Bài 7: BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU 1.. Kiến thức: - Nắm được các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều.. - Nắm được phương pháp giải bài tập về động học chất điểm
Trang 1Bài 7: BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
1 MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Nắm được các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều
- Nắm được phương pháp giải bài tập về động học chất điểm
- Biết cách vận dụng giải các bài tập trong chương trình
1.2 Kĩ năng
- Rèn luyện óc phân tích, tổng hợp và tư duy lôgíc
- Biết cách trình bày kết quả giải bài tập
1.3 Thái độ (nếu có):
2 CHUẨN BỊ
2.1 Giáo viên:
- Các đề bài tập trong SGK
- Biên soạn các câu hỏi kiểm tra các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều dưới đạng trắc nghiệm
- Biên soạn sơ đồ các bước cơ bản để giải bài tập
2.2 Học sinh:
- Tìm hiểu cách chọn hệ qui chiếu
- Xem lại kiến thức toán học giải phương trình bậc 2
3 TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Viết phương trình chuyển động
thẳng biến đổi đều? Công thức tính
vận tốc?
- Dạng đồ thị của phương trình toạ
- Đặt câu hỏi cho HS
- Yêu cầu một HS lên bảng vẽ dạng
đồ thị
- Nhận xét các câu trả lời Làm rõ
Trang 2độ theo thời gian? Vận tốc theo thời
gian?
- Nhận xét câu trả lời của bạn
cách chọn trục toạ độ, gốc thời gian
Hoạt động 2 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc đề bài 1 SGK
- Làm viếc cá nhân: Tóm tắt các
thông tin từ bài toán
- Tìm hiểu các kiến thức các kỹ năng
liên quan bài toán yêu cầu
- Thảo luận: Nêu các bước giải bài
toán
- Cho một HS đọc bài toán SGk
- Gợi ý, đặt câu hỏi cho HS làm việc
cá nhân và thảo luận theo nhóm
- Nhận xét đáp án, đưa ra các bước giải bài toán
Hoạt động 3 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Chọn hệ qui chiếu
- Lập phương trình chuyển động,
công thức tính vận tốc theo hệ qui
chiếu đã chọn
- Lập bảng biến thiên (chú ý các vị
trí cắt trục tung và trục hoành); Vẽ
đồ thị toạ độ, đồ thị vận tốc (Hình
7.1)
- Hoạt động nhóm: Căn cứ vào đồ
thị, mô tả chuyển động của vật: Từ
lúc ném đến khi vật đến độ cao nhất
- Hướng dẫn HS, cùng HS chọn Hệ qui chiếu, lập phương trình và vẽ đồ thị
- Đặt các câu hỏi cho HS tính toán và lập bảng biến thiên
- Yêu cầu HS trình bày kết quả dạng
đồ thị của nhóm
- Gợi ý cho HS phân tích kết quả rút
ra kết luận
- Mô phỏng chuyển động của vật
Trang 3và rơi xuống
Hoạt động 4 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc đề bài 2 SGK, xem hình 6.4
SGK
- Xem nhanh lới giải SGK, trình bày
cách tính hiệu các độ dời?
- Cách đo gia tốc theo hình 6.4 như
thế nào?
- Cho HS đọc đề bài 2 SGK Xem hình 6.4
- Hướng dẫn HS cách tính
- Nêu ý nghĩa của cách đo gia tốc Cho HS về nhà giải bài tập này
Hoạt động 5 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm nội dung đã chuẩn bị
- Trình bày các bước cơ bản đẻ giải
một bài toán?
- Mô phỏng lại chuyển động của vật
trong bài? Ghi nhận: Các bước giải,
cách khảo sát một chuyển động
thẳng biến đổi đều
- Nêu câu hỏi: Nhận xét các câu trả lời của các nhóm
- Yêu cầu: HS xem đồ thị, trả lời đáp
án
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
Hoạt động 6 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Những sự chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau
4 RÚT KINH NGHIỆM