Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
406 KB
Nội dung
PHẦN LỊCH SỬLỚP10 CHƯƠNG I. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN TK X I. CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ , VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM. 1. Chế độ cai trị a. Tổ chức bộ máy cai trị - Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt. - Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc. - Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu.Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cáp huyện (Trực trị). - Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện. - Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc. b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa. *Chính sách bóc lột về kinh tế + Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. + Nắm độc quyền muối và sắt. + Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu. * Chính sách đồng hóa về văn hóa. + Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho. + Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán. + Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt. -Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam. * Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. 2. Những chuyển biến về kinh tế , văn hoá và xã hội a. Về kinh tế *Trong nông nghiệp: + Công cụ sắt được sử dụng phổ biến. + Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh. + Thủy lợi được mở mang. -Năng suất lúa tăng hơn trước. *Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể. + Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức. + Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh. + Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành. b. Về văn hóa - xã hội *Về văn hóa: - Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán -Đường như ngôn ngữ, văn tự. - Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ. - Nhân dân ta không bị đồng hóa. *Về xã hội có chuyển biến: - Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng). - Đấu tranh chống đô hộ. - Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến. 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X. Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn 40 100, 137, 144 157 178, 190 248 542 687 722 776- 791 819- 820 905 938 Hai Bà Trưng Nhân dân Nhật Nam ND Cửu Chân ND Giao Chỉ Bà Triệu Lý Bí Lý Tự Tiên Mai Thúc Loan Phùng Hưng Dương Thanh Khúc Thừa Dụ Ngô Quyền Hát Môn Quận Nhật Nam Quận Cửu Chân Quận Giao Chỉ * Nhận xét : - Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia. *Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ). * Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc. Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến X. 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Tháng 3-40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ. Khởi nghĩa thắng lợi. - Năm 42, Nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng. Do lực lượng chênh lệch, kháng chiến thất bại. 2. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân - Năm 542, Lí Bí khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Năm 545, Nhà Lương đem quân sang xâm lược. Lí Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến. - Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua. Năm 571, Lí Phật tử cướp ngôi. Năm 603, Nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại. 3. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ - Năm 905, Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình, xây dựng chính quyền tự chủ.(0,25) - Năm 907, Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. 4. Ngơ Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 a/ Hoàn cảnh lòch sử: - Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân ta đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, thay họ Khúc nắm quyền tự chủ. Đầu 937, ông bò Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. - Tháng 10 năm 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán sai con trai là Hoằng Tháo dẫn quân xâm lược nước ta… b/ Diễn biến: - Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. - Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, bỏ chạy, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. - Vừa lúc thủy triều rút, bãi cọc nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đánh quyết liệt. Thuyền của giặc vướng vào bãi cọc ngầm, lại bò đánh từ nhiều phía, bò quân ta nhanh chóng tiêu diệt… c/ Ý nghóa lòch sử: - Đè bẹp hoàn toàn âm mưu xâm lược của kẻ thù, chấm dứt thời kì một nghìn năm Bắc thuộc. - Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc ta. Nhận xét gì về cơng lao của các nhân vật lịchsử * Cơng lao của Hai Bà Trưng - Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đơ hộ của nhân dân Âu Lạc. - Góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta trong giai đoạn sau. * Cơng lao của Lý Bí - Khẳng định dược sự trưởng thành của ý thức dân tộc. - Đánh dấu bước phát triển của của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. * Cơng lao của Khúc Thừa Dụ - Nhân cơ hội Nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền. - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang hơn nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho nền độc lập lâu dài của dân tộc. * Cơng lao của Ngơ Quyền - Lãnh đạo và chỉ huy trận đánh ở sơng Bạch Đằng đập tan âm mưu xâm lược của qn Nam Hán. - Chiến thắng Bạch Đằng của Ngơ Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đơ hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra thời kỳ mới - Thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta. CÂU HỎI CỦNG CỐ: 1/ Trình bày ngun nhân thắng lợi và ý nghĩa lịchsử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? 2/ Nêu những sữ kiện chứng tỏ tính lien tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc? 3/ Hãy nêu những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc? CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X- XV NỘI DUNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ( TK X- XV) I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X. - Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh -Hà Nội).Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ. - Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi,( Đinh Tiên Hoàng ) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình). - Năm 981 Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc ( gọi là Tiền Lê ) - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai , chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban. -Chia nước thành 10 đạo. -Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông. Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ treo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta. II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU THẾ KỶ XI đến XV. 1. Tổ chức bộ máy nhà nước -Năm 1009 ,Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ. - Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay). - Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt. -Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. * Bộ máy nhà nước Lý , Trần ,Hồ: - Đứng đầu nhà nước là vua , vua quyết định mọi việc quan trọng , giúp vua có tể tướng và các đại thần ,bên dưới là sảnh, viện , đài . -Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn. - Cả nước chia thành nhiều lộ , trấn do các hoàng tử ( thời Lý )hay an phủ Sứ (thời Trần , Hồ ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã . * Bộ máy nhà nước thời Lê sơ: - Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh ,Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt ,lập nhà Lê (Lê sơ). - Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. -Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng . -Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn) ,Quốc sử viện ( biên soạn lịchsử ),Ngự sử đài ( kiểm tra ). -Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới có phủ , huyện, châu ( miền núi ), xã . -Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan , giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại . Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh. Nhận xét về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông : Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện. Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1428-1527) 2. Luật pháp và quân đội * Luật pháp: - 1042 Vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên). - Thời Trần: Hình luật. - Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật( luật Hồng Đức ). -Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân. * Quân đội: được tổ chức quy củ: -Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước -Ngoại binh (lộ binh): tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông . 3. Hoạt động đối nội và đối ngoại * Đối nội: - Quan tâm đến đời sống nhân dân. - Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người. * Đối ngoại: -Với nước lớn phương Bắc: + Quan hệ hòa hiếu. + Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. - Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh. CÂU HỎI 1/ Nhà Đinh – Tiền Lê đã làm những gì cho đất nước? a/ Xây dựng nhà nước độc lập tư chủ: - Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi,( Đinh Tiên Hoàng ) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình). - Năm 981 Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc ( gọi là Tiền Lê ) - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai , chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban. -Chia nước thành 10 đạo; quân đội được chấn chỉnh Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ treo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được thiết lập. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta. b/ Chống giặc ngoại xâm: -Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của Vua Lê Đại Hành, chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập. c/ Đặt quan hệ ngoại giao với các nước làng giềng: Quan hệ Việt – tồng được thiết lập, nhà Tống công nhận nền độc lập của nước Đại Cồ Việt. Nhà Tiền Lê đặt quan hệ với Champa, củng cố vùng biên cương của đất nước. 2/ Đánh giá chung về công cuộc xây dựng nhà nước thời Ngô – Đinh – Tiền Lê- Lý – Trần – Hồ? - Trải qua 5 thế kỉ sau ngày giành độc lập, nhân dân ta đã xây dựng được một nhà nước ngày càng hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các mặt: hành chính, luật pháp, quân đội. - Nhà nước PK Việt Nam từ thời Ngô đên thời Lê sơ luôn giữ vững thế độc lập tự chủ của mình ( đánh giặc giữ vững bờ cõi và đặt quan hệ ngoại giao than thiên) và đoàn kết với tất cả các tộc người trong nước. 3/ Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?( Cuộc cải cách thời Lê Thánh Tông thực hiện như thế nào? Hoặc :Tại sao bộ máy nhà nước thời Lê đạt đến đỉnh cao?) - Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh ,Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi phục lại nước Đại Việt ,lập nhà Lê (Lê sơ). - Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn: * Chính quyền Trung ương: +Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng . +Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn) ,Quốc sử viện ( biên soạn lịchsử ),Ngự sử đài ( kiểm tra ). * Hành chính: Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới có phủ , huyện, châu ( miền núi ), xã . * Giáo dục: Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan , giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại . Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh. Nhận xét về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông : Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện 4/ Sự ra đời của kinh đô Thăng Long; vị thế của Thăng Long được vua Lý Thái Tổ đánh giá như thế nào qua “Chiếu dời đô”; phân tích ý nghĩa của việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.( Phân tích ý nghĩa của việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long). * Sự ra đời của kinh đơ Thăng Long: - Năm 1009, Lý Cơng Uẩn lên làm vua lập ra nhà Lý. - Năm 1010 vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đơ” từ Hoa Lư về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long. * Vị thế của Thăng Long qua “Chiếu dời đơ”: học sinh có thể trả lời hai cách: - Thứ nhất: trích “Chiếu dời đơ” đoạn sau đây: “…ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đơng tây, tiện nghi núi sơng sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư khơng khổ thấp trũng tối tăm, mn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đơ kinh sư mãi mn đời”. - Thứ hai: phân tích nêu bật kinh đơ Thăng Long xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia suốt thời trung đại tiếp nối đến ngày nay. * Ý nghĩa việc dời đơ: phân tích hai ý - Sự trưởng thành của quốc gia dân tộc Đại Việt. - Quyết định sáng suốt của Lý Cơng Uẩn (Gợi ý: Chúng ta khơng phải sống phòng thủ dựa vào thế hiểm trở như Hoa Lư. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đơ ở nơi có thể đưa đất nước phát triển đi lên, thành quốc gia độc lập hùng mạnh sánh vai với phương Bắc. Thăng Long đã trở thành kinh đơ của các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Lê Trung hưng qua nhiều thế kỷ và hiện đang là thủ đơ của nước CHXHCN Việt Nam). Câu 4 : Chứng minh vai trò quan trọng của Phật giáo dưới thời nhà Đinh – Tiền Lê - Lý – Trần. - Về chính trò: nhiều cao tăng được mời tham gia triều chính như sư Ngô Chân Lưu, sư Vạn Hạnh - Về kinh tế: các nhà sư được nhà nước quan tâm (rút tên khỏi trướng tòch và miễn sưu thuế, lao dòch). - Về xã hội: đạo Phật là quốc giáo. Bản thân các vua Lý, Trần lúc về già cũng đi tu. Các vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông). - Về văn hóa: nhiều chùa lớn được nhà vua, vương hầu quý tộc xây dựng như chùa Láng, chùa Diên Hựu…. Các sư tăng cũng thường được mời vào trong hoàng thành để giảng kinh Phật, viết nhiều sách về Phật giáo. Tóm lại: Phật giáo đã phát triển cực thònh dưới thời Lý - Trần. Trong khi Nho giáo chưa trở thành ý thức hệ chính thống của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, thì Phật giáo có tác dụng thống nhất nhân tâm, ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ sinh hoạt văn hóa đương thời. Câu 5: Nền giáo dục nước ta dưới thời Lý – Trần – Hồ - Lê sơ có bước phát triển như thế nào? Nhận xét về sự phát triển đó?Tại sao thời Lê sơ nền giáo dục phát triển nhất? + Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hồn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu. + Năm 1070, vua Lý Thánh Tơng cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức ở kinh thành. + Sang thời Trần, giáo dục, thi cử được quy định chặt chẽ hơn. + Thời Lê sơ, nhà nước quy định : cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn tiến sĩ. Trong dân gian, số người đi học ngày càng đơng và số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều. Riêng thời Lê Thánh Tơng (1460 - 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, có 501 người đỗ tiến sĩ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ. Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng, phát triển đất nước. + Tại sao thời Lê sơ nền giáo dục phát triển nhất: Giáo dục thời Lê sơ, đặc biệt là giáo dục Nho học được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, tư tưởng “giáo dục là đường thẳng của quan trường”, quan niệm “hiền tài là nguyên khi quốc gia” đã chi phối giáo dục thời Lê phát triển. Tác dụng của sự phát triển giáo dục thời Lê: Củng cố chính quyền quân chủ chuyên chế tập quyền, khuyến khích nhân dân học tập. + Hạn chế của giáo dục PK: Chỉ đề cao giáo dục Nho giáo ( tứ thư, ngũ kinh), thiên về giáo dục đạo đức, chính trị, văn hóa, triết học, không giáo dục khoa học kĩ thuật nên không thúc đẩy kinh tế phát triển. Câu 6: Tại sao dưới thời Lê sơ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn. NỘI DUNG II: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TK X- XV. 1/ Bối cảnh lịchsử thế kỷ X - XV: - Thế kỷ X - XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. - Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất. -Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế. 2/ Nhà nước và nhân dân thời Đinh- Tiền Lê – Lý – Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp: ( Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các TK X- XV? ) - Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác được nhà nước PK Đinh – T Lê- Lý – Trần quan tâm : khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển, khuyến khích vương hầu quý tộc khai hoang, lập điền trang. - Từ thời Tiền Lê, việc đào kênh mương đã được nhà nước chú ý. Thời Lý, đặc biệt thời Trần, nhà nước có những biện pháp đắp đê ở các con sông lớn và ven biển: 1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều. - Nhà nước thời Tiền Lê – Lý – Trần đều quan tâm đên sản xuất nông nghiệp.Hằng năm các vua đều làm lễ cày tịch điền khuyến khích nhân dân sản xuất.Trong các bộ luật đều bảo vệ trâu bò và sức sản xuất nông nghiệp. - Nhờ các chính sách trên, nông nghiệp nước ta từ TK X- XV đều có bước phát triển. • Nhận xét về tác dụng của sự phát triển nông nghiệp đương thời: + Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp. + Chính sách của Nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển => đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố. 3/ hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý – Trần: - Điều kiện: Kinh tế nông nghiệp phát triển đã tạo tiền đề cho TCN và TN phát triển. a/ Thủ công nghiệp: - Trong nhân dân : Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao; Khai thác các nỏ như vàng, bạc, đồng cũng có bước phát triển. Một số làng thủ công được hình thành như Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng ( Hà Nội), Chu Đậu ( Hải Dương), Huê Cầu ( Hưng Yên) - Nhà nước: Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến. Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu. - Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền. b/ Thương nghiệp: - Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) ,trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công. - Ngoại thương: Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài như Vân Đồn ( Quảng Ninh), Lạch Trường ( Thanh Hóa), Càn Hải ( Nghệ An ) Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các địa điểm buôn bán.Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp. * Nguyên nhân sự phát triển: + Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển. + Do thống nhất tiền tệ, đo lường. +Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. NỘI DUNG III. NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X – XV I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG 1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê - Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. - Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến. -Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập. - Nguyên nhân thắng lợi: Triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hy sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống. Do ý trí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt. 2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) - Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống: Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống gặp nhiều khó khăn: + Trong nước: nông dân nổi dậy đấu tranh. + Bên ngoài: hai nước Liêu, Hạ uy hiếp => âm mưu xâm lược Đại Việt để gây thanh thế nhằm củng cố lại nhà Tống -> tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt. Lược đồ đường tiến công thành Ung Châu của Lý Thường Kiệt 1075 ( mũi tên mầuđỏ ),quân Tống 1077 (Mũi tên màu xanh ) - Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý giao cho Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh đạo tổ chức kháng chiến. + Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. - Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ. + Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. - Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh. Lược đố trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt . - Nguyên nhân thắng lợi của Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý: + Do có sự chủ động đánh giặc : chủ động tấn công sang đất Tống, chủ động lập phòng tuyến, chủ động giảng hòa chấm dứt chiến tranh. + Có Lý Thường Kiệt có tài thao lược quân sự, mưu trí, dũng cảm, đánh địch trên nhiều phương diện quân sự, tâm lí, ngoại giao. + Sự đồng long đánh giặc của quân dân nhà Lý. - Ý nghĩa: Đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, làm cho nhà Tống không thực hiện được âm mưu củng cố đất nước, gây thanh thế với các nước Liệu, Hạ; Bảo vệ nền độc lập dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong lịchsử chống ngoại xâm. [...]... hưởng ứng của nhân dân, có bộ tham mưu sang su t như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích… vùng giải phóng cành mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam - Đến năm 1428 khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Lê, mở ra thời kì mới của lịchsử dân tộc - Đặc điểm: + Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc + Su t từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng . chức bộ máy nhà nước -Năm 100 9 ,Lý Công Uẩn lên làm vua,nhà Lý thành lập-Lý Thái Tổ. - Năm 101 0 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay). - Năm 104 5 Lý Thánh Tông đặt quốc. từ Hoa Lư ra Thăng Long). * Sự ra đời của kinh đơ Thăng Long: - Năm 100 9, Lý Cơng Uẩn lên làm vua lập ra nhà Lý. - Năm 101 0 vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đơ” từ Hoa Lư về Đại La rồi đổi tên. Thừa Dụ Ngô Quyền Hát Môn Quận Nhật Nam Quận Cửu Chân Quận Giao Chỉ * Nhận xét : - Trong su t 100 0 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Các cuộc