Đàorừng-Câythuốcquýcủa đồng bàodântộc tỉnh BắcCạn Theo tên gọi địa phương của đồng bàodântộc tỉnh Bắc Cạn, Đàorừng còn có tên là Tào đông, Chạ đào, Tào phìa… Đàorừng có tên khoa học là Prunus zippeliana var.crassistyla (Card.) J.E.Vid, họ Hoa hồng (ROSACEAE) Đàorừng là một loại cây gỗ to, cứng, lá thuôn có mép răng cưa cứng, lá mọc so le, cuống lá ngắn, lá thường dài từ 5-7cm, rộng từ 3-5 cm, có 2 loại đỏ và trắng. Loại đỏ lá non, ngọn màu hồng tím; loại trắng thì tất cả lá và ngọn đều xanh, rễ cứng, mọc bám theo vách đá chui xuống dưới đất, loại rễ đi nổi rất cứng, loại rễ chìm mềm hơn, vỏ dày hơn. Theo kinh nghiệm của những thầy thuốc sử dụng quen cây này thì loại rễ chìm là tốt hơn cả. Chúng tôi chưa phát hiện được hoa và quả củacây này. Một số thày thuốcdântộc Tày và Dao ở các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Na Rì… thường sử dụng câyĐàorừng làm thuốc chữa đau khớp, đau thần kinh, đặc biệt là chứng viêm đa khớp, không đi lại được, khớp gối xưng to sau đó biến dạng bằng cách lấy vị thuốcĐàorừng sắc và ngâm rượu uống kết hợp với xoa bóp và thuốc đắp, nhiều bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, chỉ một số ít để lại di chứng vì bệnh quá nặng. Để đánh giá tác dụng chống viêm theo kinh nghiệm củadân gian, khoa Đông y Bệnh viện đa khoa tỉnhBắc Kạn phối hợp với bộ môn dược lý Đại học y khoa tỉnh Thái Nguyên tiến hành nghiên cứu vị thuốc này về một số mặt: thành phần hoá học, tác dụng dược lý. Đàorừng mọc hoang trên những dãy núi đá ở vùng Yên Cư, Hoà Mục, Tân Sơn (Chợ Mới); Sỹ Bình, Vũ Muộn (Bạch Thông); Côn Minh, Cư Lễ (Na Rì); Nam Cường, Bản Thi (Chợ Đồn). Riêng vùng Côn Minh (Na Rì), Xuất Hoá(TX Bắc Cạn) do dân khai thác và bán đi nhiều, Bệnh viện YHDT Bắc Thái cũ cũng hay sử dụng câyĐàorừng từ nguồn gốc Sỹ Bình, Mỹ Thanh (Bạch Thông) đã gần hơn 30 năm nay nên nguồn dược liệu này cũng đã bị cạn. Bộ phận dùng là rễ, có thể thu hoạch quanh năm, đào rễ về rửa sạch thái nhỏ phơi khô (phơi khô trong râm là tốt nhất) không phải chế biến gì khác. Do câyĐàorừng thường được một số thầy thuốcdântộc sử dụng dưới dạng sắc hay ngâm rượu uống để chữa thấp khớp, đau lưng; khoa YHCT Bệnh viện đa khoa đã sử dụng nhiều năm nay để điều trị các chứng đau lưng, các chứng đau khớp và viêm đa khớp nên trong chương trình nghiên cứu, chúng tôi ưu tiên cho việc xác định giá trị củacây thuốc, tác dụng của vị thuốc theo kinh nghiệm dân gian, trữ lượng sơ bộ và đặc biệt là nghiên cứu về thành phần hợp chất, hoạt lực sinh học, tác dụng chống xưng, viêm như thế nào, độc tínhcủa vị thuốc, trên cơ sở đó chứng minh cho kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng câythuốc này để điều trị các bệnh về khớp. Nguyên liệu nghiên cứu là bột thô của rễ câyĐào rừng. Kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học như sau: Nhóm hoạt chất Phản ứng hoá học Kết quả Alcaloid Dragendoff Bucharda Mayer --- Glycozid Libecman Legan + - Kele-Kilani - Saponin - Tạo bọt trong nước Liecman-Bocsa - Hiện tượng tạo bọt trong môi trường kiềm là axit + + Ống kiềm có cột bọ t cao hơn so v Flavonid Cyanidin FeCl3 NaOH O2lN H2SO4 đặc + + + + Tanin - FeCl3 5% - Gelain 1% - D2 chì axetat + + + Tác dụng dược lý Tác dụng chống viêm là tác dụng được thấy rõ trên lâm sàng. Nghiên cứu này được thực hiện bằng dung dịch Đàorừng được chế biến bằng bột rễ ngâm trong cồn 40o theo phương pháp ngâm kiệt, trước khi dùng được bốc hơi cồn trên nồi cách thuỷ, cô về dạng dung dịch 1:1. Liều dùng được quy ra dược liệu khô cho 1kg thể trọng "TT" súc vật thí nghiệm. +Súc vật thí nghiệm là Chuột nhắt trắng có trọng lượng từ 32-35g. +Xây dựng mô hình viêm cấp tính bằng Dextran 2% ở 2 chân sau của chuột Kết quả nghiên cứu như sau: So với lô chứng (không dùng thuốc) thì dung dịch "Đào rừng" có tác dụng ức chế phù ở bàn chân chuột được gây viêm bằng Dextrant, tỉ lệ ức chế phù phụ thuộc vào liều lượng. Với kinh nghiệm của bản thân và các thầy thuốccủadântộctỉnhBắc Cạn, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi thấy Đàorừng là một câythuốc quý, độc đáo, có nhiều giá trị chữa bệnh về xương khớp và thần kinh đặc biệt là chứng viêm đa khớp - một chứng bệnh nan giải. Câythuốc này cần được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng YDHCT, góp phần giải quyết các chứng bệnh về xương khớp hiện nay. . Đào rừng - Cây thuốc quý của đồng bào dân tộc tỉnh Bắc Cạn Theo tên gọi địa phương của đồng bào dân tộc tỉnh Bắc Cạn, Đào rừng còn có tên là Tào đông, Chạ đào, Tào phìa… Đào rừng có. lượng. Với kinh nghiệm của bản thân và các thầy thuốc của dân tộc tỉnh Bắc Cạn, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi thấy Đào rừng là một cây thuốc quý, độc đáo, có nhiều. quả Alcaloid Dragendoff Bucharda Mayer - - - Glycozid Libecman Legan + - Kele-Kilani - Saponin - Tạo bọt trong nước Liecman-Bocsa - Hiện tượng tạo bọt trong môi trường kiềm là