HOÀNGLIÊN Tên thuốc: Rhizoma coptidis. Tên khoa học: Coptis sinensis Franch Họ HoàngLiên (Ranunculaceae) Bộ phận dùng: thân rễ. Rễ to bằng đầu đũa, khúc khuỷu, ít rễ con nhiều nhánh như bàn chân gà, ngoài vàng sẫm, trong vàng tươi, cứng, chắc, khô, không vụn nát là tốt. Còn dùng thứ rễ gọi là Thổ hoàngliên (Thalietrum petalaideum L, cùng Họ), rễ to hơn, ít khuỷu, ít vàng. Tính vị: vị đắng, tính hàn, Quy kinh: Vào kinh Tâm, kiêm vào các kinh Can, Đởm, Tỳ, Vị, Đại trường. Tác dụng: thanh hoả, trừ thấp, tiêu ứ, trị đau mắt. Chủ trị: trị đau mắt nhiệt, trị đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, kiện vị, trị viêm dạ dày và ruột. . Thấp nhiệt ngăn trở trung tiêu biểu hiện như đầy ứ thượng vị và nôn: Dùng Hoàngliên với Hoàng cầm, Bán hạ và Can khương. . Thấp nhiệt tích ở ruột biểu hiện như tiêu chảy hoặc lỵ: Dùng Hoàngliên với Hoàng cầm và Cát căn. Nếu có biểu hiện đau mót dùng Hoàngliên với Mộc hương trong bài Hương Liên Hoàn. - Can khí phạm Vị gây nôn: Dùng Hoàngliên với Ngô thù du. - Nhiệt ở vị gây nôn: Dùng Hoàngliên với Trúc nhự. - Bệnh do sốt gây ra biểu hiện như sốt cao, kích thích, bất tỉnh và hoang tưởng: Dùng Hoàngliên với Thạch cao và Chi tử. - Mụn nHọt và nHọt độc: Dùng Hhoàng liên với Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Liên kiều và Chi tử. - Hỏa vượng ở vị: mau đói sau khi ăn no: Dùng Hoàng liên, Sinh địa hoàng và Thiên hoa phấn. - Răng đau do nhiệt ở Vị bốc lên: Dùng Hoàngliên với Thăng ma và Sinh địa. Liều dùng: Ngày dùng 1 - 4g. Cách bào chế: Theo Trung Y: - Bỏ trong túi vải, xát cho sạch lông, giã nát dùng. Còn có thể tẩm gừng, rượu và đốt cháy tồn tính, tuỳ từng trường hợp. - Cao lỏng Hoàng liên: Hoàngliên sau khi rửa qua phơi khô rồi tán mịn, ngâm rượu 15o, chế theo phương pháp ngâm kiệt. Để 38 giờ, cho rượu chảy từ từ, mỗi phút 1 - 3ml: lấy riêng 850 ml chảy đầu tiên vào một bình, rồi tiếp tục lấy kiệt. Cô dung dịch lấy sau lên độ cao mềm, thêm dung dịch rượu lấy đầu tiên, hoà đều, thêm rượu 45o cho đủ 1.000ml, để đủ 24 giờ rồi lọc. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6ml, mỗi lần dùng 1 - 2ml. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Chải rửa sạch tạp chất (không nên ngâm lâu) ủ đến vừa mềm, thái mỏng, phơi râm cho khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua (dùng chín). Bảo quản: để nơi khô ráo. Bào chế rồi đậy kín. Chú ý: liều cao có thể làm cho Vị bị tổn thương. Kiêng ky: Tỳ Vị yếu, hồi hộp không ngủ được không nên dùng. . Dùng Hoàng liên với Hoàng cầm, Bán hạ và Can khương. . Thấp nhiệt tích ở ruột biểu hiện như tiêu chảy hoặc lỵ: Dùng Hoàng liên với Hoàng cầm và Cát căn. Nếu có biểu hiện đau mót dùng Hoàng liên. Dùng Hoàng liên với Thạch cao và Chi tử. - Mụn nHọt và nHọt độc: Dùng Hhoàng liên với Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Liên kiều và Chi tử. - Hỏa vượng ở vị: mau đói sau khi ăn no: Dùng Hoàng liên, . dùng Hoàng liên với Mộc hương trong bài Hương Liên Hoàn. - Can khí phạm Vị gây nôn: Dùng Hoàng liên với Ngô thù du. - Nhiệt ở vị gây nôn: Dùng Hoàng liên với Trúc nhự. - Bệnh do sốt gây ra biểu