1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề dân chủ sự ra đời và phát triển của dân chủ

21 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân Chủ Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Dân Chủ
Tác giả Bùi Ngọc Tỳ, Vũ Hải Phương, Nguyễn Thụy Dương, Phạm Việt, Hoàng Thị Thảo Trinh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại graduation project
Năm xuất bản 2022 - 2023
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 603,94 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

[IIIIIII

CHU DE: DAN CHU

SU RA DOI VA PHAT TRIEN CUA DAN CHU Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thu Thủy

Môn học: Chủ nghĩa xã hội khoa học Ma hoc phan: 212XH0511

Thành viên nhóm 1:

Bùi Ngọc Tú K214080587

Vii Hai Phuong K214031574

Nguyễn Thùy Dương K214081288

Hoang Thi Thao Trinh K214080586

Pham Viét Khoa K214031565

Trang 2

Mục lục

I KHÁI NIỆM DẪN CHỦ - 55:52 +22 2 2 121.21 rrd 1

1 Quan diém C6 dait ccccccccceccsssececessscscscecesvevscecscssvevsceessevavsceesavavacsceesavacaceceeevaces ] 2 Quan diém Mac - L@nint eeecccsesecececcesecesescecscscescevsceesesvscsceceavevacaeeceavevacaceesaees ]

3 Quan diém H6 Chi Minh cccccccccessscececesescesscecesescevscsesececeveceesevsceavscsaceecsevacenees 2

II Su ra doi, phat trién ctha AN CHUr ccccccccccceccssecesceseesescesescescsecsesecsceesescseescseeseseens 4

1 Dain ChU nguyEn thus 6 “ -£3ä5ä ăẼẽẼ 4

2 Nền dân chủ chủ nô găn với chế độ chiễm hữu nô lệ: - 2 2 + S3 +2 se +52 5

3 Phong 7 6

4 Nền dân chủ tư sản gắn với chế độ tư bản chủ ngĩa: - ¿+ s sex s4 7 5 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa: ¿ 9 5.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: 2-6 xxx: 9 5.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: 2-6 xxx £seei 12

II DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM -cccccccervee 15

Trang 3

I KHAI NIEM DAN CHU

1 Quan điểm cô đại:

Thuật ngữ “dân chủ” ra đời vào khoảng thé ky VII - VI trước Công nguyên, được xuất hiện đầu tiên ở Athena (Hy Lạp cô đại) sau cuộc nỗi dậy của dân chúng năm 508 TCN Các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demoskratos” dé nói về “dân chủ” Trong đó, “demos” nghĩa là nhân dân, “kratos” là quyền lực Chính vì thế, người dân Hy Lạp lúc bấy giờ dùng từ này để nói đến “dân chủ”

Dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị, quyền lực thuộc về nhân dân, của nhân dân, cũng có thể hiểu đơn giản: dân là chủ và dân làm chủ

Những nội dung trên của khái niệm “dân chủ” về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu về “dân chủ” thời cỗ đại và hiện nay là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyển lực công cộng và cách hiểu nội hàm của khái niệm nhân dân

2 Quan điểm Mác - Lênin:

Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lich su, Mac - Lénin da cho rang: “Dân chủ” là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những gia tri tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tô chức nhà nước của giai cấp cầm quyên, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin tiếp cận trên 3 phương diện:

Thứ nhất, về phương diện quyền lực, “dân chủ” là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước Diéu nay cho thay chu nghĩa Mác - Lênin kế thừa tư tưởng “dân chủ” đã có từ trước Quyên lợi cơ bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ

Thứ hai, về phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, “dân chủ” là một hình thức hay hình thái nhà nước - là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ

Một chế độ dân chủ luôn luôn găn liền với nhà nước, nó phải được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng

Trang 4

phải phục tùng đa số và luôn đi cùng nguyên tắc tập trung đề hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản của các tổ chức cộng sản, được trình bày trong điều lệ chính thức của các Đảng Cộng sản

Người đầu tiên nhắc đến khái niệm “Tập trung dân chủ” là Lênin, ông đã phát triển

nguyên tắc tập trung dân chủ trong tác phẩm “Làm gì?” (1901/1902) Ông giải thích rằng “tập trung dân chủ” chính là #ø do rong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động Các nguyên tắc tập trung dân chủ được tổ chức ở các quốc gia khác nhau theo những hình thức khác nhau, dựa trên tình hình thực tế ở từng quốc gia mà nguyên tắc tập trung dân chủ có những sự thay đổi nhất định nhưng vẫn giữ lại những nguyên tắc căn bản Chăng hạn như Tập trung dân chủ tại Liên Xô sẽ có phần khác với Tập trung dân chủ tại Đông Đức và cũng khác với Tập trung dân chủ tại Việt Nam

Chủ nghĩa Mác — Lénin nhấn mạnh, dân chủ phải được coi là mục tiêu, là tiền để và cũng là phương tiện để vươn tới tự do, giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội Trước khi gắn với với tư cách một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, thì dân chủ là một phạm trù

lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành nhà nước và mất đi khi nhà

nước tiêu vong Song, với tư cách một giá trị xã hội, dân chủ còn là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người

Vì lẽ đó, có thể khăng định răng, chừng nào con người và xã hội loài người còn tồn tại, nền văn minh nhân loại chưa bị diệt vong thì chừng đó dân chủ vẫn còn ton tại với tư cách một gia trị nhân loại chung

3 Quan điểm Hỗ Chí Minh

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác — Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng:

(1) Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung

Khi coi dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khang định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Người nói: “Nước ta là nước dân chủ,

địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” Cách hiểu này cũng giống với cách hiểu thời

Trang 5

cô đại và định nghĩa “dân chủ” của chủ nghĩa Mác - Lên¡n, quyên lực thuộc về nhân dân và đảm bảo nhân dân có quyền làm chủ với tư cách là một quyên lợi

(2) Dân chủ là một thê chế chính trị một chế độ xã hội

Người đã khăng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đây tớ trung thành của nhân dân” Răng, “chính quyền

dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”; và một khi nước ta đã trở thành một nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân làm chủ” và “dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm day tớ Làm đây tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng”

Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân Dân phải thực sự là chủ thể của xã hội và phải được làm chủ một cách toàn diện: Làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tư cách chủ thể đích thực của xã hội Mặt khác, dân chủ còn phải bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, từ dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa - tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nỗi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị dã thể hiện trực tiếp nhân quyên và dân quyên của người dân

Trên cơ sở những quan niệm dân chủ nêu trên, đặc biệt là tư tưởng vì dân của Hỗ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã khăng định, “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” Dân chủ phải găn liền với công bằng xã hội trên mọi lĩnh vực của đời song, còn phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương được thể chế hóa bằng pháp luật

Vậy có thể hiểu: “Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyên cơ bản

Trang 6

H Sự ra đời, phát triển của dân chủ: 1 Dân chủ nguyên thủy:

Thuở sơ khai, khi con người xuất hiện và dần hình thành nên chế độ cộng sản

nguyên thủy, trong xã hội đó, tất cả những người (nếu không tàn tật) đều tham gia vào việc tìm kiém thức ăn Hoạt động chủ yếu mỗi ngày là săn, bắt, hái lượm, các vật phẩm được chia sẻ đồng đều với nhau, không có sự phân biệt của riêng như quân áo hay vật dụng cá nhân Các công việc sản xuất lúc bây giờ cũng không tạo ra thặng dư và được tiêu thụ gần như ngay lập tức

Cũng từ lúc đó, trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc đã bắt đầu hiện hữu nhu cầu về dân chủ Hình thức manh nha (nên tảng cơ bản) của dân chủ ma ma Ph.Angghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự”

cũng đã xuất hiện từ lúc đó Gọi hình thức nảy là nền tảng bởi vì nó chỉ mới thê

Trang 7

— Giai đoạn công xã nguyên thủy đã có dân chủ nhưng chưa có nên dân chủ 2 Nền dân chủ chủ nô gan với chế độ chiếm hữu nô lệ:

Xã hội đã phân chia thành hai giai cấp chủ nô và nô lệ và nền đân chủ chủ nô ra đời Nhà nước chủ nô đầu tiên trên thế giới là Nhà nước Ai Cập xuất hiện vào

khoảng 4000 năm trước CN Lúc này, nên dân chủ đã được tô chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra nhà nước Đây cũng là nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử Nhà nước dân chủ chủ nô biêu hiện mức độ điển hình trong tô chức của Aten — Hy Lap Trong nền dân chủ chủ nô, giai cấp cầm quyển quy định “dân” gôm: chủ nô và các công dân tự do (tăng lữ, thương gia và một số trí thức), là

người quản lí kinh tế, ruộng đất, Đa số còn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ”,

không được tham gia vào công việc Nhà nước

Về bản chất, nhà nước dân chủ chủ nô là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyên lực của giai cấp chủ nô và là bộ máy trần áp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội

Cơ sở kinh tế và tài chính của nhà nước dân chủ chủ nô là quan hệ sản xuất nô lệ Tức chủ nô không chỉ có quyên sở hữu đối với tư liệu sản xuất mà còn có quan hệ sở hữu đối với người lao động Còn nô lệ là lực lượng tạo ra phần lớn của của vật chất của xã hội nhưng không có ruộng đất và tư liệu sản xuất nên hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô Vô số nô lệ bị bóc lột sức động tàn bạo, bị mang ra mua bán trên

thị trường, thậm chí là bị giết Điều đó đã khơi dậy mâu thuẫn không thể hòa giải

Trang 8

Như vậy, dân chủ chủ nô chỉ thực hiện dân chủ cho thiêu số, quyền lực của dân đã bó hẹp nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của “dân”

3 Phong kiến:

Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất chiém hữu nô lệ bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt Các cuộc đấu tranh nô ra liên tiếp làm lung lay chế độ dân chủ chủ nô Đến khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, nền dân chủ

chủ nô bị thay thế bằng chế độ độc tài chuyên chế phong kiến

Chế độ phong kiến gồm có vua, chư hầu, phong địa Trong đó vua là người đứng đầu, khoác lên chiếc áo thần bí của thế lực siêu nhiên và năm giữ toàn bộ quyên lực, tất cả mọi người đều phải phục tùng Người dân xem việc tuân thủ ý chí của giai cấp thống trị là bốn phận của mình trước sức mạnh của đắng tối cao Trong xã hội tỐn tại hai giai cấp cơ bản là giai cấp thống trị gồm vua chúa, địa chủ - những người được vua chúa ban ruộng đất và giai cấp bị trị gồm nông dân - những người lao động nghèo khổ không có đất đai, tài sản bị bóc lột sức lao động và những tầng lớp khác

Về bản chất, chế độ phong kiến là chế độ địa chủ bóc lột nông dân Bộ máy nhà nước chỉ là công cụ phục vụ giai cấp thống trị và là công cụ trấn áp giai cấp bị trị Cơ sở kinh tế là phương thức sản xuất phong kiến với chế độ chiếm hữu ruộng đất Địa chủ lấy vua chúa làm trung tâm, cống nạp để phục vụ cho quan lại vả binh

Trang 9

lính Nông dân đầu tắt mặt tối, bị bóc lột sức lao động nặng nề Vì vậy mà ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã bị chèn ép và không có bước tiễn đáng kế nào Nhiều lần họ nổi dậy chống chế độ cũng nhanh chóng thất bại do vẫn chưa biết cách tổ chức và chưa có người lãnh đạo

Đây chính là thời kì đen tối của lịch sử xã hội loài người, khi chế độ dân chủ đã bị xóa bỏ hoàn toàn, thay vào đó là chế độ độc tài của tầng lớp thống tri di theo chủ nghĩa phong kiến Lúc bấy giờ quyền lực tập trung vào giai cấp thống trị Đây

là bước thụt lùi rất lớn trong chế độ dân chủ và kéo lùi sự phát triển của xã hội

4 Nền dân chủ tư sản gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa:

Cuối thế ki XIV - đầu thế ký XV, nền dân chủ tư sản đã ra đời với nền sản xuất lớn và hiện đại, năng suất lao động cũng cao hơn gấp nhiều lần so với chế độ phong kiến Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nỗi bật về quyền tự do, bình đăng, dân chủ

Trang 10

VỀ bản chát, dân chủ tư sản vẫn không phải nền dân chủ phục vụ cho lợi ích

của giai cấp công nhân và đại đa số quần chúng nhân dân Dù pháp quyên tư sản thừa nhận trên nguyên tắc pháp lý những quyền của con người, song, quyền lực thực sự vẫn thuộc về những người sở hữu tư liệu sản xuất, còn tầng lớp lao động lại bị hạn chế Lúc này, những thành quả về dân chủ và xã hội đạt được đều thông qua các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và phong trào công nhân chứ không phải do giai cấp tư sản đứng lên thực hiện

Về chính trị, nền dân chủ tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản và được thực hiện theo cơ chế đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập nhưng đảng tư sản vẫn nắm trong tay quyền lãnh đạo Còn nhà nước chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích và quyền lực của giai cấp tư sản, thực hiện theo cơ chế tam quyên phân lập, trong đó quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập và kìm chế lẫn nhau

Về kinh tế, nền dân chủ tư sản vận hành dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Công việc tô chức quản lý do thiểu số nắm quyên và duy trì chế độ bóc lột người lao động Điều đó đã dẫn đến những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Trang 11

Tưởng chừng như chế độ dân chủ có thể vươn lên nhưng trên thực tế, nên dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữa tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động do nó được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Vì vay ma nên dân chủ tư sản bị coi là dân chủ hình thức

5 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa:

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (1917) đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Khi ay, nhan dân lao động ở nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội,

thiết lập nhà nước công - nông (nhà nước xã hội chủ nghĩa), thiết lập nền dân chủ

vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) để một lần nữa thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyên lực của nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đa số nhân dân

5.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Trang 12

chủ của nhân loại, nhưng giá trị của nó vẫn chưa phải là hoàn thiện nhất, vậy nên, sự xuất hiện của một nền dân chủ mới, cao hơn và mang tính điển hình hơn là tất yếu Và đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã dần hình thành từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp va Cong xa Pari nam 1871 Lan dau tién trong lịch sử, bộ máy thống tri của giai cấp tư sản bị lật đồ, chính quyền ở Pari chuyển về tay Ủy ban Trung ương Vệ quốc do công nhân và thợ thủ công bầu ra Ngay sau đó, với thành công của cuộc bau cử dân chủ theo nguyên tắc phô thông đầu phiếu được tổ chức vào ngày ngày 26/3/1871 Hội đồng Công xã được xác lập và hoạt động ở Pari Tuy nhiên, chỉ khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ

nghĩa đầu tiên trên thế giới (1917) thì nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức

được xác lập Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời đã đánh dẫu bước phát triển mới của dân chủ, kế thừa những giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bố sung và làm sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới

Chủ nghĩa Mác — Lênin cũng đã nhận định, nếu không được chuẩn bị cho cuộc đầu tranh dân chủ để tiến tới cách mạng thì giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Có thể hiểu, chủ nghĩa xã hội sẽ không thể duy trì

và giành được thăng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ

Bất kì quá trình nào cũng phát triển từ thấp tới cao, từ chưa hoản thiện đến hoàn thiện và kế thừa có chọn lọc các giá trị của g1aIi đoạn trước đó thì nên dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng không ngoại lệ Nó trước hết đã thừa hưởng tỉnh hoa của nền dân chủ tư sản Với nguyên tắc cơ bản là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa càng lúc càng hoàn thiện Mặt khác, điều này còn dẫn đến sự tự tiêu vong của chính nó V.I.Lênin giải thích rằng, việc không ngừng mở rộng dân chủ đối với nhân dân, chính là xác lập vị thế quyên lực của họ tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng đông đảo vả ngày càng có ý nghĩa quyết định vào sự quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tự quản), cũng đồng nghĩa với việc biến dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong

Trang 13

sinh hoạt xã hội, để đến lúc nó không còn tồn tại như một thể chế nhà nước, một chế độ tính chính trị của dân chủ sẽ mất đi

Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác — Lênin cũng nhân mạnh rằng, xã hội cộng sản chủ

nghĩa chỉ đạt tới mức độ hoàn thiện khi xã hội đã đạt trình độ phát triển rất cao và không còn sự phân chia giai cấp Đây là một quá trình lâu dài, khi đó sự tồn tại với

tư cách là một chế độ nhà nước của dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng tiêu vong, không còn nữa

—> Có thê hiểu dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nên dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng: được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Cũng cần lưu ý, tính đến nay thì sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ mới diễn ra trong một thời gian ngắn và cũng chưa có quốc gia nảo đạt đến mức độ hoàn thiện nhất của nó Ở các nước vận hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày

nay có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội rất thấp, lại thường xuyên bị kẻ thù tấn

công, gây chiến tranh, họ làm cách mạng để thoát khỏi ách kìm kẹp và bị tôn thất nặng né sau các cuộc chiến, họ phải xây dựng và khôi phục đất nước sau chiến

tranh, trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa (hoặc không) rồi mới tiến lên xã hội chủ

nghĩa Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở một số nước ngày nay vẫn còn thấp, do vậy mà mức độ dân chủ đạt được ở những nước này vẫn còn nhiều hạn chế ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Ngược lại, sự ra đời và phát triển của nền dân chủ tư sản có thời gian dải đến cả mấy trăm năm, lại ở hầu hết các nước phát triển (do điều kiện khách quan, chủ quan) nên ngày cảng được củng cố Hơn nữa, trong thời gian qua, để tôn tại và thích nghi, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều lần điều chỉnh về xã hội, trong đó quyên con người đã được quan tâm ở một mức độ nhất định (tuy nhiên, bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi) Nền dân chủ tư sản có nhiều tiễn bộ, song nó vẫn bị hạn chế bởi bản chất của chủ nghĩa tư bản

Hiện nay, giai cấp công nhân vẫn năm vai trò lãnh đạo chính thông qua Đảng Cộng sản và là đâu não đê thúc tiên sự phát triên của chê độ dân chủ xã hội chủ

Trang 14

nghĩa Nhưng để có được chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa có quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt còn đòi hỏi nhiều yếu tô xuất phát từ chính người dân như trình độ dân trí, xã hội công dân Thêm vào đó, việc tạo dựng cơ chế pháp luật là cần thiết để đảm bảo quyên tự do cá nhân, quyền làm chu nha nước và quyền tham gia vào các quyết sách của nhà nước, tạo điều kiện vật

chất để thực thi dân chủ

5.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

Theo V.I.Lênin, dân chủ vô sản cũng giống như bao hình thức dân chủ khác, nó không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người mà chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số Có thể hiểu là, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó cảng hoàn thiện bao nhiêu, càng nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân chủ của tất cả các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, thay vào đó nó đưa quảng đại quần chúng nhân dân lên địa vị của người chủ chân chính của xã hội

Với tư cách là hình thức phát triển hoàn thiện nhất của toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa có những bản chất cơ bản sau:

(1) Bản chất chính trị

Dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất - đảng của giai cấp công nhân cùng với tư tưởng Mác - Lênin mà quyền lực của nhân dân được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Điều đó được thể hiện rõ qua các quyền dan chu, lam chu, quyền con người, ngày cảng thỏa mãn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân ở mức độ cao hơn

Chủ nghĩa Mác — Lênin nêu rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn

bộ xã hội về mặt chính trị Nhưng điều đó không có nghĩa là để thực hiện quyên lực

và lợi ích riêng của công nhân, mà là để thực hiện quyền và lợi ích của toàn thể nhân dân, bao gồm giai cấp công nhân Đây không còn là chế độ thực hiện và duy trì quyền lợi của thiểu số mà là chế độ dân chủ của đại đa số nhân dân, của những người lao động bị bóc lột, là chế độ mà ngày cảng nhiều người dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước Đề tóm gon, V.LLénin đã diễn đạt một cách khái quát về

Trang 15

bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa: đó là nên dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”

Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi

ích đều là vì dân Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó vẻ thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đề thể hiện rõ ràng

quan điểm đó, ngay trong Cuộc Tổng tuyến cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Người đã động viên nhân dân Việt Nam băng câu “hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyên ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyên đi bầu cử” Điều đó có nghĩa nhân dân Việt Nam đã có được quyền lực thuộc về mình, trước hết là thông qua quyên tự do bầu cử, ứng cử, bình đăng, tự do lựa chọn những nhân tố phù hợp có tài, có đức đề làm tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước Nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị cũng chính là quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước

Nhân dân được biết và bàn những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia, về tất cả các vẫn đề liên quan đến chính bản thân mình Đảng cũng ra sức lắng nghe vả tạo

mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ Ngoài quyền bầu cử, ứng cử

được tổ chức minh bạch, nhân dân còn được tham gia vao cong tac giám sát, nêu ý kiến đóng góp của mình để bố sung, sửa đối cho phù hợp

Như vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc So với nên dân chủ tư sản, nên dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự khác biệt về chất rõ ràng Thứ nhất là ở bản chất giai cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản): thứ hai là ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên; một đảng hay nhiều đảng: thứ ba là ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyên tư sản)

(2) Bản chất kinh tế

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tồn tại dựa trên chế độ công hữu của về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triỀn ngày càng cao của lực lượng sản xuất trên cơ sở khoa học — công nghệ ngày càng hiện đại nhằm thỏa mãn ngảy càng cao những nhu câu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động

Trang 16

Khi chính trị đã Ôn định, sản xuất phát triển, đời sống người dân được nâng cao cùng với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, hướng dẫn của nhà nước xã hội chủ

nghĩa thì bản chất kinh tế mới được bộc lộ đầy đủ Trước hết là phải đảm bảo quyền

làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đây kinh tế — xã hội phát triển

Về bản chất kinh tế, nền dân dân chủ xã hội chủ nghĩa khác hăn với các chế độ

tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công khác có thời gian tồn tại lâu đài và cũng đã đạt đến

trình độ kinh tế nhất định Nhưng toàn bộ nên kinh tế xã hội chủ nghĩa không hình

thành từ “hư vô” theo mong muốn của bất kỳ ai Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng đã kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tô lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công đối với đa số nhân dân mà chuyển mình sang hướng mang đến quyền lợi kinh tế cho tất cả mọi người

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác với nên dân chủ tư sản

ở chế độ công hữu vẻ tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích

theo kết quả lao động là chủ yếu

(3) Bản chất tư tưởng — văn hóa — xã hội

Hệ tư tưởng Mác - Lênin chính là nền tảng chủ đạo của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong mọi hình thái, ý thức khác trong xã hội mới như văn học, giáo dục, đạo đức Đồng thời nó kế thừa, phát huy những tỉnh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng — văn hóa, văn minh, tiễn bộ xã hội mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc Chính vì vậy, đời sống văn hóa tư tưởng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rat phong phu, da dang, thé hién khat vong tu do sáng tạo và phát triển của con người và ngảy càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu trở thành mục tiêu, động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là tong hòa của các mặt lợi ích cá nhân, tap thé và lợi ích của toàn xã hội Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm nang sang tao, tinh tích cực xã hội của nhân dân nhằm xây dựng một xã hội mới công băng văn minh, nhân mạnh quyên làm chủ của người dân

Trang 17

Các bản chất được nêu trên găn liên với sự ra đời và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa, là kết quả của hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Nhờ nắm vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác — Lênin và đưa nó vào quân chúng, Đảng đã mang lại tính tự giác cao cho phong trào quân chúng trong quá trình xây dựng nên dân chủ xã hội chủ nghĩa Ngoài ram thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, Đảng còn nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có khả năng thực hiện hữu hiệu những yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì những động cơ đi ngược lại lợi ích của nhân dân

=> Ta thấy dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn vẻ chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật năm trong sự thống nhất biện chứng: được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản

KẾT LUẬN:

Cho đến nay có ba nền dân chủ: Nền dân chủ chủ nô gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, nền dân chủ tư bản chủ nghĩa gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa và nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa găn với chế độ xã hội chủ nghĩa

II DẪN CHỦ XA HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1 Hoàn cảnh ra đời

Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ra đời sau Cách mạng Tháng Tám

năm 1945 và phát triển trong điều kiện đặc biệt khi chiến tranh kéo dài, đất nước

vừa chịu ảnh hưởng của tàn dư phong kiến, vừa phải chịu ách đô hộ nặng nề của

thực dân Cơ cấu xã hội lúc bấy giờ chủ yếu là nông dân nhưng trình độ dân trí thấp

khiến cho sự ra đời của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và trở nên đặc biét

2 Ban chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trang 18

Dân chủ là mục tiêu của chế độ XHCN: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN: do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân Dân chủ là động lực để xây dựng CNXH: phát huy sức mạnh của nhân dân, của dân tộc

Dân chủ gắn với pháp luật, gắn liền với kỷ luật, kỷ cương

Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực

Cơ chế thực hiện dân chủ: trực tiếp và gián tiếp

Thiết chế thực hiện dân chủ: thông qua nhà nước và cả hệ thống chính trị Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (nhất nguyên chính trị)

3 Liên hệ với Việt Nam

Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đều xuất phát từ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân và lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu Đồng thời mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát của xã hội chủ nghĩa ở nước ta là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, đây mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Theo đó, Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của Nhân dân và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sông xã hội, tham gia quản lý xã hội

Trang 19

Thực tế, việc vận động người dân đi bầu cử bằng cách bỏ phiếu kín cũng là một biểu hiện tốt của việc nâng cao dân chủ của nước ta hiện nay

Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhận thức và thực hành về dân chủ còn hạn chế, thực hiện dân chủ về cơ bản còn khá theo kiểu hình thức, “làm cho có”, quyền làm chủ của nhân dân chưa hoản tồn được tơn trọng và phát huy, chưa có cơ chế day du bao dam để nhân dân thực hiện vai trò chủ thể của quyền lực Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở một số nơi rơi vào kiểu hình thức, tổ chức theo “lý thuyết” Nhiều trường hợp do không tuân thủ đúng nguyên tắc tập thể lãnh đạo nên cán bộ phụ trách mắc phải sai phạm, bi kỷ luật, bị truy tô do những sai phạm trong quá trình công tác, điều hành Đó là biểu hiện của hình thức lạm quyên, lộng quyên, quan liêu, cậy quyền gây phiền hà cho nhân dân của một số cơ quan chính quyên, cán bộ và không tuân thủ, tôn trọng ý kiến của tập thể Cham chạp trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng thành pháp luật, quy định Hệ thống pháp luật của Việt Nam có mặt còn chưa đồng bộ, hay thay đôi gây khó khăn cho các cơ quan thi hành pháp luật và nhân dân, ảnh hưởng đến việc thực hành dân chủ trong xã hội

Dân chủ là vấn đề được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm Dân chủ vừa là nền tảng, vừa là lý tưởng của dân chủ, ngược lại, dân chủ là điều kiện để thực hiện quyền con người và là hệ thống chính trị bảo đảm và thực thi quyền con người

Trang 20

Mỗi bước tiễn của dân chủ đều phản ánh sự tiễn bộ của quyền con người, dân chủ càng phát triển cao thì quyền con người càng được khăng định Quyền con người là một phạm trù chính trị, lịch sử, pháp luật, xã hội và là van dé nhay cam, phuc tap nên luôn có những cách hiểu khác nhau, từ khái niệm, nội dung đến phương pháp Với việc thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyên con người, lần đầu tiên trong lịch sử, quyền con người được công nhận va bảo vệ rộng rãi Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyên Liên hợp quốc: “Quyên con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tôn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”

Vì vậy, thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, một trong những nhân tô quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Luật Thanh niên cũng đưa ra các quy định trách nhiệm của thanh niên trong việc như:

- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đôi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyên, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu câu

- Đầu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc

Vì thế, thanh niên phải có tỉnh thần trách nhiệm chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân cũng như tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia Bên cạnh đó, chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước va xã hội Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo

Trang 21

vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Bên cạnh đó, thanh niên cũng phải trau dôi thêm về sự hiểu biết và nhận thức rõ hơn về trách nhiệm cũng như hành động của chính mình, tránh sử dụng khái niệm dân chủ sai lệch như tự chủ tự quyết theo ý mình mà bỏ qua chuẩn mực đạo đức và pháp luật

BAN TUYEN GIÁO TRUNG UONG DOAN BO GIAO DUC BO LAO DONG

TRUNG ƯƠNG ™TNCS HO CHI! MINH VA DAO TAO THUONG BINH VA XA HO!

eh Re Om

HO! THI OLYMPIC TOAN QUOC

CAC MON KHOA HOC MAC-LENIN VA TU TUONG HO CHI MINH

DON Vi DONG HANH

LAN THU IV - NAM 2021

TP Ho Chi Mint

Ngày đăng: 27/12/2023, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w