1.Kiến thức: - Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật.. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm: cách triển khai cốt truyện sá
Trang 1Người soạn: Trần Thị Nhung Ngày soạn: 10/10/2013 Lớp: N11- Văn B- K45 Ngày giảng: 14/10/2013
Tiết 70:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
NGUYỄN MINH CHÂU
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, trái lại cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách sâu sắc, nhiều chiều Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn liền với cuộc đời và vì cuộc đời
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm: cách triển khai cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; chọn được điểm nhìn nghệ thuật đa chiều; ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, sáng tạo
2.Kỹ năng
- Kỹ năng chuyên môn: Đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại
- Kỹ năng sống:
+ Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm, về cảm hứng thế sự và tấm lòng đầy ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc sống hiện tai, qua đó rút ra bài học nhận thức về cuộc sống của mỗi cá nhân
+ Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét, về cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của nhà văn trong tác phẩm
3.Thái độ:
- Ý thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa các mặt trong cuộc sống
- Tự khám phá cho mình cách nhìn nhận cuộc sống khách quan, đúng đắn
II.Chuẩn bị bài học.
1.Phương tiện
- Giáo viên: SGK ngữ văn 12 tập 2, giáo án, sách giáo viên, tư liệu
- Học sinh: SGK ngữ văn 12 tập 2, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo
2.Phương pháp
- Giáo viên tiến hành kết hợp các phương pháp gợi tìm,đàm thoại, vấn đáp, diễn giả
III.Tiến trình dạy học.
1 Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ
3 Dạy bài mới
Trang 2Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
HĐ của GV và HS
H: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy giời thiệu
những nét chung nhất về nhà văn Nguyễn
Minh Châu?
H: Em hãy nêu xuất xứ tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa?
H: Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà em hãy
tóm tắt tác phẩm? ( vở)
I Tìm hiểu chung
1 Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Quê: Quỳnh Lưu- Nghệ An
- Ông gia nhập quân đội năm 1950, theo học trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn Từ năm 1952 đến năm 1958 ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320 Năm 1962, ông về phòng văn nghệ quân đội sau chuyển sang tạp chí văn nghệ quân đội
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Trước năm 1975: Sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn + Sau năm 1975: Sáng tác theo cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh
-Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Cửa sông (TT,1967) + Dấu chân người lính(TT,1972) + Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ( truyện ngắn 1983)
+ Bến quê( truyện ngắn 1985)
2 Tác phẩm
- Xuất xứ: Sáng tác tháng 8 năm 1983, lúc đầu được in trong tập Bến quê Đến năm
1987, được tách ra và xuất bản thành một tập truyện ngắn khác
- Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đôạn sáng tác thứ 2
- Tóm tắt tác phẩm
Để có thể xuất bản một bộ lich nghệ thuật về thuyền và biển một cách ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp một bức ảnh cảnh biển buổi sáng với sương mù Anh đi đến một vùng biển miền Trung vốn là chiến trường cũ và nhân dịp này thăm lại tránh
án Đẩu người bạn chiến đấu năm xưa Sau mấy buổi sáng “ phục kích” Phùng đã chụp được cảnh con thuyền lúc bình minh- một bức tranh hài hòa và toàn bích
Trang 3H: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà em hãy
cho biết tác phẩm có bố cục mấy phần?
Nêu nội dung của từng phần?
H: Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa gợi cho
em suy nghĩ gì?
H: Từ hình tượng Chiếc thuyền ngoài xa
em có suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và đời sống?
Người nghệ sĩ không khỏi bối dối và tưởng như mình đã khám phá thấy “ chân
lý của sự toàn thiện” Nhưng anh không ngờ từ con thuyền ngoài xa đẹp như mơ
ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng làng chài và người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn tệ người đàn bà lặng lẽ, cam chịu không hề kháng cự Người nghệ sĩ Phùng chưa kịp can thiệp thì thằng Phác- đứa con đã lao ra đánh lại cha để cứu mẹ Ba hôm sau cũng trong làn xương sớm phùng lại chứng kiến cảnh này Anh xông vào can thiệp thì bị người đàn ông đánh trả Phùng bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án Tại đây anh ngạc nhiên và xúc động khi nghe câu chuyện của người đàn
bà làng chài Anh hiểu người đàn bà ấy không chịu bỏ người chồng tàn nhẫn vì cần người đàn ông trên con thuyền ngoài khơi, để cùng nuôi nấng đàn con Cả Phùng và chánh án Đẩu đều thấm thía rằng không thể giản đơn khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời
-Bố cục 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ chiếc thuyền lưới
vó đã biến mất” : Hai phát hiện của người nghệ sĩ
+ Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà làng chài
II Đọc- hiểu văn bản
1 Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện
a Ý nghĩa nhan đề
- Chiêc thuyền gắn với sông, với biển, với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân chài; chiếc thuyền là biểu tượng cho bức tranh thiên nhiên về biển
- Chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh gợi cảm, có sức gợi về sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sóng nước
=> Nhan đề chiếc thuyền ngoài xa hàm chứa ẩn ý của nhà văn:
- Khái quát giản dị về mối quan hệ giữa
NT và đời sống Là ẩn dụ về cái nhìn NT-
Trang 4Sự hấp dẫn và làm nên thành công cho tác
phẩm thể hiện trước hết ở tình huống
truyện, một tình huống bất ngờ và đầy
nghịch lí
H: Em hãy chỉ ra tình huống đặc sắc trong
truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng tạo
nên bởi sự kiện đặc biệt khiến cuộc sống
hiện lên một cách đậm đặc nhất và ý đồ tư
tưởng của tác giả cũng được bộc lộ rõ nét
Có 3 loại tình huốc truyện: tình huống hành
động, tình huống tâm trạng và tình huống
nhận thức Trong đó tình huống nhận thức
là sự cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lí
của nhân vật Bởi vậy có thể nói tình huống
trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là
tình huống nhận thức
H: Theo em tình huống truyện có tác động
như thế nào đến nhận thức, tình cảm của
nhân vật Phùng và Đẩu?
NT nói chung phải là tiếng nói trung thực, thấu hiểu về số phận con người Cái hồn của bức tranh thiên nhiên chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của những con người lam
lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật
- Nhan đề còn gợi ý về khoảng cách, cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng: Con người cần có 1 khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí
ẩn trong thân phận con người và cuộc đời thì cần phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời
b Tình huống truyện
- Câu chuyện xoay quanh 1 NS nhiếp ảnh Phùng đến một vùng biển ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau Anh thấy chiếc thuyền ngoài xa trong làn xương sớm đẹp như tranh vẽ Phùng nhanh chóng bấm máy thu lấy 1 tấm hình không dễ gì gặp được trong đời
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy 2
vợ chồng hàng chài bước xuống Anh chứng kiến việc đau lòng của vợ chồng hàng chài: Cảnh người chồng đánh vợ, đúa con ngăn bố Những ngày sau cảnh đó lại tiếp diễn Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái nghịch lí của đời thường
=> Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh chiếc thuyền ngoài xa với bao ngang trái trong gia đình thuyền chài Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp
vợ chồng Người chồng thành kẻ vũ phu Người vợ yêu thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ thành ra căm ghét cha mình
- Ý nghĩa tình huống truyện:
+ Đối với người nhiếp ảnh Phùng: Nhận
ra sự trật khớp giữa cái đẹp ngoại cảnh với số phận cực nhọc, tăm tối của con người sống ngay giữa vẻ đẹp đó
+ Đối với nhân vật Đẩu: Là người có lòng tin về sự công bằng của pháp luật Anh
Trang 5H: Tình huống này có tác động như thế nào
đến nhận thức, tình cảm của người đọc?
H: Tác phẩm mở đầu với khung cảnh như
thế nào?
Sau nhiều ngày “ phục kích” Phùng mới
chụp được một khoảng khắc trời cho “ đắt”
như vậy Trước mặt anh là một bức tranh
đẹp như bức họa của danh học nổi tiếng
Phùng muốn bấm máy lia lịa hết ¼ cuốn
phim
H: Với người NS bức tranh thiên nhiên đó
hiện lên như thế nào?
H: Trước cảnh tượng đó người nghệ sĩ có
cảm xúc như thế nào?
-Bối rối, tim như bóp thắt lại => Cảm xúc
mãnh liệt trước khoảng khắc trong ngần của
thiên nhiên
- Niềm hạn phúc lớn nhất của người nghệ sĩ
là sáng tạo cái đẹp, rung động trước cái
đẹp
=> Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền
ngoài xa giữa biển sớm mù xương, người
NS đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy
tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên
trong trẻo tinh khôi bởi cái hài hòa, lãng
mạn của cuộc đời Ở đây chân lí nghệ thuật
nghệ thuật đã được khẳng định: NT giúp
thanh lọc tâm hồn, lam cho người NS được
sống thật sự trong giây phút thật nhất, trong
sáng nhất của lòng mình
đưa ra hướng giải quyết là li hôn nhưng bị người đàn bà hàng chài từ chối Sau đó anh mới vỡ lẽ ra một nghịch lí của cuộc sống “ chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên 1 chiếc thuyền không có đàn ông”
=> Tác động: Lay động mạnh mẽ đến tình cảm, nhận thức của người đọc khiến họ không thể bàng quan và nhìn cuộc sống một cách đơn giản
2 Hai phát hiện của người nghệ sĩ.
a Phát hiện 1: Bức tranh thiên nhiên toàn mĩ
- Khung cảnh: Chiếc thuyền lưới vó, “ mũi thuyền in một nét mơ hồ… đang hướng mặt vào bờ”
- Cảnh “ đắt” trời cho mà cả đời cầm máy chưa bao giờ được thấy
- Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, vẻ đẹp đơn giản và toàn bích
=> Vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa lãng mạn
- Cảm xúc:
+ Niềm hạnh phúc được khám phá và sáng tạo
+ Sự thỏa mãn trong tâm hồn: bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ
+ Bản thân cái đẹp chính là đạo đức
=> Phùng là người nghệ sĩ chân chính biết phát hiện và say mê cái đẹp, có khát vọng sáng tạo nghệ thuật