1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng từ việc nuôi trồng thủy sản tại hồ đá đen tỉnh bà rịa – vũng tàu và đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước hồ

78 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 41,67 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CÁM ƠN

Qua hơn 4 năm được học tập tại trường Đại học Tài nguyên — Môi trường TPHCM, tôi xin cảm ơn các thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa

Môi trường đã dạy bảo, chỉ dẫn tôi rất ân cần, nhiệt tình Cũng trong khoảng thời gian

ấy, những kiến thức chuyên ngành của tôi đã được xây dựng nên, tình yêu môi trường trong tôi cũng dần vun đắp nhiều hơn, để sau này khi ra sau trường, tôi sẽ yêu thêm

những công việc gắn liền với ngành này, và tôi vững tin thêm trên con đường tương lai

phía trước

Từ những kết quả đạt được trong bài luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi thêm kiến thức bỏ ích, tạo những tiền đề cần thiết để tôi chọn đề tài và có gắng hoàn thành đề tài của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn tôi - Th.S Nguyễn Kim Chung, trong

những giai đoạn tôi cảm thấy khó khăn nhất trong khi thực hiện đề tài, cô đã giúp tôi

gỡ những nút thắt khó khăn nhất, truyền cho tôi những ý tưởng mới, cũng như cho tôi thấy những sai sót, những gì tôi còn thiếu và chưa đạt được, để tơi hồn thành tốt nhất dé tai cua mình

Tôi cảm ơn các chú, các anh trong Trung tâm Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi và Nhà máy nước hồ Đá Đen đã tạo mọi điều kiện cho tôi có thông tin

và số liệu để thực hiện đề tài

Cảm ơn gia đình đã hỗ trợ tôi Cảm ơn bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ những thông tin, kiến thức bổ ích dé tôi hiểu thêm về dé tài của mình

Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, cách trình bày, tôi mong nhận được những đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài luận văn của tôi có kết quả tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

TOM TAT

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh không có tài nguyên nước ngọt dồi dào, biện pháp duy nhất để duy trì lượng nước đủ cung cấp cho dân số của tỉnh là xây dựng các hồ chứa thủy lợi Hồ Đá Đen cũng ra đời trong hoàn cảnh đó, với nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp nước thô cho Nhà máy nước hồ Đá Đen đề xử lý và cấp nước cho cả tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu Tuy nhiên, hiện nay hồ Đá Đen đang chịu tác động từ nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau, trong đó có hoạt động nuôi trồng thủy sản trong lòng

hồ

Mục tiêu bài luận văn này sẽ khái quát về hiện trạng môi trường tại hồ chứa Đá Đen, hiện trạng nuôi trồng thủy sản, chỉ ra những tác động có lợi hoặc có hại từ hoạt

động này đến chất lượng nước hồ bằng những số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, số

liệu quan trắc đã thu thập được; áp dụng phương pháp tính tải lượng ô nhiễm để xem xét các nguồn ô nhiễm khác nhau Bên cạnh đó, việc phỏng vấn ý kiến của người dân trong khu vực, nêu lên quan điểm của họ về tầm quan trọng của chất lượng nước hồ cũng được xem xét làm yếu tố bổ sung cho bài luận

Khi xem xét các thông số chất lượng nước hiện tại của hồ chứa Đá Den cho thay các thông số COD, BODs, Photphate, Nitrite co bién động và cao hơn QCVN 08:2015, từ đó cho thấy sự ảnh hưởng từ việc nuôi trồng thủy sản có tác động xấu đến nguồn nước dù tác động đó khơng cao Ngồi ra, các thông số khác cũng chịu tác động ít nhiều từ các nguồn ô nhiễm Bài luận cũng sẽ đề cập đến những khó khăn, những bắt cập trong công tác quản lý ngay tại hồ chứa Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục công tác quản lý, giám sát và những biện pháp trong nuôi trồng như nuôi ghép cá, di chuyển khu vực nuôi, để kết hợp giữa việc nuôi trồng và bảo vệ

nguồn nước Góp phần đây mạnh mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ

Trang 3

ABSTRACT

Ba Ria - Vung Tau province don’t have many fresh water resources, the only measures to maintain adequate supply of water for the population of the province is to

build irrigation reservoirs Da Den Lake was also borned in that situation, with the task of providing irrigation water, raw water supply for the Da Den Lake Water Plant to

supply water to the whole province of Ba Ria - Vung Tau However, there have come is facing a serious risk of pollution, especially pollution from aquaculture activities on the lake

The objective of this essay will present an overview of the environmental situation in the Da Den reservoir, current status of aquaculture, pointing out the beneficial effects or harmful activities on water quality in the data pool about the current economic situation - social, monitoring data were collected; apply the method for calculating pollution load to consider the various sources of pollution Besides, the idea of interviewing people in the area, raised their views on the importance of water quality are also considered as additional factors for the essay

When considering the parameters of the current water quality of the Da Den reservoir shows the parameters COD, BODs, Phosphate, Nitrite has higher volatility and QCVN 08: 2015, which shows the influence of the farming fisheries have negative impacts on water resources although it is not high impact In addition, other parameters are also affected from pollution sources The essay also mentions the difficulties, the shortcomings in the management at the reservoir Since then propose measures to remedy the management, supervision and methods of farming such as

polyculture, move livestock sector, to combine farming and water protection

Contribute to promoting economic development objectives with the provincial environmental protection

Trang 4

NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017

Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

NHAN XET CUA GIANG VIEN PHAN BIEN

Tp Hé Chi Minh, ngay tháng năm Giang vién phan bién

Trang 6

MỤC LỤC

LOI CAM ON 1

TOM TAT 2

ABSTRACT 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 2- 2° scesceeserzscczeee 4 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN . 2-s<sceseceeserzscczeee 5 0/200 —~ Ô i /.0);8/009.700277 H, ÔỎ iv J/.0):8/0098:ì0):077 H,.AHH Vv DJ 0):8 10 990041510 090000107757 .,H, vi 06007100755 7 I _ TÍNH CAP THIET CUA ĐỀ TÀI -2- -2¿22E2+222EE222223222223222222222222 2-22 7 2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2-22222222EE2222112222112221122221122211121112211 2.211 te 8 3 ĐÓI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI 222222222222222221222211222112227112222112211 2 ee 8 4 NOL DUNG DE TAL ooo cece ccsssessssseesvsseevsseessstesesstesssseessssessssiessiseesestessesteeees 8 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 222222EE+222EE222EEE22222222222222222-xe §

CHƯƠNGLI_ TƠNG QUAN wed

1.1 Một số khái niệm -2-©-2¿©222+2EE22EE222212271122212711221127112211211.2211 2e 11

1.1.1 Quản lý môi trường - - +52 52222222 S2E2E2E2E 2E 2E EEErErrrrrrrrrree 11 1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước -2-©2+2z2+2zz+2zzz+zzesrrse+ 12 1.1.3 Khái niệm, cấu trúc và các thành phần của hệ thống nuôi trồng thủy sản 14

1.1.4 Cơ chế hoạt động của hệ thống nuôi trồng thủy sản - 2: ¿ 15 1.1.5 Một số đặc điểm của hệ thống nuôi trồng thủy sản . -+ 15

1.2 Các đề tài tương tự -+22222E127112211122112211271122112211121122eee l6 CHUONGII ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRANG MOI TRUONG LƯU VỰC HÒ ĐÁ ĐEN 2-2 2< ceseCesseczseresserrserrssccee 20

2.1 Giới thiệu về hồ chứa Đá Đen -22-©222SC2222EE22E2122212271122112211 22112 xe 20

DAA Vị trí địa lý - 2222222 HE 222221 1e 20

SVTH: Huỳnh Thị Ảnh Tuyết i

Trang 7

2.1.2 Chức năng hồ Đá Đen -22©222+22E222EE22E1127112211227112711.21112112 1e xe 21 2.1.3 Chế độ thủy văn lưu vực và thông số kỹ thuật hồ chứa - 21

2.14 Đặc điểm tự nhiên trong lưu vực hồ chứa - S2 SS2521 152121122 22

2.1.5 Sơ lược về kinh tế - xã hội -22cccccccrrrtrtrtrrrrtrtrrrrrrrrrrrrrrrrrre 26

2.2 Hiện trạng sử dụng đất, 0c 2222 re 27 23 Các nguồn ô nhiễm chính tại hồ Đá Đen 22 22222 2E2252552522525E252E52E25EeE 28 2.4 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại hồ Đá Đen 22 2222222221225 2EEEEEeEres 32 2.4.1 Cá mẻ trắng - 2s 2 2211221127112 rerre 33 " »* to na a4 33 2.4.3 Cá tTÔI S 2 S 2.2222 11112122211111111111111111111 11111111 rxee 34 2.4.4 Cá trắm CỎ ccc 2222222222 1E 1.2.2.2 re 35 Pu: nh ., 35 2.5 Diễn biến chất lượng nước hồ Đá Đen 22 2 2T2EE 2521511111212 Eeerree 36 2.6 Hiện trạng chất lượng nước hồ Đá Đen 22222225 1121211521512 4I 2.7 Hiện trạng các biện pháp quản lý tại hồ Đá Đen 2- sz+zz+czx+rxzzez 45

2.7.1 Luật, chính sách - - << +2 1E 2258 51 258 5112511 211 511 1112111211101 g1 cty 45 2.7.2 Kiểm tra định kì -22222+ct22222 tr 46

2.7.3 Quan trắc chất lượng nước -s+2++++:x++2Ex+2EEE2EEE271x27Exe2EEecrrkcrrex 47

2.7.4 Nạo vét hỒ 222222 t222221111112222211111 2221111 11111 11 49

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỚNG TỪ VIỆC NUÔI TRÒNG THỦY SẢN VÀ ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC HÒ ĐÁ ĐEN 50

3.1 Đánh giá chất lượng nước hồ và mức độ ảnh hưởng từ việc nuôi trồng thủy sản

đến chất lượng nước hồ -2-2¿+2+2+EE++2EE2EEE22EEE27E12221127112211211122112111211 .ee 50 3.2 Đề xuất biện pháp quản lý -2=+2222EE2+2EE22EEE2221227112711221112211221 xe 50 3.2.1 Đối với hoạt động nuôi trồng 2 2¿+2+2EE2+EEE+EEE2EEE+EEEetEErrrrrrrrex 50 3.2.2 Đối với các nguồn ô nhiễm khác -2-2+22+EE+EEE2EEE+EEEz+rErrrrrrrrex 58 3.3 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật 2-©222222222EEEE2EE22E121711222112211 221 xe 60

3.3.1 Hoàn thiện mạng lưới quan COAG ec cccccccsccecsecsesessecsesessecsestesestesesesteseesesteseees 60 3.3.2 Dé xuat tan sudt nao vet HG occ cccccccccccccsececseceesecsecsesessecsestesestestesestesteees 63

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Chế độ thủy văn lưu vực Đá Đen 22 22222 2EEE22221271127112711221 1 re 21

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Vị trí lưu vực hồ chứa Đá Đen 2-22 2svSS2E2EE2EE2EE2E12212212251212112222E22e2xe2 20 Hình 2.2 Hình: Bản đồ địa chất lưu vực hồ Đá Đen 2©2s+2E+EE+EE+EE+ZEE2EEZEEzEEsze2 23

Hình 2.3 Nhiệt độ trung bình lưu vực hồ Đá Đen từ năm 2006 — 2010 26

Hình24 Bản đồ sử dụng đất lưu vực hồ Đá Đen

Hình 2.5 Trồng cây lâu năm quanh khu vực hồ

Hình 2.6 Trồng cây ngắn ngày quanh khu vực hồ

Hình 2.7 Vỏ thuốc trừ sâu vứt quanh khu vực hồ 31 Hinh 2.8 Khai thác đất tại khu vực núi Nhang 31

Hinh 2.9 Lá cây mai dương bị thối rữa sát ven hồ Đá Đen 32

Hình 2.10 Nuôi trồng thủy sản chưa qua đăng ký 32 Hình 2.11 Hình ảnh cá mè trắng - 33 Hình 2.12 Hình ảnh cá rô phi 34 lu): 8 §¡ (V0 201 34 Hình 2.14 Hình ảnh cá trắm cỏ 22 222222EE222EEE22223122221122711222711127112271112112 221C 35 Hinh 2.15 Hinh ah con tra o.oo — 36

Hình 2.16 Biểu đồ hàm lượng TSS tại hồ Đá Đen từ năm 2004 đến năm 2016 36

Hình 2.17 Biểu đồ hàm lượng DO tại hồ Đá Đen từ năm 2004 đến năm 2016 37

Hình 2.18 Biểu đồ hàm lượng COD tại hồ Đá Đen từ năm 2004 đến năm 2016 38

Hình 2.19 Biểu đồ hàm lượng BOD; tại hồ Đá Đen từ năm 2010 đến năm 2016 38

Hình 2.20 Biéu đồ hàm lượng Photphate tại hồ Đá Đen từ năm 2004 đến năm 2016 39

Hình 2.21 Biểu đồ hàm lượng Nitrite tại hồ Đá Đen từ năm 2004 đến năm 2016 40

Hình 2.22 Biểu đồ hàm lượng Nitrate tại hồ Đá Đen từ năm 2004 đến năm 2016 40

Hình 2.23 Biểu đồ hàm lượng Amoii tại hồ Đá Đen từ năm 2004 đến năm 2016 41

Hình 3.1 Các vị trí quan trắc chất lượng nước trong lưu vực hồ Đá Đen - 48

Hình 3.2 Các điểm khảo sát nuôi trồng trong lòng hồ Đá Đen tháng 12/2016 54

Hình 3.3 Vị trí nuôi trồng thủy sản mới đề xuất 2-©22+z2+EE+2EEE+2EEz+EEerrrrerree 55 Hình 3.4 Các vị tri quan trắc mới được để xuất 2-©ss+22Et2EE2EE22E22E2E2E2E2Excrrcer 62

SVTH: Huỳnh Thị Ảnh Tuyết V

Trang 11

BOD BR-VT BTNMT CN COD DO EC FAO NTTS PA QCVN QD TCVN TDS TNHH TSS TTCN UB UBND

DANH MUC TU VIET TAT

Nhu cầu oxy sinh hóa Bà Rịa —- Vũng Tàu

Bộ Tài nguyên — Môi trường

Công nghiệp

Trang 12

MỞ ĐÀU 1 TiNH CAP THIET CUA DE TAI

Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa, vươn lên thành một quốc gia với nền công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát triển kinh tế: nhưng không vì thế mà phủ nhận được nền nông nghiệp chính là lợi thế lớn cho ta trên con đường phát triển một nền công nghiệp hàng hóa mạnh, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới giúp làm giàu cho người nông dân, cho đất nước

Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò quan trọng và đóng góp lớn cho nền kinh tế của đất nước Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, hệ thống kênh rạch thủy lợi, cùng với hệ thống sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa đã tạo nên đa vùng sinh thái có nhiều tiềm năng lợi thế dé phát triển nuôi trồng thủy sản Tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển sản xuất, cung ứng nguyên liệu thủy sản, các hoạt động chế biến và hệ thống cung ứng dịch vụ thủy sản, trong đó nuôi trồng thủy sản đóng góp một vị trí đáng kể trong ngành với các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ nội địa ở cả ba vùng sinh thái biển, mặn lợ và ngọt Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh liên tục tăng đều trong thời gian qua

Năm 2003 sản lượng NTTS ở mức 5.468 tấn tăng lên 19.880 tấn (2010), tốc độ tăng

trưởng bình quân giai đoạn 2003-2010 là 20,3%/năm, kéo theo sự tăng lên về giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản Trong năm 2003 giá trị sản lượng NTTS (theo giá hiện hành) là 115 tỷ đồng, tăng lên 623,657 tỷ đồng (2010), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 27,3%/năm, đóng góp một phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần cải thiện bộ mặt kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương Tuy nhiên, từ việc phát triển nhanh và vượt bậc đó không thể bỏ qua những ảnh hưởng tiêu cực, nhất là những vấn đề về ô

nhiễm môi trường, và ô nhiễm môi trường nước đang là vấn nạn phổ biến

Trang 13

thủy sản đến chất lượng nước hồ chứa Đá Đen tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước hồ chứa”

2 MỤC TIÊU ĐÈ TÀI

2.1 Mục tiêu chung

° Xem xét mức độ ảnh hưởng từ việc nuôi thủy sản trong lòng hồ đối với chất lượng nguồn nước hồ chứa Đá Đen và đề ra biện pháp quản lý

2.2 Mục tiêu cụ thé

° Đánh giá được mức độ ô nhiễm hiện tại của hồ Đá Đen

° Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước cấp sinh hoạt cho tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu

3 ĐÓI TƯỢNG CỦA ĐÈ TÀI

° Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước mặt hồ chứa Đá Đen ° Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi hồ chứa

4 NOIDUNG DE TAI

Nội dung nghiên cứu của đề tài :

° Tổng quan về ô nhiễm nước mặt do việc nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và

trên thế giới

se Giới thiệu về hồ Đá Đen

° Đánh giá được diễn biến và mức độ ô nhiễm tại hồ chứa Đá Đen

° Các nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Đá Đen

° Tìm hiểu các yếu tố gây ô nhiễm phát sinh từ việc nuôi thủy sản trong lòng hồ ° Đề xuất các giải pháp (giải pháp quản lý,kinh tế, kỹ thuật, tuyên truyền cộng đồng ) nhằm giảm thiểu và khắc phục tình trạng ô nhiễm hiện tại tại hồ chứa Đá Đen

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

° Phương pháp thu thập, thống kê: tìm hiểu các tài liệu cần thiết liên quan đến hiện trạng hồ chứa Đá Đen, các bài báo cáo quan trắc chất lượng nước, báo cáo về tình

hình nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Đức

° Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trường nước mặt; hiện trang và quy hoạch phát triển kinh tế — xã hội trên địa bàn tỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan,

Trang 14

° Phương pháp phỏng vấn: thu thập các ý kiến của của người dân Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu thói quen nuôi thủy sản (thức ăn, thuốc, ), các loại thủy sản được nuôi trồng, cách thu hoạch, nguồn lợi đem lại,

° Phương pháp phân tích, tống hợp, xử lý thông tin: các thông tin sau khi được thu thập từ tài liệu, phỏng vấn sẽ được phân tích, xử lý và tổng hợp trong bài báo cáo

° Phương pháp đánh giá nhanh: từ những kết quả phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ, đưa ra những đánh giá, làm rõ mục tiêu của đề tài

° Phương pháp ước lượng tải lượng ô nhiễm:

+ Tính toán tải lượng hiện trạng các chất ô nhiễm từ nước thải công nghiệp: - Phương pháp tính nhanh dựa vào hệ số phát thai của WHO:

Leni (hé s6) = E; x P

Leni (hé số): Tải lượng ô nhiễm thứ ¡ tính theo hệ số phát thải (kg/ngày) E;: Hệ số phát thải chất ô nhiễm thứ ¡ ứng với từng ngành

P: Sản lượng (đơn vị sản phẩm/năm)

- _ Tính toán theo diện tích đất sử dụng cho sản xuất công nghiệp: Theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ Xây dựng là 45 m3/ngày.đêm/ha, lưu lượng nước thải công nghiệp sẽ tính bằng 80% so với lượng nước cấp, lưu lượng nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp được xác định qua công thức:

Qen (dinh mirc) = S x q

Leni (định mức) = C¡ (thực tế) x Q cy (dinh mic)

Leni (dinh mức): Tải lượng chất ô nhiễm thứ ¡ được tính theo định mức (kg/ngày)

C¡ (thực tế): Nồng độ chất ô nhiễm thứ ¡ được lấy từ số liệu thực tế (kg/m”)

Q cy (định mức): Lưu lượng nước thải do hoạt động sản xuất công nghiệp của khu công nghiệp thải ra (m”/ngày)

q: Lượng nước thải trung bình tính trên 1 ha diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp (m3/ha x ngày)

S: Diện tích đất công nghiệp hoạt động sản xuất (ha) - _ Tính toán theo kết quả đo đạc thực tế:

Leụw¡i (thực tế) = C; (thực tế) x Q (thực tế)

Leni (thure tế): Tải lượng chất ô nhiễm thứ ¡ tính theo thực tế (kg/ngày)

C¡ (thực tế): Nồng độ chất ô nhiễm thứ ¡ được lấy từ số liệu thực tế (kg/m”)

Q (thực tế): Lưu lượng nước thải công nghiệp thực tế (mỶ/ngày)

Trên cơ sở các phương pháp tính được đề xuất, để kết quả tính tốn tải lượng ơ nhiễm từ công nghiệp được chính xác nhất, lựa chọn phương pháp tính toán thứ 3 (từ kết quả đo thực tế) để đưa vào tính toán

+ Tinh tai lwong hiện trạng các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt:

- _ Dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm bình quân trên đầu người và dân số trên khu vực nghiên cứu :

Trang 15

Leni (he số): Tải lượng thải thứ ¡ của nước thải sinh hoạt được tính theo hệ số phát thải (m* /ngày)

Gmini : Hệ sô phát thai cực tiểu chất ô nhiễm bình quân trên đầu người G„z„¡: Hệ số phát thải cực đại chất ô nhiễm bình quân trên đầu người N N: Dân số trên khu vực nghiên cứu

-_ Dựa vào nhu cầu cấp nước sinh hoạt bình quân trên đầu người và tỉ lệ thu gom nước thải, hệ số bình quân trên đầu người sẽ thay đổi lớn khi quy mô dân số gia tăng

cùng với nhu cầu cấp nước gia tăng: Osu = (q x N)/1000

Leni (nhu cau) = Csui X Qsu

Qs¡: Lưu lượng nước thải sinh hoạt tính theo nhu cầu cấp nước sinh (m”/ngày) q: Tiêu chuân cấp nước cho | người

N: Dân số tính toán trên lưu vực nghiên cứu

C; - SH: Nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt có thể dựa vào kết quả đo đạc thực tế, hay lấy giá trị từ WHO hoặc các nghiên cứu liên quan trong nước

(kg/m’)

Trên cơ sở các phương pháp tính được đề xuất, dé kết quả tính tốn tải lượng ơ nhiễm sinh hoạt được xác với thực tế, lựa chọn phương pháp thứ 2 (dựa vào nhu cầu cấp nước sinh hoạt bình quân trên đầu người) để đưa vào tính toán

+ Tính tải lượng hiện trạng các chất ô nhiễm hoạt động sản xuất nông nghiệp:

-_ Trên cơ sở thống kê diện tích đất nông nghiệp của từng địa phương và lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho mỗi vụ trồng trọt, tính toán được tổng lượng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật của từng địa phương trong một năm

T=T,xK

T: Tổng lượng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vat (kg/ngay) K: Hệ số rửa trôi, có giá trị từ 0,1 — 0,25

T¡: Tổng lượng chất ô nhiễm (phân bón hoặc hóa chất bảo vệ thực vật)

(kg/ngày)

-_ Trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp của từng địa phương và từ hệ số ô nhiễm của nước mưa chảy tràn trên mặt đất căn cứ vào hệ số ô nhiễm theo WHO (1993) để tính tốn lượng ơ nhiễm

Lyni = Kj x Aj

Lyni : Tai luong chất ô nhiễm tính cho thông số ¡ chứa trong nước mưa chảy tràn (kg/ngày)

Ai: Diện tích hiện trạng từng loại đất theo nông nghiệp (km?)

K;; Hé số ô nhiễm của nước mưa chảy tràn trên mặt đất (kg/km /ngày) dao động Do chưa thể thống kê được lượng phân bón thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho mỗi vụ trồng trọt một cách chính xác, lựa chọn phương pháp tính tải lượng ô nhiễm do

nông nghiệp theo phương pháp thứ 2 (dựa trên hệ số nước mưa chảy tràn)

Trang 16

CHƯƠNG I TONG QUAN

1.1 Một số khái niệm

Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quan trọng

nhất Nước không chỉ là thứ thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngày mà còn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tổng lượng nước sử

dụng được mà có sẵn trên thế giới đủ để đáp ứng tất cả nhu cầu của nhân loại nhưng do sự phân bố không đồng đều đã nảy sinh vấn đề khan hiếm nước, tạo ra thách thức

lớn cho phát triển trong tương lai Do đó cần sử dụng, quản lý hiệu quả và hợp lý

nguồn tải nguyên nước Để thực hiện được điều này, cần có đầy đủ thông tin chính xác về chất lượng nước dưới tác động của con người và tự nhiên từ hoạt động quan trắc

Chất lượng nước là một thuật ngữ được sử dụng đề miêu tả những đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của nước phù hợp với từng mục đích sử dụng nước hay môi trường cụ thể như sông hay hồ, nước mặt hay nước ngầm, nước uống hay nước dùng cho tưới tiêu

Ô nhiễm nước là sự biến đổi chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni và các lồi hoang dã Nguồn gốc ô nhiễm được chia làm 2 loại:

e© Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải ban, các sinh vật, vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lũ ) có thể rất nghiêm trọng nhưng không xảy ra thường xun

e© Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dang lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thong Vào môi trường nước

1.1.1 Quan ly mdi trường

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ

thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền

vững kinh tế xã hội quốc gia

Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:

Trang 17

° Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển

bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ơ nhiễm và suy thối chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội

° Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thô Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư

1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận được thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn bảo đảm nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguôn nước tiếp nhận

Tải lượng ô nhiễm là khối lượng chất ô nhiễm có trong nước thải hoặc nguồn nước trong một đơn vị thời gian xác định

Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Các mục tiêu cụ thê của quan trắc môi trường gôm:

Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường

Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường của từng vùng trọng

điểm được quan trắc dé phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thối mơi trường

Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế

DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật

nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất,

sự quang hợp của tảo và v.v Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt

Trang 18

động hoặc bị chết Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự 6 nhiễm nước của các thuỷ vực

BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá

ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thê bị phân huỷ bằng các vi sinh vật

COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hố tồn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO) Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước

pH là độ axit hay độ chua của nước Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10 Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ

TSS: (turbidity & suspendid solids) là tong rắn lơ lửng Thường đo bằng máy đo độ đục (turbidimeter) Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các

chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với

cách thức tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép các thiết bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của các hạt có trong mẫu

Nitơ và các hợp chất chứa nitơ: Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sồng trên bề mặt Trái Đất Nitơ là thành phần cấu thành nên protein có trong tế bảo chất cũng như các acid amin trong nhân tế bào Xác sinh vật và các bã thải trong quá

trình sông của chúng là những tàn tích hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào

môi trường với lượng rất lớn Các protein này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân

hủy, khoáng hóa trở thành các hợp chất Nitơ vô cơ như NH**, NO;, NO; và có thể

Trang 19

các thành phần chứa Nito: từ các protein có cấu trúc phức tạp đến các acid amin đơn giản, cũng như các ion Nitơ vô cơ là sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên:

e Các hợp chất hữu cơ thô đang phân hủy thường tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước, có thể hiện diện với nồng độ đáng kể trong các loại nước thải và nước tự nhiên

giàu protein

e Các hợp chất chứa Nito ở dạng hòa tan bao gồm cả Nito hữu cơ và Nito vô cơ

(NH¿,NO; ,NOz)

e Thuật ngữ “Nitơ tổng” là tổng Nito tồn tại ở tất cả các dạng trên Nitơ là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đôi với sự phát triển của sinh vật

Phospho và các hợp chất chứa phosphor: Nguồn gốc các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng trong nông nghiệp và các chất tây rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh hoạt và một số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphate Các hợp chất Phosphat được chia thành Phosphat vô cơ và phosphat hữu cơ Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đôi với sự phát triển của sinh vật Việc xác định p tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thông xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển mạnh của tảo và vi khuẩn lam

1.1.3 Khái niệm, cấu trúc và các thành phần của hệ thống nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture) là quá trình nuôi trồng các loại thủy sinh trong đất liền và vùng ven bờ, bao gồm cả sự can thiệp vào quá trình ương nuôi để tăng sản lượng và các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động nuôi trồng thủy sản (Thuật ngữ

nuôi trồng thủy sản của FAO, 2008)

Các hệ thống nuôi trồng thủy sản là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của con người qua các giai đoạn lịch sử Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa các yếu tố của một hệ thống sinh học, sinh thái và môi trường tự nhiên với một hệ thống xã hội- văn hóa, qua các hoạt động sản xuất và xuất phát từ các thành tựu khoa học kỹ thuật

Trang 20

Hệ thống nuôi trồng thủy sản thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu, điều

kiện môi trường và chất lượng nước của một vùng hay một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và nhu cầu của thời điểm lịch sử đó

Các thành phần trong hệ thống nuôi trồng thủy sản Các thành phần cô định Các thành phần có biến động Các thành phần có giới hạn + + + + Các thành phần không có giới hạn

Các thành phần ngồi hệ thống ni trồng thủy sản

+ Các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống nuôi trồng thủy sản + Các thành phần ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản

1.1.4 Cơ chế hoạt động của hệ thống nuôi trồng thủy sản

e - Các thành phần hay yếu tố trong hệ thống hoạt động liên lục và là các dòng chảy động

e Thành phần lớn có tính lắn át thành phần khác yếu hơn (tính cạnh tranh)

Các thành phần hoạt động trong hệ thống của mình nhưng có liên quan đến các yếu tố hay bị ảnh hưởng từ các thành phần bên ngoài Các hệ thống nuôi trồng thủy sản là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật do một xã hội thực hiện đề thỏa mãn nhu cầu của con người qua các giai đoạn lịch sử Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa các yếu tố của một hệ thống sinh học, sinh thái và môi trường tự nhiên với một hệ thống xã hội- văn hóa, qua các hoạt động sản xuất và xuất phát từ các thành tựu khoa học kỹ thuật

Hệ thống nuôi trồng thủy sản thích ứng với các điều kiện sinh thái khí hậu, điều

kiện môi trường và chất lượng nước của một vùng hay một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và nhu cầu của thời điểm lịch sử đó

1.1.5 Một số đặc điểm của hệ thống nuôi trồng thủy sản a Tính động và mở của hệ thống nuôi trồng thủy sản

Ao nuôi hay các hình thức nuôi khác đều có mối quan hệ với các yếu tố mơi trường bên ngồi thơng qua giới hạn tạm thời có tính chất không gian nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình biến đôi các yếu tố bên ngoài và khả năng thích ứng bên trong Quá trình thay đổi các yếu tố hay thành phần trong môi trường nước

của ao nuôi cũng chính là sự diễn biến hay chuyên động không ngừng của quá trình

Trang 21

b Khả năng trao đỗi chất đặc biệt của các đối tượng nuôi trong hệ thông

e Các động vật thủy sản có khả năng chuyên hóa thức ăn rất hiệu quả so với các loài động vật trên can, tir dé chi phí thức ăn thấp hơn rất nhiều để sản xuất ra 1 kg sản

phẩm thông thường, cứ 1 kg thức ăn có thé sản xuất I kg tôm và 1,2 kg thức ăn có thé sản xuất I kg cá, trong khi động vật chăn nuôi như lợn từ 2-3 kg thức ăn mới sản xuất

1 kg sản phẩm, trâu bò có thé chỉ phí thức ăn cao hơn Điều đó cho thấy rằng, động vat thủy sản có quá trình trao đổi protein và năng lượng rất đặc biệt

e Khả năng tích lũy các axít béo không no mạch dài như nhóm Omega - 3 ở cá

cao hơn các động vật khác, cho dù thức ăn chỉ cung cấp chất béo có chứa hàm lượng Omega-3 thấp hay chỉ từ thực vật thiếu Omega-3

e _ Trong một khoảng thời gian ngắn nhưng sản phẩm đã được sản xuất và với số cá thể lớn trong một khối lượng sản phẩm

1.2 Các đề tài tương tự

Nước ta có nhiều sông, hồ, đầm, phá, kênh rạch chi chít và thêm bờ biển dài với

vùng biển đồi dào nguồn lợi Diện tích đất liền của Việt Nam là gần 330.000 km” So sánh với vùng lãnh thổ, trung bình cứ 100 km” diện tích đất liền lại có 1km chiều dài

bờ biển - đây là một tỉ lệ bờ biển tuy chưa phải là bậc nhất, nhưng cũng vào loại rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển Đây chính là tiềm năng lớn cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta không dừng lại ở những ao tôm, ao cá hay ruộng lúa nuôi kết hợp, mà còn tiến đến làm chủ các công nghệ nuôi trên biển như công nghệ nuôi hải sản trên biển đang là tiềm năng to lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Từ những năm 90, nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh mẽ và trong những năm ấy, nhiều người và doanh nghiệp đã có

những thành quả rất đáng khích lệ

Hiện nay, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cỗ gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại Tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ Tuy nhiên, người nuôi đã lâm vào tình trạng thua lỗ do nguồn nước ô nhiễm do nuôi tràn

lan, thiếu quy hoạch bài bản, dich bệnh phát triển nhiều, giá thức ăn ngày càng tăng,

nhu cầu sản phẩm ngày càng sạch và chất lượng, chính vậy một thập niên qua của đầu thiên niên kỷ này, người nuôi phải đối mặt với rất nhiều thách thức

e Sách: “Biện pháp phát triển nghề nuôi cá hồ chứa nhỏ ở châu Á” do ACIAR

(Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Ôx-trây-lia) xuất bản, giới thiệu về “Culture-BasedFñ sheries” (viết tắt là “CBF”) có nghĩa là nghề cá có quản lý, bao gồm

Trang 22

hoạt động thả giống, chăm sóc, thu hoạch Sản phẩm cá nuôi thuộc về cộng đồng những người tham gia canh tác Cuốn sách cung cấp những chỉ dẫn kỹ thuật cơ bản của CBE, một hình thức nuôi cá hiệu quả, đang được quan tâm nhiều tại các vùng nông thôn miền núi ở châu Á Cuốn sách trình bày các nguyên lý cơ bản dựa trên kết quả nghiên cứu lâu dài, những kinh nghiệm đạt được ở Sri Lan-ca và Việt Nam Cuốn sách này không chỉ phục vụ những người làm công tác nghiên cứu, mà còn phục vụ những người trực tiếp tham gia nuôi cá, các nhà lập kế hoạch, các nhà phát triển chính sách ở các quốc gia trong khu vực châu Á, nơi mà việc phát triển CBF đang được xem như một chiến lược nâng cao sản lượng thủy sản nuôi tại các vùng nông thôn miễn núi Sách không đề cập tới các vấn đề về biến động hay tác động quần thể, mà chỉ đề cập đến việc áp dụng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất cá hồ chứa, tăng thu nhập và phát triển bền vững để đảm bảo phát triển lâu dài Nội dung cuốn sách cũng đề cập đến các tồn tại hạn chế phát trién CBF trong khu vuc, cố gắng đề xuất các giải pháp để khắc phục những hạn chế này

e Theo chuyên đề: “Quản lý nguồn nước mặt” được tông hợp, tông diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hố chất trong ni trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm

phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có

dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam Từ đó cũng nêu ra nhiều giải pháp dé khắc phục và cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt

Trang 23

nhiên, báo cáo này chỉ đặc biệt quan tâm đến các mô hình nuôi phù hợp với các tỉnh ven biển miền Bắc, Trung và cả miền Nam Việt Nam

e Với đề tài: ”Khảo sát chuỗi thức ăn tự nhiên trong mô hình nuôi thủy sản trong eo ngách ở hồ chứa Trị An” của tác giả Vũ Câm Lương đã dựa vào đặc điểm tự nhiên của hồ Trị An là hồ thủy lợi, có dao động mực nước lớn mà nghiên cứu một hình thức canh tác đặc biệt trong hồ chứa là nuôi cá eo ngách Do nuôi cá eo ngách lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn tự nhiên có trong thủy vực, các biến động của chuỗi thức ăn này có tác động rất lớn đến phương thức và hiệu quả nuôi trồng trong eo ngách Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự dao động lớn của mức nước hồ chứa có thê tác động cả tích cực lẫn tiêu cực lên sự biến động của chuỗi thức ăn tự nhiên trong các eo ngách Căn cứ trên quy luật biến động của chuỗi thức ăn tự nhiên, việc thả cá eo ngách cần dựa vào lượng thức ăn tự nhiên của thủy vực ở các tháng nước rút để xác định thành phần loài cá thả và mật độ nuôi nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn thức ăn tự nhiên trong các eo ngách chắn lưới ở hồ chứa Hơn hết, nuôi thủy sản eo ngách ở hồ chứa Trị An được tiến hành bằng cách chắn lưới ngăn các vùng bán ngập ven hồ đề thả cá Diện tích trung bình của hình thức nuôi eo ngách thường từ vài ha đến hàng trăm ha, và đây có thể xem như một hình thức nuôi mở sử dụng chính môi trường hồ chứa làm mặt nước thả nuôi Phương thức nuôi ghép và quảng canh là những khái niệm cơ bản trong nuôi eo ngách, ở đó các loài cá như chép, trôi, mè hoa, mè trắng, rô phi, trắm cỏ được thả nuôi để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có trong thủy vực, điều này có

thể áo dụng được cho nhiều hồ chứa với điều kiện thủy văn khác nhau

e Luận án phó tiến sỹ: “Đặc frưng sinh thái môi trường nước hồ chứa nước

Hòa Bình và một số ý kiến sử dụng hợp lý” của Hồ Thanh Hải đã đánh giá về hiện

trạng, các mối tương tác giữa tác nhân sinh học với môi trường nước, những biến đổi theo quy luật trong diễn thế sinh thái môi trường nước, những kết quả này là tiền đề cho việc quản lý và sử dụng hợp lý hồ Hòa Bình, giảm các tác động xấu đến môi trường nước hồ Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến tiêu chí về dinh dưỡng, mùi vị để đảm bảo nguồn nước phù hợp với mục đích sử dụng

e Với dự án: ”Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng

Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” do Sở Tài nguyên và Môi Trường

tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu thực hiện đã nêu rõ được những thuận lợi cơ bản từ điều kiện tự nhiên, nguồn nước mặt, số lượng các ao hồ và các công trình thủy lợi, điều kiện

kinh tế trong tỉnh, từ đó xây dựng kế hoạch tăng cường phát triển ngành nuôi trồng

thủy sản Quy hoạch phát triển NTTS tinh Ba Ria — Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là căn cứ pháp lý dé địa phương tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch, lập kế hoạch phát triển sản xuất cho hàng năm Báo cáo quy hoạch đồng

Trang 24

thời là căn cứ pháp lý cũng như cung cấp các luận điểm, luận cứ và cơ sở khoa học để

các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô phát triển NTTS trên địa bàn toàn

tỉnh Nước mặt ở BR-VT chủ yếu do 4 con sông chính cung cấp, đó là: Sông Thị Vải - Cái Mép, Sông Dinh, Sông Ray và sông Băng Chua Trên các con sông này có 3 hồ

chứa lớn là hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha Theo kết quả quan trắc môi trường của trung tâm quan trắc môi trường tỉnh năm 2009 thì nguồn nước trên các con sông, rạch, hồ chứa ít nhiều đã bị ô nhiễm một số yếu tố như chất hữu cơ và dầu mỡ nên sản lượng nuôi trồng đang bị giảm sút Dự án đã sáng tạo đưa ra 3 phương

án (kịch bản) phát triển đến các năm mốc 2015 và 2020; đã được phân tích và lựa

chọn được phương án 2 để tính toán các chỉ tiêu phát triển Phương án 1 là PA dự

phòng, phương án 3 1a PA phan dau

Trang 25

CHUONG II

DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE - XA HOI

VA HIEN TRANG MOI TRUONG LUU VUC HO DA DEN 2.1 Giới thiệu về hồ chứa Đá Đen

2.1.1 Vị trí địa lý

Lòng hồ Đá Đen nằm ở phần địa hình trũng thấp của hạ nguồn hai dòng chảy chính là sông Xoài và suối Lúp, đây là những sông suối nhánh của sông Dinh Như vậy Hồ Đá Đen là hồ nhân tạo với nguồn nước cấp chính là các dòng chảy thuộc lưu vực sơng Xồi và lưu vực suối Lúp hay gọi chung là lưu vực hồ Đá Đen Lưu vực hồ Đá Đen thuộc huyện Châu Đức và Tân Thành - Tỉnh BR-VT được giới hạn trong tọa độ địa lý: 10799°10” đến 10715” kinh độ đông 1093650” đến 10945°20” vĩ độ bắc Josssø Xã Kim Long Xã Binh Ba Ngãi Giao

Hình 2.1 Vị trí lưu vực hồ chứa Da Den

(Nguôn: Trung tâm Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi)

SVTH: Huỳnh Thị Anh Tuyết 20

Trang 26

2.1.2 _ Chức năng hồ Đá Đen

Hồ Đá Đen thuộc xã Láng Lớn, huyện Châu Đức và Tân Thành — Tỉnh BR-VT được khởi công năm 2004 với các chức năng sau:

e Tưới cho 1900 ha đất nông nghiệp, tưới hỗ trợ 870 ha lúa Đông Xuân khu vực sơng Xồi Nhiệm vụ tưới cho 2773 ha rau, màu, lúa Đông Xuân và Hè Thu cho huyện Châu Đức, huyện Tân Thành

e Cấp nước bổ sung cho đập Sông Dinh tưới cho các huyện Long Điền và thành phố Bà Rịa Công trình hiện đang cung cấp nước thô cho nhà máy nước Sông Dinh

với lưu lượng 120.000mẺ ngày đêm

e Từ cuối năm 2009 trở đi cấp nước sinh hoạt và công nghiệp tỉnh BR-VT với

lưu lượng 110.000 mỶ/ngày đêm

2.1.3 Chế độ thủy văn lưu vực và thông số kỹ thuật hồ chứa

Chế độ thủy văn lưu vực Đá Đen được tổng hợp trong bảng 2.1; Các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình hồ chứa nước

Bảng 2.1 Chế độ thủy văn lưu vực Đá Den STT Thông số Don vi Số lượng l Diện tích lưu vực km2 149

2 Lượng mưa bình quân năm trên lưu vực Mm 2050 3 Lượng mưa bình quân năm trên khu tưới Mm 1439

4 Tổng lượng dòng chảy năm P = 50% 106m 121,1

5 Luu luong dong chay nam P = 50% m/s 3,84

6 Tổng lượng dòng chảy năm P = 75% 10°m? 91,8

7 Luu luong dong chay nam P = 75% m/s 2,91

8 Tổng lượng dòng chảy năm P = 90% 100m 85,2

9 Luu luong dong chay nam P = 90% m/s 2,70

Trang 27

11 Lưu lượng dòng chảy năm P = 95% m/s 2,42 12 Tổng lượng bùn cát hàng năm mỄ2/năm 19,180 (Nguôn: Trạm Thủy nông huyện Châu Đức)

Bảng 2.2 Các thông số kỹ thuật của hồ chứa nước Đá Đen

STT Thông số Đơn vị Số lượng

1 Mực nước dâng gia cường (MNGC) m 45,27

2 Mực nước dâng bình thường (MNDBT) m 448 3 Mực nước chết (MNC) m 39,00 4 Dung tích toàn bộ (Vtb) 106 mỖ 33,40 5 Dung tích hữu ích (Vhi) 106 m 24.56 6 Dung tích chết (Vc) 10° m3 8,84 7 Lưu lượng tưới (chế độ tưới luân m3/s 411 phiên) 8 Lưu lượng cấp nước mổ/s 1,27

(Nguồn: Trạm Thủy nông huyện Châu Đức) 2.1.4 Đặc điểm tự nhiên trong lưu vực hồ chứa

Môi trường tự nhiên lưu vực (địa chất, địa mạo, thủy văn, nhiệt, ẩm ) và các hoạt động phát triển kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến chất lượng nước hồ Nghiên cứu đặc điểm môi trường tự nhiên sẽ giúp cho việc xác định các vị trí quan trắc có cơ sở khoa học và thực tế

a Dia chit

Phan lớn diện tích lưu vực hồ Da Den duoc bao phủ bởi đá bazan thuộc hệ tầng Xuân Lộc, diện tích lòng hồ Đá Đen lộ đá aluvi trẻ, rải rác phần thượng lưu có các

trầm tích sông đầm lầy hiện đại

e Hệ tầng Xuân Lộc (BQjˆxl)

Trang 28

Các đá bazan hệ tầng Xuân Lộc chiếm tới 90% diện tích lưu vực Các mặt cắt nghiên cứu lỗ khoan của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam ghi nhận 3 giai đoạn

hoạt động bazan tại đây xảy ra trong Pleistocen giữa Sau mỗi giai đoạn là thời kỳ

ngưng nghỉ được đánh dấu bởi bề mặt phong hóa laterit Mỗi giai đoạn hoạt động có sự khác nhau về tướng phun trào chảy tràn và phun nỗ, càng về sau tướng phun nỗ tăng lên so với phun trào Có thể phân chia bazan hệ tầng Xuân Lộc thành 3 phụ hệ tâng mã Trắm tích lòng sông Chỉ Dẫn "Trầm tích đầm lấy-sông 107715

Hình 2.2 Bản đồ địa chất lưu vực hồ Đá Đen

(Nguôn: Trung tâm quản lý và khai thác các công trình thủy lợi)

Trang 29

đặc xít, hoặc ít lỗ rỗng Bề dày dao động 20 - 50m

Phụ hệ tầng giữa (BQ¡ +xi;): phân bố diện tích rộng ở phần thượng lưu vực, chiếm diện tích 99 15km” Thành phần thạch học chủ yếu là bazan olivin, bazan pyroxen mau den, cấu tạo đặc xít hoặc ít lỗ rỗng Bè day 40 - 60m

Phu hé tang trén (BQ,*x/3): phân bố duy nhất ở miệng núi lửa núi Nhang, chiếm diện tích 1,§km” Thành phần thạch học chủ yếu là tro núi lửa

Các đá bazan bị phong hóa triệt để thành đất đỏ rất dễ bị xói mòn rửa trôi nếu bị bóc đi lớp phủ thực vật hoặc bị khai thác vào các mục đích khác nhau

e Trầm tích nguồn gốc sông (aQ; z5)

Trầm tích sông tuổi Holocen giữa-muộn chỉ lộ thành dải hẹp phía tây bắc và đông nam hồ Đá Đen Thành phần trầm tích gồm cát, sạn, sỏi màu nâu bị laterit bề dày khoảng 1,0 - 2,0m

e Trầm tích nguồn gốc đầm lầy-sông (abQ;?*)

Các trầm tích đầm lầy sông chỉ phân bố trong các bàu nhỏ ở phía bắc lưu vực, thành phần trầm tích chủ yếu gồm bột chứa mùn thực vật màu xám đen Bề dày 1,0 - 2,0m

e Trầm tích lòng sông, suối

Các trầm tích lòng sông, suối phân bó trong hầu hết các dòng chảy Đó là các trầm tích bãi bồi hoặc đáy gồm chủ yếu là bột sét, sạn sỏi laterit Các trầm tích này hàng năm vẫn vận chuyên hoặc bồi tụ thêm Bề dày trung bình 0,5 - 1,0m

b Dia mao

Các lớp phủ bazan có dạng vòm chiếm phần lớn diện tích lưu vực Địa hình lớp

phủ bazan nghiêng thoải khoảng 2°- 3” từ trung tâm vòm ở thượng lưu vực có độ cao

220m (phía tây bắc) về hạ lưu vực có độ cao 50m (phía tây nam) Bề mặt lớp phủ bazan bi chia cắt bởi các hệ thống sông, suối có dạng tỏa tia từ phần trung tâm ra ria

vòm Trong lưu vực có núi Nhang là núi lửa duy nhất cao 180 m phân bố phía tây thị trấn Ngãi Giao khoảng 2,6 km

Vỏ phong hóa trên đá bazan chủ yếu là kiêu ferosialit (đất đỏ), thành phần chủ yếu là bột, sét nên nhạy cảm với quá trình xói mòn Địa hình lớp phủ bazan và các

hoạt động sử dụng đất ở lưu vực hồ Đá Den tương tự như nhiều nơi ở Đồng Nai và Bình Phước Các kết quả nghiên cứu xói mòn ghi nhận tốc độ xói mòn trên các địa hình này trung bình là 15 - 50 tắn/ha/năm

Trang 30

c Thủy văn

Có hai hệ thống dòng chảy từ trung tâm vòm và hội tụ tại hồ Đá Đen Hệ thống sơng Xồi phân bố phía tây bắc lưu vực gồm hai chi lưu chính là sông Cù Bi, sông

Gia Hộp và suối Chích chiếm khoảng 2/3 diện tích lưu vực Tổng chiều dài các sông suối thuộc hệ thống sơng Xồi là 5.2 km Hệ thống suối Lúp phân bố phía đông nam

lưu vực có tông chiều dài sông suối là 4.3 km

Nhìn chung, lưu vực hồ Đá Đen có mạng dòng chảy thưa thớt, mật độ dòng

chảy trung bình là 0,07 km/km” Vào mùa khô, nhiều nhánh sông suối cấp l cạn nước

do không có nguồn nước ngầm cung cấp

d Khí hậu

Lưu vực nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa bình quân trong lưu vực là 2000mm/năm, nhưng diện tích lưu vực nhỏ, mạng dòng chảy thưa thớt nên tổng lượng nước trong lưu vực nhỏ (bảng 3.8) Tuy nhiên do hồ Đá Đen thuộc loại nhỏ, dung tích cần chứa với tần suất đảm bảo dòng chảy đến P = 95% chỉ cần tích nước từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 11 là đủ nước cho hồ

Bảng 2.3 Dung tích chứa của hồ chứa nước Đá Đen Thông số Đơn vị P= 75% P=95% Dung tích cần chứa mẺ 24.566.000 18.680.000 Dung tích chết m° 8.840.000 8.840.000 Dung tích toàn bộ mẺ 33.406.000 27.520.000 Mực nước dâng m 44.8 43.84 (Nguôn: Trạm Thủy nông huyện Châu Đức) Vào những năm mưa ít, lượng nước không đủ tích trữ trong hồ theo dung tích

thiết kế Cụ thể năm 2010 lượng mưa năm 2010 tại khu vực hồ Đá Đen là 634,5mm,

bằng 47% so với cùng kỳ năm 2009 dẫn đến lượng nước tích trữ trong hồ Đá Đen chỉ đạt 13,17 triệu mỶ, bằng 39,43% so với dung tích thiết kế Nếu trừ đi phần dung tích chết thì lượng nước hữu ích (nước sử dụng được) tại các hồ còn thấp hơn nhiều

Trang 31

oc Nhiệt độ trung bình 28.2 2006 2007 2008 2009 2010

Hình 2.3 Nhiệt độ trung bình lưu vực hồ Đá Đen từ năm 2006 — 2010

(Nguôn: Trạm Thủy nông huyện Châu Đức) 2.1.5 Sơ lược về kinh tế - xã hội

e Dân số

Dân số toàn tỉnh BRVT là 961,2 nghìn người trong đó huyện Tân Thành là

150.000 người chiếm 15,5% và huyện Châu Đức là 211.000 người chiếm 22% Hầu

hết dân cư sinh sống chủ yếu trên địa bàn sống tập trung dọc quốc lộ 51, 56, đường liên huyện Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Xuân Sơn; Ngãi Giao — Châu Đức và các trục đường liên xã

ƒ£ Các ngành kinh tế chính

Hai huyện Châu Đức và Tân Thành phát triển kinh tế theo cơ cầu “nông nghiệp — Dịch vụ - Công nghiệp” trong đó nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu với diện tích đất trồng cau su, cà phê, tiêu bắp nhiều nhất Tinh Ngành chăn nuôi cũng được chú trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương

g Cơ sở hạ tầng

Châu Đức và Tân Thành là những huyện đi đầu trong công cuộc công nghiệp

hóa — hiện đại hóa nông thôn Đến nay, 100% xã, thị trấn sử dụng mạng lưới điện quốc gia Các tuyến đường liên xã, liên huyện đã được nhựa hóa, có đường ô tô đến trung tâm

h Văn hóa

Hiện nay, huyện Châu Đức có 12/14 xã, thị trấn; huyện Tân Thành có 7/8 xã, thi tran da phé cập trung học cơ sở Hai huyện Châu Đức và Tân Thành có hơn 2000

SVTH: Huỳnh Thị Anh Tuyết 26

Trang 32

sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, cao đăng tại địa phương Đây là một đội ngũ tri thức trẻ trong tương lai sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của

huyện nhà

2.2 Hiện trạng sử dụng đất

Trên bản đồ hiện trạng sử dụng dat do tinh BR-VT thực hiện, lưu vực hồ Đá Đen có các loại hình sử dụng đất chính như sau:

- Đất trồng cây lâu năm chiếm phần lớn diện tích lưu vực (82%) Các loại cây trồng chính là cau su (thuộc diện quản lý của các nông trường) phân bố trên bề mặt địa hình tương đồi bằng phẳng) và cà phê, tiêu, điều (của các hộ dân) phân bố dọc theo các sườn thung lũng sông, suối

- Cây ngắn ngày chiếm diện tích nhỏ (2%), phân bố rải rác xung quanh lòng hồ Đá Đen Các cây trồng chính gồm sắn, bắp, đậu, bí

- Khu công nghiệp chiếm diện tích rất nhỏ Hiện trong lưu vực chỉ có khu công nghiệp Ngãi Giao có diện tích 32.6 ha phân bố phía nam núi Nhang

- Đất ngập nước không nhiều, hồ Đá Đen có diện tích 400 ha, hồ Kim Long có diện tích 50 ha Chỉ dẫn BE 08k wo cay gin ngty AT ees Đất tếng cây lu năm ESCI ane — 5 ¬———°ˆ + 28

Hinh 2.4 Ban dd sir dung đất lưu vực hồ Đá Den

Trang 33

2.3 Các nguồn ô nhiễm chính tại hồ Đá Đen

a Nước thải từ khu dân cư

Hồ chứa Đá Đen là hạ nguồn của các nhánh suối nhỏ, phân tán và thường đi qua các khu dân cư, đất vườn của dân Do khơng thê kiểm sốt hết các dòng suối này nên hiện trạng người dân vứt rác, xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra môi trường, là một

nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước đầu vào

b Hoạt động công nghiệp

Hiện tại, gần đầu nguồn của hồ chứa nước Đá Đen có cụm công nghiệp Ngãi Giao đang hoạt động, vì thế vấn đề môi trường của phát sinh từ cụm CN này cần được chú ý quan tâm đặc biệt

Cụm CN Ngãi Giao tiền thân là Cụm làng nghề - TTCN Ngãi Giao, huyện Châu Đức và đã được UBND tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu phê duyệt dự án tại Quyết định số

4060/QĐ-UB ngày 29/3/2002: phê duyệt quy hoạch chỉ tiết 1/500 tại quyết định số

4059QD-UB ngày 29/5/2002 gồm 4 cụm ngành nghề chính: cơ khí sửa chữa, lắp ráp: chế biến nông, lâm sản: công nghiệp nhẹ: công nghiệp khác và hạng mục phụ trợ Ngày 06/3/2007, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Kim Cương đã trúng đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất 30ha tại thị trấn Ngãi Giao với số tiền trúng đấu giá là

11,626,000,000 đồng/năm

e Cụm CN Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu được xây dựng tại khu đất nằm trên địa bàn thị trấn Ngãi Giao

e Diện tích: tổng diện tích khu vực xây dựng dự án: 309751 m e Các ranh đất được giáp với các khu vực sau:

+ Phía Bắc: Giáp tuyến đường liên hiệp Mỹ Xuân - Ngãi Giao

+ Phía Nam: Giáp đất sản xuất nông nghiệp của dân + Phía Đông: Giáp đất sản xuất nông nghiệp của dân + Phía Tây: Giáp đất sản xuất nông nghiệp của dân

Trang 34

tổng vốn đầu tư 56 triệu USD tại Cụm CN Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa —

Vũng Tàu, không đầu tư loại hình tương tự như dự án tại các địa phương khác

Sau khi có quyết định thành lập Cụm CN và hoàn thành cơ sở hạ tầng của Cụm CN, Công ty Kim Cương đã kêu gọi được nhà đầu tư thứ cấp là DELTRONE

INVERSTMENTS LTD thuê toàn bộ diện tích đất trong Cụm CN Ngãi Giao đề thành

lập Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam với chức năng sản xuất sợi, vải dét

kim, vải đan móc, với công suất nhà máy kéo sợ 18000 tắn/năm và nhà máy dệt công suất 5000 tắn/năm

Sau khi đề xuất và được sự cho phép của các cấp chính quyền thì Công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam tiếp tục xây dựng thêm phân xưởng nhuộm trên diện tích 8400 m° (140x60) tại Cụm CN với công suất chiếm 10% sản lượng (khoảng 2300 tắn/năm)

Do công ty Meisheng nhiều lần xả thải chưa đạt QCVN trực tiếp xuống hồ Đá Đen nên từ năm 2010 đến 2015, công ty này đã 6 lần bị cơ quan chức năng tiến hành niêm phong xưởng nhuộm Theo Sở TN-MT tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu, dù chưa có đánh giá tác động môi trường, chưa thông báo cho các cơ quan chức năng, nhưng công ty Meisheng vẫn có tình đưa dây chuyền dệt nhuộm vào hoạt động và xả thải trực tiếp ra

môi trường

Mới đây, Tổng cục Môi trường đã ra quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty Meisheng với số tiền gần 640 triệu đồng Đơn vị này cũng đã ra quyết định đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Công ty Meisheng trong thời hạn 3 tháng để khắc phục hậu quả

c Hoạt động nông nghiệp e Chăn nuôi:

Hiện tại cách hồ Đá Đen gần 5km phía khu vực sơng Xồi phân bố trại nuôi lợn tập trung đã có hệ thống xử lý nước thải, bể chứa nước thải chăn nuôi và hầm Biogas Tuy nhiên, nước thải từ trại lợn này cần có những biện pháp quản lý chặt ché để tránh những nguy cơ tác động xấu đến chất lượng nước lưu vực

e Trồng trọt:

Trang 35

lũng sông suối Qua khảo sát cho thấy tại các vườn cà phê, tiêu, điều lộ nhiều đất trống ở giữa các tán cây, có nơi đất bị xói mòn lộ cả rễ cây

Hình 2.5 Trồng cây lâu năm quanh khu vực hồ

Đất trồng cây ngắn ngày phân bó chủ yếu sát ven hồ Đá Đen, nằm trên địa hình dốc khoảng từ 2-3°, chủ yếu là các loại đất bazan chảy tràn có độ phì cao, phù hợp với các loại hoa màu nhưng cũng dễ bị xói mòn Trong khu vực gần quan sát thấy các loại cây được trồng là sắn, bắp, đậu, bầu bí, vỏ thuốc trừ sâu và phân bón hóa học vứt bừa bãi khắp nơi Điều tra người dân cho thấy: hoa màu trồng với tần suất khoảng 2-3 tháng/vụ, 4-5 vụ/năm; một vụ màu bón phân hóa học trung bình khoảng 3 lần ad lần bón lót và 2 lần bón thúc) và 1 lần phun thuốc trừ sâu Với tần suất sử dụng đất liên tục

và bón phân dày đặc đã làm đất nhanh chóng bị bạc màu và xói mòn xuất hiện ở nhiều

nơi

Hình 2.6 Trồng cây ngắn ngày quanh khu vực hồ

SVTH: Huỳnh Thị Anh Tuyết 30

Trang 36

Hình 2.7 Vỏ thuốc trừ sâu vứt quanh khu vực hồ e Khai thác khoáng sản:

Quan sát tại khu vực núi Nhang, có một điểm khai thác đất với sự hoạt động tấp nập của các loại xe tải, xe ben ra vào Núi Nhang đã bị đào bới lay dat san lấp Việc khai thác này sẽ gia tăng xói mòn đất và ô nhiễm môi trường nước suối, hồ

Hình 2.8 Khai thác đất tại khu vực núi Nhang

e Đất ngập nước:

Diện tích đất ngập nước ven hồ khá lớn, vào mùa khô, khi nước hồ rút xuống hẵn, đất nhiều nơi lộ rõ đá sỏi, nứt lẻ, khô căn, một số cây ngập nước bị chết Đến mùa

SVTH: Huynh Thi Anh Tuyét 31

Trang 37

mưa, nước hồ lên cao, sát ven hồ là cây mai dương mọc san sát, cành lá rụng xuống thối rữa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ở đây

Hình 2.9 Lá cây mai dương bị thối rữa sát ven hồ Đá Đen 2.4 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại hồ Đá Đen

Nguồn nước mặt tại huyện Châu Đức và huyện Tân Thành khá ít, vì thế việc tận dụng hồ chứa nước đề trồng thủy sản ở hai huyện này rất phổ biến Và tại hồ Đá Đen cũng vậy, nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển khoảng từ năm 2009 Ban đầu chỉ là đánh bắt nguồn thủy sản tự nhiên trong hồ, sau đó là nuôi trong khoảng giăng lưới ở các vùng nước cạn gần bờ, từ năm 2009, Ban quản lý mới cho phép đấu thầu nuôi thủy sản với diện tích lớn ngay trong lòng hồ

Tuy nhiên, chỉ có vài tổ chức đăng kí nuôi trồng với Ban quản lý hồ Đá Đen, số còn lại chủ yếu nuôi trồng nhỏ lẻ, chưa qua đăng kí Hình thức này chủ yếu là nuôi số lượng ít, cắm lưới, cắm cọc quanh hồ

Hình 2.10 Nuôi trồng thủy sản chưa qua đăng ký

SVTH: Huynh Thi Anh Tuyét 32

Trang 38

Thống kê tháng 12/2016, hiện có khoảng 1 tổ chức nuôi cá theo hợp đồng 5 ha tại hồ (năm 2014, hợp đồng nuôi cá bị chấm dứt nên việc nuôi cá chỉ còn là đánh bắt và không thả con giống), và 5 hộ nuôi cá chưa qua đăng kí tại hồ (hình thức nuôi rải rac)

Do diện tích rộng lớn và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, nuôi cá trong lòng hồ đem đến nguồn lợi không hề nhỏ Sau đây là một số loài thủy sản đang được nuôi tại hồ Đá Đen: 2.4.1 Cá mè trắng Hình 2.11 Hình ảnh cá mè trắng (Tạp chí thủy sản Việt Nam) e Đặc điểm:

+ Cá mè trắng sống ở tầng nước giữa trên, cá thích sống ở vùng nước tĩnh Điều kiện môi trường thích hợp cho cá mè trắng sinh trưởng và phát triển là nhiệt độ nước 20 - 30°C, độ pH = 7 - 7,5, hàm lượng oxy trên 3mg/lít

+ Cá mè trắng ăn thực vật phù du Sau khi nở được 3-4 ngày, thức ăn chủ yếu là động vật phù du và luân trùng Cá dài từ 2,5 — 3 em trở lên chuyển sang ăn thực vật phù du là chính

Tại hồ Đá Đen, cá mè được nuôi ghép tại bè nuôi giữa hồ, nơi có mặt nước tĩnh, ít bị xáo động bởi các dòng nước đầu nguồn Thức ăn chủ yếu của cá mè trắng tại đây là nguồn thực vật phù du có sẵn Cá nuôi theo vụ 1 năm thu hoạch 1 lần, trọng lượng ca thuong dat tir 800g - 1,5kg/con

° Uu diém:

Cá mè trắng không cần thêm thức ăn bên ngoài, thời gian sinh trưởng lâu nhưng

ít chăm sóc, chỉ cần thả giống và chờ thời gian thu hoạch 2.4.2 Cá rô phi

SVTH: Huynh Thi Anh Tuyét 33

Trang 39

Hình 2.12 Hình ảnh cá rô phi

(Tap chí thủy sản Việt Nam) So với các loài cá khác thì cá rơ phi là lồi cá khá quen thuộc, việc nuôi cá rô phi cũng phát triển khá mạnh và được ưa chuộng

e Đặc điểm:

+ Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mắn bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng

18mm)

+ Cá rô phi dễ nuôi và chịu được ở những môi trường không thuận lợi

e Uu diém:

Thức ăn của cá rô phi là thức ăn tự nhiên, thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hoạch và hiệu quả kinh tế cao Một năm có thể thu hoạch 3 lần, trọng lượng trung bình từ 300g - 400g/con 2.4.3 Cá trôi Hình 2.13 Hình ảnh cá trôi (Tap chí thủy sản Việt Nam) e Đặc điểm:

SVTH: Huynh Thi Anh Tuyét 34

Trang 40

+ Cá ăn mùn bã hữu cơ là chính Cá có thể ăn cả bèo tắm, bèo dâu, rau muống

non và các loại tinh bột

+ Ching 1a loài khá hiền, là loài cá sống ở gần đáy, thích ở nơi nước ấm

° Uudiém:

Cá trôi có thê nuôi ghép với nhiều loài cá khác, chủ yếu ăn thức ăn tự nhiên Cá

nuôi sau 10-12 tháng có thé đạt được trọng lượng từ 0,5 — Ikg/con 2.4.4 Cá trắm cỏ Hình 2.14 Hình ảnh cá trắm có (Tap chí thủy sản Việt Nam) e Đặc điểm:

+ Độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, ao hồ và trong các ao nuôi nhân tạo Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, ưa nước sạch

+ Có thể nuôi cá trắm cỏ trong các ao thâm canh và bán thâm canh, cũng như trong các lồng hay bè nuôi nhân tạo Chủ yếu là các loại cỏ, rong và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá v.v

se UƯudiễm:

Ngày đăng: 25/12/2023, 17:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w