Giới thiệu chung về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thị xã đức phổ
Tên đơn vị
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thị xã Đức Phổ.
Trụ sở: 116 Phạm Văn Đồng, Phường Nguyễn Nghiêm, Thị xã Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi.
Vị trí
Là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc UBND thị xã Đức Phô, đơn vị này được giao quyền tự chủ về tổ chức và tài chính Với tư cách pháp nhân, đơn vị có con dấu riêng và được phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định pháp luật Đơn vị chịu sự chỉ đạo và quản lý của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã, đồng thời phải tuân thủ sự hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn từ các Sở, ngành và cơ quan có thẩm quyền.
Chức năng
Ủy ban nhân dân thị xã chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, tham mưu và triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tổ chức nhằm tạo quỹ đất phục vụ đấu giá và phát triển kinh tế xã hội Đồng thời, quản lý quyền sử dụng đất, đầu tư xây dựng hạ tầng và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng là những nhiệm vụ quan trọng trong việc định hình thị trường bất động sản.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1) Làm Chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao.
2) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật
3) Thực hiện quyền, nghĩa vụ củ Chủ đầu tư, Ban quản lý theo quy định của
Luật xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan
4) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định của pháp luật
5) Bàn giao công trình xây dựn hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kêt thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
6) Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ điều kiện hoạt động theo quy dinh của pháp luât hoặc thuê tư vấn giám sát công trình theo quy định Nhận ủy thác quản lý các dự án các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án đã được
7) Tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực đất đai.
8) Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về viên chức, người lao động; tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo định hiện hành về các lĩnh vực được giao.
9) Thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền khác do cấp có thẩm quyền giao theo quy định định của pháp luật.
Tổ chức bộ máy, biên chế
Ban Quản lý có Giám đốc và các Phó Giám đốc
1) Giám đốc là người đứng đầu Ban Quản lý; Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý; có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hộ đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã khi có yêu câu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị - xã hội thị xã giải quyết những vẫn vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý.
2) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác và Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban Quan lý và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc Ban Quản lý vắng mặt, mộ Phó Giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm điều hành hoạy động của Ban Quản lý.
3) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xãQuyết định theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền phân cấp.
Các phòng chuyên môn,nghiệp vụ
1) Ban Quản lý có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, gồm:
Phòng Quản lý dự án.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
Phòng Bồi thường, giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất.
2) Chức năng nhiệm vụ của Phòng chuyên môn, nghiệp vụ do Giám đốcBan Quản lý quy định theo Quy chế này và theo quy dinh của pháp luật;viêc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luuật, cho từ chức đối vớiTrưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ do Giám đốcBan Quản lý quyết định theo quy định của pháp luật
Chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý dự án
Phòng Quản lý dự án có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Giám đốc Ban Quản lý trong quản lý và tổ chức thực hiện các dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành Phòng chịu trách nhiệm quản lý các dự án do Ban quản lý làm chủ đầu tư hoặc đại diện cho chủ đầu tư, cũng như giám sát thi công xây dựng công trình Ngoài ra, Phòng còn thực hiện một số chức năng khác theo sự phân công của Giám đốc.
1) Lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án; trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, 5 năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.
2) Lập hồ sơ điều chỉnh thực hiện công trình dự án (nếu có).
3) Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ và các công việc có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác.
4) Tham mưu lựa chọn nhà thầu tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án;
5) Chủ động phối hợp phòng Bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất lập kế hoạch sử dụng đất của công trình, dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
6) Thực hiện công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng.
7) Thực hiện chức năng Phòng thường trực của các Tổ thẩm định do Giám đốc Ban Quản lý thành lập: Thẩm định hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; Thẩm định nội bộ đề xuất chủ trương đầu tư; Thẩm định báo cáo KTKT xây dựng hoặc thiết kế BVTC và dự toán (theo phân cấp).
8) Lập các báo cáo: Giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư các công trình, dự án; Công tác đấu thầu; Công tác chuẩn bị đầu tư.
9) Kiểm tra, giám sát quản lý chất lượng công trình xây dựng của Ban quản lý thực hiện.
10) Kiểm tra biện pháp thi công và tiến độ thi công, biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động chi tiết.
11) Giám sát thực hiện dự án; Đôn đốc quá trình thực hiện dự án; Lập báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện dự án.
12) Tổ chức nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành, giải ngân theo tiến độ dự án.
13) Kiểm tra các hạng mục công trình; Tổ chức nghiệm thu các hạng mục, giai đoạn thi công công trình.
14) Bàn giao công trình đưa vào sử dụng; Lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ hoàn công công trình, dự án; Quản lý, lưu trữ hồ sơ hoàn thành của tất cả các công trình, dự án theo quy định
15) Theo dõi chất lượng các hạng mục công trình sau khi công trình được đưa vào sử dụng trong thời hạn bảo hành công trình.
16) Quản lý dự án của các Chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác do Giám đốc Ban Quản lý quyết định.
17) Giám sát thi công xây dựng công trình và các hoạt động tư vấn đầu tư khác theo điều kiện năng lực hoạt động và quy định của pháp luật.
18) Chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị thuộc lĩnh vực được phân công.
19) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản thuộc Phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo về các lĩnh vực công tác được giao theo quy định hiện hành.
20) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban Quản lý giao.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban Quản lý thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và kế hoạch của UBND thị xã, đồng thời đảm bảo công tác thông tin và báo cáo định kỳ cũng như đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
1) Quản lý, sử dụng tài sản, nhân sự và các nguồn lực khác do Ban Quản lý giao để thực hiện nhiệm vụ.
2) Tham dự các hội nghị, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, quy định của Ban Quản lý có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Phòng.
3) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Ban Quản lý phân công,
Trưởng phòng Quản lý dự án có trách nhiệm triển khai các quy định về chức năng và nhiệm vụ, đồng thời phân công nhiệm vụ cho viên chức và người lao động trong Phòng, đảm bảo phù hợp với quy chế tổ chức hoạt động của Ban Quản lý.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kế hoạch - Tổng hợp
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc Ban Quản lý trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động của đơn vị Phòng cũng đảm nhận công tác đầu tư xây dựng cơ bản, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, và giải phóng mặt bằng cho các dự án trong thị xã Ngoài ra, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp còn chịu trách nhiệm tạo lập, quản lý và phát triển quỹ đất.
1) Lập kế hoạch công tác tháng, quý, năm.
2) Báo cáo tiến độ thực hiện các công trình, dự án định kỳ theo tháng, quý, năm.
3) Tham mưu đề xuất công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đối với viên chức, người lao động trong đơn vị Tham mưu, đề xuất với Giám đốc Ban Quản lý bố trí, phân công, điều chuyển viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi của Phòng.
4) Tổng hợp, báo cáo UBND thị xã việc thực hiện nhận xét, đánh giá viên chức, người lao động hàng năm.
5) Kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu chính xác, đúng nguyên tắc.
6) Phân tích tình hình, tổng hợp báo cáo đánh giá, tổng kết lĩnh vực tham mưu;
7) Chuẩn bị nơi làm việc phục vụ các cuộc họp của đơn vị, cuộc họp mở thầu, thương thảo ký kết hợp đồng.
8) Lập tờ trình đề nghị giao kế hoạch vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn các công trình, dự án.
9) Lập chứng từ tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư, theo dõi, báo cáo công tác giải ngân vốn đầu tư.
10) Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và quyết toán vốn đầu tư hàng năm của các công trình, dự án.
11) Quản lý chi phí, hoàn ứng chi phí giải phóng mặt bằng.
12) Phối hợp với phòng Bồi thường và giải phóng mặt bằng chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
13) Lập, đề xuất, trình UBND thị xã phê duyệt dự toán kinh phí hoạt động
14) Thực hiện nhiệm vụ chi cho con người, chi cho công việc theo đúng quy định hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
15) Lập hồ sơ, chứng từ theo nguyên tắc tài chính, đối chiếu sổ sách thủ quỹ, kế toán.
16) Xử lý các văn bản trên phần mềm tác nghiệp; tổng hợp, phân tích số liệu trên phần mềm kế toán.
17) Xây dựng các báo cáo công tác tài chính, kế toán;
18) Giao dịch với tài chính, kho bạc, ngân hàng, bảo hiểm xã hội.
19) Giữ tiền mặt, thực hiện thu - chi tiền mặt tại đơn vị.
20) Thiết lập hồ sơ, sổ sách, chứng từ theo đúng quy định, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ khi xuất, nhập tiền từ quỹ.
21) Theo dõi phần mềm quản lý văn bản, tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đến, phát thành văn bản đi; quản lý văn bản đi, đến, sắp xếp hồ sơ công việc.
22) Báo cáo công tác văn thư lưu trữ theo quy định.
23) Quản lý con dấu của đơn vị.
24) Quản lý kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu; cơ sở vật chất của đơn vị.
25) Hướng dẫn viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị thiết lập hồ sơ công việc phục vụ công tác lưu trữ tài liệu.
26) Quản lý, lưu trữ hồ sơ công chức, viên chức, người lao động của Ban
27) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản thuộc Phòng theo quy định của Pháp luật.
28) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Ban quản lý giao.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và kế hoạch của UBND thị xã Đồng thời, đơn vị cần thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
1) Quản lý nhân sự, sử dụng tài sản và các nguồn lực khác do Ban Quản lý giao để thực hiện nhiệm vụ;
2) Yêu cầu Trưởng các Phòng báo cáo chuyên đề theo nội dung chỉ đạo của
Giám đốc Ban Quản lý và cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
3) Tham dự các hội nghị, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, quy định của Ban Quản lý có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Phòng;
4) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Ban Quản lý giao, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp tổ chức triển khai quy định về chức năng,nhiệm vụ; thực hiện phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động thuộc Phòng phù hợp với quy chế tổ chức hoạt động của Ban Quản lý
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất
Phòng Bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Ban Quản lý trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng cho các dự án tại thị xã Phòng cũng quản lý quỹ đất được giao, thực hiện thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt Ngoài ra, phòng còn đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất, nhận chuyển nhượng đất từ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, quản lý quỹ đất đã giải phóng nhưng chưa có dự án đầu tư, và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
1) Xây dựng kế hoạch công tác giải phóng mặt bằng các dự án.
2) Tham gia, hướng dẫn tổ công tác giải phóng mặt bằng của các xã, phường khi thực hiện các kế hoạch công tác giải phóng các dự án.
3) Tổ chức triển khai, kiểm soát, đôn đốc thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng các dự án.
4) Phối hợp các phòng ban ngành của thị xã, các chủ đầu tư và UBND các xã, phường tuyên truyền, giải thích chế độ chính sách, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân thuộc diện giải phóng mặt bằng.
5) Thực hiện các trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
6) Thực hiện các dịch vụ trong việc giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
7) Tổng hợp ý kiến phản ánh về các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng để nghiên cứu, đề xuất cấp trên.
8) Lập, kiểm tra, trình thẩm định, phê duyệt phương án cụ thể; tham mưu ban hành quyết định chi trả bồi thường, hỗ trợ; Thực hiện nhiệm vụ chi trả, thanh quyết toán kinh phí chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
9) Phối hợp với phòng Kế hoạch – Tổng hợp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
10) Thực hiện việc lưu trữ tất cả các hồ sơ về công tác bồi thường, hồ sơ chi trả của các dự án do Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ bồi thường.
11) Lập kế hoạch quản lý quỹ đất; tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp có thẩm quyền.
12) Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
13) Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ khi nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
14) Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
15) Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã thu hồi thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thị xã Đức Phổ.
16) Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
17) Lập phương án sử dụng, khai thác quỹ đất được giao quản lý.
18) Tham mưu văn bản giải quyết nội dung đơn thư, kiến nghị, khiếu nại theo đúng quy định.
19) Phân tích tình hình, tổng hợp báo cáo đánh giá, tổng kết lĩnh vực tham mưu.
20) Kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu chính xác, đúng nguyên tắc.
21) Chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị thuộc nhiệm vụ của phòng.
22) Quản lý viên chức, người lao động và tài sản thuộc Phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo về các lĩnh vực công tác được giao theo quy định hiện hành.
23) Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Ban Quản lý giao.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo, định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định
1) Quản lý, sử dụng tài sản, nhân sự và các nguồn lực khác do Ban Quản lý giao để thực hiện nhiệm vụ.
2) Tham dự các hội nghị, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các quy chế, quy định của Ban Quản lý có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Phòng;
3) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Giám đốc Ban Quản lý phân công,Trưởng phòng Bồi thường, giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ; thực hiện phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động thuộc Phòng phù hợp với quy chế tổ chức hoạt động của Ban quản lý.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ THỰC TẬP
Giới thiệu chủ đầu tư, tên công trình
Xây dựng 12 phòng học Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.
Phường Nguyễn Nghiêm – Thị xã Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Thị xã Đức Phổ.
Hình thức, nội dung và qui mô đầu tư
II.1 Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư: Xây mới II.2 Cấp công trình
Công trình thuộc cấp III II.3 Quy mô đầu tư, giải pháp kỹ thuật
II.3.1 Quy mô đầu tư:
1) Nhà lớp học 12 phòng 3 tầng:
Nhà cấp III có thiết kế cao 3 tầng với diện tích xây dựng 612,5m² và tổng diện tích sàn đạt 1850m² Chiều cao mỗi tầng là 3,6m, trong khi chiều cao công trình đến đỉnh mái là 12,9m so với cốt 0.00 Ngoài ra, chân công trình được xây dựng cao 0,45m so với cao trình sân nền hiện trạng.
Kết cấu chính: Móng, cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác
Công trình được thiết kế với sức chịu lực 200, bao gồm móng tường xây bằng đá chẻ và tường xây gạch không nung bao che Xà gồ được làm từ thép mạ kẽm, trong khi mái lợp bằng tôn sóng vuông Nền được lát gạch ceramic, cùng với cửa đi và cửa sổ bằng nhôm kính Tường được bả matit và sơn hoàn thiện với 3 lớp (1 lớp lót và 2 lớp phủ).
Hệ thống điện, hệ thống chống sét, hệ thống phòng cháy chữa cháy trong và ngoài nhà.
Kết cấu chính: Dầm, sàn, tường bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác
Hệ thống nước cấp dùng nước hiện có.
Kết cấu: Móng, cột, dầm, sàn bằng Bê tông cốt thép đá 1x2 mác 200 chịu lực;
Tường xây gạch không nung 7.5*11.5*17.5 vxm M75 bao che;
Mái lợp tôn sóng thẳng dày 0.45mm xà gồ thép C100*50*10 dày 2.4mm;
Nền, sàn lát gạch Ceramic chống trượt 600*600;
Cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhôm kính;
Tường bả matic, lăn sơn nước hoàn thiện;
Hệ thống cấp điện trong nhà;
Hệ thống cấp, thoát nước;
Hệ thống PCCC trong và ngoài nhà.
Thiết kế kết cấu hệ khung, sàn bê tông cốt thép chịu lực; Hệ móng đơn bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đất tự nhiên.
Móng bó nền xây đá chẻ; Kết cấu chính sử dụng bê tông đá 1x2 mác
200 Cốt thép sử dụng thép thép CB 300V, CB 240T.
* Giải pháp điện chiếu sáng:
Sử dụng nguồn điện 220/380V sẵn có của nhà trường, dẫn vào công trình bằng cáp ngầm.
Thiết kế chiếu sáng nhân tạo tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn hiện hành.
Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà: Dùng Đèn Tube Led 1.2/220V/2*18W.
Điện chiếu sáng hành lang và sảnh: Sử dụng đèn Led ốp trần 14W D270.
Thông gió tự nhiên là chủ yếu.
Ngoài ra còn sử dụng biện pháp thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt treo tường…
* Giải pháp về 1phòng chống cháy:
Theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ban hành ngày 24/11/2020, Chính phủ đã quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, đồng thời bổ sung một số điều mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với các tình huống cháy nổ.
Giải pháp PCCC ngoài nhà:
Bố trí trụ cấp nước chữa cháy 02 họng ra D65
Bố trí trụ tiếp nước chữa cháy 02 họng ra D65
Bố trí tủ chứa cháy ngoài nhà có trang bị lăng phun D19 và cuộn vòi D65,
Ống cấp nước từ máy bơm bằng ống thép tráng kẽm D114
Giải pháp PCCC trong nhà:
Bố trí đầu báo cháy khói lắp đặt sát trần và cách bóng đèn và phía ngoài cánh quạt.
Cáp tín hiệu báo cháy chống nhiểu có tiết diện 2x0.5mm2, luồn trong ống nhựa bảo vệ đi ngầm.
Nút ấn báo cháy đặt cạnh cầu thang cách nền h=1,5m
Tủ trung tâm báo cháy đặt ngay chân cầu thang bộ nơi có bố trí bàn bảo vệ 24/24
Phương tiện chống cháy xách tay gồm bình MFZL4 và bình khí CO2 MT3, bộ nội quy tiêu lệnh PCCC.
II.3.2 Đặc điểm công trình, yêu cầu kỹ thuật.
Công tình gồm có 3 tầng, chiều cao 12,9 m, diện tích 45x16m.
Thi công sử dụng các biện pháp phổ biến hiện nay như thi công hệ chống bằng sắt, dùng ván khuông nhựa và gỗ…
Thi công đúng theo yêu cầu của bản vẽ, đúng tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng công trình và đảm bảo an toàn cho công nhân.
BÁO CÁO THỰC TẾ QUÁ TRÌNH THI CÔNG
Nhật kí thi công
Ngày 20/6/2022: Dựng láng trại, dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị thi công
Ngày 21/6/2022: Thi công đào đất móng trục A-B/1-12
Ngày 22/6/2022: Thi công đào đất móng trục A-B/1-12; móng sảnh; gia công cốt thép móng
Ngày 23/6/2022: gia công cốt thép móng, GCLD ván khuôn bê tông lót hố móng trục A-B/1-12; móng trụ sảnh.
Ngày 24/6/2022: Đổ bê tông lót hố móng trục A-B/1-12; móng trụ sảnh; gia công cốt thép móng
Ngày 25/6/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép móng trục
Ngày 26/6/2022: Đổ bê tông móng trục A-B/1-12; trụ sảnh
Ngày 27/6/2022: Bảo dưỡng bê tông móng trục A-B/1-12; trụ sảnh;
GCLD ván khuôn cổ cột trục A-B/1-12; Đào đất móng trục C-D/1-12
Ngày 28/6/2022: Đổ bê tông cổ cột trục A-B/1-12/trụ sảnh; Đào đất móng trục C-D/1-12; đào đất bể nước ngầm PCCC.
Ngày 29/6/2022: gia công cốt thép, GCLD ván khuôn bê tông lót hố móng trục C-D; 1-12; đào đất bể nước ngầm PCCC.
Ngày 30/6/2022: Đổ bê tông lót hố móng trục C-D/1-12; gia công cốt thép móng, cổ cột; GCLD ván khuôn bê tông lót bể nước PCCC.
Ngày 1/7/2022: gia công cốt thép, ván khuôn móng trục C-D/1-12; đổ bê tông lót bể nước PCCC.
Ngày 2/7/2022: gia công cốt thép, ván khuôn móng trục C-D/1-12; gia công cốt thép đáy bể và thành bể nước PCCC.
Ngày 3/7/2022: Đổ bê tông móng trục C-D/1-12; gia công cốt thép đáy bể và thành bể nước PCCC.
Ngày 4/7/2022: Bảo dưỡng bê tông móng trục C-D/1-12; gia công ván khuôn, cốt thép cổ cột trục C-D/1-12; gia công cốt thép đáy bể và thành bể nước PCCC.
Ngày 5/7/2022: đổ bê tông cổ cột trục C-D/1-12; gia công cốt thép đáy bể và thành bể nước PCCC.
Ngày 6/7/2022: Lấp đất hố móng trục A-B/1-12, trụ sảnh, đầm chặt
0.9 Gia công cốt thép đáy bể và thành bể nước PCCC.
Ngày 7/7/2022: Lấp đất hố móng trục A-B/1-12, trụ sảnh, đầm chặt
0.9 Gia công cốt thép đáy bể và thành bể nước PCCC.
Ngày 8/7/2022: Xây móng đá trục A; lấp đất hố móng trục C-D/1-12;
Ngày 9/7/2022: Xây móng đá trục C; gia công cốt thép dầm móng; Đổ bê tông đáy bể nước PCCC.
Ngày 10/7/2022: Gia công cốt thép dầm móng, bảo dưỡng bê tông đáy bể nước
Ngày 11/7/2022: Gia công cốt thép, ván khuôn dầm móng; Gia công cốt thép, ván khuôn thành bể nước ngầm PCCC
Ngày 12/7/2022: Gia công cốt thép, ván khuôn dầm móng; Gia công cốt thép, ván khuôn thành bể nước ngầm PCCC
Ngày 13/7/2022: Đổ bê tông dầm móng mac 200; Gia công cốt thép, ván khuôn thành bể nước ngầm PCCC
Vào ngày 14/7/2022, công việc bảo dưỡng bê tông dầm móng được thực hiện, cùng với việc đắp cát nền và tưới nước để đầm chặt Đồng thời, tiến hành gia công và lắp dựng thép cột cho Tầng 1, cũng như gia công cốt thép và ván khuôn cho bể nước ngầm phục vụ PCCC.
Ngày 15/7/2022: Đổ bê tông nền nhà; lắp dựng ván khuôn cột Tầng
1; lắp ván khuông thành bể nước
Ngày 16/7/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn cột Tầng 1; lắp ván khuông thành bể nước
Ngày 17/7/2022: Đổ bê tông cột Tầng 1; lắp ván khuông thành bể nước
Ngày 18/7/2022: Bảo dưỡng bê tông cột Tầng 1; xây tường gạch không nung tầng 1; lắp ván khuông thành bể nước
Ngày 19/7/2022: xây tường gạch không nung tầng 1; GCLD ván khuôn, cốt thép cầu thang tầng 1 lên tầng 2; lắp ván khuông thành bể nước.
Ngày 20/7/2022: xây tường gạch không nung tầng 1; GCLD ván khuôn, cốt thép cầu thang tầng 1 lên tầng 2; Đổ bê tông thành bể nước.
Ngày 21/7/2022: Đổ bê tông cầu thang tầng 1 lên tầng 2; GCLD ván khuôn lanh tô ô văng tầng 1; bảo dưỡng bê tông thành bể nước PCCC
Ngày 22/7/2022: đổ bê tông lanh tô ô văng tầng 1; bảo dưỡng bê tông cầu thang
Ngày 23/7/2022: Dọn dẹp vệ sinh và chống thấm đấy bể nước, xây tường tầng 1.
Ngày 24/7/2022: Dọn dẹp vệ sinh và chống thấm đấy bể nước, xây tường tầng 1.
Ngày 26/7/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng2; chống thấm bể nước PCCC.
Ngày 27/7/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng2, gia công cốt thép dầm sàn tầng 2; chống thấm bể nước PCCC.
Ngày 28/7/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng2, gia công cốt thép dầm sàn tầng 2; chống thấm bể nước PCCC.
Ngày 29/7/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng2, gia công cốt thép dầm sàn tầng 2; chống thấm bể nước PCCC.
Ngày 30/7/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng2, gia công cốt thép dầm sàn tầng 2; trát thành bể nước PCCC.
Ngày 01/8/2022: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng2, gia công lắp dựng cốt thép dầm sàn tầng 2; trát thành bể nước PCCC.
Vào ngày 02/08/2022, công việc gia công lắp dựng ván khuôn và cốt thép cho dầm sàn tầng 2 được thực hiện, cùng với việc lắp đặt ống nhựa bảo hộ cho dây điện âm sàn Ngoài ra, cũng tiến hành trát thành bể nước phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Vào ngày 03/08/2022, công trình tiến hành gia công lắp dựng ván khuôn và cốt thép cho dầm sàn tầng 2, đồng thời lắp đặt ống nhựa bảo hộ cho dây điện âm sàn và thực hiện trát thành bể nước phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Vào ngày 04/08/2022, công việc gia công lắp dựng ván khuôn và cốt thép cho dầm sàn tầng 2 đã được thực hiện, cùng với việc lắp đặt ống nhựa bảo hộ cho dây điện âm sàn Ngoài ra, tiến hành trát thành bể nước PCCC cũng đã được hoàn thành.
Vào ngày 05/08/2022, các hoạt động thi công bao gồm lắp dựng ván khuôn và cốt thép cho dầm sàn tầng 2, lắp đặt ống nhựa bảo hộ cho dây điện âm sàn, cũng như tiến hành láng nền đáy bể nước phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Ngày 06/8/2022: Đổ bê tông dầm sàn tầng 2; lấy mẫu thí nghiệm; bảo dưỡng bê tông dầm sàn tầng 2, láng nền đáy bể nước PCCC.
Ngày 07/8/2022: Tưới bảo dưỡng bê tông dầm sàn tầng 2; gia công lắp dựng cốt thép ván khuôn cột tầng 2, láng nền đáy bể nước PCCC.
Ngày 08/8/2022: Tưới bảo dưỡng bê tông dầm sàn tầng 2; gia công lắp dựng cốt thép ván khuôn cột tầng 2, láng nền đáy bể nước PCCC.
Ngày 09/8/2022: gia công lắp dựng cốt thép ván khuôn cột tầng 2, láng nền đáy bể nước PCCC.
Ngày 10/8/2022: Đổ bê tông cột tầng 2, gia công lắp dụng ván khuôn, cốt thép dầm sàn nắp bể nước PCCC.
Ngày 11/8/2022: Xây tường tầng 2 bằng gạch không nung, gia công lắp dụng ván khuôn, cốt thép dầm sàn nắp bể nước PCCC.
Thi công các hạng mục công trình
II.1 Đọc, hiểu bản vẽ thi công
II.1.1 Thông tinh công trình:
Tên công trình: Xây dựng 12 phòng học Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.
Địa điểm : Phường Nguyễn Nghiêm – Thị xã Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
Đơn vị thiết kế : Công ty TNH MTV Nhất Bảo An.
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thị xã Đức Phổ.
Đơn vị giám sát: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất thị xã Đức Phổ
Đơn vị thi công: Công ty TNHH Bách Bằng.
II.1.2 Đọc hồ sơ thiết kế
Các bước đọc bản vẽ để đưa công trình ra thi công:
Đọc thông tin về thiết kế nhằm xác định loại công trình, quy mô công trình,và mục đích sữ dụng của nó.
Đọc mặt bằng tổng thể, mặt bằng chi tiết để xác định vị trí, tương quan giữa công trình cần xây dựng và mặt bằng hiện trạng.
Đọc các bản vẽ theo trình tự thi công từ móng đến mái, từ khi bắt đầu tới khi hoàn thiện
Đưa ra được các biện pháp thi công hợp lý cho công trình
Trong quá trình đọc các bản vẽ cần kết hợp các bản vẽ để có cái nhìn dễ dàng và đúng đắn hơn về công trình.
Khi thi công cần bám sát vào bản vẽ để thi công đúng và giám sát các đơn vị thực hiện
Khi phát hiện có sai sót, không hợp lý về bản vẽ thì cần báo cáo với cấp trên để kịp thời điều chỉnh.
II.2 Thi công phần móng
Công tác đào đất thực hiện các công tác sau:
Kiểm tra chiều sâu cốt đáy hố đào (bằng máy thuỷ bình).
Kiểm tra kích thước hố đào (bằng máy trác đạc và thước).
Kiểm tra chiều sâu hố đào phải tới lớp sét hoặc sét pha màu nâu.
Kiểm tra mái dốc của taluy đảm bảo theo yêu cầu của từng địa chất công trình (đảm bảo độ ổn định của mái đất).
Giám sát công tác vận chuyển đất theo đúng quy định của BQLDA vào bãi đất thải của khu đất dự án.
Kiểm tra so sánh khối lượng đào đất thực tế và khối lượng đào đất theo thiết kế.
Công tác đầm đất thực hiện các công tác sau:
Kiểm tra chiều sâu cốt đáy hố đào (bằng máy thuỷ bình).
Kiểm tra chiều dày từng lớp đệm theo yêu cầu thiết kế.
Giám sát quá trình đầm đất theo yêu cầu của thiết kế.
Giám sát đơn vị thí nghiệm trong quá trình lấy mẫu và thí nghiệm bàn nén là nhiệm vụ quan trọng, cần tuân thủ theo đề cương đã được thiết kế bởi tư vấn viên (TV), giám sát (TVGS), chủ đầu tư và các bên liên quan phê duyệt.
Công tác dọn dẹp mặt bằng trước khi định vị móng và đào đất
Công tác GCLD ván khuôn, cốt thép móng, kiểm tra cos móng và đổ bê tống móng
Công tác lấp đất và đầm đất
II.3 Thi công phần thân
II.3.1 Công tác ván khuôn: Yêu cầu kỹ thuật:
Ván khuôn và giàn giáo phải đảm bảo độ cứng và ổn định, đồng thời dễ dàng tháo lắp Điều này giúp không gây khó khăn cho quá trình đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Ván khuôn phải được đóng kín, ngăn ngừa mất nước của bê tông.
Ván khuôn và giàn giáo cần được gia công, lắp dựng đúng hình dáng và kích thước thiết kế.
Bề mặt ván khuôn cột, vách cần được xử lý tránh hiện tượng bám dính của bê tông (có thể lăn nhớt, )
Ván khuôn thành dầm biên cần được lắp dựng một cách hợp lý để có thể tháo dỡ sớm mà không làm ảnh hưởng đến các phần ván khuôn và giàn giáo còn lại, đảm bảo an toàn cho công trình.
Cây chống giàn giáo cần được đặt vững chắc trên nền cứng để đảm bảo không bị trượt hay biến dạng khi chịu tải trọng Điều này rất quan trọng trong quá trình đổ bê tông nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả công việc.
Ván khuôn phải đảm bảo không bị cong vênh và mất ổn định trong quá trình đổ bê tông.
Cây chống đảm bảo ổn định khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình đổ bê tông.
Trong quá trình lắp dựng ván khuôn, cần tạo một số lỗ ở phía dưới để dễ dàng vệ sinh mặt ván khuôn Trước khi đổ bê tông, các lỗ này sẽ được bịt kín lại.
II.3.2 Các bước thực hiện:
Ván khuôn dầm, sàn được gia công sẵn, sử dụng cây chống làm hệ chống đỡ đáy dầm, sàn.
Trước khi lắp dựng ván khuôn tiến hành định vị tim trục và cao độ dầm sàn.
Để thi công dầm, trước tiên cần lắp dựng coppha đáy dầm, sau đó tiến hành lắp dựng thành dầm Việc sử dụng xà gồ thép giúp cố định vị trí và giữ ổn định cho ván khuôn dầm.
Cột chống dầm, sàn chạy dọc theo chống đỡ dầm cường tại tim đáy dầm, và dưới xà gồ đỡ ván khuôn sàn.
Sau khi lắp dựng ván khuôn dầm sàn, kiểm tra lại theo bản vẽ thiết kế.
1) Thi công ván khuôn dầm:
Lưu ý trong quá trình thi công
Ván khuôn dầm gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy liên kết với nhau bằng hệ gông,thanh chống xiên ,chống đứng và đinh tán.
Khi thi công, việc xác định chính xác tim trục các dầm là rất quan trọng để bố trí ván khuôn hợp lý Cần kiểm tra ván khuôn một cách kỹ lưỡng trước khi lắp đặt và đảm bảo bịt kín các khe hở giữa các ván khuôn để đảm bảo chất lượng công trình.
2) Thi công ván khuôn cột:
Lưu ý trong quá trình thi công
Ván khuôn cột được đo,cắt đóng thành hộp đúng theo kích thước thiết kế (hộp chia làm 2 phần có khe đổ bê tông cách đáy khoảng 1.5m)
Các mặt ván khuôn ghép với nhau phải kín tránh hiện tượng chảy nước xi
Tiến hành gia cố kĩ ở đáy cột để tránh thoát nước xi măng và bung ván khi thực hiện đầm rung.
Các cột có kích thước lớn tiến hành gông cột tránh gây hiện tượng bung hay phìn cột khi đổ bê tông.
Các thanh cột chống được chống theo thiết kế (khoảng 45o)
Ván khuôn cột đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và tạo bề mặt cho cột, đồng thời đảm bảo độ nghiêng chính xác Việc cân và dọi ván khuôn cột một cách chính xác là cần thiết để tránh sai lệch, từ đó giảm thiểu khó khăn cho các công tác thi công sau này.
Xác định chính xác vị trí,tim trục của cột
Để đảm bảo sự ổn định cho cột trước và sau khi đổ bê tông, cần bố trí các thanh chống một cách hợp lý và chắc chắn Việc này không chỉ giúp tránh gây trở ngại trong quá trình thi công mà còn tận dụng tối đa các thanh chống sẵn có.
Quá trình xây dựng bao gồm nhiều công việc quan trọng như vận chuyển vật liệu, lắp dàn giáo, căng dây mực, và đặt gạch lên tường Các công đoạn khác bao gồm chuyển và rải vữa, chặt và đẽo gạch, cũng như miết mạch và kiểm tra kích thước cũng như độ chính xác của khối xây Trong đó, công việc căng dây mực xây gạch ở mép trong và ngoài tường, cùng với việc kiểm tra độ chính xác của khối xây, sẽ được thực hiện bởi thợ chính.
Khối xây cần đảm bảo không bị trùng mạch, chiều ngang phải bằng phẳng và chiều đứng phải thẳng Mặt khối xây cần phẳng, không lồi lõm hay nghiêng lệch Các góc phải vuông, sắc cạnh, và khối xây phải đặc chắc.
Mạch vữa cần phải đầy đặn, không có chỗ rỗng, với chiều dày mạch vữa ngang và đứng không vượt quá 15mm và không nhỏ hơn 8mm Trước khi xây, gạch cần được tưới nước để tránh việc hút mất nước của vữa, từ đó đảm bảo sự liên kết tốt nhất.
Xây 05 dọc 01 ngang Theo phương pháp này cứ đặt 05 hàng gạch dọc lại đặt
01 một hàng gạch ngang đối với tường xây dày 200mm.
Công tác xây tường được chia thành ba đợt: đợt thứ nhất từ mặt sàn đến độ cao 1.00-1.20m, đợt thứ hai từ 1.20m đến 2.00-2.40m, và đợt thứ ba hoàn thiện đến chiều cao tầng Sau khi hoàn thành việc xây dựng, cần tưới nước bảo dưỡng trong 3 ngày để đảm bảo mạch vữa đông cứng hiệu quả.
Sai số cho phép của khối xây được quy định như sau: tường cao từ 3-4m không được nghiêng quá 10mm; độ nghiêng của nhà tối đa là 30mm; các góc tường không vượt quá 8mm; và các khoảng trống ở tường như cửa đi, cửa sổ không được nghiêng quá 10mm.
Các công tác: đổ bê tông dầm móng; lắp đựng ván khuôn, cốt thép cột; Đổ bê tông cột, xây tường
4) Thi công ván khuôn sàn; dầm
Lưu ý trong quá trình thi công
Sử dựng ván khuôn gỗ ép, thép hoặc nhựa cho mặt sàn, được sắp xếp vào các ô lớn nếu các ô nhỏ thì dùng thêm ván khuôn gỗ.
Kiểm tra các khe hở giữa các tấm cốt pha là rất quan trọng Nếu phát hiện khe hở, cần phải bịt kín để ngăn chặn sự thất thoát bê tông trong quá trình đổ, đồng thời tránh gây ra khuyết tật cho bê tông.
Đỡ Cốp pha sàn là hệ thống xà gồ 2 lớp thép hộp chữ C, cây chống bằng sắt rút với khoảng cách theo thiết kế (750-900) mm.