 đội ghe ngo nam, nữ của các tỉnh ĐBSCL đăng ký tham dự Giữ gìn bản sắc vănhóa trong hoạt động lễhội (08/02/2012) Tết đến Xuân về, những hoạt động lễhội lại cuốn hút đông đ o các tầng... Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Tuần lễ vănhóalễhội Ok-om-bok đua ghe ngo năm 2008” từ 05/11/2008 đến hết ngày 12/11/2008 Trọng tâm của lễhội là cuộc đua ghe ngo truyền thống của đồng b o dân tộc Khmer Lễhội cũng nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình “Năm du lịch quốc gia Mekong – Cần Thơ Được biết sự kiện chính là cuộc đua ghe Ngo truyền thống v o ngày 11/11/2008... tham dự, vui chơi trong cả tuần lễhội Đây cũng là một trong ba lễhội lớn nhất trong năm của đồng b o Khmer và thu hút hàng chục vạn người theo dõi, tham gia trong những ngày chính hội đua ghe Ngo Tại thành phố Sóc Trăng, trong những ngày qua, không khí lễhội thật nhộn nhịp tưng bừng với cờ hoa, băng rôn, áp phích quảng c o cho lễhội được trưng khắp các đường phố Nhiều họat động trong tuần lễhội từ... ngh o, ổn định cuộc sống, nâng cao mức hưởng thụ cả về vật chất lẫn tinh thần Đặc biệt, gần đến mùa lễHộiO c Om Bóc-đua ghe Ngo, đã có hàng trăm hộ dân Khmer ngh o được các cấp chính quyền trao tặng đất ở, đất sản xuất và cấp nhà mới theo các QĐ 134,135, 167, 74 của Chính phủ, t o thêm niềm tin, niềm phấn khởi cho bà con dân tộc đón một kỳ lễhội thật vui tươi, hạnh phúc Niềm vui ấy đang hòa trong... tộc Việt -Hoa- Khmer tại B o tàng Tổng hợp tỉnh SócTrăng cũng đã có sự tham gia của cả 11 đơn vị huyện, thành phố của tỉnh tham gia Các hoạt động vănhoávăn nghệ cũng được tổ chức ở nhiều nơi trong tỉnh càng làm cho lễhộiO c Om Bóc-Đua ghe Ngo của đồng b o Khmer SócTrăng thêm rộn ràng, vui tươi khắp nơi từ thành phố đến thôn quê Tâm điểm của tuần lễhội năm nay vẫn là ngày hội Đua ghe Ngo truyền... thần của đồng b o dân tộc Khmer ở khắp nơi trong tỉnh Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Sà Kha, trưởng Ban Dân tộc tỉnh SócTrăng cho biết đồng b o Khmer SócTrăng đón Óoc Om Bóc–Đua ghe Ngo năm nay rất phấn khởi vì những mùa vụ vừa thu hoạch xong bội thu, như vụ lúa hè thu đạt cả năng suất lẫn giá cả cao hơn mọi năm, vụ tôm thắng lớn với trên 80% hộ nuôi có lãi (tỷ lệ hộ có lãi cao nhất từ trước... cao nhất từ trước đến nay), giá tôm cũng ở mức cao kỷ lục, trong khi vụ mía đang thu họach giá cũng đã cao ngất ngưởng với trên 1200 đồng/kg, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật v o đồng ruộng, người dân Khmer cũng như người Hoa, người Kinh trên địa bàn SócTrăng đã có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh cho lợi nhuận cao như mô hình trồng nấm rơm sau vụ thu họach lúa, . thể Romvông, Romxaravan, Lăm leo, A day có khi k o dài trắng đêm. "Cái đinh" của lễ hội là đua ghe ngo được tổ chức v o ngày 15/10 âm lịch, mà trên 10 năm nay được tổ chức tại o n. hội trong năm. Lễ Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, lễ Ook Om Bok lễ Chol Chnam Thmay còn gọi là lễ hội v o năm mới. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, nhằm tống khứ những điều không may mắn trong. sắt đó, người ta treo hoa và cờ giấy nhiều màu cho đẹp. Lễ hội Ook Om Bok còn gọi là lễ hội ch o Mặt trăng, lễ cúng trăng, là sự đưa tiễn mùa mưa ch o đón mùa khô. Trong dịp lễ này, người