ỞViệt Nam, hoạt động Quản lý tài nguyên rừngrất sinh động, phong phú và ngày càng mang lại hiệu quảcho sản xuất nông, lâmnghiệp. Công tác Quản lý tài nguyên rừngđã và đang đƣợcđƣợc nhà nƣớc quan tâm, khuyến khích phát triển, cán bộQuản lý tài nguyên rừngcũng đƣợc quan tâm đào tạo, không ngừng tăng cƣờng năng lực. Tuy nhiên kỹnăng và phƣơng pháp truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừngchƣa đƣợc chú ý nhiều.Để đáp ứng nhu cầu của cán bộ Quản lý tài nguyên rừngvà những đòi hỏi đổi mới mục tiêu chƣơng trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừngcủa Trƣờng đại học Nông lâm Thái Nguyên, bài giảng Kỹ năng truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừngđƣợc biên soạn theo khung chƣơng trình đào tạo đã đƣợc phê duyệt, với phƣơng châm hiện đại nhƣng phù hợp với thực tế Việt Nam, là tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên nhiều ngành học.Bài giảng Kỹ năng truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừngđƣợc biên soạn nhằm phục vụviệc giảng dạy cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên rừngvà một sốngànhLâm sinh, Nông lâm kết hợp, bao gồm các chƣơng:Chƣơng 1: Tổng quan vềtruyền thông trong Quản lý tài nguyên rừngChƣơng 2: Kỹnăng cơ bản trong truyền thôngChƣơng 3: Phƣơng pháp truyền thôngChƣơng 4: Sản xuất và sửdụng tài liệu, phƣơng tiện truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng.Để hoàn thành cuốn bài giảng này tác giảđã nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp, đặc biệt là những ý kiến của PGS.TS.Lê Sỹ Trung, PGS.TS.Trần Quốc Hƣng, TS.Dƣơng Văn Thảo, TS.Nguyễn Thị Thoa, Ths. Nguyễn Văn Mạn... Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giảrất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để cuốn bài giảng ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn.Xin trân trọngcảm ơnTác giả
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRUONG DAI HOC NONG LAM
GIAO TRINH NOI BO
KY NANG TRUYEN THONG TRONG QUAN LY TAI NGUYEN RUNG
Trang 2LỜI NÓI ĐÀU
Ở Việt Nam, hoạt động Quản lý tài nguyên rừng rất sinh động, phong phú và ngày càng mang lại hiệu quả cho sản xuất nông, lâm nghiệp Công tác Quan lý tài nguyên rừng đã và đang được được nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển, cán bộ Quan lý tài nguyên rừng cũng được quan tam dao tao, không ngừng tăng cường năng lực Tuy nhiên kỹ năng và phương pháp truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng chưa được chú ý nhiều
Đề đáp ứng nhu cầu của cán bộ Quân lý tài nguyên rừng và những đòi hỏi đôi mới mục tiêu chương trình đào tạo ngành Quản lý tài nguyên rừng của Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, bài giảng Kỹ năng truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng được biên soạn theo khung chương trình đào tạo đã được phê duyệt, với phương châm hiện đại nhưng phủ hợp với thực tế
Việt Nam, là tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên nhiều ngành học Bài giảng Kỹ năng truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng được biên soạn nhằm phục vụ việc giảng dạy cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên rừng và một só ngành Lâm sinh, Nông lâm kết hợp, bao gồm các chương:
Chương 1: Tổng quan về truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng Chương 2: Kỹ năng cơ bản trong truyền thông
Chương 3: Phương pháp truyền thông
Chương 4: Sản xuất và sử dụng tài liệu, phương tiện truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng
Đề hoàn thành cuốn bài giảng này tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp, đặc biệt là những ý kiến của PGS.TS Lê Sỹ Trung, PGS.TS Trần Quốc Hưng, TS Dương Văn Thảo, TS Nguyên Thị Thoa, Ths Nguyễn Văn Mạn
Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thê tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các nhà quan lý, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp đề cuốn bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn
Trang 3Chương 1 TONG QUAN VE TRUYEN THONG TRONG QUAN LY TAI NGUYEN RUNG 1.1 Khai niém 1.1.1 Thong tin
Thông tin là những ý tưởng, những kiến thức, những sự kiện con
người có thể hiểu biết về nó nhờ có sự trao đổi với nhau hoặc do con
người nhận biết bằng các giác quan Thông tin là điều kiện tất yếu tạo thành tri thức của con người
Con người sử dụng thông tin như là một phương tiện đề giao tiếp và phát triển cộng đồng Thông tin thúc đây sự phát triển của xã hội
loài người Xã hội càng phát triển, kinh tế và thu nhập của người dân
càng cao thì nhu cầu về thông tin càng lớn Việc tận dụng các nguồn thông tin sẵn có để áp dụng vào sản xuất, vào đời sống giúp con người rút ngắn thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thúc đầy kinh tế phát triển nhanh hơn
Thông tỉn trong Quản lý tài nguyên rừng được hiểu đó là việc tuyên truyền những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ thông tin thị trường, giá
cả đến với người dân Hình thức đề thông tin cũng rất đa dạng và phong phú: Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sân
xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng hội nghị, hội thảo, hội
thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tỉn tuyên truyền khác 1.1.2 Truyền thông
Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin từ người này đến người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương
tiện, thiết bị truyền thông tỉn
Trang 4nghiệp nông thôn ở Việt Nam đòi hỏi phải tăng cường thông tin chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đến với nông dân để người đân áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình Công tác Quản lý tài nguyên rừng trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu về tìm kiếm thông tin của người dân Do đó, phương pháp truyền thông là một trong những phương pháp trọng tâm của hoạt động Quản lý tài nguyên rừng
Ngày nay, người ta thường dùng từ “chia sẻ ” khi đề cập đến truyền thông Chia sẻ hàm ý muốn nói đến cái mà hai hoặc ba người chia sẻ với nhau hơn là nói đến cái một người làm cho một người khác
- Theo Kincaid va Schramm, truyén thông là quá trình chia sẻ và mối quan hệ của những người tham gia trong quá trình đó
- Theo Black, và Bryant (1992), truyền thông được định nghĩa: + Quá trình mả nhiều người chia sẻ nghĩa
+ Quá trình mà qua đó một cá nhân (người cung cấp thông tin) truyền tải sự kích thích (thường là biểu tượng ngôn ngữ) để thay đổi hành vi của cá nhân khác
+ Xuất hiện ở bất cứ nơi nào mà thông tin chuyền từ nơi này đến nơi khác
+ Không đơn giản là lời nói mả cụ thể hơn là sự truyền tải một thông điệp có chủ định Nó bao hàm cả một quá trình mà người này
ảnh hưởng đến người khác
+ Xuất hiện khi người A thông báo thông điệp B thông qua hệ thống truyền thông C đến người D dé tạo ra ảnh hưởng E
- Theo Theodorson (1969), truyền thông là sự truyền tải thông tin, y
tưởng, thái độ hoặc cảm xúc từ một người hoặc nhóm người đến người
hoặc nhóm người chủ yếu thông qua những biểu tượng
- Theo Osgood (1957), truyền thông xuất hiện khi một hệ thống (một
nguồn) ảnh hưởng đến nguồn khác (điểm đến) thông qua việc sử dung các biểu tượng khác nhau được truyền tải qua “kênh” nối chúng với
Trang 5- Theo Berbner (1967), truyén thông là sự giao tiếp xã hội thông qua các thông điệp
- SRA Soursebook (1996), truyền thông là quá trình mà ở đó một nguồn phát tin gửi thông điệp đến người nhận tin thông qua kênh thông tin nhằm tạo ra phản ứng từ người nhận theo chủ định của nguồn gửi
Như vậy, truyền thông là một quá trình đối thoại liên tục điễn ra trong xã hội loài người Quá trình này không đơn giản chỉ có người gửi
hay người nhận mà còn có sự tương tác, trao đổi các tín hiệu liên tục để đi đến một hiểu biết chung và nó được đặt trong mối quan hệ qua lại
với các yêu tố môi trường và xã hội nơi diễn ra truyền thông 1.1.3 Phân loại truyền thông
1.1.3.1 Phân loại dựa vào người tham gia truyền thông
~ Truyền thông nội tại: Là hình thức tự truyền thông tức là chúng ta tự nói với chính mình trước khi đưa ra quyết định Hình thức truyền thông này nói đến loại truyền thông đang xây ra trong chính bản thân
một người Sự bộc bạch, sự suy ngẫm của chính mỗi một người và mối
quan hệ của người đó với người khác Truyền thông nội tại chịu sự ràng buộc và kiểm soát của chính quan điểm riêng của mỗi người Quan điểm riêng này được quyết định bởi những kinh nghiệm và quá khứ, ảnh hưởng đến cuộc sống và suy nghĩ và nó dựa trên thế giới quan mỗi người và thế giới quan của xã hội nơi người đó đang sống
Truyền thông nội tại khơng hồn tồn là truyền thông chứa đựng trong chính nó mả nó cũng liên quan và chịu tác động bởi các nguồn bên ngoài và khác nhau giữa người này với người khác
— Truyền thông giữa các cá nhân: Là hình thức truyền thông có khẩu ngữ hoặc không có khâu ngữ giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một cá nhân với nhiều người cùng một lúc Loại truyền thông nảy là cần thiết cho sự duy trì và phát triển nguồn gốc của bất kỳ một vấn đề nào của cá nhân cũng như xã hội Bất kỳ một nhóm người nào trong xã hội được cấu thành cũng dựa trên sự truyền thông giữa các thành viên của xã hội đó Những cá nhân chỉ có cận kề nhau thôi thì không
Trang 6thông giữa các cá nhân như là một điều kiện tiên quyết cho quá trình xã hội hóa Truyền thông giữa các cá nhân không chỉ là vấn đế cá nhân giữa hai người mà nó còn là cơ sở và sự bắt đầu của truyền thơng trong xã hội lồi người
— Truyền thông theo nhóm: Là hình thức truyền thông xây ra giữa nhiều người tạo thành trong một nhóm Nói chung, trong nhóm có thể
phát hiện ra sự định hướng giá trị chung, các vai trò ồn định, tính tổ
chức trong truyền thông giữa các cá nhân Truyền thông theo nhóm có thể chia ra 3 loại: + Truyền thông theo nhóm nhỏ
+ Truyền thông công cộng + Truyền thông mang tính tổ chức
- Truyền thông theo nhóm nhỏ đề cập đến loại truyền thông trong trường hợp khi mọi người có thể nhìn thấy nhau được Ở đó truyền thông diễn ra cơ bản là không có phương tiện truyền thông, có phản
hồi trực tiếp nhanh, liên tục và có sự thay đổi vai trò của người tham
gia trong truyền thông
- Truyền thông công cộng dé cập chủ yếu đến sự giảng giải, nói chuyện
đối với một nhóm người có định
- Truyền thông theo tổ chức hoặc mạng lưới đề cập đến phương tiện, cấu trúc và quá trình truyền thông xảy ra trong tổ chức như mạng lưới dòng họ, chính trị xã hội, văn hóa Loại hình truyền thông này yêu cầu các luật truyền thông, dòng truyền thông trong một tổ chức, và luật truyền thông mang tính thủ tục, chính thống và không chính thống của
một nhóm
— Truyền thông đại chúng: bao hàm những tổ chức, kỹ thuật thông qua đó một nhóm người có chuyên môn sử dụng các thiết bị kỹ thuật
(bao, dai, phim ) để phổ biển nội dung đến một lượng lớn người
Trang 71.1.3.2 Phân loại dựa vào cấu trúe chính trị xã hội
- Truyền thông quốc gia : đơn giản đề cập đến bất kỳ một loại hình truyền thông nào trong phạm vi hoặc cho một quốc gia như là một đơn vị chính trị Truyền thông quốc tế là loại hình truyền thông vượt khỏi ranh giới của một quốc gia tới nhiều quốc gia hay một vùng địa lý khác
- Truyền thông văn hóa nội tại: đề cập đến loại hình truyền thông trong
phạm vi của một nhóm văn hóa đang tồn tại Nhóm văn hóa như thế là không nhất thiết được giới hạn và quyết định bởi ranh giới chính trị
quốc gia mà bởi nền văn hóa tạo nên ngôn ngữ giá trị, chuẩn mực và lịch sử chung của một nhóm người.Ví dụ: loại hình truyền thông như kề Khan trong cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên - Truyền thông giữa các nền văn hóa : đề cập đến truyền thông giữa các thành viên của hai hay nhiều nền văn hóa khác nhau Đôi khi thuật ngữ giao lưu văn hóa được sử dụng thay thế cho hình thức truyền thông này Ví dụ: truyền thông văn hóa giữa các Quốc gia Phương Đông và Phương Tây
1.1.3.3 Tùy thuộc nhóm mục tiêu
Mỗi bộ phận hoặc là nhóm người trong xã hội đều có thể là cơ sở
của loại hình truyền thông tương ứng Vì vậy chúng ta có thể gọi là truyền thông thanh niên, truyền thông phụ nữ, nông dân
1.1.3.4 Phân loại dựa vào nội dung
Truyền thông tôn giáo truyền thông chính trị sức khỏe Ví dụ: Bộ sách về giáo lý Phật giáo, Thiên Chúa Giáo
1.1.3.5 Phân loại dựa vào mục đích và mục tiêu
Truyền thông có thể được phát triển, để phục vụ cho giáo dục, nhà trường, bầu cử, giải trí
1.1.3.6 Phân loại dựa vào phương tiện kỹ thuật
Dựa vào phương tiện kỹ thuật truyền thông được sử dụng để phân
Trang 81.2 Ý nghĩa, nguyên tắc của quá trình truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng
1.2.1 Ý nghĩa của quá trình truyền thông trong Quản lý tải nguyên
rừng
- Truyền thông là một phần không thẻ thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người
- Truyền thông có thể làm thay đổi và nâng cao nhận thức toản diện của người dân
-_ Truyền thông lả công cụ thiết yếu dé đạt được các mục tiêu của
chính sách, một dự án, một chương trình, một hoạt động Quản lý tài
nguyên rừng
- Truyền thông góp phần chuyền giao tiến bộ khoa học công nghệ tới người dân
- Truyén thông tạo dư luận tốt để cổ vũ, động viên nông dan phát huy khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng nông thôn mới
1.2.2 Nguyên tắc của quá trình truyền thông trong Quản lý tài nguyên
rừng
- Là mắt xích để gắn kết các hoạt động Quản lý tải nguyên rừng với quá trình hoạch định chính sách và sự tham gia của người dân
- Phương pháp truyền thông phải phù hợp với đối tượng truyền thông
- Quan tâm tới lợi ích của đối tượng truyền thông
-_ Truyền thông có định hướng tới các nhu cầu của người dân, vấn đề của cộng đồng
-_ Truyền thông phải có hiệu quả, có tính bền vững
-_ Truyền thông phải có sự phối hợp của nhiều bên liên quan -_ Truyền thông phải có sự phối hợp các kênh, các phương tiện, các sản phẩm truyền thông khác nhau
-_ Phải thử nghiệm trước các sản phẩm truyền thông trước khi đưa vào sử dụng
Trang 91.3.1 Nguồn thông tin
Nguồn thông tin là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền
thông, yếu tố đó có thể là một cá nhân một nhóm người hay một tổ
chức truyền thông Khi sử dụng thông tin cần quan tâm đến độ tin cay,
sự tín nhiệm và tính chính xác mới mẻ, hấp dẫn
Khi truyền thông (thông tin) cần xác định rõ nguồn thông tin được phát ra từ đâu? (từ ai, từ tài liệu nảo, từ các kết quả nghiên cứu hay từ các mô hình thành công tại địa phương ) Cũng cần phải kiểm chứng xem nguồn thông tin đó có xác thực, có đáng tin cậy không, có ai hoặc cơ quan nào chịu trách nhiệm về nguồn thông tin đó không Cán bộ làm công tác truyền thông khi thông tin đến cá nhân hay cộng đồng những thông tin về kiến thức khoa học, về tình hình thị trường
(đặc biệt là giá cả) cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu chắc chắn
về nguồn thông tin đó là có thực và đâm bảo tính thực tiễn đề tránh gây sự hoang mang, lo ngại và có thể gây tổn thất cho người dân và các doanh nghiệp về nguồn thông tin không chính xác đó
1.3.2 Nội dung thông tin
Nội dung thông tin chính 1a phan chỉ tiết, là chủ đề cần truyền đạt, đó là những kiến thức, kỹ năng hay phương thức sản xuất sẽ được chuyển tải đến đối tượng cần được thông tin Nội dung thông tin cần đâm bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung đó có đáp ứng nhu cầu đối tượng không?
- Nội dung có dễ hiểu khơng? Cần chun hố như thế nào cho
dễ hiểu?
- Nội dung cần phải ngắn gọn đễ hiểu và phải phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán và văn hoá của mỗi địa phương hay cộng đồng dân cư cần truyền đạt
- Nội dung thông tin cần được lượng hoá để giảm bớt những từ ngữ khoa học khó hiểu, có thể sử dụng các ngôn từ địa phương để truyền đạt trong quá trình truyền thông
Trang 10Kênh thông tin là cách thể hiện (truyền đạt) thông điệp thông
qua các phương tiện truyền thông trung gian Kênh thông tin được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng truyền thông
cũng như đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗi địa
phương Tuỳ từng đối tượng và mục đích truyền thông để lựa chọn kênh thông tin (phương tiện truyền đạt) cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất (lời nói, tranh ảnh hay các phương tiện nghe nhìn khác)
Khi lựa chọn kênh thông tin cũng cần quan tâm tới đối tượng nhận thông tin xem họ có phương tiện gì hoặc thường sử dụng phương tiện gì trong nhà (đài, tivi, báo, tài liệu Quản lý tài nguyên rừng )
Họ có biết đọc không nếu họ không biết đọc, ai sẽ giúp họ hiểu nội
dung thông tin?
1.3.4 Người nhận thông tin
Người nhận thông tin là đối tượng cần tác động, cần đáp ứng nhu cầu và giúp họ hiểu nội dung và làm theo Đối tượng trong truyền thông có thể là cán bộ cấp trên, một cộng đồng, một hộ nông dân hay một cá nhân người dân
Đối tượng nhận thông tin là ai? Họ cần thông tin gì? Họ có thể sử dụng thông tin nào? Thông tin sẽ đem lại cho họ phản ứng gì? Họ đã biết trước những gì của chủ đề nảy? Họ có chấp nhận không có áp dụng được không (nội dung thông tỉn có rõ ràng thiết thực với nông dân không, những vấn đề phức tạp đã được đơn giản hoá cho đễ hiểu, dễ áp dụng chưa?) Tuỳ từng đối tượng đề lựa chọn phương thức truyền thông cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
Ví dụ: Với cộng đồng có thể dùng phương thức phát thanh,
truyền hình, tổ chức triển lăm ; Với một nhóm hộ có thẻ tổ chức hội thảo, hội nghị, trình diễn : Với một hộ hay cá nhân có thể dùng
phương thức trao đổi trực tiếp phát tờ rơi, hướng dẫn, tư vấn, chuyên giao
Trang 11Nhận thông tin
Quá trình truyền đạt thông tin TBKT và
tiếp thu của người nông dân
Hành động
1.4 Rào cản truyền thông và cách khắc phục 1.4.1 Rao cân truyền thông
- Từ cá nhân:
+ Thái độ “tôi biết rồi”
+ Coi truyền thông là chuyện đơn giản + Truyền ít thông tin
+ Truyền quá nhiều thông tin
+ Khác biệt về nhận thức và ngôn ngữ
+ Lắng nghe kém + Ảnh hưởng cảm xúc
+ Khác biệt văn hoá
+ Các tác nhân vật lý ( Bầu không khí truyền thông, không gian,
tiếng ồn ) - Từ tô chức:
+ Quá nhiều thông tin phải xếp ưu tiên
+ Tam sao thất bản “ thông tin qua nhiều cấp bậc ”
Trang 12+ Bầu không khí khép kín, chỉ thị, độc đốn, khơng thân thiện,
không cởi mở
1.4.2 Khắc phục rào cân truyền thông
1 Thúc đây bầu không khí giao tiếp cởi mở
t9 Xây dựng đạo đức trong truyền thông
3 Tìm hiểu các khác biệt văn hoá
4 Truyền thông “hướng về khán, thính giả”
5 Sử dụng khôn ngoan các kỹ năng, phương tiện, công cụ hỗ trợ truyền thông
6 Chuẩn bị kỹ thông điệp
7 Thay đổi và giảm bớt các cấp bậc trong cơ cấu tô chức
œ Chấp nhận thực tế không như mong đợi
Chuyễn ý thành
giải mã H thông điệp
Trang 13
1.5 Các bước của mô hình truyền thông 1.5.1 Xác định bối cảnh
Xác định tình huống: vấn để, môi trường ngoài, thuận lợi, khó khăn
Xác định khán, thính giả: đối tượng nào?
Xác định mục tiêu chung: mục tiêu truyền thông, ý định cần
chuyền tải
Lựa chọn phương tiện, thời gian
Chọn phương tiện phủ hợp với nội dung và điều kiện Đánh giá thời điểm thích hợp
Chọn lọc sắp xếp thông tin
Xem lại các tình huống thành phần khán thính gia
Phân bố, bố cục nội dung từng mục, phần Chú ý điểm nảo chính,
Lua chọn phương pháp, kỹ năng tương ứng
Lựa chọn công cu hỗ trợ hiệu qủa cho nội dung
Truyền đạt thông tin
Tăng cường các kỹ năng làm việc theo nhóm Làm chủ các kỹ năng truyền thông cá nhân
Thẻ hiện sự tự tin, chủ động
Hãy là chính mình nhưng phải phủ hợp đối tượng khán, thính giả
Đánh giá thông tin phản hồi
Khuyến khích đưa thong tin phản hồi Khuyến khích nhận thông tin phản hồi
Có thiện chí, quan tâm tới khán thính gia, van dung các kinh
nghiệm tri thức, lắng nghe, quan sát, làm chủ tình huống khách quan
1.6 Động lực thúc đẩy người nông dân tìm kiếm thông tin
Người nông dân Việt Nam nói chung thường ít quan tâm đến những thông tin không có ảnh hưởng trực tiếp đến họ, do vậy họ thường ít chú ý đến những thông tin hàng ngày Tuy nhiên họ lại đặc biệt quan tâm đến những thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
Trang 14sống, tình hình sản xuất của gia đình, của cộng đồng Vậy động lực nào thúc đầy họ tìm kiếm thông tin? Đây là vấn đề mà mỗi cán bộ làm công tác truyền thông cần phải tìm hiểu ky dé khi triển khai truyền đạt thông tin sẽ thu hút được sự tham gia của người dân
Các động lực thúc đây người dân tìm kiếm thông tin bao gồm: - Những thông tin về giống cây trồng, vật nuôi và phương thức
sản xuất mới đem lại hiệu quả, thu nhập cao cho người nông dân Đặc
biệt là những thông tin, hình ảnh người nông dân được tận mắt chứng
kiến
- Tình hình sâu, địch hại đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của gia đình và cộng đồng
- Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thời kỳ
đất nước hội nhập cùng với sự canh tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế
thị trường
- Khát khao làm giàu, cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế hộ gia đình
- Các hoạt động phong trào từ các tổ chức chính trị xã hội trong
cộng đồng cũng là một động lực quan trọng đề thúc đẩy người nông dân tích cực, chủ động trong tìm kiếm thông tin
- Điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình dân trí cũng là động lực
tác động đến khả năng tìm kiếm thông tin của người dân Những địa phương cộng đồng dân cư nào có điều kiện kinh tế phát trién, trình độ dân trí cao, cơ sở hạ tầng của địa phương phát triển thì ở nơi đó người dân có nhu cầu cao hơn về thông tin (thông tin về tình hình sản xuất cũng như các thông tin về kinh tế, xã hội )
1.7 Tâm lý của người dân đối với công tác truyền thông
Người nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ tác động đến tâm lý cũng như nhận thức của người dân Do đó tăng cường truyền thông sẽ là một trong những
Trang 15biện pháp hữu hiệu dé định hướng kích thích người đân đẩy mạnh sản xuất, phát huy những thế mạnh, tiềm năng sẵn có
Đối tượng trong công tác truyền thông Quản lý tài nguyên rừng thường tập trung vào những người lớn tuổi Họ là những người lao động chính, người chủ trong gia đình, do vậy cần phải hiểu tâm lý, nhu cầu về thông tin của người dân Đề công tác truyền thông phát huy hiệu quả cần chú ý một số vấn đề sau:
- Người lớn tuổi thường không chủ động tìm kiếm thông tin khi
chưa biết đích thực giá trị của thông tin đó và họ thường ngại áp dụng những tiến bộ mới trong sản xuất (vì đễ gặp rủi ro, hay thất bại)
- Người nông dân thường hạn chế về khả năng nghe và nhớ, vì họ bị chỉ phối bởi rất nhiều vấn đề trong cuộc sống
- Người nông dân thường không thích người khác dạy họ hoặc
chỉ bảo họ về những van dé ma ho thay chưa thật su cần thiết
- Người lớn tuổi đặc biệt là những người dân vùng miền núi,
vùng sâu vùng xa thường rất ngại khi tiếp xúc, bay to chính kiến của mình trước một đám đông
- Người nông dân thường ít đầu tư thời gian cho việc tìm kiếm cũng như tiếp nhận thông tin, đo một số người bị hạn chế về khả năng
đọc, viết và do kinh tế gia đình còn khó khăn
- Một đặc điểm tâm lý điển hình của người dân trong truyền thông là họ thường chỉ rất nhớ những thông tin dưới dạng những mâu chuyện, câu thơ, câu vè, câu đồng dao hay những hình ảnh mỉnh hoạ cụ thể hoặc thông qua một mô hình trình diễn trên đồng ruộng
1.8 Những vấn đề ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của người nông dân
- Loại hình, phương tiện và phương thức truyền tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận thông tin của người
dân Đối với mỗi một địa phương một cộng đồng dân cư hoặc một hộ
gia đình (cá nhân) phải lựa chọn một cách truyền tin cho phủ hợp với
Trang 16- Thời điểm truyền tin: Lựa chọn thời điểm thích hợp để có được
sự chú ý, tham gia của nhiều người Nên tránh những lúc bận rộn (trong mùa vụ sản xuất hoặc lúc cộng đồng đang có hội hè, hiếu, hi)
- Nội dung thông tin: Các thông tin trong truyền thông cần ngắn
gọn, xúc tích, dễ hiểu, cần giảm bớt (lược hố) các ngơn từ khoa học
khó hiểu Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương và tăng cường các hình ảnh, mô hình trực quan đề tăng hiệu quả trong truyền thông
- Trình độ dân trí: Cộng đồng có trình độ đân trí cao thì khả năng tiếp nhận thông tin sẽ hiệu quả hơn so với nơi có trình độ dân trí thấp Từ thực tế trên cần chú ý phương thức truyền tin, nội dung thông tin đối với các cộng đồng dân cư khác nhau
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Đây là yếu tố liên quan đến tình
hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương cũng như cộng đồng dân cư Nơi có điều kiện giao thông, kinh tế và cơ sé ha tang phát triển
thì nơi đó người dân được tiếp cận với thông tin một các thuận tiện
hơn
Tìm kiếm thông tin là một nhu cầu rất cần thiết của người nông dân trong nền kinh tế thị trường Ngày nay, thông tin là một trong những yếu tố quan trong dé giúp người nông dân định hướng phát triển sản xuất và cải thiện điều kiện sống Tuy nhiên, những thông tin truyền thông đến người dân cần phải được xem xét dựa trên các điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá và trình độ dân trí của cộng đồng để công tác truyền thông thực sự là cầu nối giữa người đân đến với những cách làm mới có hiệu quả góp phân phát triển kinh tế của các hộ gia đình
1.9 Những trở ngại trong việc truyền thông Quản lý tài nguyên
rừng cho đồng bào miền núi
- Vùng núi thường là vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi cao nơi có hệ thống giao thông kém phát triển, khó khăn trong đi lại và lưu thơng hàng hố Thơng tin đến với những vùng này thường bị bé tắc, không kịp thời (những thông tin dưới dạng tài liệu báo chí, công văn, ấn phẩm khoa học )
Trang 17- Cơ sở hạ tầng cho truyền thông (hệ thống điện thông tin liên lac) thường thiếu hoặc không đồng bộ thiếu các phương tiện thông tin cần thiết (phát thanh, truyền hình) Nhiều nơi còn chưa có điện, do vay ảnh hưởng đến việc phát triển các phương tiện nghe nhìn đề tiếp nhận thông tin trong nhân dân
- Trình độ dân trí cũng như nhận thức của đồng bào miền núi đang ở mức độ thấp Tỷ lệ người biết chữ, người nói được tiếng phổ
thông ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thông tin
- Kinh tế, xã hội vùng miền núi nhìn chung còn chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao
(một số XÃ vùng cao của tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện
Biên tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50%) Do vậy, người dân ít được tiếp
cận với các phương tiện thông tin hiện đại (điện thoại Internet, truyền
hình ) từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác truyền thông
1.10 Vai trò của cán bộ Quản lý tài nguyên rừng đối với công tác truyền thông
Truyền thông chính là việc cung cấp va thu nhận các thông tin phản hồi, là cầu nối đem thông tin từ bên ngoải đến với người dân nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người dân tiếp cận với những kiến thức khoa hoc, công nghệ và phương thức sản xuất mới đem lại hiệu quả cao Do vậy, có thể nói mục đích của công tác truyền thông trong Quản lý tài nguyên rừng là đề phát triển cộng đồng
Trong truyền thông, người cán bộ Quản lý tài nguyên rừng có vai trò hết sức quan trọng, họ chính là cầu nối trực tiếp gắn kết giữa người nông dân và cộng đồng với thế giới bên ngồi Thực chất cơng việc của người làm công tác Quản lý tài nguyên rừng chính là truyền và nhận thông tin bằng nhiều cách giúp bà con nông dân nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng Mặt khác cán bộ Quản lý tài nguyên rừng đóng vai trò cầu nối thông tin giữa các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, cơ quan truyền thông với người dân
Trang 18Mỗi một cán bộ Quản lý tài nguyên rừng dù ở vị trí công tác chuyên môn nào cũng đều cần là những truyền thông viên giỏi Khi truyền đạt thông tin, lời khuyên và sáng kiến cho nông dân cần tác động đến suy nghĩ và nhận thức của nông dân, khuyến khích họ truyền
đạt lại kết quả thu được cho những nơng dân khác Ngồi ra, cán bộ
Quản lý tài nguyên rừng còn phải biết thông tin cho những cơ quan, tổ chức làm công tác quản lý và nghiên cứu về nhu cầu, sự tiếp thu, hưởng ứng, những khó khăn, đề xuất mới của nông dân
Cán bộ Quản lý tài nguyên rừng phải luôn là người nắm vững chuyên môn, có kỹ năng thực hành, kỹ năng truyền đạt thông tin cho nông đân bằng nhiều hình thức, áp dụng đa đạng các kênh thông tin dé
mỗi nội dung đến được nhiều đối tượng Tuỳ thuộc đặc điểm của từng
đối tượng (nhóm đối tượng) đề lựa chọn các phương tiện truyền thông tin cũng như hình thức truyền thông cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả cao trong công tác truyền thông
Trang 19Chương 2
KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG TRUYÊN THÔNG
2.1 Kỹ năng truyền thông không lời (Phi ngôn từ )
- _ Nét mặt, ánh mắt: cười, thân thiện, chăm chú, nghiêm nghị - Dang điệu và di chuyển: vội và, khoan thai, cử động tay chân,
dáng đứng
-_ Âm sắc, trường độ và cao độ của giọng -_ Trang phục và vẻ bề ngoài
- Cac va cham, tiép xúc của cơ thể
- Sử dụng không gian và thời gian
2.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của phi ngôn từ Hữu thanh Vô thanh Giọng nói (chât giọng, âm „ | ˆ ˆ os Điệu bộ dáng vẻ trang phục,
Phi ngôn từ | lượng độ cao ).tiêng |, — `, eo
oe ae nét mặt, ánh mắt, đi lại, mùi
thở dài, kêu la
Ngôn từ Từ nói Từ viết
Để làm rõ khái niệm Phi ngôn từ, chúng ta hãy phân biệt với ngôn từ Ngôn từ là nội đung bài thuyết trình được các diễn giả nói ra hoặc viết ra Phi ngôn từ bao gồm các yếu tố như: ngữ điệu chất giọng, độ cao và hình ảnh (bao gồm những gì thính giả nhìn thấy: nét mặt đáng vẻ, trang phục, đi chuyền ) khi ta thực hiện truyền thông
Kết quả nghiên cứu của các nhà xã hội học cho thấy, đề thuyết trình thành cơng ngồi yếu tố nội dung, diễn giả cần quan tâm đến việc thuyết phục người nghe bằng giọng nói, dáng điệu cử chỉ, trang phục, mắt quan sát hội trường
Khi ta truyền tải một thông điệp thì hiệu quả của ngôn từ, giọng nói và
hình ảnh được thể hiện như sau
Trang 20Hình 2.1 Hiệu quả của ngôn từ, giọng nói, hình ảnh trong truyền thông
Tỉ lệ giữa ngôn từ và phi ngôn từ là 7/93, tức là sức ảnh hưởng của phi ngôn từ tới người nghe gấp 13.285 lần nội dung
Vấn đề không phải ta nói cái gì mà là người nghe câm nhận nhĩ thế nào? Và quan trọng hơnnừa là người nghe sẽ thay đổi như thế nào?
2.1.2 Đặc điểm phi ngôn từ
+ Luôn tôn tại: Khi ta đứng trước đám đông, dù ta nói hay không nói thì phi ngôn từ vẫn luôn thể hiện và được người khác ghi nhận Ví dụ: nét mặt, dáng đứng trang phục, di chuyền
+ Có giá trị thông tin cao: Hai người khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ gặp nhau họ vẫn có thể hiểu nhau qua hành vi, cử chỉ Trẻ con chưa
biết nói, chưa biết đọc, chưa biết viết vẫn có thể cảm nhận được những
gì người khác nói thông qua phi ngôn từ Phi ngôn từ giúp thay thé, bổ
trợ hoặc nhắn mạnh thông tin muốn truyền tải Ví dụ: Khi muốn một
người lại gần, ta chỉ cần vẫy tay, không nhất thiết phải nói “lại đây” + Mang tính quan hệ: Qua hành vi cử chỉ khi thuyết trình thể hiện sự gân gũi, thân thiện giữa người nói và người nghe
+ Khó hiểu: Cùng một cử chỉ nhưng được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau Điều này dễ gây ra sự nhằm lẫn trong giao tiếp và thuyết trình
+ Chịu ảnh hưởng của văn hố: Phi ngơn từ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Một số hành vi, cử chỉ phù hợp với địa phương này nhưng lại không phủ hợp địa phương khác Ví dụ: Hành động giơ ngón
tay cái lên cao, với Châu Âu, với Bắc Mỹ được coi là nhất, là khen ngợi, đồng ý nhưng ở Úc thì bị coi là chửi tục
2.1.3 Chức năng của phi ngôn từ
Phi ngôn từ có một chức năng đặc biệt quan trọng đó là chức năng điều tiết Cả cơ thể ta là một thể thống nhất, dáng chững trạc thì giọng
Trang 21nói cũng chững trạc, dáng lỏng lẻo thì giọng cũng lỏng lẻo.Tay vung
mạnh mẽ thì giọng nói cũng mạnh mẽ và ngược lại
- Từ xưa tới nay ta cứ tưởng chỉ có đầu óc ảnh hưởng tới cơ thể
Thực tế, cơ thể là một thể thống nhất, tay chân ta có linh hoạt, thoải
mái thì đầu óc mới minh mẫn nhiều ý đẹp lời hay Khi đầu ta cảm thấy căng thăng, cơ bắp sẽ tự đông cứng lại Nếu ta biết cách thư giãn cơ
bắp, điều hoà hơi thở, sự căng thang hoặc nỗi sợ hãi sẽ tự động biến
mat
2.1.4 Dáng điệu và cử chỉ
“Nhất đáng nhì da, thứ ba nét mặt” Hai mươi giây đầu tiên khi gặp mặt, ta gây ấn tượng với người nghe bằng hình ảnh ta xuất hiện Đứng từ xa thì chỉ nhìn thấy dang, do d6 dang điệu, cử chỉ là cái thu hút đầu
tiên và là yếu tố đầu tiên đề thính giả đánh giá về ta Dáng điệu chững
trạc đàng hoàng thì gây sự kính trọng tự nhiên, còn ngược lại sẽ gây ác cảm
+ Thông thường bản năng con người khi sợ hãi sẽ tìm chỗ dựa Ta cũng vậy động tác thường xuyên hay gặp nhất của người thuyết trình là tựa vào bàn Nhưng xương sống mới là cái đỡ cơ thể Ta tựa vào bàn, tưởng thoải mái nhưng thực ra rất mỏi và còn làm gò ép các cơ quan phát âm khiến giọng nói không mạnh mẽ, vang xa
+ Dáng đứng là một loại ngôn ngữ của cơ thể, nó mang tính minh hoạ
và điều tiết Khi ta nói hào hùng, thuyết phục người khác thì dáng phải
vững chải, năng động Điều quan trọng nhất của dáng đứng trong
thuyết trình đó là qua đó thể hiện được sự năng động và nhiệt tình của
người thuyết trình Cơ thể con người là một thể thống nhất Trong ngôi nhà cơ thé thi dáng là bộ khung, là cấu trúc nhà Muốn cả cơ thể dẻo
dai thì đầu tiên là dáng phải dẻo Nếu cái khung đã cứng thì tổng thé
không thê mềm mại uyền chuyên được
+ Thông thường khi thuyết trình ta thường hay mắt bình tĩnh, mà như ta đã biết, khi căng thăng là các cơ bắp đều cứng lại, ta đứng “zJu trời trông” đứng như chôn chân một chỗ Tại sao như vậy? Vì ta đứng trụ trên cả hai chân Đứng trụ hai chân thì đễ mỏi và khó đi chuyển được
Trang 22Bí quyết của đáng điệu uyên chuyền, năng động là đứng trụ trên chân
trước và dồn 80% trọng lượng cơ thể được dồn vào chân trụ, và phải
đổi chân liên tục Dáng có uyên chuyên là đo hông và chân ta linh hoạt Nguyên tắc cơ bản nhất của thuyết trình là: nếu ta không quan tâm tới thính giả, họ sẽ không quan tâm tới ta Nếu đứng yên một chỗ, ta không thể quan sát bao quát hội trường được Khi ta đứng trụ trên một chân thì mắt nó mới có thể “đắt cả người” ta nhìn theo hướng nào, chân mới xoay theo hướng đó thì ta sẽ dễ dàng quan sát hơn Luôn nhớ
rằng: “Nhất dáng, nhì da, thứ ba nét mặt" “vạn sự khởi đầu nan” Ấn
tượng ban đầu của người thuyết trình đó là dáng 2.1.5 Trang phục
Khi ta đứng xa thính giả thì cái đầu tiên họ thấy là đáng đứng Khi lại gần thính giả sẽ thấy trang phục ta mặc “Gần nề bụng nề đạ, lạ nề áo nề quân” thính giả sẽ có ngay ấn tượng ban đầu về ta thông qua dáng đứng và trang phục Thông qua trang phục chúng ta biết được địa
vị xã hội, khả năng kinh tế, và chuân mực đạo đức cũng như thâm mĩ
cá nhân của từng người Nếu trang phục không phù hợp thì sẽ tạo sự
khó chịu và mắt tự tin cho chính TEười nói
Tốt nhất khi thuyết trình ta nên chọn lễ phục Với nam thì lễ phục là Comple; với nữ là Áo dài, Vest hoặc Váy ngắn Ngày nay xu hướng chung của trang phục là đơn giản nhưng có một số lưu ý ta phải biết khi chọn trang phục Nam giới khi mặc Comple phải có Caravat, nữ
giới khi mặc Áo dài phải có đồ Trang sức Nếu thiếu những thứ đó thì
bộ trang phục của chúng ta dù đẹp hay đắt tiền đến đâu vẫn chưa được gọi là lễ phục
Điều quan trọng khi chọn trang phục là chúng ta phải mặc sang hơn
thính giả một bậc Tại sao lại như vậy? Thứ nhất, đó là bày tỏ sự tôn trọng thính giả và cũng là để tạo sự tôn trọng cho chính mình Thứ hai, nếu ta đến một hội trường mà thính giả mặc thoải mái thì ta có thể bỏ
Trang 23giả thì sẽ tạo khoảng cách giữa người thuyết trình với thính giả khó lôi kéo được sự đồng cảm của thính giả
Một nguyên tắc nữa vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là kiểm tra trang phục Trước khi thuyết trình ta nên chải lại dau tóc, chỉnh trang từ trên xuống dưới, đằng trước đằng sau Cần thận không bao giờ thừa không ai đám chắc là một bề ngoài hoàn hảo khi ta bước ra khỏi nhà lại được giữ nguyên cho tới giờ thuyết trình Sơ suất có thể xây ra bất cứ lúc nào Hãy luôn luôn nhớ rằng: “Không có eơ hội thứ hai để gây lại ấn tượng ban đầu” Hãy chuẩn bị đễ ra mắt thính giả với một ấn tượng tốt nhất
2.1.6 Nét mặt
Người thuyết trình cũng như người diễn viên đều là người xuất hiện trước công chúng Tất nhiên trong thuyết trình không yêu cầu ta phải xinh đẹp hoặc ngoại hình hoản hảo như diễn viên, tuy nhiên bề ngoài nhìn vào phải gây được thiện cảm Ta nên giữ cho mình khuôn mặt thoải mái, thân thiện và tươi cười Nhưng quan trọng nhất của khuôn
mặt là biểu cảm Máy đo được trên khuôn mặt của chúng ta thể hiện
250.000 cảm xúc Trong cùng một bài nói ta không chỉ thê hiện một
chất giọng hay một nét mặt, với nội dung diễn đạt khác nhau sự biểu cảm của khuôn mặt Khuôn mặt ta phải thay đổi được theo nội dung bài nói Thường trong các hội nghị, hội thảo hay các buổi họp, khuôn
mặt sẽ khá nghiêm túc, tuy nhiên sẽ chẳng vấn đề gì nếu ta thêm một chút hài hước, thoải mái Mặt căng thăng giọng nói sẽ căng thăng, mặt thoải mái tự nhiên giọng nói sẽ vui tươi thoải mái
2.1.7 Quan sát bằng mắt
Mắt thể hiện rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ khác nhau Trong thuyết trình thì mắt lại càng vô cùng quan trọng Theo thống kê, mắt ta thu nhận đến 75% lượng thông tin hàng ngày
Trang 24Hình 2.2 Tỷ lệ thu nhận thông tin của các giác quan
Quan sát thính giả sẽ giúp diễn giả điều tiết bài nói Vì người nghe
giống như cái gương của người nói Nếu ta nói căng thắng người nghe sẽ cảm thấy căng thăng theo ta, va ngược lại Ánh mắt của người thuyết trình có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng thái độ thính giả, khích lệ người khác bằng ánh mắt, trấn áp người khác cũng bằng ánh mắt, tạo niềm tin cho thính giả cũng bằng ánh mắt
Người thuyết trình khi đứng trước thính giả gặp rất nhiều khó khăn
trong việc quan sát thính giả như ánh đèn chiếu lên sân khấu, hội trường mặc dù đôi lúc khó quan sát nhưng ta vẫn phải nhìn Ta không
nhìn rõ thính giả nhưng mọi hành vi, thái độ biểu hiện của ta đều được
thính giả để ý Người thuyết trình luôn phải nhớ một nguyên tắc: “7ø
không quan tâm đến thính giả, thính giả sẽ không quan tâm đến bài
nói của ta”
Liên tục quan sát hội trường giúp diễn giả điều chỉnh được bài nói
của mình, khi thuyết trình nhìn biểu hiện của thính giả ta có thể biết được được sự chú tâm của thính giả cũng như đo lường được mức độ thành công của bài nói đề kịp thời điều chỉnh Thấy mắt thính giả chăm
chú lắng nghe ta biết được nội dung bài nói của ta đang cuốn hút người nghe, trong trường hợp này nếu thính giả thật sự chăm chú và đặt ra
nhiều câu hỏi, ta có thể nói kỹ hon, sâu hơn mặc đù đây chỉ là những ý
phụ trong bài nói của mình Ngược lại, mặc dù ta đang nói những nội dung cốt lõi của bải nói nhưng quan sát thấy thính giả không chú tâm, mắt nhìn đi chỗ khác hoặc bắt đầu nói chuyện riêng thì nếu cần có thể điều chỉnh ngay nội dung bài nói vì có thé van đề ta đang đề cập mọi
Trang 25đâm bảo nguyên tắc: “ Nói cái thính giả cần chứ không phải nói cải minh co”
2.1.8 Hoạt động của tay
Ở phân trên ta đã biết, lượng thông tin được thu nhận qua mắt là 75%, và qua tai chỉ là 12%, lượng đây thần kinh từ mắt lên não nhiều
gấp 25 lần lượng dây thần kinh từ tai lên não.Vì vậy thính giả sẽ dễ thuyết phục và chăm chú hơn tới bài nói của ta khi có nhiều hình ảnh,
dẫn chứng cụ thê
Con người thường bị thu hút bởi hình ảnh, sự chuyển động nhiều hơn là lời nói, đây cũng chính là tập tính động vật của con người, là phản xạ với hành vi nhanh hơn với lời nói Khi đi sang đường, nếu ta kêu lên “xe ơi, đừng húc vào tôi nhé” thì xe vẫn cứ lao vèo vèo qua mặt Nhưng khi ta giơ tay lên thôi là lái xe đễ biết mà nhường đường cho ta Do đó, muốn thu hút được sự chú ý của thính giả chuyền động cơ thể của ta phải cảng linh hoạt, năng động Mà trên cơ thê người, đôi tay là nơi linh hoạt nhất Hai dân tộc khác biệt ngôn ngữ, những người khiếm thính, không nói được vẫn có thê trao đổi thông tin bằng cử động tay
Tục ngữ xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” Bàn tay quan trong là thế nhưng khi thuyết trình, ta thong hay thay “tay chân
thừa", nhiều người không biết giấu tay vào đâu Đó là đo ta chưa biết
cách vung tay thế nảo cho hợp lý Thực tế nếu ta biết cách vung tay, bàn tay sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết trình vì nó giúp bỗ trợ lời nói Hơn nữa khi bản tay vung, trọng tâm cơ thể sẽ hướng về phía trước, đáng của ta sẽ có xu thế hướng về phía thính giả bày tô sự thân thiện
Nguyên tắc trong cả khi thuyết trình và giao tiếp là phải luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm Nếu ta vung tay cao quá, tay sẽ che mat mit, làm cho âm ta phát ra không rõ Nếu tay vung thấp quá, những người ngồi xa sẽ không nhìn thấy tay ta Để tay trong
khoảng từ thắt lưng tới đưới cằm ta sẽ vung thoải mái nhất, thuận lợi
nhất trong giao tiếp và trông cũng tự nhiên nhất Khi tay vung, luôn
Trang 26nhớ rằng vung “rong ra, đưới lên” - có nghĩa là đưa tay hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên Ta cũng nên chú ý luôn ngửa tay, và các ngón tay khép lại Lòng bàn tay ngửa bày tỏ sự mong đợi, thu
thập ý kiến, ngược lại thì hàm ý dé nén, dồn ép thính giả Các ngón tay
khép bảy tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh
lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét, cào cấu cái gì đó từ bên
ngoài vào Trong quá trình thuyết trình, ta cũng nên chú ý liên tục đổi tay tạo sự khác biệt Vung tay thì tốt, nhưng vung mãi một tay thì chăng khác nào chèo thuyền một mái Nói hai ý là phải vung hai tay khác nhau để người nghe dủ không chú ý cũng có thể cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau
- Một số điều nên tránh:
+ Khoanh tay: Tạo sự xa cách, phòng thủ Tâm lý học phân tích rằng con người luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài Trẻ con thường xuyên núp sau mẹ mỗi khi sợ hãi Lớn lên, hành động “núp” đó của nó biến đổi thành động tác khoanh tay, tự tạo rào cản một cách vô hình cho mình Một người khoanh tay nghĩa là họ
chưa cởi mở, đang dò xét
+ Cho tay vảo túi quan: Mang lai cam giác kênh kiệu thiếu hoà nhập (đàn ông hay mắc phải)
+ Chỉ tay: Không ai thích bị chỉ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng không nên chỉ tay vào thính giả
+ Cầm bút hay que chỉ: Hạn chế cầm bút hay que chỉ vì khi cầm bút trên tay, bản tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo da tay vung
Tay là bộ phận linh hoạt nhất, thể hiện nhiều thông điệp vô hình nhất,
do đó các động tác về tay phải được tập rất kỳ Trong nền văn hố Á Đơng chúng ta, khi nói ít vung tay Nếu vung tay nhiều thường bị coi là không khiếm tốn, không lễ phép Tuy nhiên ngày nay khi hội nhập quốc tế, chúng ta cũng phải thay đổi cho phủ hợp
Sử dụng tay còn giúp diễn giả diễn tả cảm xúc nội tâm một cách dễ dàng giúp điều tiết giọng nói được sắc nét rõ ràng, rõ ý Với những
Trang 27đoạn văn cần nhắn câu, đừng ý ta vung tay dứt khoát.Tay chắc chắn, giọng chắc chắn, tay lỏng lẻo giọng lỏng lẻo
2.1.9 Di chuyển
Trong khi nghe thuyết trình, nhiều khi người nghe không chú ý thậm chí còn cảm giác buồn ngủ Đa số trường hợp mệt mỏi là do mắt mỏi chứ không phải do cái đầu làm việc quá nhiều Hãy thử tập trung nhìn vào một điểm trong vòng 5 phút, ta sẽ thấy mỏi mắt Nhiều khi thính giả mệt mỏi thậm chí buồn ngủ không phải vì bài nói kém hấp dẫn mà một phần đo thính giả cả buổi chỉ nhìn có một điểm khiến mắt mỏi Do vậy người thuyết trình trước hội trường không nên chỉ đứng một chỗ Trong thuyết trình, ki nhất là đơn điệu, nhàm chán Hãy di chuyên tạo những góc nhìn, góc nghe mới cho thính giả Nếu ta đứng im một chỗ (nhất là đằng sau cái buc), co thé rat dễ bị cứng nhắc, giọng nói đều đều
+ Cách đi chuyển: Đơn giản nhất là ta nên đi chuyển theo hình tam giác: đảo sang hai cánh của hội trường, quan tâm tới góc phải góc trái, lui lai néi với cả hội trường, hút cả hội trường về phía mình, tiến lên tạo khoảng cách gần gũi với thính giả Khi di chuyền, tốc độ bước của ta cũng giống như giọng nói, Bước chân mạnh mẽ giọng nói nhanh và mạnh mẽ và ngược lại bước chân nhẹ nhàng giọng nói cũng nhẹ nhàng khoan thai.Vậy khi thuyết trình tốc độ di chuyển không chỉ phụ thuộc vào nội dung câu từ hay tinh chất của đoạn văn đó mả nhanh hay chậm phụ thuộc vào thính giả.Với hội trường dành cho thanh niên diễn giả
cần di chuyển nhanh, mạnh, dứt khoát tạo sự mạnh mẽ, năng động trong bài nói nhưng đối với hội trường có số thính gia cao tuổi sẽ khiến thính giả không bắt nhịp kịp với bài nói Di chuyển trong hội trường không chỉ được tính từ khi ta bắt đầu nói trên hội trường mà bắt đầu từ khi ta được giới thiệu, khi đó hội trường đã bắt đầu chuyên sự chú ý tới
diễn giả Người thuyết trình có thể tính trong khoảng 7 bước trước khi
ta lên đến hội trường Đây là khoảng cách thính giả bắt đầu tập trung chú ý đến diễn gia, do đó đã phải chuẩn bị phong thái, bề ngoài dé tao
ắn tượng rồi Người thuyết trình cũng giống diễn viên trên sân khấu: 16
Trang 28cái mũi giày ra khỏi cánh gà là bắt đầu phải diễn, còn một cái gót giày sau cánh gà vẫn tiếp tục phải diễn Thính giả còn chú ý nghĩa là ta còn phải chính phục
2.1.10 Khoảng cách
Trong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng, khoảng cách giữa ta và thính giả thể hiện mối quan tâm quan hệ Với mỗi mối quan hệ khác nhau, người ta có xu hướng chọn khoảng cách khác nhau Về mặt lý thuyết, khoảng cách được quy định như sau:
+ Than thién < 1m + Riéng tu < 1.5m
+ Xã giao < 4m + Công cộng > 4m
Nhưng trên thực tế, khoảng cách được định lượng chủ yếu dựa trên
cái bắt tay Trong quan hệ xã giao, hai người đứng cách xa nhau vừa đủ một tầm tay bắt Khoảng cách đó mang lại một không gian vừa đủ cho mỗi người đứng thoải mái, khi vung tay không chạm phải nhau và một người thứ ba có thê đi qua giữa hai người Còn khi ta đứng nói ở nơi công cộng tuỳ thuộc vào đám đông mà ta chọn cho mình khoảng cách phù hợp Đám đông cảng lớn, ta cảng phải đứng cách xa đề có thể bao quát hết cả mọi người Một nguyên tắc chung nhất là ta phải đứng ở trung tâm của hội trường, nơi mà tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy
bạn, đồng thời là nơi gần gũi nhất với thính giả mà ta có thé Hãy luôn
có gắng rút ngắn khoảng cách giữa ta và thính giả Trong những trường hợp với những hội trường rất dài, nếu có thể, trong quá trình thuyết trình nên đi chuyển sâu vảo trong hội trường, quan tâm tới những người ở đằng sau Càng đứng gần thính giả, ta càng có khả năng ảnh hưởng tới họ nhiều hơn Tuy nhiên khoảng cách gần nhất mà ta có thể tạo nên trong trường hợp thính giả đang ngồi và ta đang đứng là khoảng từ 1,2 cho tới 1,5 mét Khoảng cách này cho phép tầm mắt của ta và người đối diện ngang nhau, họ sẽ không phải ngước lên nhìn bạn Nếu ta thấp, có thê đi chuyên lại gần hơn và ngược lại
Trang 29Tóm lại: Cơ thể chúng ta giống như một nhạc cụ Để chiếc nhạc cụ
phát ra những âm thanh hay, từng bộ phận trên cây đàn đó phải rung lên, phải ngân nga hoả cùng một nhịp Muốn nói hay thì phải nói bằng cả người, nói tổng lực: nét mặt nói, dáng đi nói, trang phục nói, tay nói,
từng đường gân thớ thịt đều nói
2.2 Kỹ năng đặt câu hỏi
2.2.1 Vai trò và mục đích của đặt câu hỏi
Mọi người khi gặp làm quen với nhau thường bắt đầu bằng các câu hỏi Vì vậy, câu hỏi được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày, không có các câu hỏi thì việc trao đổi thông tin sé rat hạn chế
Mục đích đặt câu hỏi:
- Khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người
- Khuyến khích mọi người suy nghĩ Hướng chú ý của mọi người vào
một điểm, một Ý tưởng, một sự kiện, một vấn đề hay một tình huống
- Đánh giá các quan điểm, phát hiện các lý đo và sự việc, khám phá các nguồn thông tỉn
- Dẫn dắt, điều khiển buổi họp thảo luận đúng chủ đề, đúng trọng tâm, kiêm soát hành vi của nhóm hoặc thay đổi suy nghĩ của nhóm
- Tóm tắt hoặc chấm dứt một cuộc thảo luận
- Củng có kiến thức thông qua việc trao đôi kiến thức, quan điểm giữa
các thành viên tham dự, làm rõ những vấn để chưa hiểu
- Kiểm tra mức độ hiểu và kiến thức của người tham gia về một chủ dé có liên quan, biết được họ cân gì, gặp khó khăn gì để định hướng thảo
luận
Trang 30+ Thời gian ngừng phụ thuộc vào độ khó của câu hỏi - Mời người được hỏi trả lời
- Đánh giá câu trả lời
+ Khen ngợi câu trả lời chính xác
+ Những câu trả lời chính xác một phần cần phải khen ngợi phần chính xác đó
+ Nhắc lại và nhắn mạnh những câu trả lời đúng để tăng sự tự tin của
người trả lời và tăng mức độ tiếp thu của người khác (nếu là thảo luận
nhóm)
- Không lặp đi lặp lại quá nhiều lần câu hỏi, chỉ lặp lại một phần hoặc
cả câu hỏi nếu cân
Trang 312.2.3 Phân loại câu hỏi
câu trả lời đã được dẫn ra
Người trả lời được gợi ý và phải lựa chọn câu trả lời (khi
đã có một số thông tin)
STT Dạng câu hồi Ví dụ Trường hợp sử dụng
1 Câu hồi đóng: là dạng câu hỏi Nhà Bác có nuôi gà không? Người được hỏi không có nhiều thông tin, Bat dau của
có câu trả lời Thủ đô của Trung Quốc là thành phố nào? cuộc nói truyện
có - không: đúng — sai, có đáp án sẵn
2 Cầu hồi mỡ: là loại câu hỏi ~ Bạn hiệu gì về truyền thông? Người được hỏi có nhiêu mà câu trả lời tùy thuộc vào - Khi nào nha Bac trong Keo lai? thong tin
tình hình thực tế, từ suy nghĩ ~ Tại sao bác lại trồng Keo lai? Người hỏi mong muốn có nhiều thông tin, có nhiều
và nhận thức của người được - Bác sẽ đào hồ trồng keo như thế nào? thời gian đê hỏi
hỏi
3 Câu hồi gợi ý hoặc câu hỏi ~ Năm tới nhà bác có định cây lúa lai nữa không? Người được hỏi có nhiêu
thăm đò : là loại câu hỏi mà - Bác định cầy giống Khang Dân hay Bắc ưu? thông tin và sẵn sảng cung cấp thông tin Người hỏi muốn khăng định, kiêm tra
thông tin
4 Cầu hồi tình huông: là loại
câu hỏi về một tình huống cụ
thê ( tình huông có thê giả định?) - Nếu có nhiều tiền, bác sẽ làm gì? ~ Nếu xảy ra cháy rừng Bác sẽ làm gì đầu tiên?
Sử dụng trong trường hop can có thông tin về mong muốn của người được hỏi Kiêm tra các dự định
đặt ra cho một người cụ thê ~ Chị Thanh cho biết trong Tháng thanh niên năm nay, đoàn thanh niên phải làm gì?
5 Cầu hồi so sánh, đánh giá - Trong các hoạt dong dự kiến của thôn Bác thay hoạt | Sử dụng trong trường hợp cân được cung câp
động nào là cân thiết nhật thông tin về một quyết định nào đó
~ Hai giống lúa được cấp Bác thây giông nào phù hợp _ ° chân ruộng nhà Bác hơn?
6 Câu hỏi trực tiếp : là loại câuhỏi được | - Bác Việt, theo Bác thé nào là Nông thôn mới? Câu hỏi này dùng đề kiêm tra, tạo không khí thảo luận, đưa người đang mơ mộng vào đúng chủ đẻ
7 Câu hỏi tông thê : là loại câu hoi dat chung cho ca nhom, ai
cũng có thê trả lời
- Chúng ta có thê huy động nội lực như thế nào đê xây dựng nông thôn mới?
- Theo các Bác đê bảo vệ tốt rừng cộng đồng của thôn,
phải làm gì? - Lôi cuốn tất cả mọi người thảo luận và cung cấp thông tin Có thể hỏi khi bắt
dau thảo luận, chuyên chủ
Trang 322.2.4 Cách xử lý các tình huống khi đặt câu hỏi STT| Tình huống xẩy ra Cách xử lý 1 | Trả lời đúng - Cảm ơn, khen ngợi thừa nhận
Tu ca - Khăng định, thừa nhận phần đúng
2 | Tra loi ding một phân \ Cette ak - Đề nghị người khác bô xung
- Cám ơn vì đã trả lời
¬ - Đề nghị người khác trả lời
3 | Trả lời sai Lk CỐ xa xố Tủ vi
- Nêu cân làm rõ giải thích thêm câu hỏi - Không phê bình người người trả sai
- Đề nghị người khác trả lời
- Đặt câu hỏi dưới dạng khác
4_ | Không trả lời - Sử dụng các vật liệu, phương tiện hiện có
để làm sáng tỏ câu hỏi rồi hỏi lại
- Gợi ý câu trả lời
2.3 Kỹ năng lắng nghe
2.3.1 Giới thiệu chung
- Bất kỳ một cuộc giao tiếp thành công nào đều bắt đầu bằng việc lắng nghe.lắng nghe là kỹ năng cơ bản của truyền thông viên
- Lắng nghe hiệu quả thường khó hơn ta tưởng
- Lắng nghe dường như một điều rất dé làm nhưng trên thực tế, khi chúng ta tưởng mình đang lắng nghe, nhưng thực ra chúng ta chỉ nghe những điều mình muốn nghe Đây không phải là một quá trình mang tính chủ định
mà hoàn toàn tự nhiên
- Lắng nghe chăm chú và sáng tạo là kỹ năng rất cần thiết của truyền thông viên, bởi vì phải chủ động, tập chung chú ý, tìm hiểu ý nghĩa đề chọn lọc những khía cạnh tích cực, những vấn đề, những khó khăn và căng thăng 2.3.2 Một số trở ngại trong lắng nghe
Trang 33phiền muộn cá nhân chứ khơng hồn toản lắng nghe, liên hệ và tóm tắt những gì người khác đã và đang nói Bạn có thể vượt qua được trở ngại này một cách đễ dàng bằng cách chú tâm lắng nghe không chỉ lời nói mà còn cả những ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, thái độ ngập ngừng
- Từ ngữ nhạy cảm: Đối với một vài người, có những từ ngữ nhạy câm làm họ tức giận và không muốn nghe nữa Như vậy người nói không thẻ tiếp tục giao tiếp với người nghe và hai bên không có cơ hội hiểu nhau
- Tai nghe nhưng tâm trí để đi nơi khác: Đôi khi “người nghe” nhanh chóng cho rằng chủ đề hoặc người nói chuyện rất nhằm chán và không có gì đáng nghe Thường những người thuộc dạng này vội vã tin rằng họ có thé đoán trước những gì người khác sẽ nói và sau đó kết luận là không có lý do gì đáng kể đề nghe tiếp vì nếu nghe cũng không có thông tin gì mới
- Nghe vô hồn: Đôi khi người nghe nhìn vào mắt người nói như thể đang nghe chăm chú nhưng trong đầu họ lại đang nghĩ đến chuyện khác Họ chim trong suy nghĩ riêng và gương mặt họ mang vẻ ngái ngủ hoặc vô hồn
- Chủ đề khó, phức tạp: Khi lắng nghe những ý tưởng quá phức tạp hoặc khó hiểu, chúng ta thường phải cố lắng nghe và có hiểu Nhưng khi cố gắng nghe và tìm hiểu về chủ đề đang nói thì bạn lại có thê nhận ra chủ dé và người
nói khá thú vị Thông thường nếu một người không hiểu thì những người khác
cũng vậy, vì thế có thể yêu cầu người nói giải thích rõ hoặc nêu ví đụ minh
họa
- Kiểu nghe bỏ ngoải tai: Mọi người thường không thích bị người khác gạt bỏ những ý tưởng, chủ kiến và quan điểm của mình vì nhiều người không thích bị người khác hỏi vặn đối với những ý kiến của mình Vì vậy, khi ai đó có nói đến vấn đề xung khắc với những suy nghĩ và niềm tin của người nghe, thì vô tình người nghe sẽ không muốn nghe nữa hoặc thậm chí có thái độ tự vệ Cho đủ điều này diễn ra có chủ tâm, nhưng trước hết ta nên lắng nghe và tìm hiểu người đang nói nghĩ gi dé hiểu rõ lời của người nói Sau đó người nghe có thể bày tỏ thái độ một cách xây dựng
2.3.3 Một số tiéu kỹ năng lắng nghe tích cực - Im lặng, đừng nói ngay cả với bản thân
- Tạo điều kiện cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái đề nói - Bay tỏ rằng mình đang nghe: Nhìn, nghiêng dau, gật đầu
Trang 34- Loại bỏ những yếu tố đễ giảm sự tập trung - Tỏ rõ sự đông cảm - Tỏ ra kiên nhẫn, đợi cho đối tượng giao tiếp nói và biểu lộ hết ý hoặc cảm tưởng - Kiém chê những cảm giác tiêu cực - Không phán xét tức thời - Đặt câu hỏi - Im lặng trong lúc đối tượng giao tiếp đừng giữa câu, không ngắt lời - Phan anh 2.3.4 Một số chú ý khi lắng nghe Điều nên Điều không nên
- Nhìn người nói, hướng về người nói - Đảm bảo khoảng cách phù hợp giữa người nói và người nghe
- Bày tỏ mối quan tâm, đồng ý với thông điệp được đưa ra
- Tích cực tìm hiểu, thể hiện khách
quan, kiên nhẫn, biểu lộ đồng cảm - Giúp đỡ người nói(nếu thấy cần) - Rèn luyện khả năng giữ im lặng khi cần thiết - Thúc dục người nói - Ngắt lời - Tranh cãi - Nhanh chóng chỉ trích khi chưa hiểu rõ
- Lên giọng khuyên bảo khi chưa được yêu cau
- Vội vàng kết luận
- Dé tâm lý, tình cảm của người nói trực tiếp lấn át tâm lý của mình
Trang 35
( V?n đáp ) n?i dung c= = = © 2 oO 2 n qn e = 2 ¿| E | eis? m?i quan h? Nghe tích c?c d?ng noi tham gia = hi?u = ghi nh? yêu c?u nê b?ng ch?ng
Trang 362.4 Kỹ năng nói, thuyết trình
2.4.1 Kỹ năng nói
2.4.1.1 Một số lưu ý khi nói
Học ăn, học nói, học gói, học mở Uốn lưỡi bây lần trước khi nói
Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm Suy nghĩ hai lần trước khi nói, sẽ nói hay gấp đôi
2.4.1.2 Chuẩn bị trước khi nói
Xác định mục đích mục tiêu bài nói
Phân tích người nghe: thành phần, phản ứng có thể, mức độ hiểu vấn đề, mối quan hệ người nói, người nghe
Lên kế hoạch bài nói: ý chính, cấu trúc, đề cương chỉ tiết, ước lượng
thời gian, phong cách trình bày
2.4.1.3 Thực hiện
Nhập đề: Gây chú ý, xây dựng lòng tin, sơ lược tổng quan bải nói Thân bài: Trình bày ý chính, liên kết các ý, duy trì sự chú ý của người nghe, phối hợp các động tác và đi chuyền, thái độ gắn với nội dung Phân kết: Lặp lại rất ngắn điểm chính, nối với bước tiếp theo kết thúc bằng phân hồi tích cực
Dành thời gian cho hỏi đáp
2.4.1.4 Nghệ thuật làm chủ bài nói
Không cần phải thuộc lòng bải nói
Có thể đọc đọan nào đó phức tạp và cần chính xác
Có những phiếu ghi chép đề nhắc nội dung, các con só Khi tùy hứng và ứng khẩu phải suy nghĩ những gi dự định nói
Chuẩn bị tốt cho buổi nói chuyện
Vượt qua cảm giác lo lắng (tài liệu đầy đủ, diễn tập trước, coi mọi người là ban, chuẩn bị câu đầu tiên, hít thở sâu trước khi nói ) Sử dụng các phương tiện, dụng cụ, vật liệu hỗ trợ
Sử dụng thành thạo các kỹ năng hỏi đáp, phản hồi
Trang 372.4.2 Kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình là kỹ năng sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin, biểu
đạt ý tưởng, thể hiện tình cảm một cách chính xác, phù hợp sinh động và có
sức thuyết phục
2.4.2.1 Mục đích
- Truyền đạt thông tin về một chủ đề nào đó đề giải quyết công việc
một cách nhanh chóng, hiệu quả
- Tạo mi quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp gây thiện cảm đối với người nghe - Giúp khăng định và nâng cao uy tín của bản thân
2.4.2.2 Cau trúe của một bài thuyết trình
Bài thuyết trình gồm có 3 phần: Phần mở dau, phần thân bài và phần kết luận
a Phần mở đầu
- Mục tiêu cần đạt được:
+ Thu hút sự quan tâm, tập trung của người nghe + Tạo cảm giác thoải mái, sẵn sàng tiếp thu
+ Tạo niềm tin
+ Tạo hứng thú cho người nghe: Điều này có thé thực hiện được bằng
cách sử dụng một đoạn trích dẫn: một câu hỏi: một câu chuyện ngắn; một vài cau dua; mot cau hoi ly thu
+ Hướng người nghe vào vấn đề và biến họ thành người chủ động
lĩnh hội hay giải quyết
+ Khái quát toàn bộ nội dung
+ Liên hệ chủ đề với người nghe
-_ Nội dung:
+ Phần mở đầu cần ngắn gọn, rõ ràng, có chỉ tiết lý thú, tạo hứng thú cho người nghe Nên viết phần mở đầu thật rõ ràng lên giấy để đề phòng trường hợp quên do mất bình tĩnh
+ Các chỉ tiết chính trong phần mở đầu gồm có:
e Tên bai thuyết trình (Tôi sẽ trình bày về nội dung gì? Trong bao
lâu?)
© Kết quả mong đợi (Sau khi tôi trình bày, quý vị sẽ được gì?)
Trang 38© Cấu trúc chỉ tiết của bài thuyết trình (Bải trình bày của tôi gồm có máy phân chính?) ¢ Thơng báo bat đầu thuyết trình (Tôi xin bắt đầu vào phần nội dung thứ nhất) b Phần thân bài - Lựa chọn 2 hoặc 3 ý chính
- Sắp xếp trình tự logie (chọn | trong cdc cach):
+ Theo trật tự thời gian
+ Theo trật tự không gian + Theo quan hệ nhân quả + Theo thứ tự giải quyết vấn đề + Theo chủ đề
e Phần kết luận
Cũng giống như phần mở bài, phần kết luận tốt phải đảm bảo ngắn
gọn, xúc tích Phần kết thúc nhằm nhấn mạnh lại một lần nữa những thông
điệp chính để giúp người nghe ghi nhớ tốt hơn
- Mục tiêu cần đạt được:
+ Tóm tắt các điểm chính + Liên hệ phần mở đầu
+ Các công việc tiếp theo (nếu có)
- Nội dung: Các chỉ tiết chính trong phần kết thúc gồm có:
+ Nhắc lại tên bài thuyết trình và cấu trúc lớn (Tôi vừa trình bày về
nội dung gì? Với máy phần?)
+ Khang dinh lại kết quả mong đợi (Hy vọng quý vị sẽ đạt được gì? ) + Thông báo kết thúc (Cảm ơn sự chú ý lắng nghe)
2.4.2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến thuyết trình
Các yếu tố ảnh hưởng đến thuyết trình gồm có: Bản thân người trình bảy, nội dung trình bay, khán gia và bối cảnh Tắt cả các yếu tố này phối hợp
với nhau sẽ tạo nên một bài thuyết trình ấn tượng
a Người thuyết trình
- Hiểu được người nghe, biết được những ý muốn của người nghe - Hiểu sâu sắc thông tin của mình và biết truyền đạt đến người nghe
Trang 39- Chọn được phương pháp truyền đạt thông tin có hiệu quả nhất
- Biết được những khả năng và hạn chế của bản thân về tri thức khoa
học, kinh nghiệm thực tiễn cũng như trình độ giao tiếp
- Chuẩn bị thông tin một cách chu đáo, sử dụng ngôn ngữ và phương tiện hợp lý để tạo ra sự hấp dẫn cho người nghe
- Biết thiết lập mối quan hệ hiéu biết lẫn nhau - Chọn vấn đề phù hợp đối với từng hồn cảnh
- Khơng buộc người nghe quá lâu trong một lần truyền dat thong tin Mehrabian đã thực hiện một công trình nghiên cứu về những yếu tố sau đây của giọng nói: ngôn từ (từ ngữ) âm điệu (ngữ điệu âm điệu và độ vang của giọng nói), đáng vẻ (cơ bản gồm có nét mặt và cử chỉ) Ông đã phát hiện ra rằng mức độ nhất quán giữa 3 yếu tó này là nhân tố cơ bản quyết định
độ tin cậy đối với một bài thuyết trình
Trong những bải thuyết trình nhất quán, nội đung của bài, sự hảo hứng trong giọng nói, nét mặt và cử chỉ sinh động phản ánh độ tin cậy và tính thuyết phục của những điều nói ra
Khi lo lắng hoặc chịu áp lực, chúng ta thường có xu hướng trói buộc nội dung và trình bày thông điệp thiếu nhất quán
Ví dụ: Một người nhìn xuống đất rồi nói với giọng ngập ngừng: “Tôi
rất phần khởi được có mặt tại đây” Đó là một thông điệp thiếu nhất quán
Các yếu tố về âm điệu và dáng vẻ, cũng như sự lịch thiệp và cởi mở của người nói là những gia vị chính làm nên sự thành công trong giao tiếp
Các yếu tố phi ngôn từ là các yếu tố đi kèm theo ngôn từ trong khi nói,
như giọng nói, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ ánh mắt, nét mặt, trang phục,
khoảng cách
Sử dụng phi ngôn từ rất quan trọng vì giúp hiểu được chính xác hơn thái độ của người nói và giúp tăng thêm giá trị diễn đạt của ngôn từ, đem lại hiệu quả cao cho lời nói
Kết quả nghiên cứu của Allan Pease và Albert Melrabian (Mỹ) trong giao tiếp dé tiếp thu được 100% thông tin nào đó thì 7% nhờ vào nội dung thông tin, 38% nhờ vào giọng nói của người truyền thông tin, con lại 55% là
Trang 40Những yếu tố giúp bài thuyết trình trở nên sinh động, thú vị và có sức cuốn hút:
- _ Giọng nói và ngôn từ
Nguyên tắc sử dụng ngôn từ: Khẳng định chắc chắn từ ngữ của bạn sử dụng là chính xác Từ ngữ sử dụng phải thông dụng phù hợp với đối tượng người nghe Dùng những từ ngữ cụ thể, rõ rằng và ngắn gọn
Giọng nói của người thuyết trình cần phải có những đặc điểm sau đây: + Âm lượng: Rõ ràng và đễ nghe, thậm chí cả ở phía cuối phòng + Âm vực: Âm vực là độ cao hay thấp của giọng Cần chuyền điệu cao thấp đề gây hứng thú Tránh đùng giọng nói đều đều
+ Tốc độ nói: Hãy nói khoảng 125 từ trong một phút Đến những điểm quan trọng, nên nói chậm lại để gây tác động mạnh
+ Tạm dừng: Những chỗ tạm dừng làm tăng thêm trọng lượng cho những lời nói trước đó Hãy tạm đừng sau khi kết thúc một ý tưởng hoặc một đoạn (thông thường nên dừng khoảng 1-2 giây)
+ Phát âm: Cần phát âm cho đúng ngữ điệu Hãy luyện những từ khó
trước khi thuyết trình
- Từ đệm: Tránh hoặc giảm bớt những câu hoặc từ đệm như: “Tôi
muốn nói rang”, “Vang”, Đồng thời, khi tạm đừng cũng nên tránh phát ra
những tiếng đệm như: ‘Um’, ar
- Ngôn ngữ cử chỉ
Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện cách nói ra như thế nào Ngôn ngữ cử chỉ phải nhất quán với giọng nói
- Hình thức bên ngoài