Cách làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lý Để ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý đạt kết quả tốt, các bạn cần luyện giải thật kỹ các bài tập tự luận ở dạng cơ bản theo từng chủ đề
Trang 1Cách làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lý
Để ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý đạt kết quả tốt, các bạn cần luyện giải thật kỹ các bài tập tự luận ở dạng cơ bản theo từng chủ đề trong sách giáo khoa Và trong quá trình ôn tập, cần bám sát cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT vì nội dung đề thi sẽ xoay quanh những vấn đề nêu trong cấu trúc này
Theo cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Vật lý của Cục Khảo thí và kiểm định giáo dục (Bộ GD-ĐT) thì đề thi tốt nghiệp THPT gồm có 40 câu, trong
đó phần đề chung gồm 32 câu và phần riêng gồm 8 câu cho mỗi chương trình chuẩn hoặc nâng cao Đề thi tốt nghiệp THPT - Giáo dục thường xuyên cũng gồm 40 câu nhưng không có phần riêng Đề cho tuyển sinh ĐH – CĐ gồm 50 câu, 40 câu cho đề chung và 10 câu tự chọn theo phần riêng
Để ôn thi môn Lý hiệu quả, các bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Nhất thiết phải nắm vững nội dung của các phần nêu trong cấu trúc đề thi: Mặc dù yêu cầu ôn tập của Bộ là chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương
trình cấp THPT, nhưng thật ra tất cả câu hỏi của đề thi tốt nghiệp THPT đều dựa vào các nội dung cụ thể của chương trình 12
Trang 2- Ôn tập lý thuyết: Để đạt hiệu quả cao nhất, các bạn nên học thật kỹ lý
thuyết, không những các dạng câu hỏi ở mức độ vừa phải mà còn phải chịu khó học thuộc và tổng hợp được kiến thức Đối với câu hỏi trắc nghiệm về
lý thuyết, đề thi sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức
mà nếu bạn chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn Chẳng hạn: khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lý; các khái niệm dao động điều hòa, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, dao động riêng, dao động duy trì; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất
và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến điện; các hiện tượng tán sắc, giao thoa ánh sáng, hiện tượng quang điện, quang dẫn, hiện tượng phóng xạ
- Rèn luyện các dạng bài tập: Đối với trắc nghiệm, bạn nên mạnh dạn từ
bỏ các loại bài tập thuộc vào một trong ba điều sau:
1/ Đề bài quá dài, quá rườm rà hoặc hình vẽ phải mô tả phức tạp
2/ Bài giải cần quá nhiều giai đoạn biến đổi
3/ Kiến thức lý thuyết vật lý để giải bài tập không có trong nội dung sách giáo khoa và cấu trúc đề thi
Ngoài ra, khi làm bài, các bạn lưu ý cách làm bài thi trắc nghiệm môn Lý cũng như các môn thi trắc nghiệm nói chung là: Cần đọc kỹ câu hỏi, không
bỏ sót từ nào của phần dẫn để nắm thật chắc nội dung mà đề bài yêu cầu trả lời Cân nhắc để chọn đúng phương án trả lời Chú ý tới các từ phủ định như
“không”, “không đúng”, “sai” Phải đọc và xem xét hết cả bốn phương án trình bày a, b, c, d trong phần lựa chọn, tránh những trường hợp vừa đọc được một phương án đã cảm thấy đúng ngay và không đọc các phương án tiếp theo Tạm bỏ qua những câu khó để chuyển sang làm những câu khác
Trang 3"dễ hơn", rồi quay lại làm những câu đó sau Không bỏ sót hoặc để trống bất
kỳ câu nào Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời Không nên để trống một câu nào, “thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”, đừng
bỏ qua "dự đoán" trong việc chọn phương án trả lời