Tài liệu Luật cạnh tranh pdf

12 972 9
Tài liệu Luật cạnh tranh pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu Luật cạnh tranh Phần 1. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh 1. Khái niệm: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với các chuẩn mực thông thường đạo đức kinh doanh mà gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của các doanh nghiệp khác, quyền lợi của người tiêu dùng. • Chủ thể: Các doanh nghiệp khác và các hiệp hội ngành nghề. • Hành vi: Trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Quan điểm áp dụng để xử phạt các hành vi trái với các chuẩn mực thông thường của đạo đức kinh doanh là dựa trên sự vận dụng của pháp luật nước ngoài.Những hành vi nào được gọi là trái với các chuẩn mực thông thường đạo đức kinh doanh?  Ở trên thế giới: Các hành vi nằm trong quy định vi phạm của LCt, các quy định vi phạm trong luật chuyên ngành, tập quán kinh doanh.  Ở Việt Nam: Đó là các hành vi trái pháp luật cạnh tranh; luật chuyên ngành. Trong hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì nó có hai mối quan hệ:  Quan hệ DN – DN(quan hệ đối đầu).  Quan hệ DN – NTD (lừa dối người tiêu dùng). • Cơ quan thi hành xử lý vi phạm luật cạnh tranh:  Cơ quan quản lý cạnh tranh.  Cơ quan quản lý chuyên ngành. • Hậu quả:  Có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng hoặc cho nhà nước (gây thiệt hại gián tiếp cho nhà nước vì chịu thiệt hại về quản lý của mình).  Có thể gây thiệt hại trong tương lai. Xem xét trong trường hợp nào bắt buộc phải có thiệt hại hoặc trong trường hợp nào không gây thiệt hại). 2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong cạnh tranh ( Điều 39 – 48 LCt) Có 9 quy định và được chia thành 4 nhóm: • Sở hữu trí tuệ:  Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.  Xâm phạm bí mật kinh doanh. • Tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh:  Ép bưộc trong kinh doanh.  Gièm pha doanh nghiệp khác.  Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. • Xúc tiến thương mại:  Quảng cáo không lành mạnh.  Khuyến mãi không lành mạnh. • Các hành vi khác:  Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội.  Kinh doanh đa cấp bất chính. a. Nhóm hành vi sở hữu trí tuệ: Đặc điểm chung: - Đối tượng sở hữu trí tuệ: + Sáng chế + Kiểu dáng công nghiệp + Chỉ dẫn địa lý + Tên thương mại + Bí mật kinh doanh Các đối tượng này luôn luôn có giá trị kinh tế. Sử dụng được trong kinh doanh và có thể đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nhiệp. Phần lớn chúng làm cơ chế để phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp. - Hành vi: Làm sai lệch chức năng phân biệt hoặc tước đoạt lợi ích kinh tế hợp pháp của doanh nghiệp khác.  Chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Điều 40 LCt) Sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn:  Chỉ dẫn tên thương mại nhằm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.  Sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn với chỉ dẫn của DN khác khi chỉ dẫn của DN đó được bảo hộ. Các chỉ dẫn gồm: Tên thương mại – tên của sản phẩm; kiểu dáng công nghiệp; khẩu hiệu biểu tượng; chỉ dẫn địa lý. Gây nhầm lẫn:  Hoàn toàn giống với của doanh nghiệp khác.  Tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Làm mất tác dụng phân biệt của chỉ dẫn thương mại. Nếu đứng dưới góc độ người tiêu dùng thì hành vi này là xâm phạm quyền lựa chọn và thông tin, nếu đứng dưới góc độ doanh nghiệp khác thì hành vi này xâm phạm đến quyền được hưởng giá trị kinh tế. Chúng ta đi xem xét xem các chỉ dẫn có những điểm khác đủ để phân biệt được hay không chứ không xem xét nó giống bao nhiêu % so với chỉ dẫn của công ty khác. Doanh nghiệp có chức năng phân phối chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Khi DN có đủ các điều kiện để phân biệt được chỉ dẫn gây nhầm lẫn → Vi phạm.  Xâm phạm bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh là những thông tin có đủ các điều kiện sau đây:  Không phải là hiểu biết thông thường.  Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó.  Dược chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Bí mật kinh doanh chỉ là những thông tin phát sinh trong kinh doanh mà nó thỏa mãn 3 điều kiện:  Không có tính phổ biến và không phải ai cũng có thể có được.  Có giá trị kinh tế (có thể sử dụng trong quá trình kinh doanh, đem lại lợi thế cạnh tranh cho người sử dụng)  Được chủ sở hữu bảo mật. Ví dụ như: thông tin về nguồn nguyên liệu, thông tin về công thức sản xuất.v v Bí mật kinh doanh được bảo hộ quyền sở hữu thực tế và nhà nước sẽ xử lý người vi phạm bí mật kinh doanh. Cần phải lưu ý rằng: sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp thuộc sở hữu pháp lý → phải đăng ký bảo hộ với cơ quan liên quan. Khi bị vi phạm phải chứng minh được đó là bí mật kinh doanh, chứng minh được mình là chủ sở hữu của bí mật kinh doanh đó và phải chứng minh có sự xâm phạm bí mật kinh doanh đó. Các hành vi:  → Chưa có bí mật kinh doanh của người khác, đang tìm cách để có được bí mật đó.  → Đã có bí mật kinh doanh của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh. b. Nhóm các hành vi tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhóm này gồm 3 hành vi: • Ép buộc trong kinh doanh. • Gièm pha doanh nghiệp khác. • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Đặc điểm chung: - Đối tượng: Đối tượng mà hành vi này hướng tới đó là các doanh nghiệp khác - Mục đích: Làm kinh doanh của các doanh nghiệp khác không tiến hành 1 cách bình thường trong điều kiện bình thường. Làm HĐKD bị cản trở, gián đoạn. Uy tín, tài chính bị thiệt hại.  Ép buộc trong kinh doanh: Đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng của doanh nghiệp khác. Để cấu thành nên hành vi vi phạm pháp luật: Có hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép đối tác kinh doanh của người khác. Dùng những hoạt mang thủ đoạn có tính bạo lực (dụ dỗ) yêu cầu chấm dứt hoặc không giao dịch với doanh nghiệp khác.  Gièm pha trong kinh doanh: Là việc doanh nghiệp đưa ra những thông tin không trung thực về nhiều daonh nghiệp khác, gây tổn hại đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đưa thông tin không trung thực về DN khác:  Người vi phạm không cần phải là tác giả của thông tin.  Thông tin này không trung thực.  Thông tin của daonh nghiệp khác.  Các thông tin: trực tiếp hoạc gián tiếp. Hậu quả thực tế: Trong hành vi gièm pha phải có hậu quả xảy ra thì mới cấu thành nên hành vi phạm pháp.  Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm gián đoạn cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Hậu quả: làm gián đoạn, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Hành vi: Bất kỳ hành vi nào. Đây là quy định nhằm giảm khả năng bỏ sót các vi phạm. c. Xúc tiến thương mại:  Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh:  Quảng cáo so sánh: Khi thực hiện quảng cáo đã đưa ra thông tin so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nội dung: so sánh sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh, hai sản phẩm này phải cùng loại (cùng công dụng sử dụng) và của hai doanh nghiệp khác nhau. So sánh: so sánh bằng; so sánh hơn; so sánh nhất (so sánh hủy diệt), các hình thức so sánh này không cần phải gian dối cũng dược xem là vi phạm.  Bắt trước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng: Cần phân biệt sản phẩm quảng cáo và sản phẩm được quảng cáo. Sản phẩm quảng cáo đó là tổng hợp những hình ảnh, âm thanh, chữ viết để quảng cáo.  Quảng cáo không trung thực: Khi thực hiện quảng cáo đã đưa ra nhiều thông tin gian dối hoặc thông tin gây nhầm lẫn về 1 trong những nội dung của Điều 3 khoản 4, 5 LCt. Để xác định: Thẩm tra nội dung quảng cáo. Có 2 trường hợp vi phạm:  TH1: Nội dung quản cáo không đúng với sự thật khách quan → quảng cáo gian dối.  TH2: Nội dung quảng cáo gây nhầm lẫn. Chúng ta không xác định nó gian dối, không trung thực hay không nhưng nếu trong điều kiện bình thường gây hiểu sai cho người tiêu dùng thì được xem là vi phạm.  Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh:  Khuyến mại gian dối về giải thưởng: Việc doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cam kết về giải thưởng trước đó. Để xác định ta tìm:  Thông tin về giải thưởng. Các thông tin mà doanh nghiệp đó đăng ký cho sở công thương hoặc bộ công thương – cụ thể là phòng thương mại; trên các phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp đó công bố.  Đối chiếu với thực tế khách quan.  Khuyến mãi không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng. Đối tượng khuyến mãi gồm đối tượng chính là hàng hóa, dịch vụ và đối tượng khuyến mại lợi ích khuyến mại. Sử dụng lợi ích khuyến mãi để gây hiểu sai về đối tượng chính.  Phân biệt đối xử: Phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại. Cần chứng minh được 4 vấn đề:  DN tổ chức 1 chương trình khuyến mại.  Phạm vi tổ chức khuyến mại tại nhiều địa bàn.  Người tham gia chương trình khuyến mại có điều kiện như nhau.  Áp dụng mức lợi ích khuyến mại khác nhau.  Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình.  Khuyến mãi có điều kiện: tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại đặt điều kiện cho khách hàng khi được tạng hàng hóa phải trao đổi cho doanh hàng hóa cùng loại. d. Các cạnh tranh không lành mạnh khác:  Phân biệt đối xử của hiệp hội (Điều 47 LCt) + Chủ thể: Hiệp hội (chỉ có duy nhất quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh này áp dụng cho hiệp hội). + Hành vi:  Gia nhập, rút lui (phân biệt trong tổ chức).  Phân biệt trong hoạt động kinh doanh.  Bán hàng đa cấp bất chính:  Khái niệm bán hàng đa cấp: Là một phương thức tổ chức bán lẻ hàng hóa (chỉ áp dụng trong hàng hóa, không áp dụng với dịch vụ). Bán hàng đa cấp bất chính không phải là trái pháp luật, tuy nhiên lại phải tuân thủ nghị định 110 và pháp luật cạnh tranh (Điều 48). Nó là một phương thức bán hành được pháp luật chấp nhận. Nhưng được quản lý đặc biệt (nghị định 110/24/2005).  Hành vi: vi phạm các quy định về quản lý nhà nước (không làm hồ sơ đăng ký; không có giấy phép đăng ký). Vi phạm về cạnh tranh đa cấp bất chính (dùng luật cạnh tranh điều chỉnh). Luật Cạnh tranh chỉ điều chỉnh một phần nhỏ của bán hàng đa cấp. Hành vi vi phạm theo mục đích:  Chiếm dụng vốn: Người tham gia phải trả tiền, đặt cọc để được bán hàng đa cấp bất (nó là một phần trong khoản 1 Điều 48).  Bắt người tham gia trở thành người tiêu dùng (các điều còn lại của khoản 1 và khoản 2 Điều 48).  Nỗ lực tạo lập mạng lưới bán hàng (hành vi ở khoản 3 Điều 48). 3. Nguyên tắc xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh: • Hành vi: Đây là hành vi vi phạm pháp luật. • Chế tài: Xử phat hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. • Cơ quan có thẩm quyền xử lý: Cục quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ công thương). • Thủ tục xử lý: xử dụng tố tụng cạnh tranh (một loại tố tụng đặc biệt). • Biện pháp xử phạt: Nghị định 120 – 30/9/2005. Phần 2: Pháp luật về hạn chế cạnh tranh I. Khái quát về pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh 1. Đặc trưng:  Kiểm soát sức mạnh thị trường.  DN hoặc nhiều doanh nghiệp có sức mạnh thị trường  Không có mục tiêu chống lại vị trí thống lĩnh, độc quyền (luật Cạnh tranh chỉ có mục tiêu kiểm soát vị trí thống lĩnh, độc quyền).Vấn đề kiểm soát các DN có vị trí thống lĩnh, độc quyền không hề đơn giản.  Mục tiêu: Bảo vệ hiệu quả cạnh tranh của thị trường. Ngăn cản việc chuyển lợi ích từ người tiêu dùng sang nhà sản xuất, bảo vệ cấu trúc, thúc đẩy cạnh tranh, bảo vệ các doanh nghiệp khỏi sức mạnh của thị trường, ở đây không xét các DN làm ăn kém hiệu quả. 2. Sức mạnh thị trường  Chi phối giá: Chi phối các yếu tố tác động đến giá, ở đây chủ yếu là chi phối cung cầu.  Các trạng thái của sức mạnh thị trường: - Độc quyền: độc quyền được đưa vào đối tượng điều chỉnh của luật Cạnh tranh là bởi vì người ta quan niệm nó chỉ là một trạng thái của cạnh tranh chứ không phải nó không có cạnh tranh. - Thống lĩnh - Liên kết: liên kết các hành vi, sáp nhập (về cấu trúc). 3. Thị trường liên quan • Việc xác định thị trường liên quan là một vấn đề quan trọng bậc nhất để xác định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường hay không. • Thị trường liên quan là khu vực mà 1 DN đó đang có các hoạt động cạnh tranh. Thị trường liên quan là thị trường cụ thể. Khi xác định thị trường liên quan, chúng ta chỉ trả lời 1 câu hỏi duy nhất: những ai đang cạnh tranh với doanh nghiệp đang bị điều tra? Thị trường liên quan là một định nghĩa của doanh nghiệp bị điều tra. • Khi điều tra xác định thị trường liên quan thì xác định doanh nghiệp bị điều tra, doanh nghiệp yêu cầu điều tra, xác định sản phẩm bị kiện, xác định vị trí của doanh nghiệp bị điều tra. Ai đang cạnh tranh với doanh nghiệp này? Dưới góc độ sản phẩm: người cạnh tranh với doanh nghiệp này là người kinh doanh các sản phẩm bị điều tra có kinh doanh trong cùng một thị trường bị điều tra hay không? → Vậy cần xác định: ai có kinh doanh sản phẩm cạnh tranh với doanh nghiệp bị điều tra và họ có những hoạt động cùng khu vực với doanh nghiệp bị điều tra hay không? • Các bước xác định thị trường liên quan:  Bước 1: Xác định doanh nghiệp bị điều tra, sản phẩm bị điều tra.  Bước 2: Xác định sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm bị điều tra. Đó là sản phẩm thay thế cho sản phẩm bị điều tra, khoản 1 Điều 3 của Luật Cạnh tranh. Sản phẩm thay thế là những sản phẩm giống nhau về mục đích sử dụng, đặc tính và giá cả.  Giống về cùng mục đích: chúng cùng đáp ứng 1 nhu cầu về sử dụng giống nhau, nếu có nhiều thì sử dụng nhu cầu cơ bản.  Giống nhau về đặc tính: những yếu tố phản ánh lý hóa, đặc tính kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng. Về cơ bản nếu đặc tính giống nhau lớn hơn hoặc bàng 50% thì được cho là giống nhau về đặc tính.  Về giá cả: cơ quan điều tra sẽ điều tra một mẫu lớn hơn hoặc bằng 1000 người tiêu dùng, chỉ điều tra những sản phẩm giống nhau về mục đích và đặc tính sau đó giả định rằng giá cả tăng lớn hơn hoặc 10% trong 6 tháng liên tiếp nếu có hơn 50% số người tiêu dùng chuyển sang dùng sản phẩm khác thì sản phẩm đó thay thế cho nhau.  Xác định được 1 doanh mục những sản phẩm thay thế . Thị trường liên quan bao gồm danh mục những sản phẩm bị điều tra và sản phẩm thay thế.  Bước 3: Xác định doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bị điều tra và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế.  Bước 4: Xác định khu vực địa lý cạnh tranh của doanh nghiệp bị điều tra.  Xác định khu vực hoạt động của doanh nhiệp bị điều tra, bao gồm các địa điểm diễn ra các hoạt động đó.  Xác định khu vực hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế. Nếu hai khu vực này trùng nhau, tức là tất cả cùng hoạt động trong cùng một khu vực thì các DN này cùng 1 khu vực. Nếu khác nhau, bao goomg khác nhau toàn bộ và khác nhau 1 phần, chúng ta tính chi phí và thời gian vận chuyển giữa các khu vực. Sau đó ta xác định xem chi phí và thời gian vận chuyển không làm giá bán lẻ tăng quá 10% và không có rào cản giữa các khu vực → chúng có cùng khu vực. Thị trường liên quan bao gồm: Doanh nghiệp bị điều tra, những doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp với nó về sản phẩm và khu vực địa lý. 4. Khái niệm về thị phần Thị phần của doanh nghiệp đối với hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. • Xác định thị phần: - Xác định thị trường liên quan: bao gồm DN bị điều tra và doanh nghiệp cạnh tranh, có trường hợp chỉ có doanh nghiệp bị điều tra mà không có doanh nghiệp cạnh tranh. - Tính doanh thu hoặc doanh số mua của từng doanh nghiệp. Tỷ lệ % doanh thu hoặc doanh số mua của doanh nghiệp bị điều tra ( lấy doanh thu hoặc doanh số mua chia cho tổng doanh thu hoặc tổng doanh số mua của thị trường liên quan). Ta lấy doanh thu hoặc doanh số là bởi vì tổng doanh thu và doang số mua nó phản ánh nguồn cung – cầu của thị trường. II. Các hành vi hạn chế cạnh tranh 1. Khái quát chung về hành vi hạn chế cạnh tranh  Khái niệm: Là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí trí độc quyền và tập trung kinh tế. Có 2 nhóm hành vi:  Nhóm 1: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Nhóm này thực hiện hành vi có bản chất và mục đích hạn chế cạnh tranh. Do có hành vi nên nó có đối tượng hướng đến, đối tượng này gồm các DN khác hoặc người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại nên nó gây thiệt hại cho một đối tượng cụ thể. Đối với nhóm này ta dùng cơ chế xử lý vi phạm.  Nhóm 2: Tập trung kinh tế. Nhóm hành vi này xuất phát từ 1 quyền hợp pháp của doanh nghiệp.Và bởi vì xuất phát từ quyền hợp pháp của DN nên nó không có đối tượng hướng đến nhưng có thể làm thay đổi cấu trúc của thị trường. Đối với nhóm này ta dùng cơ chế giám sát.  So sánh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh: - Giống nhau: Giống nhau ở nội dung hành vi đó là cùng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh. - Khác nhau:  Hạn chế cạnh tranh: + Phải có nhiều doanh nghiệp. + Hành vi: Thỏa thuận tạo nên sức mạnh chung, thực hiện hành vi HCCT để gây ra hậu quả HCCT. + Phải xác định: có sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp về 1 hành vi hạn chế cạnh tranh.  Lạm dụng vị trí thống lĩnh: + Có thể chỉ là 1 doanh nghiệp. Nếu nhiều doanh nghiệp thì các doanh nghiệp này độc lập với nhau. + Hành vi thực hiện để khai thác sức mạnh cạnh tranh. + Phải xác định: DN đã hoặc đang thực hiện hành vi HCCT và DN đó có vị trí thống lĩnh trên thị trường.  Phân nhóm hành vi HCCT trong thỏa thuận HCCT và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh (Điều 8, Điều 13, Điều 14) Nhóm hành vi:  Bóc lột khách hàng: - Được thực hiện bằng cách đưa ra những điều kiện giao dịch hoặc tạo ra những điều kiện kinh doanh gây bất lợi cho khách hàng. - Đối tượng: khách hàng của các giao dịch thực hiện hành vi. Cụ thể là người tiêu dùng, doanh nghiệp khác mà có giao dịch với doanh nghiệp thực hiện hành vi. - Nội dung: Thể hiện qua nhũng giao dịch bất lợi đối với khách hàng hoặc những điều kiện kinh doanh làm cho khách hàng rơi vào vị trí bất lợi so với DN thực hiện hành vi. Ví dụ: định ra một mức giá quá cao mà người tiêu dùng hoặc DN khác không có sự lựa chon. - Mục đích: thu lợi nhuận độc quyền.  Độc quyền hóa (mang mục đích độc quyền): - Là hành vi gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu gia nhập thị trường hoặc các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu hơn bằng cách đặt ra mức giá không có lợi nhuận hoặc mức giá lỗ hoặc phong tỏa mạng lưới phân phối hoặc liên kết không giao dịch với những DN đó với mục đích ngăn cản việc gia nhập thị trường hoặc loại bỏ DN đó ra khỏi thị trường. - Đối tượng của hành vi: là đối thủ cạnh tranh. Bao gồm: đồi thủ đang cạnh tranh hoặc đối thủ tiềm năng. - Nội dung của hành vi: tạo ra những khó khăn trong kinh doanh cho những đối tượng nói trên. Làm cho đối thủ buộc tăng chi phí . - Mục đích: + Cấp độ 1: Duy trì tình trạng cạnh tranh hiện tại → làm cho cạnh tranh không phát triển. + Cấp độ 2: Loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị phần → củng cố vị trí đang có. 2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh  Khái niệm: Là sự thống nhất giữa các doanh nghiệp về việc cùng thực hiện 1 hành vi hạn chế cạnh tranh theo điều 8 LCt. Nhằm mục đích bóc lột khách hàng hoặc ngăn cản, loại bỏ DN không thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp: Đó có thể là công khai, không công khai. Là sự thống nhất giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau → do đây là một sự liên kết lỏng lẻo về mặt lợi ích nên có sự phản bội nếu như không có sự cân bằng về lợi ích kinh tế. Nó được thể hiện qua các biện pháp chế tài của các doanh nghiệp thỏa thuận. Thường có ở các môi trường kinh doanh có ít DN, hoặc có cùng sản phẩm, dịch vụ. Nội dung của sự thống nhất ý chí: Thống nhất hành vi HCCT → LCt là văn bản duy nhất để làm căn cứ có hành vi thỏa thuận HCCT hay không. Ngay cả khi mới thống nhất thực hiện hành vi HCCT chứ chưa thực hiện hành vi HCCT thì cũng dã được xem là vi phạm. (Khác với hành vi lạm dụng ở chỗ hành vi lạm dụng vị trí hống lĩnh được coi là vi phạm khi hành vi đã được thực hiện). Mục đích: Thỏa thuận là để bóc lột KH, hạn chế khả năng lựa chọn của KH→ Bằng cách đặt ra ĐK cho KH. Liên kết nhằm ngăn cản và loại bỏ đối thủ.  Các loại thỏa thuận HCCT (Điều 8 Luật Cạnh tranh)  Thỏa thuận về giá  Phân chia thị trường  Hạn chế hoặc kiểm soát sản xuất hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.  Kìm hãm đầu tư  Áp đặt điều kiện  Ngăn cản, kìm hãm  Loại bỏ đối thủ  Thông đồng đối thủ  Nguyên tắc xử lý:  Nguyên tắc tuyệt đối: Áp dụng cho 3 loại thỏa thuận theo khoản 6 – 7 – 8 Điều 8. Cấm ở đây được hiểu là cấm trong mọi trường hợp.  Cấm chọn lọc: Các thỏa thuận còn lại (Khoản 1 – 2 – 3 – 4 – 5 Điều 8). Các loại thỏa thuận này bị cấm khi thị phần cảu các doanh nghiệp ở mức lớn hơn hoặc bằng 30% trên thị trường liên quan. Nếu thị phần nhỏ hơn 30% thì cho dù có thỏa thuận cũng không bị cấm. 5 loại thỏa thuận này chỉ có khả năng gây hại cho nên người ta cấm khi chắc chắn nó gây hại. Các DN chỉ có khả năng gây hại khi nó hạn chế quyền lựa chọn của khách hàng và chỉ khi nó có sức mạnh thị trường. Ở đây dưới thị phần dưới 30% thì chưa đủ khả năng chi phối thị trường. Khi thuộc đối tượng bị cấm nhưng thỏa mãn thêm điều kiện 10 của LCt thì có thể được miễn trừ, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp này vãn chưa chắc có thể được miễn trừ mà còn phụ thuộc vào người có thẩm quyền cân nhắc. 3. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh  Khái niệm: Là hành vi được quy định tại Điều 13, Điều 14 LCt do doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường hoặc có vị trí độc quyền thực hiện nhằm mục đích bóc lột hoặc ngăn cản, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.  Chủ thể: Phải là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền.  Hành vi: phải là những hành vi được quy định tại Điều 13 hoặc 14 LCt. Điều 13 bao gồm 6 hành vi điều chỉnh cho cả doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và độc quyền. Điều 14 có hai hành vi điều chỉnh doanh nghiệp độc quyền. Luật cạnh tranh là căn cứ pháp lý duy nhất để kết luận hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Hành vi phải được thực hiện. Hậu quả: Có thể thiệt hại cho NTD hoặc khách hàng là doanh nghiệp, cho đối thủ cạnh tranh bằng cách loại bỏ, ngăn chặn.  Xác định vị trí thống lĩnh trên thị trường  TH1: Một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau: - Thị phần ở mức từ 30% trở lên trên thị trường liên quan, có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Chỉ cần dựa vào một tiêu chí đó là thị phần. Nếu thị phần lớn hơn hoặc bằng 30% thì đương nhiên có vị trí thống lĩnh, nếu thị phần nhỏ hơn 30% → không thống lĩnh. - Doanh nghiệp có thị phần nhỏ hơn 30% cộng thêm một số điều kiện thì lại dám làm những việc của 1 DN có vị trí thống lĩnh thị trường. Ở đây doanh nghiệp đó không có vị trí thống lĩnh trên thị trường nhưng lại có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Nó được thể hiện qua năng lực tài chính của công ty mẹ, công nghệ mà nó sở hữu, kênh phân phối → việc lựa chọn tiêu chí nào xem xét là do cơ quan cạnh tranh xác định.  TH2: Một nhóm doanh nghiệp thống lĩnh:  Nguyên nhân: [...]... bất bình đẳng trong cạnh tranh  Căn cứ: • Doanh nghiệp có nhiều doanh nghiệp với nhiều khách hàng • Các giao dịch này như nhau( cùng đối tượng, cùng giá trị) • Đối xử khác nhau (Giá khác nhau, điều kiện khác nhau, số lượng khác nhau, thanh toán khác nhau ) • Hậu quả: 1 hoặc 1 số khách hàng đã có lợi thê cạnh tranh từ phân biệt đối xử đó  Hạn chế: tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh ở phần thị trường... hoặc bằng 30%  Doanh nghiệp độc quyền: là DN duy nhất tồn tại trên thị trường mà không có bất kỳ 1 doanh nghiệp nào khác cạnh tranh với nó  Các hành vi:  Các hành vi theo Điều 13 LCt: Hành vi khoản 1: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;  Căn cứ: So sánh giá bán thực tế với giá thành toàn bộ Phải xác định được giá bán thực tế và giá thành toàn bộ Giá... chế cạnh tranh  Các hành vi theo Điều 14 LCt  Nguyên tắc xử lý: LCt áp dụng nguyên tắc cấm tuyệt đối với hành vi, lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền để HCCT và vì vậy chỉ cần chứng minh 2 điều kiện sau đây thì cơ quan có thẩm quyền có thể xử lý doanh nghiệp  ĐK 1: DN đó có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền  ĐK 2: DN đó đã thực hiện hành vi HCCT Thẩm quyền xử lý thuộc về hội đồng cạnh tranh. .. được chứ không phải giá cả trên hợp đồng Giá thành toàn bộ bằng giá thành công với chi phí lưu thông Là toàn bộ chi phí mà DN bỏ ra để có được sản phẩm → Để làm xác định căn cứ của hành vi  Hạn chế cạnh tranh bằng cách nào? Đẩy đối thủ yếu hơn vào sự lựa chọn luôn bất lợi Ví dụ: Một là giảm giá để giũ khách hàng hoặc là mất khách hàng  Ngoại lệ: (Khoản 2 Điều 23 NĐ 116) - Hạ giá hàng hóa tươi sống... Hạ giá hàng hóa khuyến mãi trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật - Hạ giá bán hàng hóa trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuât kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất kinh doanh - Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện cảu pháp luật về giá cả Hành vi theo khoản 2 LCt: Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch . Tài liệu Luật cạnh tranh Phần 1. Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh 1. Khái niệm: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp. làm hồ sơ đăng ký; không có giấy phép đăng ký). Vi phạm về cạnh tranh đa cấp bất chính (dùng luật cạnh tranh điều chỉnh). Luật Cạnh tranh chỉ điều chỉnh một phần nhỏ của bán hàng đa cấp. Hành. hành vi cạnh tranh không lành mạnh: • Hành vi: Đây là hành vi vi phạm pháp luật. • Chế tài: Xử phat hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. • Cơ quan có thẩm quyền xử lý: Cục quản lý cạnh tranh (thuộc

Ngày đăng: 22/06/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan