ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .... Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trìn
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH VẼ vii
MỞ ĐẦU 1
1 Xuất xứ của Dự án 1
1.1 Thông tin chung về Dự án 1
1.2 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư 1
1.3 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển 1
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 2
2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn 2
2.2 Các văn bản pháp lý về dự án 5
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập 5
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 5
3.1 Chủ dự án 5
3.2 Đơn vị tư vấn 5
4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 8
4.1 Các phương pháp ĐTM 8
4.2 Các phương pháp khác 8
CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 9
1.1 Thông tin về dự án 9
1.1.1 Tên dự án 9
1.1.2 Chủ dự án 9
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 9
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 10
1.1.5 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 11
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 11
1.2.1 Các hạng mục công trình chính 11
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 11
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 11
Trang 21.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước
và các sản phẩm của dự án 12
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 13
1.4.1 Đặc điểm sinh học của sò huyết 13
1.4.2 Quy trình nuôi 15
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 19
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 20
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 20
1.6.2 Tổng mức đầu tư 20
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 20
CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 21
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 21
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 21
2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 21
2.1.4 Điều kiện kinh tế xã hội 26
2.1.4.1 Điều kiện kinh tế 26
2.1.4.2 Điều kiện về văn hóa xã hội 27
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 29
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 29
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 36
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 36
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 36
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 37
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 37
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 37
3.1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 48
3.1.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 48
3.1.2.2 Giảm thiểu tác động do chất thải rắn 48
Trang 33.1.2.4 Giảm thiểu tiếng ồn, rung khu vực xây dựng dự án 49
3.4.2.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 50
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 51
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 51
3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 57
3.2.2.1 Về công trình xử lý nước thải 57
3.2.2.2 Về công trình xử lý bụi, khí thải 58
3.2.2.3 Về công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn 58
3.2.2.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác 58
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 59
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 59
CHƯƠNG IV PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 62
CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 63
5.1 Chương trình quản lý môi trường 63
5.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 66
CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 68
I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 68
6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 68
6.1.1 Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử 68
Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử; đường dẫn trên internet tới nội dung được tham vấn; thời điểm và thời gian đăng tải theo quy định 68
6.1.2 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 68
6.1.3 Tham vấn bằng văn bản theo quy định 69
6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 70
II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) 73
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 74
1 Kết luận 74
2 Kiến nghị 74
3 Cam kết 74
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CP Chính phủ
CTR Chất thải rắn
DO Lượng oxy hoà tan trong nước
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KPH Không phát hiện
MT Môi trường
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
RPH Rừng phòng hộ
TB Trung bình
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TT-BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường
TTg Thủ tướng
TTLT Thông tư liên tịch
UBMTTQ Ủy ban mặt trận Tổ quốc
UBND Uỷ ban Nhân dân
VNĐ Việt Nam đồng
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tọa độ vị trí dự án 9
Bảng 2.1 Lượng mưa tại Rạch Giá trong các năm 21
Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 22
Bảng 2.3 Nhiệt độ không khí trung bình các năm 23
Bảng 2.4 Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ) 24
Bảng 2.5 Kết quả phân tích, đo đạc môi trường không khí ngày 17/6/2019 29
Bảng 2.6 Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí tại thị trấn Sóc Sơn 30
Bảng 2.7 Kết quả phân tích, đo đạc môi trường nước mặt ngày 17/6/2019 31
Bảng 2.8 Vị trí lấy mẫu môi trường nước 32
Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu môi trường nước kênh Ba Thê 33
Bảng 2.10 Vị trí lấy mẫu nước biển ven bờ 34
Bảng 2.11 Kết quả chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án 35
Bảng 3.1 Nguồn gây tác động môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án 37 Bảng 3.2 Dự báo tải lượng ô nhiễm từ khí thải sà lan 38
Bảng 3.3 Lượng nhiên liệu sử dụng của một số thiết bị, phương tiện giai đoạn thi công xây dựng 39
Bảng 3.4 Tải lượng các chất ô nhiễm từ thiết bị, máy móc thi công 39
Bảng 3.5 Nồng độ các chất ô nhiễm từ thiết bị, máy móc thi công giai đoạn xây dựng 40
Bảng 3.6 Thành phần khói khí hàn hồ quang 41
Bảng 3.7 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm khi vận hành máy phát điện 42
Bảng 3.8 Nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 42
Bảng 3.9 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công 44
Bảng 3.10 Bảng phân loại các mức độ tác động của tiếng ồn theo khoảng cách 45
Bảng 3.11 Tóm tắt ma trận tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 47 Bảng 3.12 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải giai đoạn hoạt động 51
Bảng 3.13 Đối tượng và quy mô bị tác động 52
Bảng 3.14 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 53
Bảng 3.15 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 54
Trang 6Bảng 3.16 Tóm tắt ma trận tác động môi trường trong quá trình hoạt động dự án 57
Bảng 3.17 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải
59
Bảng 3.18 Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các phương pháp đánh giá 60
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Sơ họa vị trí khu vực dự án 10
Hình 1.2 Phương tiện để ra vào bãi nuôi sò huyết 13
Hình 1.3 Hình dạng ngoài của sò huyết 14
Hình 1.4 Cọc bê tông và rào lưới 2 lớp để khoanh ô bãi nuôi và quản lý sò huyết 16
Hình 1.5 Cào mẫu để kiểm tra mẫu sò trên bãi nuôi 17
Hình 1.6 Ốc cùi (ốc the, ốc gai) là địch hại của sò huyết nuôi trên bãi 18
Hình 1.7 Cào thu hoạch sò trên bãi nuôi 19
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của Dự án
1.1 Thông tin chung về Dự án
Kiên Giang là tỉnh nằm ở cực Tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Như Việt Nam thu nhỏ, Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi, có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc và có khoảng 200 km bờ biển, được đánh giá là vùng có trữ lượng thủy sản lớn Sản lượng khai thác và nuôi trồng của tỉnh năm 2020 đạt gần
836.280 tấn hải sản các loại (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Huyện Hòn Đất có diện tích 1.035 km², dân số năm 2020 là 156.273 người, mật độ dân số đạt 151 người/km² Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Kiên Giang Trên địa bàn huyện có một hòn cùng tên là Hòn Đất, cao 260 m
Vùng biển ven bờ thuộc xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang là vùng biển cạn trong thời gian qua luôn chịu sự tác động của triều cường rất lớn Khi thủy triều xuống thấp bãi biển sẽ lộ thiên, khi thủy triều dâng cao sẽ ngập bãi từ 0,8 m - 1,6 m nước Chính
vì vậy hàng chục năm vừa qua rừng phòng hộ ven biển tại khu vực xã Mỹ Lâm huyện Hòn Đất không phát triển thêm ra biển được Rừng phòng hộ hiện nay tại khu vực này hẹp (chỗ rộng nhất chỉ khoảng 117 m, chỗ hẹp nhất dưới 42 m) Do đó, trong thời gian qua các loại thủy sản ở đây không có nơi cư trú để sinh trưởng và phát triển…
Trước đây khu vực này đã triển khai dự án đã giao mặt nước biển cho người dân nuôi trồng thủy sản nhưng không phát huy được hiệu quả Để phát huy hiệu quả mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch biển để có thể nhân rộng ra các huyện, thành phố ven biển như Kiên Lương, Hà Tiên, Kiên Lương, An Minh,…
Trước sự bắt cập về diễn biến của biến đổi khí hậu như: Triều cường, nước biển dâng, bờ biển bị xâm thực, rừng phòng hộ bị thu hẹp Từ những yếu tố nêu trên việc thuê mặt nước biển để khai thác dự án Nuôi trồng thủy sản trên biển (sò huyết) tại ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủy sản Thanh Phong là rất cần thiết và cấp bách
Dự án “Nuôi trồng thủy sản trên biển” thuộc loại hình dự án mới, là đối tượng
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại mục số 8, phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (Dự án có sử dụng khu vực biển, Thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) Nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủy sản Thanh Phong kết hợp với đơn vị tư vấn là Trung tâm Quan trắc Tài nguyên & Môi trường Kiên Giang tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thẩm định và UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt
1.2 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư của “Nuôi trồng thủy sản trên biển” tại ấp Hưng Giang, xã Mỹ
Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang được phê duyệt bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủy sản Thanh Phong
Trang 9Theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì:
- Đến năm 2030, mục tiêu của ngành thủy sản gồm: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0-4,0%/năm; Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước 9,8 triệu tấn; Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14-16 tỷ USD; Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước
- Bên cạnh đó, Chính phủ định hướng phát triển Nuôi trồng thủy sản: Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu Tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa, các vùng xâm nhập mặn mới hình thành do biến đổi khí hậu không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp
Theo Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 thì:
- Định hướng phát triển: Tập trung đầu tư phát triển nuôi thủy sản lồng bè trên biển, nuôi nhuyễn thể vùng bãi triều, ven biển theo chiều sâu, nuôi biển công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và nuôi sinh thái Chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản, kết hợp với tham quan du lịch
- Mục tiêu đến năm 2025: Diện tích nuôi nhuyễn thể là 24.000 ha, sản lượng nuôi nhuyễn thể là 83.660 tấn; đến năm 2030: Diện tích nuôi nhuyễn thể là 25.000 ha, sản lượng nuôi nhuyễn thể là 101.470 tấn
Theo Quyết định 1085/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 thì, Huyện tập trung phát triển ngành nghề khai thác thủy sản theo hướng đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao Đầu tư hệ thống thủy lợi, điện và các điều kiện sản xuất khác để phát triển nuôi tôm, trong đó chú ý mô hình nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi tôm lúa; đồng thời mở rộng diện tích nuôi các loại nhuyễn thể ven bãi triều; nuôi cua, nuôi cá trong các ao, hồ và trong ruộng lúa, trong rừng
Như vậy, Dự án “Nuôi trồng thủy sản trên biển” của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủy sản Thanh Phong được đầu tư xây dựng là hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát kinh tế xã hội huyện Hòn Đất
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn
Trang 10- Luật Thủy sản, số 18/2017/QH14 đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019
- Luật Biển Việt Nam, số 18/2012/QH13 đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin,
dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính Phủ về thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
2.1.4 Quyết định, Kế hoạch
- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
Trang 11- Quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TCTS ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030
- Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- Quyết định 1085/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
- Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2021 của UBND huyện Hòn Đất về Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất năm 2021
- Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 tỉnh Kiên Giang
- Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về triển khai thực hiện Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030
- Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
2.1.5 Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
Các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành có liên quan:
Môi trường không khí:
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
Môi trường nước:
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
Quy chuẩn khác:
Trang 12- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
2.2 Các văn bản pháp lý về dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp
1702173767 do Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp, đăng ký lần đầu ngày 10 tháng 9 năm 2019; đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 20 tháng 03 năm 2020
- Công văn số 03/UBND-MT ngày 20 tháng 5 năm 2022 của UBND xã Mỹ Lâm
về việc ý kiến tham vấn về quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
Thuyết minh đầu tư dự án Nuôi trồng thủy sản trên biển tại ấp Hưng Giang, xã
Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1 Chủ dự án
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THANH PHONG
Địa chỉ liên hệ: Tầng 2 số 04-23 đường Nguyễn Phúc Chu, phường Vĩnh Thanh
Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Đại diện: Ông Hồ Thanh Phong Chức danh: Giám đốc
Điện thoại: 0337.743.261
3.2 Đơn vị tư vấn
TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Địa chỉ: D11, khu vực 2, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Đại diện: Ông Trần Quốc Bình Chức danh: Giám Đốc
Điện thoại: (0297).3 918 677 Fax: (0297).3 918 677
Quá trình thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được tổ chức
và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra các thông tin về nội dung và các văn bản pháp lý của dự án; từ
đó xác định phạm vi của Báo cáo;
Bước 2: Khảo sát và thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
khu vực dự án;
Bước 3: Khảo sát; xác định vị trí và toạ độ; tổ chức lấy mẫu các thành phần môi
trường tự nhiên (nước biển ven bờ) của khu vực dự án;
Bước 4: Xem xét; phân tích các mối quan hệ của dự án; nhận diện các vấn đề và
các bên có liên quan đối với việc triển khai dự án;
Bước 5: Nghiên cứu; phân tích hệ thống và nhận dạng các vấn đề môi trường có
liên quan;
Bước 6: Trên cơ sở các vấn đề môi trường có liên quan; dựa vào quy mô của dự
Trang 13thải đã được thống kê và thực tế hoạt động của dự án; Đánh giá các tác động của dự án môi trường trong các giai đoạn của dự án;
Bước 7: Xây dựng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng
chống rủi ro; các sự cố của dự án dựa trên thực tế hoạt động của dự án và kinh nghiệm chuyên môn của đơn vị tư vấn;
Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường; tính
toán chi phí cho công tác bảo vệ môi trường;
Bước 9: Biên soạn báo cáo ĐTM gửi UBND xã Mỹ Lâm xin tham vấn ý kiến ý
kiến của UBND xã Tổ chức họp dân, tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án Gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tham vấn cộng đồng thông qua đăng tải trên cổng thông tin điện tử Hoàn chỉnh báo cáo, trình Chủ dự án phê duyệt;
Bước 10: Gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang; trình bày
báo cáo trước Hội đồng thẩm định; chỉnh sửa báo cáo theo góp ý của các thành viên Hội đồng và các đại biểu; Gửi lại báo cáo và xin phê duyệt
Trong quá trình thực hiện, Chủ dự án đã phối hợp và nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang;
- UBND xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Trang 14DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG STT Họ và tên Chức danh Trình độ
chuyên môn
Số năm công tác Công việc thực hiện Chữ ký
Chủ dự án (Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủy sản Thanh Phong)
1 Hồ Thanh Phong Giám đốc - -
Kiểm tra ký hồ sơ, cung cấp giấy tờ, số liệu, tham gia tổ chức họp tham vấn các hộ dân chịu tác động của dự án, soát xét, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo
Đơn vị tư vấn (Trung Tâm Quan trắc Tài nguyên & Môi trường Kiên Giang)
1 Trần Quốc Bình Giám Đốc Th.s Kỹ thuật
Môi trường 17 Kiểm tra, ký hồ sơ
2 Phạm Thị Vân Trâm
TP Quan trắc & Giám sát MT
Th.s Khoa học Môi trường 15
Liên hệ với chủ dự án, tham gia tổ chức họp dân tham vấn cộng đồng
3 Phan Minh Trí Nhân viên Kỹ sư Kỹ thuật
Môi trường 7
Khảo sát, thu mẫu môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm của dự án
4 Trần Thị Lương Viên chức Kỹ sư Khoa học
Môi trường 7
Viết, tổng hợp và hoàn chỉnh báo cáo
Trang 154 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
4.1 Các phương pháp ĐTM
- Phương pháp liệt kê số liệu: Phương pháp dùng để nhận dạng, phân loại các tác
động khác nhau ảnh hưởng đến môi trường và định hướng nghiên cứu Các đặc điểm cơ bản của phương pháp là liệt kê tất cả các nguồn gây tác động môi trường từ thi công xây dựng cũng như hoạt động vận hành của dự án, bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn
và các vấn đề về an ninh xã hội, cháy nổ, vệ sinh môi trường ở chương 3
- Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường: Đây là phương pháp được sử
dụng khá rộng rãi có vai trò rất lớn để làm rõ các tác động xảy ra Phương pháp danh mục thường dựa trên cơ sở các danh mục đặc trưng và các danh mục được phân chia theo mức
độ phức tạp (chương 3)
- Phương pháp ma trận: Đây là phương pháp phối hợp liệt kê các hành động của
hoạt động phát triển (hay hành động của dự án) và liệt kê các yếu tố môi trường (chỉ tiêu môi trường) có thể bị tác động và đưa vào một ma trận (chương 3)
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án, kết hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
để đánh giá tác động (chương 3)
- Phương pháp sơ đồ mạng lưới: Phân tích, đánh giá các tác động song song và nối
tiếp do các hành động của hoạt động dự án gây ra và được diễn giải theo nguyên lý
“nguyên nhân - hệ quả” (chương 3)
4.2 Các phương pháp khác
- Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập tài liệu: Đây là phương pháp tiến hành
thực hiện ngay tại khu vực thực hiện dự án, điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (chương 1)
- Phương pháp đo đạc và phân tích môi trường: Là phương pháp đo đạc tại hiện
trường các thông số đo nhanh và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường trong phòng
thí nghiệm để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án (chương 2)
- Phương pháp tổ hợp, phân tích và so sánh: Đánh giá các yếu tố có khả năng ảnh
hưởng đến môi trường trong quá trình hoạt động của dự án, từ đó đề xuất các biện pháp khống chế, giảm thiểu phù hợp (chương 3)
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu có liên quan vào báo cáo có cùng loại
hình và quy mô tương tự để nhận dạng các vấn đề phát sinh thực tiễn (chương 3)
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Thực hiện tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi thực hiện dự án, tham vấn bằng cách đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên Môi trường và tổ chức họp dân tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án để thông báo và ghi nhận ý kiến đóng góp của ủy ban nhân dân xã và cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án (chương 6)
Trang 16CHƯƠNG I THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
Địa chỉ liên hệ: Tầng 2 số 04-23 đường Nguyễn Phúc Chu, phường Vĩnh Thanh
Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Đại diện: Ông Hồ Thanh Phong Chức danh: Giám đốc
Điện thoại: 0337.743.261
Tiến độ thực hiện dự án: Từ tháng 6/2022 đến hết tháng 12/2022 Tháng 01/2023 bắt đầu thả nuôi
Trang 17Hình 1.1 Sơ họa vị trí khu vực dự án
1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án
Hiện trạng nơi đầu tư dự án là khu vực biển trước đây đã được giao cho người dân nuôi trồng thủy sản, nhưng không hiệu quả (Do không đủ chi phí đầu tư, không có kinh nghiệm sản xuất, không áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện tại vào sản xuất) Hiện nay khu vực này đã được chủ dự án đóng cọc bê tông xác định ranh giới xung quanh khu nuôi, ở 4 góc đóng 4 cọc bê tông để dựng chòi canh gác
Các đối tượng tự nhiên khu vực dự án
Khu vực lập quy hoạch hiện tại tiếp cận bằng đường thủy Nằm cách bờ biển, rừng phòng hộ khoảng 1.500 m
Trang 18Các đối tượng kinh tế - xã hội khu vực Dự án
Xung quanh dự án là các khu nuôi thủy sản của các cơ sở khác
1.1.5 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án
a Mục tiêu dự án
Đầu tư dự án nhằm phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển, tận dụng mặt nước ven biển sẵn có để phát triển doanh nghiệp và xã hội, tạo vùng nguyên liệu rộng lớn cho địa phương góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương, giảm nghèo ở nông thôn và làm tăng sản phẩm cho tỉnh nhà Thúc đẩy các phong trào làm kinh
tế, các cuộc vận động góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo và an ninh quốc gia
b Quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án
Dự án với quy mô mặt nước 65,2 ha, Dự kiến sản lượng nuôi: 200 tấn/vụ/năm
Loại hình dự án: Nuôi trồng thủy sản theo hình thức tự nhiên (Quảng canh cải tiến)
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
Tổng diện tích mặt nước khu lập quy hoạch là 65,2 ha được cơ cấu sử dụng như sau:
1.2.1 Các hạng mục công trình chính
a Cọc neo, đăng lưới
Cọc neo bằng bê tông cốt thép đường kính 20 cm được đóng thành hàng rào quanh ranh giới khu nuôi, mỗi cọc cách nhau 50 m
Dùng cây gỗ chắc chịu được nước làm thành cọc đóng thành hàng xung quanh bãi, mỗi cọc cách nhau 1 m Dùng đăng lưới căng theo hàng dọc, chân đăng hoặc lưới cắm sâu dưới bùn 0,2 m và cột chặt vào các cọc
b Nhà chòi canh gác
Chòi canh gác được bố trí ở 4 góc khu nuôi Chòi được dựng trên 4 cọc trụ bằng bê tông cốt thép, khung sắt, mái và vách bằng tole Diện tích mỗi chòi 25 m2 (5 m x 5 m)
Trong mỗi chòi bố trí 1 nhà vệ sinh phục vụ nhu cầu sử dụng của công nhân
1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ
1.2.3 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
(1) Thoát nước thải
Trang 19Nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án là nước thải sinh hoạt từ hoạt động của các công nhân ở các chòi canh gác Mỗi chòi canh gác, chủ dự án bố trí 1 nhà vệ sinh phục vụ nhu cầu của công nhân, mỗi nhà vệ sinh có 1 bồn thu gom dung tích 200 lít, định
kỳ chủ dự án sẽ thuê đơn vị chuyên môn đến hút đem đi xử lý theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường
(2) Thu gom, xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của công nhân hàng ngày được thu gom vào các thùng chứa bố trí trong các chòi gác, mỗi chòi 1 thùng loại 20 lít Cuối mỗi ca trực, rác được công nhân thu gom vận chuyển vào bờ để hợp đồng thu gom, xử lý theo quy
định
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước
và các sản phẩm của dự án
* Giai đoạn xây dựng:
Nguyên liệu sử dụng trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục của dự án bao gồm: cọc bê tông, cây cừ tràm, lưới, phao vây, sắt thép, tole
Nhiên liệu sử dụng cho hoạt động thi công xây dựng dự án là dầu DO 0,05%S, chủ yếu phục vụ cho hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công theo định mức quy định tại Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng
* Giai đoạn hoạt động:
- Sò huyết giống khoảng 65 tấn/năm
- Sản phẩm của dự án là sò huyết thương phẩm khoảng 200 tấn/năm
- Các máy móc thiết bị sử dụng cho dự án như:
Bảng 1 Một số trang thiết bị cần thiết
1 Vỏ lãi Cái 8,2 m x 1 m (máy 3,75 HP) 4
2 Cào mẫu Cái Mắt cào 0,8 - 1,2 cm 4
3 Cào thu hoạch Cái Mắt cào 1,95 - 2,15 cm 4
4 Chòi canh Cái 5 m x 5 m 4
Trang 20Hình 1.2 Phương tiện để ra vào bãi nuôi sò huyết
- Nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của canô, vỏ máy là dầu DO 0,05%S
- Nguồn điện: Sử dụng đèn năng lượng mặt trời phục vụ chiếu sáng khu vực nuôi
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành
Dự án là khu nuôi sò huyết thương phẩm theo hình thức tự nhiên dạng quảng canh cải tiến Đặc điểm sinh học và quy trình nuôi sò huyết như sau:
1.4.1 Đặc điểm sinh học của sò huyết
Trong số các đối tượng ăn lọc và có thể tồn tại trong điều kiện bãi triều, rừng ngập mặn thì sò huyết được quan tâm nhiều hơn do có giá trị kinh tế, hàm lượng dinh dưỡng cao (Nguyễn Chính, 1996) Ngoài ra, sò huyết còn góp phần làm giảm nguồn vật chất hữu
cơ và tăng thêm hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi (Tạ Văn Phương và Trương Quốc Phú, 2006)
Trang 21Hình 1.3 Hình dạng ngoài của sò huyết
Sò huyết có vỏ dày, hình trứng, hai vỏ đối xứng, hai đầu vỏ về phía trước lưng hơi
tù, viền bụng tròn Đỉnh vỏ lồi lên và phần cuối đỉnh vỏ cuốn vào trong, vị trí thiên về phía trước Khoảng cách giữa hai đỉnh vỏ hơi rộng Đường gân phóng xạ trên mặt vỏ có
từ 18 - 21 đường Trên đường gân có dạng kết cấu hình hạt, các hạt này ở viền ngoài của sò trưởng thành hơi mờ đi Mặt vỏ có màu nâu Cơ khép vỏ trước nhỏ có hình tam giác (Nguyễn Khắc Lâm, 2003)
b Phân Bố
Sò Huyết phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc,
Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanma,… Ở Việt Nam, chúng phân bố nhiều ở vùng triều Quảng Ninh, Hải Phòng, đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), đầm Thị Nại (Bình Định), Đầm Nại (Ninh Thuận), Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau,… Trong đó, Kiên Giang là nơi có sản lượng sò huyết lớn nhất cả nước (Hoàng Thị Bích Đào, 2001) Sò Huyết thích ở nơi ít sóng gió, thủy triều lên xuống gần cửa sông có dòng nước ngọt chảy vào Sò sống theo kiểu vùi nông trong bùn, sò non sống ở mặt bùn, sò lớn sống sâu dưới bùn 1 - 3 cm, yêu cầu đây là bùn pha cát, ở các bãi có độ dày 15 cm là được vì thức ăn của sò Huyết chủ yếu là tảo khuê đáy
Trang 22c Đặc Điểm Dinh Dưỡng
Thức ăn của sò Huyết chủ yếu là tảo đơn bào Sò Huyết bắt mồi tự động bằng cách tạo ra dòng nước nhờ hoạt động của mang Thức ăn đi qua xoang, các tia mang và lọc ở đáy Cứ 1 - 2 phút sò lại khép kín vỏ ngoài 1 lần, đưa thức ăn không thích hợp cùng với nước trong xoang áo phun ra ngoài Sò 2 tuổi thức ăn phần lớn là tảo khuê đáy Tỷ lệ tảo khuê chiếm 92% trong ruột sò so với các ngành tảo khác
Tốc độ lọc thức ăn của sò Huyết chịu ảnh hưởng của nồng độ muối Sò Huyết nuôi
ở nồng độ muối 15‰ có tỷ lệ lọc tảo nhanh hơn so với 10‰ và 5‰ Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò nuôi ở 15‰ cũng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống
kê so với 2 nồng độ muối còn lại
d Sinh Trưởng
Vùng hạ triều sò huyết sinh trưởng nhanh hơn vùng trung triều Nguyên nhân là
do vùng hạ triều sò vui mình trong đáy lâu hơn, thời gian ăn dài, có thể nhỏ tỷ lệ tăng trưởng nhanh Sò 1 tuổi bình quân chiều dài vỏ 2 cm, 2 tuổi 2,8 cm, 3 tuổi 3,2 cm và đạt kích cỡ thương phẩm Thông thường năm đầu và năm thứ hai sò lớn nhanh, qua năm thứ
3 chậm dần
e Đặc Điểm Sinh Sản
Theo Hoàng Thị Bích Đào (2001) tỷ lệ đực cái tùy thuộc vào kích cỡ sò Nhóm kích thước lớn hơn 36 mm tỷ lệ đực cao hơn tỷ lệ cái và nhóm nhỏ hơn 36 mm thì tỷ lệ cái cao hơn tỷ lệ đực Đối với nhóm lớn hơn 45 mm thì tỷ lệ cái chiếm ưu thế Tỷ lệ đực: cái ở các nhóm kích thước là 1:0,96 Kích thước sinh sản lần đầu của sò là 15 - 20 mm Sò có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9 Sức sinh sản tương đối của một cá thể là 35,9 x 103 trứng/g (cả vỏ) hoặc 164 x 103 trứng/g (phần mềm) Trứng được thụ tinh trong môi trường nước Thời gian phát triển từ trứng tới sò giống là 36 ngày với kích thước tăng từ 45 - 50 µm tới 300,48 µm
Sau 1 - 2 năm tuổi sò có thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu tiên Khi thành thục sò đẻ trứng và tinh trùng vào nước, trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn ấu trùng bánh xe và diện bàn
1.4.2 Quy trình nuôi
a Chuẩn bị khu nuôi
Tiến hành đóng cột mốc bằng bê tông ở 4 góc và đóng xung quanh làm ranh giới quản lý, mỗi cọc cách nhau 50 m Sau đó, dùng cây gỗ chắc chịu được nước làm thành cọc đóng thành hàng xung quanh bãi, mỗi cọc cách nhau 1 m Dùng đăng lưới căng theo hàng dọc, chân đăng hoặc lưới cắm sâu dưới bùn 0,2 m và cột chặt vào các cọc
Trang 23Hình 1.4 Cọc bê tông và rào lưới 2 lớp để khoanh ô bãi nuôi và quản lý sò huyết
Vào bên trong 18 - 20 m, sử dụng cây tràm cỡ 5 cm cắt thành đoạn 1,2 - 1,3 m, cắm sâu vào bùn cách khoảng 1 m/1 cây Dùng lưới có mắc lưới 2a = 10 mm khổ lưới 0,8 m, treo vào các cây tràm, đưa lưới xuống bùn 0,5 m và để nổi lên trên mặt bãi 0,3 m để giữ sò huyết trong bãi nuôi Do kích thước sò giống nuôi quá nhỏ, để sò giống không ra ngoài cần có một lớp lưới dày (lưới mùng) bên trong lưới thưa
Sửa sang lại bãi cho phẳng, không để ứ đọng nước, nhặt hết các tạp vật hại sò Nếu bãi cứng phải cày bừa cho tơi xốp Cách nuôi này tuy đầu tư ít song lại không bền vững, hàng năm phải thay cọc, lưới hoặc đăng
b Chuẩn bị con giống và thả nuôi
Sò giống được thu mua chủ yếu là sò tự nhiên từ các huyện: An Biên, An Minh, Kiên Lương, Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Nếu sản lượng không đủ thả nuôi sẽ mua từ các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh Lượng giống được thả nuôi khoảng 01 tấn/ha, cỡ thả nuôi từ 3.000 - 4.000 con/kg, mật độ thả nuôi khoảng 300 - 400 con/m2 Hiện nay số lượng sò vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất Vì thế, giống chủ yếu của nghề nuôi sò vẫn phải dựa vào sò tự nhiên, cụ thể là khai thác sò giống sinh sống trong tự nhiên về nuôi thành sò thương phẩm Sò tốt thường có màu sắc trắng hồng không lẫn tạp vật và các sinh vật hại sò
Thời gian thích hợp để xuống giống vào khoảng tháng 4, tháng 6 âm lịch hàng năm Thời điếm thả sò giống xuống bãi thích hợp nhất vào buổi chiều, không được thả khi thuỷ triều rút mạnh, tránh sò bị cuốn trôi ra biển, sử dụng xuồng để rãi sò giống đều khắp mặt bãi
Độ mặn của khu vực thu hoạch sò huyết giống và khu vực bãi thả nuôi không được chênh lệch nhau 5‰ dễ làm cho sò huyết bị sốc và chết nhiều khi mới thả giống Thông thường, khi thả giống cần thử trước một số lượng nhất định để đánh giá khả năng thích ứng của sò với sự chênh lệch độ mặn tại nơi cung cấp sò giống và bãi thả nuôi để hạn chế hao hụt do sốc độ mặn
Sò phải được xúc rất nhẹ, dùng dĩa rải bung ra như hình thức sạ lúa, làm cho Sò có khoảng cách thưa mới đảm bảo đủ thức ăn Không nên thả sò vào lúc triều chảy mạnh vì sò sẽ bị trôi
Trang 24c Quản lý và chăm sóc
Sò thường sống ở bãi có chất đất bùn cát, bằng phảng, bề mặt mềm, mịn, thích hợp với điều kiện sống tĩnh, chất nước ổn định Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1 - 3 cm Chúng dùng mép vỏ và màng ảo ngoài thải nước làm thành lỡ ở mặt bùn để hô hấp và bắt mồi
Sò có khả năng thích nghi với phạm vi biến đổi nồng độ muối rộng từ 10 - 35‰, khoảng thích hợp từ 15 - 30‰, phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20 -
30oC
Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15 cm bùn mềm nhưng tốt nhất là nền bùn pha cát mịn, có thể sống ở vùng triều và vùng dưới triều đến độ sâu vài mét Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp
Sò huyết là loại ăn lọc, thức ăn bao gồm mùn bã hữu cơ, tảo và sinh vật trong bùn Sò bắt mồi thụ động bằng cách tạo dòng nước qua mang để lấy thức ăn Nuôi sò không cần cho ăn, chỉ tốn công quản lý trông chừng bãi (nuôi QCCT), đề phòng trộm cắp Kiểm tra bãi nuôi thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra Phát hiện những địch hại của sò để tiêu diệt
Trong quá trình nuôi cần chú ý sự thay đổi của các yếu tố môi trường, nhất là độ mặn Vào mùa mưa các vùng gần cửa sông độ mặn thường giảm đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của sò
Định kỳ khoảng 30 ngày cần sử dụng cào mẫu để đánh giá mật độ và tốc độ sinh trưởng của sò huyết Ngoài ra, cần quan sát sự thích nghi và phát triển của sò huyết thông qua việc hình thành các vân sinh trưởng
Trang 25Hàng ngày thường xuyên kiểm tra bãi sò, các hệ thống lưới để kịp thời sửa chữa Kiểm tra điều kiện môi trường, tình trạng bãi nuôi nhằm hạn chế những bất lợi cho hoạt động sống của sò Ngoài ra, trong quá trình nuôi sử dụng cào có kích thước phù hợp để cào sò huyết xung quanh lưới chắn để san thưa vào bãi nuôi vì sò huyết thường tập trung xung quanh lưới chắn Việc cào sò huyết để san thưa cũng giúp tiêu diệt bớt địch hại như
ốc Cùi là một loại địch hại của sò huyết trên bãi nuôi
Hình 1.6 Ốc cùi (ốc the, ốc gai) là địch hại của sò huyết nuôi trên bãi
Vào mùa mưa, khi lượng nước ngọt ở các vùng lân cận đổ về và độ mặn giảm xuống dưới 5‰ trong thời gian ngắn thì không ảnh hưởng, nếu độ mặn dưới 5‰ kéo dài thì cần thu hoạch hoặc di chuyển sò huyết sang khu vực khác có độ mặn phù hợp để hạn chế hao hụt
Các bãi nuôi sò huyết của tỉnh Kiên Giang gần đây có sự xuất hiện của sâu biển vào các thời điểm có độ mặn cao Theo kinh nghiệm của nông hộ trong vùng, để hạn chế thiệt hại do sâu biển gây ra cần thả giống sớm hơn để khi có xuất hiện sâu biển nếu sò huyết đạt cỡ 300 - 500 con/kg thì không bị sâu biển ăn, khi nước trong bãi nuôi có độ mặn cao nếu có sâu biển xuất hiện thì tạm ngưng thả giống sò huyết có kích cỡ nhỏ, khi có mưa
độ mặn giảm, sâu biển chết mới tiến hành thả sò huyết ra bãi nuôi
d Thu hoạch
Sò huyết một năm tuổi có chiều dài 2 cm, sau hai năm là 2,8 cm, ba năm: 3,2 cm Sau 3 năm tốc độ sinh trưởng giảm Đây cũng chính là thời gian tỉ lệ sò chết cao Vì vậy, ngay khi sò đạt trên 3 cm, phải tiến hành thu hoạch ngay Thời gian thu hoạch là từ tháng
4 đến tháng 6, lúc này thịt sò chắc, mùi vị thơm ngon
Sau thời gian nuôi khoảng 12 tháng thì tiến hành thu hoạch sò, thu tỉa sò huyết có kích cỡ 80-90 con/kg bằng phương pháp dùng thuyền máy để cào sò Thu hoạch dần cho
Trang 26đến khi hết sò huyết và cải tạo bãi thả nuôi vụ mới Khi cào lên ghe phải che đậy cho mát, cách 1 giờ phải tưới nước chờ thương lái đến thu mua
Hình 1.7 Cào thu hoạch sò trên bãi nuôi
Cỡ thu hoạch từ 80 - 90 con/kg, do đây là cỡ thu hoạch có giá bán tương đối phù hợp (giá cao, khoảng thời gian nuôi thích hợp, thị hiếu thị trường,…) hoặc theo nhu cầu của thị trường
Một số lưu ý trong mô hình nuôi sò huyết trên bãi triều:
Theo tài liệu qui trình nuôi sò huyết trên bãi bồi ven biển tỉnh Kiên Giang của phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang năm
2015 thì một số lưu ý khi nuôi sò huyết trên bãi triều là:
- Theo ghi nhận trong thực tế, năm nào dứt mưa sớm và đỉnh lũ của ĐBSCL thấp thì sâu biển có nguy cơ xuất hiện nhiều vào mùa khô Để ổn định nghề nuôi sò huyết trên bãi triều, nhà nước cần tăng cường công tác dự báo các thông tin khí tượng và thủy văn
để sớm có những nhận định tình hình xuất hiện sâu biển trên vùng biển Kiên Giang nhằm hạn chế những thiệt hại trong mô hình nuôi sò huyết trên bãi bồi ven biển Kiên Giang
- Ngoài ra, theo thực tế, các hộ nuôi trên bãi bồi cần bố trí thêm các khu vực nuôi sò huyết dưới tán rừng với tỷ lệ và khoảng cách phù hợp để khi phát hiện sâu biển cần di dời sò huyết trên bãi bồi về dưới tán rừng để hạn chế thiệt hại Khi độ mặn giảm thấp, sâu biển chết hoặc di cư ra vùng biển có độ mặn cao sẽ di dời sò huyết trở lại bãi nuôi
- Ngoài ra, bãi nuôi sò thường dễ bị đóng rong, khi san thưa mật độ sò trên bãi sẽ làm sạch bãi nuôi và góp phần cho sò phát triển tốt hơn
1.5 Biện pháp tổ chức thi công
Trang 27Quá trình thi công xây dựng dự án bao gồm các hoạt động như: Đóng cọc, trụ phân ranh giới vùng nuôi, rào lưới vây xung quanh khu nuôi.
Trong quá trình thi công xây dựng, chủ dự án kết hợp với đơn vị thi công sử dụng khoảng 20 công nhân tiến hành thực hiện
Trong quá trình triển khai xây dựng nguyên vật liệu được vận chuyển theo từng đợt bằng sà lan chuyên dụng Dự án chỉ tiến hành đóng cọc, lưới quanh ranh giới khu nuôi nên khối lượng nguyên vật liệu không nhiều, thời gian thực hiện ngắn Nguyên vật liệu
sẽ được vận chuyển theo chuyến đủ khối lượng hoàn thành trong ngày
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian thực hiện: 50 năm kể từ ngày được cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
và Quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản của UBND tỉnh Kiên Giang Tiến độ thực hiện:
- Thủ tục pháp lý: tháng 12/2021 đến tháng 06/2022
- Mua sắm trang thiết bị, tuyển lao động: tháng 6-7/2022
- Chuẩn bị khu nuôi, cất chòi quản lý: từ tháng 08/2022 đến tháng 12/2022
- Thả giống đợt 1: dự kiến tháng 01/2023, thu hoạch tháng 12/2023
- Các năm tiếp theo tương tự, đến hết chu kỳ dự án
1.6.2 Tổng mức đầu tư
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thủy sản Thanh Phong dự kiến có tổng nguồn
vốn đầu tư cho dự án "Nuôi trồng thủy sản trên biển" là 18.000.000.000 VNĐ (Mười tám
tỷ đồng) Trong đó nguồn vốn chi cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án là
300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng) đầu tư cố định và 100.000.000 đ (Một trăm triệu
đồng) đầu tư hàng năm để phục vụ các hoạt động như: Thuê đơn vị thu gom xử lý rác thải
sinh hoạt, giám sát và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm…
Lượng công nhân làm việc khoảng 15 người, trong đó có 8 người làm việc thường xuyên, canh gác ở 4 chòi, chia làm 2 ca
Trang 28CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
Dự án Nuôi trồng thủy sản trên biển được quy hoạch xây dựng trên khu đất có diện tích 65,2 ha tại ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Huyện Hòn Đất nằm ở bờ biển phía Tây, có đặc điểm khí hậu giống như tỉnh Kiên Giang, nhưng cũng có một số nét khác biệt so với một số tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chịu ảnh hưởng của biển Tây, có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nói chung khí hậu ở đây có nền nhiệt độ cao, hầu như quanh năm ít thay đổi, mùa khô trùng với mùa ít mưa
a Lượng mưa
Chế độ mưa ở Kiên Giang do hoàn lưu gió mùa quyết định với một mùa mưa và một mùa khô Mùa mưa trùng với mùa lũ kéo dài 6 tháng Trong thời gian qua sự thay đổi của lượng mưa ở Kiên Giang không nhiều, mùa khô lượng mưa không đáng kể chỉ chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 - 11 chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm Lượng mưa cao nhất vào các tháng 8, 9
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Rạch Giá trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020 cho thấy:
- Tổng lượng mưa trung bình 3 năm là 2.541,63 mm/năm Mùa khô ít mưa, riêng mấy năm gần đây thì mùa khô có mưa nhiều hơn so với các năm trước Số ngày mưa trong năm từ 164 đến 176 ngày, trung bình là 170 ngày/năm
- Lượng mưa trong ngày lớn nhất là 198 mm
Bảng 2.1 Lượng mưa tại Rạch Giá trong các năm
Trang 29(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Chế độ mưa cũng là một nhân tố làm ảnh hưởng đến môi trường, khi mưa rơi xuống sẽ mang theo các chất ô nhiễm trong không khí vào môi trường đất, nước trong trường hợp các chất ô nhiễm trong không khí có nồng độ cao có thể gây ô nhiễm đất, nước Khi trong không khí có chứa các chất ô nhiễm như SO2, NO2 cao sẽ gây ra hiện tượng mưa acid do các chất này kết hợp hơi nước trong khí quyển hình thành các acid như H2SO4, HNO3, làm thiệt hại nghiêm trọng đến thực vật, môi trường nước, đất, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và con người Ngoài ra nước mưa chảy tràn vào các mùa mưa lũ có thể cuốn theo các chất ô nhiễm nơi chúng chảy qua
b Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ Độ ẩm không khí chủ yếu biến đổi theo mùa và biến đổi theo lượng mưa, ngược lại với biến đổi của nhiệt độ
Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm
Trang 30(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Độ ẩm khu vực dự án tương đối cao và dao động không nhiều giữa các tháng trong năm cũng như giữa các năm với nhau
Bảng 2.3 Nhiệt độ không khí trung bình các năm
Trang 31Tháng Nhiệt độ ( 0 C)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Nhiệt độ không khí tại khu vực dự án mang tính chất chung của tỉnh Kiên Giang Nhiệt độ trung bình trong các năm không có sự chênh lệch lớn dao động ở khoảng 26,2 - 30,90C Vào năm 2020, nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 5 với 30,90C và nhiệt
độ trung bình thấp nhất là vào tháng 12 với 26,70C Nhiệt độ khu vực nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sò huyết
Dự án chịu ảnh hưởng của gió theo các tháng mùa khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau gió thịnh hành hướng Đông Bắc và Đông Đông Bắc và trong mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 12 là hướng Tây và Tây Tây Nam
Vào mùa khô thịnh hành là thiên Bắc hoặc thiên Đông, Bắc Đông Bắc và Đông, trong đó vào đầu mùa (tháng 12 gió Bắc và Đông chiếm ưu thế rõ rệt với tần suất mỗi hướng chiếm trên 30%; Từ giữa mùa gió thịnh hành là Đông và Đông Nam Vào tháng 4 giao mùa, gió phân phối khá đều trên các hướng, tuy nhiên gió Tây Nam được coi là thịnh hành với tần suất khoảng 26% Vào mùa mưa thịnh hành là Tây Nam hoặc Tây; Trong
đó gió Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất 37 - 50% so với gió Tây với tần suất 24 - 41% tháng 11 giao mùa gió thịnh hành theo hướng Tây Ngoài chế độ gió theo mùa, Kiên Giang còn có gió thổi theo ngày và đêm, đó là gió đất và gió biển, tốc độ trung bình 2,5 -
3 m/s
e Nắng
Kiên Giang có rất nhiều nắng, nằm trong vùng cao nhất toàn quốc Bức xạ mặt trời
là yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ, độ ẩm khu vực, mức độ bền vững khí quyển, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm Chế độ nắng làm ảnh hưởng đến lượng bốc hơi nước và các hoạt động lao động ngoài trời Số liệu về số giờ nắng tại khu vực dự án được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.4 Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
Trang 32Tháng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2020)
Kiên Giang ở vùng vĩ độ thấp, có độ dài của ngày lớn Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7 - 8 giờ/ngày Vào mùa mưa số giờ nắng trung bình 4 - 6 giờ/ngày
Số giờ nắng nhiều, nhiệt độ cao nên năng lượng bức xạ nhận được khá lớn, trung bình hàng năm là 130 - 150 kcal/cm2
f Thời tiết cực đoan
Kiên Giang nói chung và huyện Hòn Đất nói riêng có độ ẩm tương đối lớn, trong năm chỉ có 7 - 10 ngày có sương mù, chỉ vào các mùa khô vì mặt đất bị khô, trời ít mây
về đêm bị mất nhiệt nhanh gây nên sương mù vào sáng sớm
Huyện Hòn Đất không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lượng mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa Cơn bão số 5 (Linda) năm 1997
là cơn bão lớn nhất của khu vực Tốc độ gió lớn nhất đo được là 40 m/s ứng với cấp 13 vào ngày 03/11/1997 Cơn bão này gây thiệt hại lớn về người và của cho Kiên Giang và
Cà Mau
Nhìn chung khí hậu và thời tiết của huyện Hòn Đất có những thuận lợi cơ bản như
ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt độ dồi dào
2.1.1.3 Điều kiện thủy văn/hải văn
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kiên Giang thì đặc điểm thủy văn, thủy triều khu vực dự án như sau:
Đặc điểm thủy văn
Trang 33Khu vực thực hiện dự án thuộc vùng biển Tây có chế độ nhật triều không đều, biên
độ triều nhỏ dưới 1,0 m Hàng tháng có khoảng 2 - 3 ngày bán nhật triều vào các kỳ nước kém
Thủy văn khu vực dự án cũng như thủy văn trên địa bàn huyện Hòn Đất chịu sự chi phối bởi thủy triều biển Tây, chế độ mưa nội vùng, đặc điểm phân bố của mạng lưới sông
- kênh - rạch, đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng Chế độ thủy văn phân hóa sâu sắc theo mùa: Mùa khô và mùa mưa Chế độ thủy văn kết hợp với chất lượng nguồn nước ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, đặc biệt: Tình trạng chua phèn, biến động triều và xâm nhập mặn, lũ lụt, phù sa
Thủy triều và xâm nhập mặn
Chế độ thủy triều và tình trạng xâm nhập mặn các kênh rạch khu vực thực hiện dự
án mang tính chất chung như chế độ triều và xâm nhập mặn của hệ thống sông, kênh rạch trên địa bàn huyện Hòn Đất, cụ thể như sau:
- Thủy triều: Huyện Hòn Đất nằm trong khu vực bị ảnh hưởng của chế độ triều hỗn hợp thiên về nhật triều với biên độ triều thấp (80 - 100 cm), mực nước chân triều biến động ít (20 - 30 cm), nhưng mực nước đỉnh triều biến động nhiều (60 - 70 cm), chu kỳ triều khoảng 15 ngày, mực nước bình quân cao nhất thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng
1 và thấp nhất từ tháng 5 đến tháng 6 So với triều biển Đông với chế độ bán nhật triều không đều thì ảnh hưởng của triều biển Tây yếu hơn, mức độ xâm nhập mặn nhẹ hơn và
do thời gian duy trì mực nước thấp (chân triều) dài nên tiêu nước khá thuận lợi
- Xâm nhập mặn: Từ cuối tháng 12 trở đi, khi lưu lượng nước ngọt suy giảm, nước mặn xâm nhập vào nội vùng, mặn thường ảnh hưởng mạnh nhất vào tháng 4, nồng độ mặn có thể lên đến mức 17 - 25‰ Vấn đề đặt ra cho kiểm soát xâm nhập mặn ở Hòn Đất
là phải hạn chế xâm nhập mặn vào khu vực sản xuất nông nghiệp
Dự án nằm trong huyện Hòn Đất, do vậy hệ thống kênh rạch quanh khu vực dự án cũng chịu ảnh hưởng của thủy triều và xâm nhập mặn
2.1.4 Điều kiện kinh tế xã hội
Theo Báo cáo ngày 03 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân xã Mỹ Lâm về tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 thì điều kiện kinh
tế, xã hội của xã như sau:
2.1.4.1 Điều kiện kinh tế
a Về sản xuất nông nghiệp
Diện tích đã thu hoạch là 2.739 ha, năng suất bình quân 13,5 tấn/ha Ràu màu các loại phát triển ổn định
Về thủy sản: Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá nước ngọt vẫn duy trì 13 ha trong
đó các nước ngọt 4,2 ha; lúa cá 4 ha; tôm thẻ trắng 4,8 ha; cá nuôi vèo 60 vèo Đến nay thu hoạch 60 vèo cá sản lượng 12 tấn, 4,8 ha tôm bán thâm canh sản lượng 17 tấn, 4,2 ha
cá nước ngọt sản lượng 1,8 tấn, 4 ha lúa cá sản lượng 1,8 tấn
Trang 34Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn hiện có 13.175 con Tiêm ngừa gia súc, gia cầm được 21.505 liều Nhận cấp và cấp thuốc sát trùng 65 lít Kiểm soát giết
và thành lập đội xung kích trình UBND phê duyệt
b Địa chính - Giao thông xây dựng và môi trường
Bàn giao mặt bằng 04 công trình cầu đường giao thông nông thôn (Cầu kênh Ông Kiểm, Ngã Cái, Đường Ngã Cái, đường bờ đông bắc kênh cũ Tân Điền); 05 công trình thủy lợi (Cống thủy lợi Chợ Cầu số 3, nạo vét kênh 200, kênh chùa Phật Quang ấp Tân Hưng, kênh Tư Nhung ấp Mỹ Trung, sửa chữa đặt cống, bọng đường Kiên Hảo); 01 công trình di tích lịch sử cấp tỉnh (Bia tưởng niệm chiến thắng Sóc Xoài); 01 công trình điện lưới quốc gia (đặt trụ điện kênh Đê biển, tổ 16 ấp Mỹ Hưng)
Phối kết hợp nghiệm thu 1 tuyến đường GTNT (Đường bờ tây cầu số 3) và 04 công trình thủy lợi (Cống cuối kênh 20, Cống cuối kênh 40, Cống kênh 3 - kênh cũ, nạp vét kênh Ông Kiểm)
Kết hợp Chi cục Thủy lợi, phòng Nông nghiệp, Ban lãnh đạo ấp Mỹ Thạnh và Mỹ Bình tổ chức họp dân triển khai phương án, biện pháp thi công nạp vét kênh Kiên Hảo
c Xây dựng nông thôn mới
Triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới 2021, tiếp tục thực hiện các tuyến đường hoa Kiện toàn và đổi tên Ban quản lý Nông thôn mới thành Ban quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia Báo cáo giám sát thực hiện xây dựng nông thôn mới
2.1.4.2 Điều kiện về văn hóa xã hội
a Văn hóa - thông tin - thể thao
Duy trì phát sóng các cụm loa và phát loa di động thông báo treo cờ nước tết Dương Lịch và tết Nguyên Đán 2021; tham dự lễ hội kỷ niệm 59 năm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng Tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Thông báo treo cờ và tuyên truyền kỷ niệm ngày 30/4, 1/5… Tiếp tục thực hiện tuyên truyền người dân tham gia phòng chống dịch Covid-19 thực hiện theo 5K để phòng chống dịch được tốt hơn
Phối hợp thành viên ban an toàn giao thông, tuyên truyền công tác giữ gìn an ninh trật tự, không lấn chiếm long lề đường Vận động nhân dân chấp hành tháo dỡ các mái che và các công trình vi phạm theo quy định
Triển khai kế hoạch bình xét gia đình văn hóa, ấp văn hóa, đơn vị văn hóa trên địa bàn
b Về chính sách xã hội
Trang 35Tham mưu UBND xã ban hành quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận hộ nghèo Hộ cận nghèo năm 2021 cho 88 hộ nghèo; 156 hộ cận nghèo Đề nghị cấp 218 thẻ BHYT cho hộ nghèo, 516 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo Tổng hợp và báo cáo hộ có mức sống trung bình về Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Kết quả rà soát có 83 hộ,
278 nhân khẩu Rà soát, lập danh sách đề nghị hỗ trợ gạo cho hộ nghèo và cận nghèo
+ Bảo trợ xã hội:
Tổ chức thẩm định, họp xét và làm thủ tục đề nghị UBND huyện quyết định phê duyệt danh sách đề nghị hưởng trợ cấp xã hội cho 29 đối tượng khuyết tật, phối hợp với Hội người cao tuổi hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện 33 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp
xã hội đối với người đủ 80 tuổi; đồng thời đề nghị cấp 57 BHYT cho các đối tượng
Lập danh sách đề nghị hỗ trợ gao cho 524 đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 2047/QĐ-UBND ngày 22/8/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang
+ Lao động việc làm:
Giải quyết cho 570 lao động, trong đó làm việc trong tỉnh, làm việc ngoài tỉnh 200 Theo dõi và báo cáo kịp thời số lượng người lao động di chuyển về từ các tỉnh thành theo quy định Lập danh sách đề nghị hỗ trợ cho 1.447 người lao động khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 18/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang
c Về giáo dục
Các trường tổ chức tổng kết năm học 2020-2021 theo đúng quy định về công tác phòng chống dịch Quản lý cơ sở vật chất của trường trong thời gian nghỉ hè Các điểm trường khai giảng năm học 2021-2022 vào ngày 05/9 theo hình thức trực tuyến
d Về y tế, dân số gia đình và trẻ em
UBND xã chỉ đạo trạm y tế tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh và phân công trực 24/24 đảm bảo sức khỏe cho nhân dân trong và sau Tết nguyên đán Tân Sửu Tổng số khám và điều trị tại trạm và các cơ sở y tế tự nhân là 18.582 lượt người Tiêm ngừa bại liệt và cho trẻ uống vitamin A
Tình hình phòng chống dịch bệnh: 17 ca tiêu chảy, 12 tay chân miệng Ngoài ra trạm y tế còn quản lý một số bệnh xã hội như bệnh lao 07 ca, tâm thần 38 ca, HIV/AIDS
19 ca Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tháng hành động vì an toàn thực phẩm,
tổ chức kiểm tra 89 lượt với 75 hộ sản xuất kinh doanh, kết quả không có vi phạm
e Công tác phòng chống dịch Covid-19
Thành lập trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã có
31 thành viên; kiện toàn các tổ truy vết, tổ kiểm tra, xử lý, tổ Covid-19 cộng đồng và tổ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, tổ trưng dụng để thực hiện công tác phòng chống dịch, tổ giám sát cộng đồng 105 tổ có 518 thành viên
Trang 36Toàn xã có 120 ca nhiễm Covid-19, đã trị khỏi về địa phương 76 người, còn điều trị tập trung 14 người, điều trị tại nhà 30 người Tổng số F1 có 368 trường hợp, đã hoàn thành cách ly 239 trường hợp Tổng số F2 có 282 trường hợp, đã hoàn thành cách ly tại nhà 265 trường hợp
Triển khai kế hoạch và lập danh sách tiêm ngừa cho các đối tượng theo kế hoạch Thành lập tổ thẩm định đối tượng tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn xã Phân công cán bộ để hỗ trợ công tác tiêm ngừa toàn dân
Các hộ dân sinh sống trong khu vực thực hiện dự án chủ yếu làm nông nghiệp, ngư nghiệp, nhà cửa tạm bợ, thu nhập trung bình, việc đầu tư dự án sẽ giúp người dân có việc làm ổn định để nâng cao chất lượng cuộc sống
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
Dự án nằm trong khu vực biển cách bờ khoảng 1.500 m thuộc ấp Hưng Giang, xã
Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Hiện trạng nơi đầu tư dự án là khu vực biển trước đây đã được giao cho người dân nuôi trồng thủy sản, nhưng không hiệu quả Xung quanh dự án là các cơ sở nuôi trồng thủy sản khác
Tham khảo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt và không khí khu vực xung quanh dự án trên địa bàn huyện Hòn Đất trong các năm qua như sau:
a Môi trường không khí
Bảng 2.5 Kết quả phân tích, đo đạc môi trường không khí ngày 17/6/2019
Trang 37Giá tại ấp Phước Thạnh và ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên
Giang)
Ghi chú:
(-): Không có giá trị so sánh; KPH: Không phát hiện
K1: Trên bờ kênh Kiên Hảo đoạn giao với kênh Zero
K2: Trên bờ kênh Zero đoạn dự kiến xây dựng công trình thu
K3: Trên khu đất xây dựng dự án
QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn
Nhận xét:
Qua kết quả thu mẫu hiện trạng môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án cho thấy, môi trường không khí khu vực này còn khá tốt Tất cả các chỉ tiêu thu mẫu, đo đạc đều nằm trong ngưỡng cho phép của các quy chuẩn hiện hành hoặc không phát hiện Tham khảo số liệu quan trắc môi trường không khí định kỳ hàng năm từ năm 2019
và năm 2020 tại thị trấn Sóc Sơn, Hòn Đất (Ngã 3 đường đi An Giang và QL 80), tọa độ X-1119467; Y-556422 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang như sau:
Bảng 2.6 Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí tại thị trấn Sóc Sơn
Quý I Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II
Nhiệt độ 0C 29,9 30,6 30 30,5 33,3 30,4 -
Độ ẩm %rH 66 62 69 49 62 63 - Tốc độ gió m/s 0,3 0,31 0,6 0,24 0,3 0,4 - Bụi lơ lửng μg/m3 207 167 140 157 283 167 300
CO μg/m3 249,44 KPH 124,72 124,72 124,72 KPH 30.000 NO2 μg/m3 204,9 KPH KPH KPH KPH KPH 200 SO2 μg/m3 285,08 KPH 285,08 285,08 KPH KPH 350 H2S μg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 42* NH3 μg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 200* O3 μg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 200 Tiếng ồn dBA 72-76 64-68 67 - 70 69-70 69-72 63-65 70**
Trang 38b Môi trường nước
Bảng 2.7 Kết quả phân tích, đo đạc môi trường nước mặt ngày 17/6/2019
Trang 39(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy nước Bắc Rạch
Giá tại ấp Phước Thạnh và ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên
Giang)
Ghi chú:
(-): Không có giá trị so sánh
N1: Trên kênh Zero đoạn dự kiến xây dựng công trình thu của dự án
N2: Hợp lưu giữa kênh Kiên Hảo và kênh Zero
N3: Trên kênh Kiên Hảo cách đoạn giao với kênh Zero khoảng 200 m về phía thượng nguồn
N4: Trên kênh Kiên Hảo cách đoạn giao với kênh Zero khoảng 200 m về phía hạ nguồn
KPH: Không phát hiện
Nhận xét:
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên kênh Kiên Hảo và kênh Zero đoạn qua khu vực dự án cho thấy, chất lượng nước đầu vào khá tốt đa phần đạt QCVN 08-MT:2015/ BTNMT cột B1 cho mục đích thuỷ lợi, riêng tổng coliforms ở vị trí N1 và N3 vượt mức cho phép của quy chuẩn Nguyên nhân có thể là do nguồn nước trên các kênh bị nhiễm bẩn bởi chất thải sinh hoạt của các hộ dân sinh sống dọc hai bên bờ kênh phía thượng nguồn, hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất, trồng trọt khu vực xung quanh làm cho nguồn nước bị ô nhiễm
Tham khảo số liệu quan trắc môi trường nước lục địa định kỳ Quý I (tháng 3) và quý III (tháng 9) hàng năm từ năm 2018 đến năm 2020 trên kênh Ba Thê của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang tại vị trí là:
Bảng 2.8 Vị trí lấy mẫu môi trường nước
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1 được thể hiện như sau:
Trang 40Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu môi trường nước kênh Ba Thê