Quy trình nào cho doanh nghiệp Việt Nam?

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VỊ THẾ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)

Quay lại thực trạng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, việc xây dựng các quy trình chuẩn như P&G là rất mất thời gian và khó thực hiện trong thời gian ngắn. Theo kinh nghiệm thực tế, việc triển khai và áp dụng S&OP tại một công ty Việt Nam có thể thực hiên theo lộ trình cơ bản sau:

Bước 1: Thống nhất về tư tưởng

Ở bước này, sự thống nhất của CEO và ban lãnh đạo công ty về ý tưởng áp dụng S&OP là cực kỳ quan trọng, là yếu tố sống còn của công ty và của mọi thành viên trong công ty. Thông thường, ý tuởng này phải do CEO khởi xướng, được các giám đốc Kinh doanh, giám đốc Marketing, giám đốc Sản xuất, giám đốc Tài chính và tất nhiên là giám đốc Chuỗi cung ứng ủng hộ thực hiện đến cùng. Bước 1 kết thúc khi tất cả các phòng ban trong công ty cùng chia sẻ một thông tin duy nhất về mục tiêu kinh doanh và quyết định họp S&OP hàng tháng.

Bước 2: Chọn nhân viên chuyên trách

• Tiêu chí chính của việc chọn lựa nhân viên chuyên trách này là nắm vững số liệu nhu cầu bán hàng, đồng thời phối hợp được khả năng làm kế hoạch cung ứng.

• Ở các công ty đa quốc gia vị trí này thường đươc đào tạo từ các nhân viên phân tích kinh doanh (Sales analysis), hoạch định nhu cầu (Demand planner), hoặc hoạch định thị trường (Market planner).

Bước 3: Xác định danh mục các sản phẩm tham gia

• Đây là bước vô cùng quan trọng, mục tiêu là xác định số lượng sản phẩm cần quyết định duy trì và tập trung chiến lược của công ty, cũng như loại bỏ các sản phẩm không hiệu quả. Tại bước này cũng xác định các nhóm sản phẩm không đóng góp vào doanh số của công ty, tuy nhiên vẫn phải dự báo cung ứng hàng tháng theo các nhu cầu khác nhau. Ví dụ như các sản phẩm khuyến mãi, các chương trình marketing…

Bước 4: Xác định các chỉ tiêu đo lường

• Việc xác định chỉ tiêu đo lường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của quy trình. Độ chính xác của dự báo bán hàng (forecast error, forecast bias) hàng tháng với dung sai trong khoảng 15% được xem là vừa phải.

Bước 5: Triển khai các quy trình cung cấp và thống nhất số liệu hàng tháng

• Có thể nói, đây là bước quan trọng nhất để đảm bảo tính đồng bộ trong toàn công ty, theo đó cả công ty chỉ sử dụng một cơ sở dữ liệu thống nhất. Cơ sở dữ liệu này bao gồm các số liệu cung cấp từ thông tin dự báo bán hàng của từng vùng, các số liệu thăm dò thị trường, các số liệu qua đánh giá tình hình bán hàng và cung ứng hàng thực tế …

Bước 6: Lên lịch tổ chức các cuộc họp hàng tháng S&OP với lãnh đạo cao nhất của công ty

• Bước này giúp công ty có được quyết định cao nhất trong việc triển khai kế hoạch bán hàng, sản xuất, mua nguyên liệu vật tư, đồng thời chỉnh sửa kịp thời kế hoạch bán hàng để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Lịch họp phải được xác định trước và được ưu tiên.

Trong thời gian gần đây, một công ty Việt Nam trong ngành FMCG đã triển khai thành công mô hình trên với các kết quả rất đáng kể như sau :

• 1. Giá trị tồn kho giảm 20%

• 2. Giá trị tồn kho tính theo ngày (inventory cover day) giảm 25%

• 3.Danh mục sản phẩm giảm 20%

• 4. Độ chính xác dự báo bán hàng tăng từ 50% lên 80%

• 5. Doanh số tăng 30%

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VỊ THẾ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w