Kinhnghiệmtrồnglạc đông trênđấthailúa Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây lạctrồng vụ đôngtrên 2000 ha/vụ, sản lượng đạttrên 40.000 tấn lạc vỏ, thu nhập ổn định trên 590 tỷ đồng. Diện tích trên được trồng tập trung ở trên 30 xã, thị trấn thuộc các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang và Lục Nam. Qua nhiều vụ sản xuất đã khẳng định hiệu quả của cây lạcđông có thể gấp 2 - 3 lần so với cây ngô đông truyền thống, do vậy lạcđông hiện là một trong những cây trồng hàng hóa được mở rộng sản xuất ở Bắc Giang. Ngoài việc trồnglạcđông để làm thực phẩm và chế biến thì phần lớn trồng để cung cấp nguồn giống chủ lực cho vụ xuân của địa phương và các tỉnh lân cận, nhất là các tỉnh miền Trung. Sau đây là kinhnghiệm đã được nông dân nơi đây thực hiện: 1. Thời vụ để trồnglạc đông: Đây là yêu cầu kỹ thuật cơ bản quyết định năng suất của lạc đông. Do vụ đông ở miền Bắc thường có rét từ giữa tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau nên việc sắp xếp thời vụ trồng để khi lạc bước vào giai đoạn phát triển thân lá và nhất là khi ra hoa, đâm tia tránh được nhiệt độ thấp là rất quan trọng. Thường cây lạcđông ở đây được trồngtrong tháng 9. Nếu trồng sau 30/9, khi ra hoa đâm tia và phát triển quả (khoảng 30 - 35 ngày sau trồng) gặp rét cây lạc không thể phát triển được cả về chiều dài thân lá cũng như không thể thụ phấn, thụ tinh thuận lợi nên năng suất thấp. Để trồnglạcđôngtrênđất cấy lúa mùa sớm, lúa mùa thường được gieo cấy trước 15/6 và dùng những giống có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày. 2. Chọn giống, lượng giống: Nên dùng các giống có thời gian sinh trưởng trung bình khoảng 100 ngày như L14; L23, đây là những giống có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, chịu sâu bệnh khá, năng suất khá cao khoảng 25 tạ/ha/vụ, tỷ lệ nhân đạttrên 72%, đã được nhiều địa phương sử dụng làm giống chủ lực. Lượng giống dùng cho 360 m2: 9 - 11 kg lạc vỏ, tương đương khoảng 250 - 300 kg lạc vỏ/ha. Vì lạcđông cơ bản lấy giống từ nguồn lạctrồng vụ xuân, thu hoạch trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, hạt chứa nhiều dầu nên tỷ lệ nảy mầm thường chỉ đạt 70 - 75%. Năng suất lạcđông thường quyết định bởi mật độ, vì vậy nên kiểm tra khả năng nảy mầm của giống trước khi trồng bằng cách: Tách nhân lạc để quan sát phôi và 2 lá mầm nếu phôi còn trắng hồng, lá mầm không có biểu hiện xỉn mốc là tốt hoặc trồng thử vào cát. 3. Chọn đất, làm đất và kỹ thuật trồng: Nên chọn chân đất cát pha, thịt nhẹ và chủ động nước, nếu chọn chân đất thịt nặng khó chăm sóc, lạc phát triển chậm.Trồng lạcđôngtrong tháng 9 (giai đoạn chuyển mùa) thường hay gặp mưa, đất nhão và có thể gây ngập thối giống. Nếu đất khô áp dụng làm đất kỹ như bình thường. Nếu đất ướt, để trồng kịp thời vụ có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu (cầy vỡ, không bừa) với kích thước luống: chiều rộng 55 - 60 cm, cao 25 - 35 cm, trồng thành hàng đôi (tận dụng ánh sáng hàng rìa), hàng cách hàng 30 - 35 cm, trồnghai hạt/gốc với gốc cách gốc 20 - 25 cm, sử dụng đất hun (rạc cỏ có lẫn đất để khô chất thành đống và đốt) kết hợp phân chuồng mục để đậy hạt khi trồng. 4. Đầu tư phân bón và chăm sóc lạc sau trồng: Về phân bón/360 m2: Do điều kiện nền đất ướt, vi khuẩn cộng sinh cố định đạm trên nốt sần cây lạc ở vụ đông ít hơn ở vụ xuân, hơn nữa thời gian sinh trưởng của lạc ở vụ đông ngắn hơn vụ xuân từ 25 - 40 ngày, do vậy để lạcđông có năng suất cao thì cần đầu tư phân bón nhất là phân đạm cao hơn vụ xuân, cụ thể: Phân chuồng mục 250 - 300 kg; lân supe 20 kg; Urê 3 - 4 kg; kaly 3 kg; vôi bột 15 - 20 kg. Cách bón cho lạc đông: Để tránh khi trồng xong gặp mưa gây tan phân nhất là đạm làm cho thối hạt giống thì nên bón phân như sau: Nếu đất khô bón lót phân chuồng, phân lân vào giữa hai hàng lạc khi làm đất cào luống. Nếu đất ướt dùng phân chuồng chộn đất hun và phân lân phủ (đậy) lên hạt giống khi trồng. Sau khi lạc mọc đều đến sau trồng khoảng 20 ngày dùng đạm urê hòa loãng tưới nhử khi cây nhỏ kết hợp xới phá váng và vun nhẹ, lượng đạm dùng ở giai đoạn này đến 80% quy trình. Với lạcđông sau trồng khoảng 30 - 35 ngày là lạc ra hoa, nên tạo điều kiện thuận lợi nhất như bón lượng đạm còn lại, toàn bộ phân kaly kết hợp tung vôi bột hả lên toàn bộ lá, thân, gốc và vun hoàn chỉnh luống để tận dụng ngay những lớp hoa đầu tiên vì lúc này nhiệt độ và ẩm độ còn thích hợp cho quá trình phát triển thân, lá và thụ phấn, thụ tinh phát triển quả (khi bón vôi lựa khi lá khô sương). 5. Điều tiết nước và phòng sâu bệnh: Điều tiết nước: Giai đoạn đầu đất còn ẩm đủ cho lạc phát triển, nếu gặp mưa gây úng cần thoát nước sớm trước 24h. Sau khi lạc có quả non lúc này thời tiết bắt đầu khô hạn cần duy trì độ ẩm đất khoảng 75% bằng cách luân phiên tưới dưỡng 10 - 15 ngày/lần đến trước thu hoạch 10 ngày. Sâu bệnh hạilạc đông: Nhìn chung cây lạcđông ít nhiễm sâu bệnh, tuy nhiên giai đoạn đầu cần chủ động phòng trừ rầy xanh trích hút gây xoăn lá bằng thuốc Regent 800 VVG; Actara 20VVP. Ngoài ra cần quan tâm đến bệnh đốm lá, gỉ sắt hại lá lạc ở giai đoạn phát triển quả, nếu có dùng các thuốc trừ nấm phổ rộng như Al vil 5SC; Đacônil . Kinh nghiệm trồng lạc đông trên đất hai lúa Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây lạc trồng vụ đông trên 2000 ha/vụ, sản lượng đạt trên 40.000 tấn lạc vỏ, thu nhập ổn định trên 590 tỷ. sau trồng) gặp rét cây lạc không thể phát triển được cả về chiều dài thân lá cũng như không thể thụ phấn, thụ tinh thuận lợi nên năng suất thấp. Để trồng lạc đông trên đất cấy lúa mùa sớm, lúa. Trung. Sau đây là kinh nghiệm đã được nông dân nơi đây thực hiện: 1. Thời vụ để trồng lạc đông: Đây là yêu cầu kỹ thuật cơ bản quyết định năng suất của lạc đông. Do vụ đông ở miền Bắc thường