Hiện nay sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp xây dựng đã trở nên ngày càng gay gắt thông qua hình thức đấu thầu .Đấu thầu xây dựng cơ bản là hình thức tổ chức kinh doanah hiệu quả nhất đ
Trang 2Lời Mở đầu
Là một nước đang phát triển nhu cầu đầu tư xây dựng ở nước ta rất lớn bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện lực, xây dựng công nghiệp, dân dụng…với tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho lĩnh vực này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong GDP Bên cạnh đó sự tănglên của đầu tư nước ngoài( Bằng vốn FDI,ODA,WB,ADB ) đã tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh hơn cho các Doanh nghiệp xây dựng Để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản một cách hiệu quả cần thiết phải tạo ra một môi trường cạnh tranh tốt cho các Doanh nghiệp xây dựng Trên thực tế Đấu thầu là hình thức cạnh tranh tạo ra môi trường tốt nhất Hiện nay sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp xây dựng đã trở nên ngày càng gay gắt thông qua hình thức đấu thầu Đấu thầu xây dựng cơ bản là hình thức tổ chức kinh doanah hiệu quả nhất đối với cả chủ đầu tư cũng như đối với các Doanh nghiệp tham gia Đấu thầu ,đồng thời nó mang lại lợi ích lớn cho xã hội.Để dành thắng lợi trong Đấu thầu xây dựng cơ bản đòi hỏi các Doanh nghiệp xây dựng phải ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh, chứng minh sự vượt trội của mình so với các nhà thầu khác dưới con mắt của chủ đầu tư
Qua quá trình thực tập ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long tôi nhận thấy dành thắng lợi trong Đấu thầu là một vấn đề quan trọng bậc nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Do đó tôi đi sâu tìm hiểu và
nghiên cứu đề tài :" Một số biện pháp tăng cường công tác Đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long"
Đề tài gồm 3 Chương:
Chương I Vai trò và nội dung của Đấu thầu xây lắp trong nền kinh tế
thị trường Chương II Phân tích tình hình thực hiện công tác Đấu thầu ở công ty
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn và Tập thể CBCNV của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành được đề tài này
Sinh viên Bùi Thị Thu Hoài
Trang 31.1 Khái niệm và thực chất của đấu thầu
-Khái niệm và thực chất của đấu thầu
"Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu"
-Thực chất: Đấu thầu là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh tế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện Phương pháp này đòi hỏi sự so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như (kỹ thuật hay tàichính) hay sự hài hoà giữa các phương diện để chọn lấy một nhà thầu có đủ khả năng Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất
Đấu thầu là một hoạt động tương đối mới ở Việt Nam nhưng
đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi khác trên thế giới Kinh nghiệm cho thấy rằng đấu thầu nếu được thực hiện có thể tiết kiệm được đáng kể so với những phương pháp giao thầu Có thể nói đấu thầu là một trong những yếu tố chính bảo đảm sự thành công của các dự án Đấu thầu nói chung là một phạm trù kinh tế,
nó gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá, không
có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu
1.2 Các Khái niệm liên quan
- Dự án : Là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó Dự án bao gồm dự án
đầu tư và dự án không đầu tư
- Dự án đầu tư: Là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tiến những đối tượng nhất định nhằm đạt được tăng trưởng về số lượng , cải tiến hay nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định
Trang 4- Chủ đầu tư: Là cá nhân hay tổ chức pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật
- Tổng mức đầu tư: Là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật
- Tổng dự toán công trình: Bao gồm những khoản chi phí có liên quan đến khảo sát thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù giảI toả mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng
- Vốn đầu tư được quyết toán: Là toàn bộ chi phí hợp pháp được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã kí kết và thiết kế dự toán
được phê duyệt, đảm bảo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán và những quy định hiện hành của nhà nước có liên quan
- Bên mời thầu: là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu
- Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia
đấu thầu Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá nhân, nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn là nhà đầu tư trong đấu thấu thầu tuyển chọn đối tác đầu tư
- Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án
được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lí và đảm bảo tính đồng bộ của dự án
- Hồ sơ dự thầu: Là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của
hồ sơ mời thầu
- Mở thầu: Là thời đIêm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy
định trong hồ sơ mời thầu
- Xét thầu: Là quá trính phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét chọn bên trúng thầu
- Giá gói thầu: Là giá đươch xác định cho từng gói thẩu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán,
dự toán được phê duyệt
- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi
đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu
Trang 5- Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ
sở giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
- Giá trúng thầu : Là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ cho bên mời thầu thương thảo hoàn thiện và kí hợp đồng với nhà thầu trúng thầu Giá trúng thầu không lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt
- Giá kí hợp đồng : Là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thoả thuận sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng và phù hợp với kết quả trúng thầu
2 Tính tất yéu khách quan của đấu thầu xây lắp các công trình của doanh nghiệp xây dựng
2.1 Vai trò của đấu thầu đối với kinh tế
Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh
tế
- Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế và loạI trừ các tình trạng như thất thoát lãng phí vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác trong xây dựng cơ bản
- Đấu thầu xây lắp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản ở nước ta
- Đấu thầu xây lắp là động lực, đIều kiện để cho các doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường, thúc đẩy
sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng
Đấu thầu giúp chủ đầu tư lựa chọn được đối tác phù hợp nhất
- Thông qua đấu thầu xây lắp, chủ đầu tư sẽ tìm được các nhà thầuhợp lý nhất và có khả năng đáp ứng yêu cầu tốt nhất của dự án
- Thông qua đấu thầu xây lắp và kết quả hoạt động giao nhận thầu chủ đầu tư sẽ tăng cường hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tránh tình trạng thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình thi công xây lắp
- Đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào nhà thầu duy nhất
- Đấu thầu tạo cơ hội nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của bản thân chủ đầu tư
Trang 6 Đấu thầu tạo môi trường lành mạnh giúp các nhà thầu nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tạo sự công bằng và hiệu quả cao trong xây dựng.
Nhờ nguyên tắc công khai và bình đẳng trong đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm dự án, tham gia đấu thầu và kí kết hợp đồng (nếu trúng thầu), tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển sản xuất kinh doanh
Để thắng thầu mỗi nhà thầu phải chọn trọng điểm để đầu tư
về các mặt kỹ thuật, công nghệ và lao động Từ đó sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp không chỉ trong một lần tham gia đấu thầu mà còn góp phần phát triển mở rộng quy mô doanh nghiệp dần dần
Để thắng thầu doanh nghiệp xây dựng phải hoàn thiện về mặt tổ chức, tổ chức quản lý nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập hồ sơ dự thầu cũng như toàn CBCNV trong doanh nghiệp
Thông qua đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng sẽ tự nâng cao hiệuquả công tác quản trị tài chính, làm giảm chi phí và thúc
đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong xây dựng hiện nay, Đấu thầu là hình thức công bằng nhất bắt buộc các doanh nghiệp tham gia muốn thắng thầu đều phải tự nâng cao năng lực của mình Nhà thầu nào có sức cạnh tranh cáõe chiến thắng Chủ đầu tư dựa trên các tiêu chuẩn được xác định trước để so sánh, lựa chọn nhà thầu có sự giám sát của cơ quan thẩm quyền Trong sự công bằng, khách quan và cạnh tranh khốc liệt như vậy thì hiệu quảkinh tế của ngành xây dựng ngày càng được nâng cao
2.2 Vai trò của Đấu thầu đối với doanh nghiệp xây dựng
Ngày nay đã hết thời kỳ mà Doanh nghiệp xây dựng có các công trình xây dựng do cấp trên giao cho Muốn sản xuất kinh doanh cũng như các doanh nhiệp khác, Doanh nghiệp xây dựng phải tham gia vào thị trường xây dựng để tìm kiếm tranh giành lấy các dự án Đối tượng sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp xây dựng là các công trình xây dựng Mà để có công trình
Trang 7xây dựng thì hình thức phổ biến hiện nay và trong tương lai là doanh nghiệp phải tham gia đấu thầu Nếu không tham gia hoặc trượt thầu thì CBCNV không có việc làm, doanh nghiệp đình trễ hoạt động sản xuất kinh doanh Vậy có thể nói đấu thầu là tiền
đề, cơ sở và nền móng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường Như chúng ta đã biết dự thầu là hình thức tham gia cạnh tranh trên thị trường xây dựng Sự cạnh tranh này rất quyết liệt và mạnh mẽ thể hiện ở những khía cạnh sau:
Muốn tham gia đấu thầu thì trước hết các Doanh nghiệp xây dựng phải có uy tín trên thị trường bởi vì ở nước ta phần lớn áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế Chủ đầu tư hay bên mời thầu
có độ tin cậy cao Như vậy khi tham gia đấu thầu Doanh nghiệp xây dựng có thể thấy được khả năng và năng lực của mình so với
đối thủ như thế nào để có biện pháp duy trì và nâng cao hơn nữa năng lực của mình Từ đó uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tên của doanh nghiệp được nhiều người biết đến Đây là một ưu thế cạnh tranh trong đấu thầu
Khi tham gia đấu thầu nhiều Doanh nghiệp xây dựng ngày càng được hoàn thiện về mặt tổ chức quản lý, đội ngũ CBCNV
được nâng cao về trình độ,kinh nghiệm
Khi tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều thì doanh nghiệp tạo được quan hệ tốt với chủ đầu tư, với cơ quan nhà nước, với các bạn hàng khác Điều này có nghĩa doanh nghiệp đang
đứng vững trên thị trường xây dựng và có xu hướng đi lên
Khi thắng thầu nhiều doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm nhiều cho CBCNV, ngày càng gắn chặt người lao động với doanh nghiệp
Như vậy, vai trò của đấu thầu và thắng thầu là rất quan trọng mà chúng ta không thể phủ nhận, nó là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp xây dựng Nếu doanh nghiệp nào tích cực tham gia đấu thầu và thắng thầu thì ngày càng phát triển và mở rộng quy mô
Đây là một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường mà mọi doanh nghiệp đều không thể làm ngơ, đều phải biết và đều phải thực hiện
Trang 8+ Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Là loại đấu thầu nhằm lựa chọn các nhà thầu mà họ có thể cung cấp vật tư thiết bị cho bên mời thầu với giá, thời gian cung cấp hợp lý, đảm bảo các yêu cầu
đặt ra của bên mời thầu
+ Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án: Đây là loại
đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện từng phần hay toàn bộ
dự án đầu tư
+ Đấu thầu xây lắp : Đối với doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động đấu thầu xây lắp là vấn đề mà họ quan tâm nhất để kí kết được hợp đồng
Đấu thầu xây lắp là một phương thức mà trong đó chủ đầu tư tổ chức sự cạnh tranh giữa các nhà thâù
(Doanh nghiệp xây dựng) với nhau nhằm lựa chọn nhà thầu
có khả năng thực hiện những công việc có liên quan tới quá trình xây dựng và lắp đặt các thiết bị công trình, hạng mục công trình,… thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư
Những nội dung công việc chủ yếu của đấu thầu xây lắp `Nội dung công việc chủ yếu của đấu thầu xây lắp bao gồm:
+ Chủ đầu tư (người có nhu cầu xây dựng) nêu rõ các yêu cầu của mình và thông báo cho các nhà thầu biết
+ Các nhà thầu căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư sẽ trình bày năng lực, đưa ra các giải pháp thi công xây lắp cho chủ đầu tư xem xét, đánh giá
+ Chủ đầu tư đánh giá năng lực và các giải pháp của nhà thầu để chọn ra nhà thầu thích hợp nhất
Trang 9
Sơ đồ 1- Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp
4.1 Có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký ngành nghề
Đây là các giấy tờ có tính chất pháp lý của nhà thầu được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưngs nhận cho nhà thầu
được quyền hoạt động trên thị trường về những ngành nghề kinh doanh mà nhà thầu đăng ký trong thời gian nhất định được ghi trong hai loại giấy tờ trên
Khi xin giấy phép kinh doanh và đăng ký kinh doanh hành nghề thì các cơ quan nhà nước cử đoàn thanh tra đi kiểm tra Nếu
đảm bảo đúng quy cách, tiêu chuẩn, năng lực thì doanh nghiệp sẽ
được phép hành nghề Do đó khi có giấy phép kinh doanh hoặc
đăng ký ngành nghề thì nhà thầu đủ tư cách pháp lý để tham gia
được thể hiện trong bảng kiểm kê máy móc thiết bị hàng năm và trong những công trình mà doanh nghiệp đã thi công
Lựa chọn nhà thầu
Ký kết hợp
đồng
Trang 10-Đủ năng lực tài chính: Khả năng về tài chính và thanh toán được thể hiện ở báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp
-Hồ sơ dự thầu hợp lệ
Điều này có nghĩa là hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải đủ giấy tờ hợp pháp được các cấp thẩm quyền xác nhận mà bên mời thầu yêu cầu Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong cẩn thận và nộp cho bên mời thầu theo thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu Mỗi nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầudù đơn phương hay liên doanh dự thầu và mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ dự thầu
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây lắp
5.1 Pháp luật của nhà nước
Đây là nhân tố ảnh hưởng bao trùm nhất tới việc đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng Nó sẽ ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt của đấu thầu: hình thức và phương thức đấu thầu, cá nhân tổ chức nào có đủ tư cách tham gia đấu thầu, người có thẩm quyền quyết định đầu tư…
Nhân tố này ảnh hưởng lớn tới kết quả đấu thầu, thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Đối với việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư : Pháp luật và quy chế quy định các dự án nào phải tổ chức đấu thầu, những hình thức lựa chọn nhà thầu, các phương thức áp dụng trong đấu thầu …nhận hồ sơ dự thầu như thế nào, mở thầu và xét thầu ra sao…
Đối với việc dự thầu của các nhà thầu : Pháp luật và quy chế quy định những Doanh nghiệp xây dựng nào được phép tham gia
dự thầu, quyền lợi và nghĩa vụ của nhà thầu…
ở nước ta hiện nay có các văn bản chính điều chỉnh hoạt
động Đấu thầu xây dựng là nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08/07/1999 về Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/09/1999 về Quy chế đấu thầu, Nghị định số 12/2000/NĐ-
Trang 11CP và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 52/1999/NĐ-CP và NĐ 88/1999/NĐ-CP
5.2 Hình thức lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư
Theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/09/1999 về Quy chế đấu thầu, có 3 hình thức lựa chọn nhà thầu Với mỗi hính thức nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư cũng như việc dự thầu của các nhà thầu:
-Đấu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
(Nếu rõ điều kiện thời gian dự thầu) tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu Đối với gói thầu lớn, phức tạp
về công nghệ, kỹ thuật thì bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển
để chọn nhà thầu có đủ năng lực tham gia dự thầu Trong hình thức này mỗi nhà thầu phải cạnh tranh với nhiều nhà thầu khác
đấu thầu rộng rãi là hình thức áp dụng chủ yếutrong đấu thầu
-Đấu thầu hạn chế : Đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực tham dự (tối thiểu là 5) Đây thường là các công trình có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật phức tạp Với hình thức này thì bên mời thầu có thể tiết kiệm chi phí và thời gian tổ chức đấu thầu Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền quyết định
-Chỉ định thầu : Đây là trường hợp đặc biệt, là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng Quyền chỉ định thầu thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư Hình thức này chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt:
Trường hợp bất khả kháng do thiên tai dịch hoạ,
được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời Sau đó phải báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ để xem xét phê duyệt
Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia,bí mật an ninh quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết
định
Trang 12 Các gói thầu đặc biệt do thư tướng chính phủ quyết định khác
5.3 Các phương thức đấu thầu
Cũng theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP thì ở nước ta hiện nay
áp dụng 3 phương thức đấu thầu :
- Đấu thầu 1túi hồ sơ : Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong 1 túi hồ sơ, cả hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ thuật Như vậy nhà thầu phải có biện pháp lập hồ sơ dự thầu thích hợp vì hồ sơ tài chính và hồ sơ kỹ thuật sẽ được đánh giá cùng một lúc Phương thức nàýap dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp
- Đấu thầu 2 túi hồ sơ : Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ kỹ thuật sẽ được đánh giá trước Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ tài chính để đánh giá Với phương thứcnày các nhà thầu phải kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật và tài chính khi lập hồ sơ
- Đấu thầu 2 giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những
dự án lớn, phức tạp về công nghệ - kỹ thuật, hoặc dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay
Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và phương
án tài chính (chưa có giá trị) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị nà nộp hồ sơ dự thầu chính thức
Giai doạn 2 : Bên mời thầu các nhà thầu tham gia trong giai
đoạn 1 nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được
bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chỉ tiêu vầ tài chính với đầy đủ nội dung và tiến độ thực hiện đIều kiện hợp đồng, giá dự thầu
II Trình tự thực hiện Đấu thầu xây lắp
Sơ đồ 2- Trình tự thực hiện tổ chức đấu thầu
Chuẩn bị đấu thầu
Trang 13
II.1 Chuẩn bị đấu thầu
Để tổ chức tốt một cuộc đấu thầu chủ đầu tư phải chuẩn bị các công việc cần thiết :
Lập kế hoạch đấu thầu về phân chia gói thầu, phương thức thực hiện hợp đồng, kế hoạch về thời gian, kế hoạch đấu thầu phảI được người có thẩm quyền đầu tư phê duyệt
Sơ tuyển nhà thầu ( nếu có)
Trang 14 Chuẩn bị nhân sự: Gồm những người có thẩm quyền quyết
định đầu tư của bên mời thầu (chủ đầu tư hoặc đại diện) và chỉ
định tổ chuyên gia hoặc tư vấn giúp việc
Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Bao gồm:
+ Thư mời thầu… hoặc thông báo mời thầu
+ Mẫu đơn dự thầu
+ Chỉ dẫn đối với nhà thầu
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật
+ Mẫu thoả thuận hợp đồng
+ Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng Công việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu là khâu chuẩn bị hết sức quan trọng đối với bên mời thàu vì nó có vai trò quyết định đối với kết quả đấu thầu và chất lượng công trình sau này
Chuẩn bị các tiêu chuẩn đánh giá và thang điểm đánh giá :
Trong giai đoạn sơ tuyển, bên mời thầu đánh giá các nhà thầu về :
Năng lực kỹ thuật công nghệ
Năng lực tài chính
Kinh nghiệm
Các tiêu chuẩn thang điểm để đánh giá:
Tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng
Tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu
Tiêu chuẩn tài chính và giá cả
Trang 15Tiêu chuẩn tiến độ thi công
II.2 Sơ tuyển nhà thầu ( nếu có)
Hình thức sơ tuyển chỉ áp dụng cho những dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật cao nhằm chọn ra những nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và kinh nghiệm để tiếp tục vào đấu thầu ở giai đoạn sau:
Lập hồ sơ sơ tuyển
Thông báo mời sơ tuyển
Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
Thông báo kết quả sơ tuyển
Số các nhà thầu được chọn thường là nhỏ hơn 7 nhà thầu Trường hợp chủ đầu tư nắm được các thông tin đáng tin cậy về các ứng thầu thì có thể bỏ qua giai đoạn này
II.3 Mời thầu
Bên mời thầu sử dụng hai hình thức là ra thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu cho các nhà thầu
Thông báo mời thầu: Hình thức này áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãI hoặc đối với các goí thầu sơ tuyển Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tuỳ theo quy mô và tính chất của gói thầu theo quy định Thông báo mời thầu gồm các nội dung:
+ Tên và địa chỉ bên mời thầu
+ Mô tả tóm tắt dự án, địa chỉ và thời gian xây dựng
+ Chỉ dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu
+ Thời hạn, địa chỉ nhận hồ sơ mời thầu
Gửi thư mời thầu: Hình thức này được áp dụng trong thể loại đấu thầu hạn chế Bên mời thầu phải gửi thư mời thầu trực típ đến từng nhà thẩutong danh sách đã được duyệt, nội dung thư mời thầu tuỳ vào từng lĩnh vực cụ thể
II.4 Nộp hồ sơ dự thầu
Trang 16Sau khi đã hoàn tất hồ sơ dự thầu cho bên mời thầủ ở trong tình trạng niêm phong trước thời hạn quy định, bên mời thầu có trách nhiệm bảo quản các hồ sơ dự thầu theo hình thức bảo mật cho đến thời điểm mở thầu
Hồ sơ dự thầu bao gồm các taì liệu cơ bản sau :
+ Đơn dự thầu
+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề
+ Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu
+ Biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công từng hạng mục công trình
+ Tổ chức thi công và tiến độ thực hiện hợp đồng
+ Bản dự toán giá dự thầu …
+ Bảo lãnh dự thầu
II.5 Mở thầu
Những hồ sơ dự thầu của các nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện của bên mời thầu sẽ được bên mơì thầu tiếp nhận và quản lý trong các điều kiện đảm bảo bí mật Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai theo ngày ,giờ và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu Đại diện của bên mời thầu và của các nhà thầu sẽ tham gia mở thầu và ký vào biên bản mở thầu
II.6 Đánh giá xếp hạng nhà thầu
Giai đoạn này được tiến hành thông qua 3 bước :
a- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu: Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu
Đối với gói thầu đã qua sơ tuyển thì xem xét tính hợp lệ về khả năng đáp ứng năng lực tổ chức và kỹ thuật, còn đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển thì tiến hành kiểm tra tư cách và năng lực nhà thầu
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu :
Kiểm tra giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề
Kiểm tra tính pháp lý của chữ kỹ xác nhận hồ sơ dự thầu
Trang 17- Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu, kiểm tra năng lực về kỹ thuật và tài chính, kinh nghiệm của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu…
- Làm rõ hồ sơ dự thầu ( nếu cần) : Trong quá trình đánh giá sơ bộ bên mời thầu thấy có vấn đề gì cần làm rõ thì yêu cầu nhà thầu giải trình bằng văn bản (nhưng không được làm thay đổi hồ sơ dự thầu)
b- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu
Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn
Việc đánh giá tiến hành dựa trên cơ sở yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được người có thẩm quyền phê duyệt trước thời đIểm mở thầu Các nhà thầu đạt
số đIểm từ 70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên sẽ được chọn và danh sách ngắn
Bước 2 : Đánh giá về mặt taì chính, thương mại
Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt
Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm các nội dung sau:
Sửa lỗi
Hiệu chỉnh các sai lệch
Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung
Đưa về mặt bằng so sánh
Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu
c- Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn và xếp hạng nhà thầu
Dựa vào kết quả đánh giá chi tiết ở phần trên và căn cứ vào thang
điểm đã được lập
( phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt hồ sơ
dự thầu từ đó xếp hạng thứ tự nhà thầu để có căn cứ trình người có thẩm
Trang 18quyềt định bên mời thầu sẽ rút ra đánh giá tổng hợp và cho điểm các hồ đầu tư và phê duyệt nhà thầu trúng thầu )
Qua đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn theo hệ thống thang đIểm thì các nhà thầu được xếp hạng theo một thứ tự từ cao đến thấp để làm căn cứ trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét và phê duyệt kết quả
đấu thầu
Các tiêu chuẩn đánh giá :
Tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng
Tiêu chuẩn về hồ sơ kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đảm bảo tiến độ thi công
Tiêu chuẩn năng lực tài chính, giá cả
II.7 Phê duyệt kết quả đấu thầu
Trách nhiệm phê duyệt trong quá trình đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Người có thẩm quyền phê duyệt dự án có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án và kết quả đấu thầu các gói thầu có giá trị lớn
Phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới phê duyệt kết quả Đấu thầu các gói thầu có giá trị nhỏ
Cơ quan thẩm quyền và cá nhân tham gia thẩm địnhchịu trách nhiệm
Trang 19đổi liên quan đến việc thực hiện hợp đồng( năng lực tài chính suy giảm, nguy cơ phá sản…) bên mời thầu phải kịp thời thông báo cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét.Huỷ bỏ kết quả đấu thầu , tổ chức đấu thầu lại khi phát sinh các vấn đề :
+ Dự án đầu tư phải thay đổi mục tiêu khác với dự kiến ban đầu trong thư mời thầu
+ Không có nhà thầu nào đáp ứng được yêu cầu
+ Có chứng cớ chứng minh sự tiêu cực trong quá trình đấu thầu
Thông báo trúng thầu:
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản kèm theo
dự thảo hợp đồng có lưu ý những đIều kiện cần thiết phải bổ sung (nếu có)
để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu Đồng thời bên mời thầu phải gửi kèm lịch biểu nêu rõ thơì gian, địa điểm thương thảo ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Thương thảo ký kết hợp đồng:
Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấp nhận hoặc từ chối thương thảo trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu không nhận được thư chấp nhận hoặc từ chối của nhà thầu, bên mời thầu không hoàn trả bảo lãnh dự thầu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
Sau khi đã thống nhất về thời gian, địa điểm, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng và tiến tới ký kết hợp đồng chính thức
III Phương pháp định lượng khả năngthắng thầu của Doanh
Trang 20doanh nghiệp phải kiểm tra lần nữa để ra quyết định nộp hồ sơ dự thầu và theo đuổi gói thầu.Loại quyết định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây :
Phản ứng nhanh vì thơì gian cho phép rất ngắn
Đảm bảo độ chính xáccao để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại
Đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường dùng phương pháp phân tích
đơn giản và dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định này
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, đảm bảo có cơ sở khoa học và nâng cao khả năng lượng hoá tối đa khi phân tích và đưa ra quyết định tranh thầu, các Doanh nghiệp xây dựng nên vận dụng phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu Nội dung của phương pháp này bao gồm:
III.1 Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp
Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành, để xác
định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu xét thầu thì càng tốt Số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thưưòng dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình cạnh tranh của các đối thủ, phảI chú ý tránh trùng lặp chỉ tiêu và phải xác
định đúng những chỉ tiêu thực sự có ảnh hưởng Không đưa vào bảng danh mục những chỉ tiêu không có ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít ( không đáng
kể ) đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Chỉ tiêu đưa ra chi tiết, cụ thể bao nhiêu, thì có kết quả chính xác bấy nhiêu
Có một số chỉ tiêu như sau:
Số nhà thầu tham gia : Với n là số nhà thầu tham gia Đấu thầu thì
xác suất trúng thầu trung bình của một nhà thầu là 1/n* 100% Như vậy số nhà thầu tham gia càng ít thì xác suất trúng thầu càng cao
Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây dựng
+ Tính theo số công trình tham gia đấu thầu thì thị phần của doanh nghiệp là n/m* 100%
Trang 21Trong đó: n là số công trình trúng thầu của doanh nghiệp
m là số các cuộc thầu có trên thị trường xây dựng
+ Tính theo giá trị của các cuộc thầu thì thị phần của doanh nghiệp là:
GTdn x 100%
GTtt
Trong đó: GTdn : Tổng giá trị các công trình thắng thầu của DN
GTtt : Tổng giấ trị các cuộc thầu có trên thị trường Với chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể tính cho một khu vực thị trường nào đó
và trong một khoảng thơì gian xác định Nếu thị phần của doanh nghiệp càng cao thì khả năng thắng thầu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại
Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của Doanh nghiệp xây dựng là
một lợi thế cạnh tranh rất mạnh để các nhà thầu tham gia cạnh tranh Đây là một chỉ tiêu khó có thể định hướng được mà nó chỉ thể hiện qua số thư mời thầu doanh nghiệp nhận được
Năng lực hiện có của doanh nghiệp : Năng lực của Doanh nghiệp
xây dựng là năng lực tài chính, máy móc, thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm…Việc tính toán chỉ tiêu này dựa trên cơ sở những báo cáo tài chính, bảng kê máy móc thiết bị, tình hình nhân sự, hồ sơ kinh nghiệm…
Năng lực của doanh nghiệm càng lớn thì khả năng thắng thầu càng cao
III.2 Xây dựng thang điểm
Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo trạng thái tương ứng với từng bậc trong thang đIểm Có nhiều loại thang điểm Yêu cầu của thang
điểm là bảo đảm tính chính xác, không gây phức tạp cho tính toán.Có thể sử dụng thang điểm 3 bậc, 5 bậc hoặc 9 bậc Thang điểm 3 bạc được chia thành
3 mức điểm là 4,2,0, tương ứng với 3 trạng thái của từng chỉ tiêu là tốt, trung bình, kém Thang điểm 5 bậc được chia thành được chia thành 5 mức điểm
là 4,3,2,1,0 tương ứng với 5 trạng thái của từng chỉ tiêu là rất tốt, tôt, trung bình, yếu, kém Thang điểm 9 bậc có các mức đIểm là 8,7,6,5,4,3,2,1,0 Như vậy ở mỗi thang điểm đều có mức tối đa tương ứng với trạng thái tốt
Trang 22nhất và mức đIểm tối thiểu tương ứng với trạng thái tồi nhất của các chỉ tiêu Việc sử dụng thang điểm nào là tuỳ thuộc ở từng doanh nghiệp
III.3 Xác định tầm quan trọng (trọng số ) của từng chỉ tiêu
Trong số các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đưa vào tính toán, thì rõ rãng mỗi chỉ tiêu có một mức đọ ảnh hưởng riêng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Do vậy, từng doanh nghiệp phải sử dụng kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế Đấu thầu hiện hành, những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, kết hợp với việc sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu Tầm quan trọng của các chỉ tiêu (được gọi là trọng số) có thể được thể hiện bằng số phần trăm hoặc số thập phân Tổng hợp sự
ảnh hưởng của các chỉ tiêu là bằng1 nếu thể hiện bằng số thập phân, và bằng 100% nếu thể hiện bằng số phần trăm
Việc xác định danh mục các chỉ tiêu, xác định trọng số và xây dựng thang đIểm như trên, doanh nghiệp chỉ phải làm một lần và được dùng ổn
địnhcho một khoảng thời gian khi mà các điều kiện và môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa có sự biến động
III.4 Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể
Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu hồ sơ mòi thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường Đấu thầu , đánh giá khả năng của mình đối với gói thầu và dự đoán các đối thủ cạnh tranh, để xác định trạng thái trong bảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó.Cuối cùng tính toán ra chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau:
Trong đó: TH: Chỉ tiêu tổng hợp
N : Số các chỉ tiêu trong danh mục ứng với trạng thái của nó Ai: Điểm số của chỉ tiêu thứ i
Pi :Trọng số của chỉ tiêu thứ i
III.5 Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định
TH = Ai x Pi
Trang 23Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau :
Trong đó K: Khả năng thắng thầu tính bằng %
TH: Điểm tổng hợp được tính theo công thức (1) M: Mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng Nếu tất cả các chỉ tiêu đều ở trạng thái trung bình, thì khả năng thắng thầu sẽ là 50.Nếu khả năng thắng thầu tính toán nhỏ hơn 50% thì doanh nghiệp không nên tham gia tranh gói thầu đó
Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Giả sử Doanh nghiệp xây dựng X đã xây dựng được một danh mục các chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc như sau:
Trang 24Khi xuất hiện gói thầu A, doanh nghiệp đã phân tích gói thầu, xác
định trạng thái của các chỉ tiêu và tính toán được chỉ tiêu tổng hợp cho gói
thầu này như sau:
Khả năng thắng thầu đối với gói thầu này: K= 2,45/4 * 100= 61,25%
Với kết quả tính toán, doanh nghiệp nên tham gia tranh gói thầu này
Trên đây chỉ là một ví dụ đơn giản minh hoạ cho nội dung phương
pháp Thực tế khi sử dụng, doanh nghiệp cần phải chi tiết hoá chỉ tiêu hơn
nữa.Ví dụ chỉ tiêu 6, có thể phân tích thành 2 chỉ tiêu là dự đoán số lượng
các nhà thầu tham gia và so sánh tương quan với các đối thủ
Rõ ràng, phương pháp này đã lượng hoá được sự ảnh hưởng của các
nhân tố cần xem xét và cho phép doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phản ứng
nhanh khi ra quyết định tranh thầu Đây là phương pháp có tính khả thi cao
Phương pháp vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi lập phương án và
chiến lược tranh thầu vưà dùng cho việc ra quyết định trước khi nộp hồ sơ
dự thầu Khi sử dụng phương pháp cần lưu ý rằng, tính đúng đán của quyết
định được đưa ra phụ thuộc rất lớn và việc phân tích và xác định trạng thái
của từng chỉ tiêu và tầm quan trọng của nó Để tránh việc bỏ lỡ cơ hội hoặc
gây thiệt hạido việc đưa ra quyết định sai, doanh nghiệp cần có biện pháp
đảm bảo độ tin cậy của thông tin và phân tích cẩn thẩntrạng thái của các chỉ
tiêu ngay từ vòng ra quyết định thứ nhất Cũng cần phải lưu ý rằng, đây chỉ
là phương pháp lượng hóa giúp cho doanh nghiệp ra quyết định tranh thầu
theo quan điểm đánh giá của họ
IV Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác Đấu thầu của
Doanh nghiệp xây dựng
IV.1 Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu
Trang 25Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình
mà Doanh nghiệp xây dựng đã tham gia Đấu thầu và trúng thầu trong năm
kể cả gói thầu của hạng mục công trình
Giá trị trung bình của một công trình trúng thầu
Giá trị và mức tăng trưởng các công trình trúng thầu
Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu cho ta thấy một cách kháI quát nhất tình hình kết quả Đấu thầu của doanh nghiệp Thông qua đó có thể đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đấu thầu
IV.2 Xác suất trúng thầu
Chỉ tiêu này được tính theo 2 công thức sau :
Số công trình trúng thầu
Tổng số CT tham gia đấu thầu
Tổng giá trị các CT trúng thầu
Xác suất trúng thầu theo giá trị = x 100%
Tổng giá trị CT tham gia đấu thầu
Chỉ tiêu này được tính theo từng năm để đánh giá nên thường xác
định cho 3 năm gần nhất
IV.3 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp
Chỉ tiêu này có thể đo được bằng phần thị trường tuyệt đối hoặc tương
đối cùngvới sự biến đổi của chúng
+ Phần thị trường tuyệt đối =
Tổng GTSLXL hoàn thành trên thị trường
Trang 26+ Phần thị trường tương đối được xác định trên cơ sở so sánh phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệt đối của một hoặc một
số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Sau khi tính toán 2 chỉ tiêu trên cần tính chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thị phần để nhận biết xu hướng biến đổi vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
IV.4 Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và kết quả cạnh tranh trong đấu thầu của Doanh nghiệp xây dựng nói riêng
Khi tính toán chỉ tiêu này cần tính toán cho nhiều năm( 3- 5 năm) Và tính tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm để đánh giá nêntính kèm chỉ tiêu lợi nhuận với chỉ tiêu sản lượng xây lắp hoàn thành, từ đó tính chỉ tiêu lợi nhuận trên giá trị xây lắp hoàn thành các năm
Để thuận lợi khi đánh giá chúng ta có thể lập bảng sau:
Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận đạt được trong các năm
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào số liệu ở bảng trên để
đánh giá Chẳng hạn nếu giá trị sản phẩm xây lắp hoàn thành tăng mà lợi nhuận không tăng thì doanh nghiệp có thể vận động chiến lược đặt giá bỏ thầu thấp để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Phân tích chỉ tiêu này đồng thời phải tổng hợp mối liên quan với rất nhiều yếu tố khác
IV.5 Chỉ tiêu về uy tín của doanh nghiệp
Trang 27Đây là một chỉ tiêu định tính mang tính chất bao trùm Nó liên quan tới tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như chất lượng công trình, hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghịệp với các cơ quan quản lý nhà nước
Chương II
Khảo sát và phân tích tình hình thực hiện công tác Đấu thầu xây lắp của công ty
Trang 28Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức : Quốc doanh
+ Chi nhánh tại Quảng Ninh : Khách sạn Thăng Long
Địa chỉ : Đường Vân Đồn- Móng Cái- Quảng Ninh
I Quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm kinh
tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty xây dựng số 6 Thăng Long
I.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xây dựng số 6 Thăng Longlà một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công ty xây dựng Thăng Long- Bộ GTVT mà tiền thân của nó là nhà máy Bê tông Thăng Long, được thành lập ngày 31/12/1973 Với nhiệm
vụ chính là sán xuất dầm DƯL33m và cọc ống 550 phục vụ thi công Cầu Thăng Long
Năm 1985, công trình Cầu Thăng Long xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, nhiệm vụ chính của Công ty không còn nữa,cũng như các
Trang 29thành viên khác trong Tổng Công ty,các kế hoạch sản xuất Công ty phải tự
lo đe tồn tạI, đứng trước hoàn cảnh đó Công ty gặp nhiều khó khăn, ,việc làm không ổn định, thu nhập của CBCNV thấp
Từ năm 1986- 1991, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước Công ty từng bước chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang hạch toán kinh doanh Bước đầu với cơ chế quản lý mới Công ty còn nhiều
bỡ ngỡ nen hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt kết quả cao
Đến tháng 10 năm 1992, Nhà máy Bê tông Thăng Long được đổi tên thành Công ty xxây lắp và sản xuất bê tông Thăng Long theo quyết định
1310 /BGT-TCLĐ và Nghị định
388 / BGTVT - ngày 25/05/1993 thành lập lạI doanh nghiệp nhà nước Từ đó nhiệm vụ sản xuất và phạm vi hành nghề kinh doanh của Công
ty được mở rộng tạo đà phát triển cho Công ty
Đến tháng 5 năm 1998, để phù hợp với năng lực đã có của mình với
đầy đủ ý nghĩa thực của nó, Công ty đổi tên thành công ty xây dựng Thăng Long theo quyết định 522/ QĐ /TCTB-LĐ và đến ngày25 /10/1999lại một lần nữa Công ty xây dựng Thăng Long đổi tên thành Công ty xây dựng số 6 Thăng Longtheo quyết định số3113 của Bộ giao thông vận tải
Từ năm 1992 đến nay, có thể nói đây là thời kỳ phát triển lớn mạnh nhất của Công ty với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao, đó chính là nhờ sự năng động, sáng tạo của Ban Giám Đốc, của các cán bộ làm công tác quản lý và sự đoàn kết nhất trí của toàn thể CBCNV trong Công ty
Để đáp ứng với cơ chế thị trường Công ty đã có những biện pháp hữu hiệu tổ chức sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng địa bàn hoạt động, tổ chức tốt công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sắp xếp lạI lực lượng lao động và bộ máy quản lỹ hợp lí Sản phẩm chính của Công ty là dầm và cọc, đến nay Công ty không những chỉ sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn mà còn xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi…
Nhiệm vụ chủ yéu của Công ty hiện nay là :
-Gia công chế tạo lắp đặt các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, các loại
đầm bê tông
-Xây lắp các kết cấu công trình
Trang 30-Xây dựng các loại công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghệp… -Xây dựng đường dây và trạm biến áp điện
Giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 1999 là 54,028 tỷ đồng, doanh thu, việc làm của CBCNV ổn định, thu nhập bình quânlà 860.000đ/người/ tháng
Qua quá trình phát triển Công ty đã không ngừng lớn mạnh và tự khẳng định mình về mọi mặt, thể hiện đã tham gia xây dựng hoàn thành nhiều côngtrình bàn giao được chủ đầu tư đánh gía đạt chất lượng tốt và thi công đúng tiến độ Đặc biệt, Công ty đã nhận được Huy chương vàng do Bộ Xây Dựng trao tặng khi hoàn thành bàn giao công trình sân đỗ A1- Sân bay Quốc tế Nội Bài- Hà Nội tháng 8/2000
I.2 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến
Đấu thầu của Công ty
1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cùng với việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành tổ chức và sắp xếp lại bộ máy quản lý và định ra từng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tạo ra một bộ máy hoạt động nhịp nhàng đồng bộ
Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: (sơ
đồ)
- Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp quản lý phòng tổ chức cán bộ lao
động, phòng tài vụ, phòng kế hoạch hợp đồng
- Phó giám đốc kỹ thuật : Phụ trách về công nghệ sản xuất, kỹ thuật thi công và chất lượng sản phẩm, các nguồn khai thác cung cấp vật liệu, công tác tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp phụ trách phòng vật tư - thiết bị, kỹ thuật tổng hợp, các công trình xây ngoài
-Phó giám đốc kinh doanh : Phụ trách công tác tiếp cận thị trường xây dựng mới, quan hệ đôn đốc làm hồ sơ dự thầu các công trình, đưa ra những chiến lược kinh doanh mới
-Phó giám đốc nội chính : Nhân chính phụ trách đời sông vật chất cho cán bộ công nhân viên, trực tiếp phụ trách các phòng hành chính, bảo vệ, y
tế, nhà trẻ
Trang 31 Các phòng ban chức năng có một trưởng phòng quản lý và thực hiện các công việc theo chức năng
+ Phòng TCCBLĐ : Đảm nhiệm công tác cán bộ, tổ chức bộ maý quản lý, tiền lương, quản lý lao động
+ Phòng tài chính- kế toán : Nhiệm vụ là hạch toán tài sản cũng
như quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, cấp vốn và quản lý vốn, lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch tàI chính hàng năm, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty
+ Phòng vật tư thiết bị : Cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho quá
trình sản xuất, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, chủng loại Quản lý máy móc thiết bị, xây dựng kế hoạch sử dụng và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị
+ Phòng kế hoạch hợp đồng : Lập kế hoạch sản xuất, giá thành sản
phẩm, lập các hồ sơ dự thầu, tìm công ăn việc làm cho công nhân, ký kết hợp đồngsản xuất và tiêu thụ sản phẩm
+ Phòng kỹ thuật tổng hợp : Phụ trách về vấn đề thi công, xây lắp
và sản xuất theo thiết kế, đúng các quy trình quy phạm , nghiên cứu ứng dụng các quy trình, quy phạm mới để công trình đạt chất lượng cao Kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho, thei dõi thực hiện các quy phạm kỹ thuật sản xuất
+ Phòng hành chính : Tiếp khách, theo dõi thi đua, làm công tác
văn thư lưu trữ
+ Phòng bảo vệ : Bảo vệ tài sản trong hiện trường sản xuất, giữ gìn
an ninh trật tự trong nội bộ Công ty
+ Phòng y tế : Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV
Giám Đốc
P.G.Đ Kinh Doanh
P.G.Đ Nội Chính P.G.Đ Kỹ Thuật
Trang 32Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau đều chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty, tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh.Vị trí vai trò của mỗi phòng ban là khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự sống còn và phát triển của Công ty
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Xuất phát từ quy mô của Công ty, cơ cấu vốn và yêu cầu quản lý, Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Phòng kế toán của Công ty có nhiệm vụ xử lý và thực hiện các nghiệp
vụ kế toán
Tại các đội, thống kê kế toán đội có nhiệm vụ quản lý theo dõi thời gian lao động, tổng hợp khối lượng hoàn thành của đơn vị mình và chia lương cho người lao động, lập các chứng từ kế toán định kỳ gửi các chứng từ
đã được phân loại kèm theo giấy đề nghị thanh toán về phòng kế toán
Phòng kế toán, sau khi nhận được các chứng từ, kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại chứng từ ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sau đó cung cấp thông tin Kế toán giúp lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và lậo báo cáo tài chính
Tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế Toán trưởng
Phó Phòng Kế toán
Trang 33Trong mỗi đội công trình lại được tổ chức thành các tổ sản xuất, thể hiện qua sơ đồ:
Tại địa bàn công ty có 5 đội công trình ,đó là:
Đội công trình 1: Là đội chuyên đúc dầm với mọi khấu độ từ 17,9m
đến 33m và cấu kiện như cống 1250 cho đường cao tốc Láng- Hoà Lạc, quốc lộ 1A đoạn Hà Nội -Lạng Sơn Đội được phân cấp quản lý trên cơ sở nhiệm vụ củaCông ty kết hợp với sự tìm kiếm của đội
Kế Toán
Vật Tư
TSCĐ
Kế Toán Tiền Lương BHXH
Kế Toán Ngân Hàng
Kế Toán Thanh Toán Công Nợ
Thủ Quỹ
Kế toán các đội sản xuất
Ban quản lý dự án
Trang 34Đội công trình 2 : Là đội cho dây chuyền sản xuất cọc 550 đồng bộ
cung cấp cho các công trình như cầu An thái, Cảng LOTUS và đúc các loạI cọc 35*35, 40 *40 cho cầu cạn Nội Bài, Cống Yên Sở
Đội công trình 3: Là đội vật liệu xây dựng nhiệm vụ chình là sản xuất
các sản phẩm, cấu kiện bê tông, xây dựng các công trình
Đội Nội Bài : Thi công các hạng mục của sân bay quốc tế Nội BàI
như: Móng trụ cầu cạn, hệ thống thoát nước, sân đỗ A1, cầu cạn nhà ga T1, rãnh KANIVO…
Đội Điện Máy : Là đội thực hiện bảo quản phục hồi máy móc thiết bị
cho các đội trong công ty, hỗ trợ máy móc cho các đội trong thi công Đội
có nhiều bộ phận như tổ sửa chữa, tổ vận hành, tổ điện, tổ gia công cơ khí…
Đội được phân cấp quản lý trên cơ sở nhiệm vụ của Công ty giao và kết hợp với sự tìm kiếm của đôị
Phụ trách các tổ sản xuất là tổ trưởng Khi côngtrình xây dựng hoàn thành đội công trình sẽ giải tán để thành lập đội công trình khác Cách tổchức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ
về mặt kinh tế, kỹ thuật với từng đội công trình từng tổ sản xuất
3 Đặc điểm về nhân lực
Với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển cả về
số lượng và chất lượng, Công ty thường xuyên có kế hoạch cử cán bộ thạm gia các lớp học, khoá học đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết- thực hiện nghị quyết đại hội CNVC năm 2000 của Công ty thì hiện nay, lực lượng CBCNV quá đông, tới 620 người nhưng thực tế số người mà sử dụng được vào công việc có hiệu quả thì lại quá ít Như vậy rất mâu thuẫn, thậm chí có lúc thiếu người không đáp ứng được nhiệm vụ Tìm được công trình lại không tìm ra
được đội trưởng và công nhân chuyên nghiệp hợp với nghề mới của mình.Tuy nhiên, Công ty cũng có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học- kỹ thuật được thử thách qua thực tế thi công các công trình hiện nay đã
đủ năng lực để hoàn thành cácnhiệm vụ đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, Công
ty cũng thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo tại chỗ , công ty luôn khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ cán bộ trẻ có tay nghề và tiếp thu được trình độ khoa học- công nghệ hiện đại
Tổng lực lượng lao động toàn Công ty đến 31/12/2000 là 618 người
Trang 35Trong đó :
Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo ngành nghề : 119 người
- Cán bộ quản lý kinh tế : 29 người
- Cán bộ kỹ thuật công trình : 77 người
- Nhân viên nghiệp vụ : 13 người
Công nhân kỹ thuật của Công ty : 499 người
+ Công nhân vận hành trạm trộn: 14
+ Công nhân vận hành máy lu : 8 + Công nhân cơ khí : 26 + Công nhân điện : 36 + Công nhân kích kéo : 25 + Thợ hàn : 31
+ CN vận hành máy ủi : 9 + CN vận hành máy rảI : 9 + CN vận hành máy san : 9 + CN vận hành máy xúc : 12 + CN lái xe : 18 + Thợ sắt : 38 + Thợ mộc : 8 + Thợ nề : 24 + CN điều khiẻn máy khoan : 9 + CN lái cẩu
Trang 36+ CN làm đường : 78 +Thợ lắp ghép cầu : 32 + Thợ bê tông : 85 Nhìn chung công ty đã có nguồn lực lao động tương đối đảm bảo yêu cầu về năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thực hiện các dự án Đây là một yếu tố quan trọng giúp Công ty nâng cao khả năng thắng thầu khi kê khai năng lực của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu của Công ty Vì thế, Công ty cũng xác định lực lượng lao động là nhân tố quyết định sự phát triển cho hoạt
động sản xuất kinh doanh lâu dài.Bảo đảm công bằng giữa quyền lợi với năng lực thực sự của người lao động là phương châm thực hiện Quan tâm
đến việc bồi dưỡng sức khoẻ cho lực lượng lao động tại các công trường, ưu tiên vật chất cho người lao động làm việc tại môi trường độc hại, nguy hiểm,
để đảm bảo tái sản xuất sức lao động
II.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ xây dựng
Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện
đại đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực tham gia các dự ánlớn đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thi công.Công ty đã không ngừng đỏi mới ,đầu tư nhiều trang thiết bị hiện
đại, mặc dù vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị trường
Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty còn chưa đòng bộ,chủ yếu là các máy móc của Liên Xô và Trung Quốc, Số máy móc này đã cũ…Do đó, Công ty cần phảI thanh lý các máy móc đã lạc hậu, không đảm bảo thông số
kỹ thuật, đồng thời mua mới, nâng cấp tiến tới sử dụng một hệ thống máy móc cho năng suất cao, chất lượng đồng bộ, cân đối với khả năng tiêu thụ và lực lượng công nhân hiện có của Công ty
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của Công ty Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đến khả năng thắng thầu của Công ty
Theo báo cáo tổng kết năm 2000, Công ty xây dựng số 6 Thăng Long đã đầu tư cho các thiết bị với giá trị đầu tư là 9,4 tỷ đồng với 68 đầu mục thiết bị thi công, thiết bị văn phòng, thiết bị phòng thí nghiệm, cụ thể là:
Trang 37Trang bị đủ để thực hiện các chỉ tieu thí nghiệm trung tâm và phòng thí
nghiệm tại công trường
Thiết bị văn phòng :
Gồm các máy vi tính, máy vẽ phục vụ đấu thầu và quản lý
+ Quy trình công nghệ sản xuất của công ty:
(Sơ đồ)
Nguyên vật liệu
Tổ chức thi công
Lắp ráp
Trang 38II.5 Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng
Nguyên vật liệu là một nhân tố rất quan trọng trong cấu thành sản phẩm xây dựng, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 7080 % trong giá dự toán xây lắp, ảnh hưởng trực tiếp đến giá bỏ thầu của các nhà thầu Nhận thức được rõ tầm quan trọng của NVL, Công ty luôn thực hiện triệt để việc tiết kiệm và chi phí nguyên vật liệu góp phần hạ già bỏ thâù, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty
Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây dựng và sản phẩm xây dựng, NVL của Công typhảI huy độngtừ nhiều nơI khác nhau, tuỳ thuộc vàp từng công trình, chủng loạI, số lượng, chất lượng được quy định ở thiết kế
kỹ thuật mà Công ty lựa chọn nguồn nhập đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình và chủ đầu tư, ví dụ như nguồn nhập của một số loại NVL sau :
Cáp thép : Malaixia
Giấy dầu nhựa đường : trung quốc
Xi măng : Chingfong Hải Phòng, Bút SơnNam Định, Lam Thạch Quản Ninh
Trang 39đầu vào và thoả mãn yêu cầu của chủ đàu tư Trong xây lắp chủ đầu tư yêu cầu cao về chất lượng mà NVL chính là một trong những yéu tố tác động trực tiếp đến chất lượng công trình Như vậy quan tâm đến chất lượng NVL
là công ty đã nâng cao chất lượng công trình, xây dựng uy tín cho chính mình, tạo ưu thế cạnh tranh, nâng cao cơ hội thắng thầu cho những công trình tiếp theo
II.6 Đặc điểm về tài chính
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dươí hình thái tiền tệ Nói cách khác tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.Khi phân tích tình hình tài chính giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doang nghiệp, còn đối với người sử dụng thông tin thì nắm được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó như thế nào.Vì vậy tình hiành tài chính là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh đấu thầu xây lắp của Công ty xây dựng số 6 Thăng Long Việc giải trình về các nguồn vốn huy động và tình hình tài chính để thực hiện hợp đồng xây lắp trong hồ sơ dự thầu luôn là một nội dung quan trọng mà các chủ đầu tư quan tâm
Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
1 Tổng số tài sản có Trong đó :
Tài sản lưu động
55.950 42.500
67.854 53.987
2 Tổng số tài sản nợ Trong đó: 55.950 67.854
Trang 40Tài sản nợ lưu động 42.500 53.987
4 Tốc độ luân chuyển vốn 1,5 1,65 Qua bảng tổng kết tài sản ở trên ta thấy được dấu hiệu đi lên của công
ty, các chỉ tiêu như tổng tài sản Có, lãi, tốc độ luân chuyển vốn, năm sau cao hơn năm trước một mức đáng kể Từ những số liệu tài chính như trên giúp công ty đề ra được mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong những năm kế tiếp nhằm đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh
Trong những năm qua, Công ty luôn giữ uy tín và quan hệ tài chính tốt với các ngân hàng , các tổ chức tín dụng góp phần tạo nên kết quả cao trong sản xuất kinh doanh Tóm lại, nâng cao năng lực tài chính của Công ty
là một vấn đề cần phát huy triệt để để tăng cường sức cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp
của chủ đầu tư Khởi
công
Hoàn thành