“CHIẾN THUẬT” LÀM BÀIĐẠTĐIỂMCAO Đề thi đại học môn vật lý trong hai năm gần đây vừa dài vừa khó, đòi hỏi thí sinh phải bén nhạy, có kỹ năng tính toán tốt thì mới có thể giải quyết hết được 50 câu hỏi làm thế nào để các bạn đạt được điểmcao mộn vật lý trong kỳ thi tuyển sinh? Khi ôn thi ĐH các bạn nên ôn theo từng chương, học kỹ phần lý thuyết của từng bài trong chương, đọc đi đọ c lại nhiều lần trong sách giáo khoa Vật lý 12 chuẩn, vì hai sách có thể bổ xung cho nhau. Có những chỗ sách này viết rõ hơn, đầy đủ hơn sách kia. Vừa đọc vừa nghiền nghẫm, vừa so sánh bài này với bài kia. Tôi biết là các bạn ngán học phần lý thuyết và thương cho rằng phần lý thuyết dễ chỉ cần nhớ lại chọn là xong. Các bạn phải biết là trong đề thi số câu lý thuyết cần nhớ là trả lời được chỉ có vài câu. Còn lại là những câu lý thuyết dạng vận dụng đòi hỏi các bạn phải hiểu kỹ phần lý thuyết, phải biết phân tích, biết so sánh và tổng hợp kiến thức thì mới có thể chọn đáp án được. do đó niếu không nắm vững phần lý thuyết các bạn sẽ bị dụ với các đáp án gần giống nhau hoặc mới đọc nghe có vẻ có lý nhưng thật ra đó là câu sai. Niếu các bạn không ôn kỹ phần lý thuyết chắn chắn không có điểm cao. Khi học công thức các bạn cần phải học hết các công thức trong sách giáo khoa và phải học thêm một số công thức phụ để việc giải toán được nhanh hơn. Các công thức phụ là các công thức được thiết lập trong phần bài tập và thường gặp trong đề thi nên các bạn sẽ học thuộc kết quả để sau này gặp và vận dụng ngay mà không cần chứ ng minh lại. Vào phòng thi, sau khi được phát đề thi các bạn sẽ có ít phút để đọc đề trước khi tính giờ làm bài. Trong thời gian này các bạn chỉ nên đọc các câu lý thuyết và niếu được thì sẵn sàng phương án trả lời. không nên đọc các câu toán. Sau khi bắt đầu tính giờ làm bài, muốn làm được số câu nhiều nhất theo “ chiến thuật” sau: - Bước 1: làm các câu lý thuyết, kể cả các câu lý thuyết trong phần riêng (phần tự chọn). hiện nay số câu lý thuyết có khoảng 12 câu trong tổng số 50 câu của đề tuyển sinh đại học. các bạn không nên làm theo thứ tự câu 1, câu 2, rồi đến câu 3… các bạn phai làm lý thuyết trước toán sau, câu dễ trước khó sau. - Bước 2: làm các câu toán thuộc dạng dễ, đơn giản, chỉ cần áp dung một hai công thức là ra kết quả. Ưu tiên cho các câu toán trong phần riêng trước vì đề thi mấy năm gần đây cho thấy các câu toán tron phần riêng thường dễ hơn các câu toán trong phần chung. - Bước 3: làm các câu toán còn lại. câu nào thì bạn giải trong 3 phút mà khôgn ra thì hãy gác lại, đánh dấu lại để nữa còn giờ thìlàm lại, sau đó phải làm câu khác ngay. Hiện nay các câu khó nhất thường nằm trong phần cơ và phần điện xoay chiều. - Bước 4: khi còn 10 phút chót các bạn hãy rà sót lại, xem câu nào chưa tô đáp án thì tô cho đủ. Dĩ nhiên là câu nào không giải được các bạn vẫn phải tô đáp án để hy vọng may thì đúng. Trong quá trình làm bàithi các bạn cần tránh những sai sót sau: - Khi gặp một câu toán khó, một số bạn thường cố gắng làm cho bằng được để khẳng định mình hay chỉ đơn giản là vì thích làm các câu khó. Bình thường làm như vậy không có gì sai, nhưng đây là bàithi trắc nghiệm, niếu quá 3 phút mà không ra thì bỏ ngay không để sa lầy ở một câu quá lâu. Vì các câu trắc nghiệm bằng điểm nhau nên các bạn có giải đúng một câu thật khó cũng chỉ được 0,2 điểm, bằng điểm 1 câu thật dễ, trong khi thời gian để giải câu khó có thể dùng để giải được 5 hoặc thậm chí 10 câu khác. Do đó, các bạn không được mất quá nhiều thời gian cho các câu khó. - Vì các bạn không làm theo thứ tự 1, 2, 3… nên khi tô vào phiếu trả lời các bạn hãy hết sức cẩn thận. tô cho đúng thứ tự câu vì chỉ cần sai lệch 1 câu thôi có thể kéo theo hàng loạt các câu khác - Khi giải toán cũng giống như khi chọn đáp án cần chú ý về đơn vị. Trong nhiều trường hợp đây là câu toán dễ nhưng vì các bạn sai đơn vị nên đáp số sai. Nhưng cũng có khi các đáp án giống nhau về con số nhưng khác đơn vị hay khác số mũ, các bạn phải đọc kỹ đáp án trước khi chọn. - Khi dò lại bàithi các bạn thường chỉ dò các câu toán mà ít chịu dò những câu lý thuyết nhanh hơn các câu toán nhiều, nó sẽ giúp các bạn tránh những cái sai không đáng có, do lúc đầu các bạn đọc quá nhanh, nhiều khi chưa đọc hết phần dẫn đã chọn đáp án rồi. Các bạn cũng cần lưu ý là niếu có một đáp án nào đó trong bốn đáp án A, B, C, D xuất hiện quá nhiều so với đáp án khác thì phải xem lại vì thông thường số các đáp án này gần bằng nhau. - Cuối cùng là một việc cực kỳ quan trọng trước khi nộp bài các bạn nhớ nhìn lại lần chót lần tô số báo danh và mã đề thi của các bạn có bị điểm 0 và bị loại cho dù hai bài còn lại điều điểm 10. Cách làm bàithi trắc nghiệm đại học và xử lý “bẫy” trong đề thi Hiện nay, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập. Một đề thi có thể được xem là khó với người này nhưng lại là dễ với người kia. Có bạn ra khỏi phòng thi hớn hở vì làm xong hết và cho rằng đề đơn giản nhưng sau đó khi ngã ngũ ra mới biết mình làm nhầm. Đề thi không đơn giản như vẻ ngoài của nó, nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy. Nhận diện nhanh câu dễ – câu khó Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Nếu là đề thi trắc nghiệm thì việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức, tuy nhiên như khối A, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. Ngoài một kiến thức vững vàng ra thì các thí sinh cần phải nhanh nhạy nắm bắt các câu để có thể phân bổ thời gian làmbài một cách hợp lý. Đọc kĩ câu hỏi Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng. . “CHIẾN THUẬT” LÀM BÀI ĐẠT ĐIỂM CAO Đề thi đại học môn vật lý trong hai năm gần đây vừa dài vừa khó, đòi hỏi thí sinh. khi nộp bài các bạn nhớ nhìn lại lần chót lần tô số báo danh và mã đề thi của các bạn có bị điểm 0 và bị loại cho dù hai bài còn lại điều điểm 10. Cách làm bài thi trắc. được 50 câu hỏi làm thế nào để các bạn đạt được điểm cao mộn vật lý trong kỳ thi tuyển sinh? Khi ôn thi ĐH các bạn nên ôn theo từng chương, học kỹ phần lý thuyết của từng bài trong chương,