Một vài khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VỊ THẾ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 33 - 35)

Với mô hình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thì việc triển khai quy trình S&OP sẽ gặp rất nhiều trở ngại, trong số đó có thể kể đến: 1. Không thống nhất mục tiêu giữa các phòng ban: các phòng ban trong các doanh nghiệp Việt Nam thường không có chung một chỉ số đo lường hiệu quả. Ví dụ: nếu như doanh số là chỉ tiêu chính của phòng bán hàng, thì đối với các phòng ban thuộc chuỗi cung ứng mức tồn kho là một trong các chỉ tiêu quan trọng. Không thể chối cải rằng, bộ phận bán hàng, với tiêu chí là phải bán cho đạt chỉ tiêu, sẽ luôn muốn thổi phồng nhu cầu khách hàng. Trong khi các phòng ban trong chuỗi cung ứng luôn “cẩn trọng” để tồn kho của mình giữ được ở mức thấp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi phòng ban sở hữu một con số khác nhau. Vì lẽ ấy, điều đầu tiên cần phải thay đổi để triển khai S&OP chính là điều chỉnh mục tiêu của các phòng ban, tất cả hướng tới khách hàng, hướng tới hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.

2. Thiếu số liệu và cơ sở cho việc dự báo bán hàng dài hạn: những công ty với hệ thống lưu trữ số liệu bán hàng không tốt sẽ gặp những khó khăn nhất định trong thời gian đầu triển khai. Sau một thời gian, cơ sở dữ liệu sẽ đầy đủ hơn và việc dự báo bán hàng cũng sẽ hiệu quả hơn.

3. Thiếu đo lường hoặc không đo lường được các chỉ số của chuỗi cung ứng: S&OP sẽ chỉ hiệu quả khi đo lường được các chỉ số của chuỗi cung ứng và thấy được sự cải thiện rõ rệt trước và sau khi thực hiện. Nếu chưa đo lường được các chỉ tiêu đó thì chưa thể nào đánh giá được hiệu quả của việc triển khai qui trình này.

Tóm lại, S&OP là bước đầu quan trọng trong triển khai chiến lược chuỗi cung ứng. Mặc dù việc triển khai phụ thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp, song thực tế cho thấy đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì việc áp dụng mô hình theo 6 bước kể trên là phù hợp và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Chuỗi cung ứng có một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy để nâng cao được vị thế của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp thì trước tiên ta

phải ghi nhận sự thiết yếu của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, coi chuỗi cung ứng như một lợi thế cạnh tranh. Các nhà quản trị cung ứng phải thúc đẩy các phòng ban, buộc họ hiểu rằng chuỗi cung ứng giữ vai trò quan trọng và hoạt động của nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong công ty.

Đề xuất thực hiện một dự án cải tiến và thuyết phục công ty chú trọng xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, ngoài ra cũng phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng đối tượng.

Xây dựng các mô hình lấy khách hàng làm trung tâm, hiểu khách hàng cần và muốn gì là yếu tố tiên quyết để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Sử dụng các công nghệ mới và triển khai chiến lược chuỗi cung ứng bằng "Hoạch định, bán hàng & sản xuất tổng thể - S&OP

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VỊ THẾ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w