1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

dược học - hoàng liên

25 344 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 194,17 KB

Nội dung

DƯỢC HỌC HOÀNG LIÊN Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Hán Việt: Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh hoàng liên, Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên hoàng liên. Tiểu xuyên tiêu, Xuyên nhã liên, Xuyên liên, Thượng xuyên liên, Nhã liên, Cổ dũng liên, Chân xuyên liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên gọi: Vị này có rễ như những hạt châu liên tiếp kết lại, có màu vàng nên gọi là Hoàng liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Coptis teeta Wall. Họ khoa học: Họ Hoàng Liên (Ranunculaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao độ 30cm. Lá mọc so le, có cuống dài, mọc từ thân rễ trở lên. Phiến lá gồm 3-5 lá chét. Mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy, mép có răng cưa to. Thân rễ hình trụ, nhiều rễ con, màu nâu vàng nhạt, có hình dáng chân gà nên còn gọi là “Hoàng liên chân gà”, chỗ bẻ màu vàng, vị đắng. Hoa màu trắng, mọc ở ngọn cán hoa. Quả gồm nhiều đài, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu đen. Ra hoa tháng 10-2 năm sau. Hoàng liên lấy thân, niên túc (cứ mỗi năm đầu rễ sinh ra một đốt, đầy bốn năm thì gọi là niên túc), Địa lý: Cây hoang ở vùng núi cao trên 1.500m. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở trên dẫy Hoàng Liên Sơn rất nhiều. Thường trồng bằng hạt vào cuối mùa xuân. Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 10-12, thời vụ thu hoạch thích hợp nhất là vào tháng 11 trước tiết Lập đông, thường dùng loại 2-3 năm hoặc hơn. Lúc này rễ Hoàng liên đã chắc nặng, chứa ít nước, tỉ lệ khô cao. Khi sấy khô nên dùng buồng sấy, sấy khô xong, muốn làm sạch rễ con, làm đất và cuống lá cần phải cho vào ống xóc. Ống xóc là một dụng cụ đan bằng tre, có thể làm to hoặc nhỏ. Trước tiên cho Hoàng liên vào ống, đậy nắp lại, nếu ống nhỏ thì hai người cầm hai đầu ống đu đưa, làm cho Hoàng liên bên trong cọ sát vào nhau, khiến các rễ con, cuống lá, bùn đất bị rụng ra, thì thu được Hoàng liên sạch sẽ, đẹp, phẩm chất cao. Xóc xong, đổ tất cả ra sàng, đầu tiên dùng sàng mắt to sàng lấy Hoàng liên, sau đó dùng sàng mắt nhỏ, sàng bỏ đất cát đi, òn cuống lá lấy về, cũng xếp ngay ngắn thành các bó nhỏ, chặt thành đoạn ngắn 1,5cm, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển). Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (Rhizoma Coptidis). Màu sắc bình thường, rễ mập mạnh, ít rễ râu, cứng, chắc, khô, không vụn là tốt. Mô tả dược liệu: Thân rễ khô hình trụ có nhiều rễ con cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷu nhiều nhánh không quy tắc, dài chừng 32-65mm, thô chừng 3,2 - 3,5mm, mặt ngoài màu vàng nâu hoặc nâu vàng nhạt, tận cùng phía trên thường phân nhánh phình lớn, có vết sẹo của cuống lá ở thân và gốc, đồng thời có những lá vẩy nhỏ. Chất cứng. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ màu vàng tươi đậm. Không mùi vị đắng, ở chính giữa có lỗ nhỏ. 1- Nga mi liên: Có nhiều trong núi sâu của núi Nga mi là một trong những loại mọc hoang rễ thô, mạnh có hình như bàn tay phật nên gọi là ‘Liên vương’, thường sinh trưởng lâu 20-30 năm mới được phát hiện thì phẩm chất cực tốt nhưng sản lượng quá ít. 2- Nhã liên: sản lượng rất nhiều phẩm chất kém hơn Nga mi liên. 3- Vị liên: hình dạng như móng chân gà, nên gọi là “Kê trảo liên”, phẩm chất tương đối kém. Loại ở phía bắc Trường Giang trơn sáng, lông ít, chất cứng, vỏ nhỏ, bên ngoài màu vàng nâu, bẻ ngang bờ bên đỏ vàng. Loại ở phía nam Trường Giang chất xốp vỏ thô, màu nâu, màu vàng nhạt, bẻ ngang màu vàng sẫm. 4- Vân liên: Dài khoảng 32mm, thẳng và bóng, phân nhánh ít. Màu vàng nhạt, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ gẫy lớp ngoài màu vàng nâu, chính giữa màu vàng tươi. Bào chế: + Cho Hoàng liên vào trong túi vải, xát cho sạch lông gĩa mát dùng, hoặc ngâm trong nước tương 2 giờ vớt ra, sấy khô bằng gỗ liễu để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). + Chải sạch rửa tạp chất (không nên ngâm lâu sẽ mất chất), ủ đến vừa mềm, thái mỏng phơi trong râm cho khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua [dùng chín] (Trung Dược Đại Từ Điển). Bảo quản: Để nơi khô ráo. Bào chế rồi đậy kín. Cách dùng: 1- Tả Tâm hỏa thì dùng sống. 2- Trị can đởm thực hỏa thì tẩm sao với mật heo. 3- Trị can đởm hư hỏa thì tẩm sao với dấm. 4- Trị hỏa ở thượng tiêu thì sao với rượu. 5- Trị hỏa ở trung tiêu thì sao với nước gừng. 6- Trị hỏa ở thượng tiêu thì sao với nước muối hoặc sao với Phác tiêu. 7- Trị thấp nhiệt hỏa ở phần khí thì tẩm với Ngô thù du. 8- Trị phục hỏa trong phần huyết thì sao với nước Can tất. 9- Trị thực tích hỏa thì sao với Hoàng thổ (Bản Thảo Cương Mục). Thành phần hóa học: . Berberin (5,56 – 7,25%), Coptisine, Epiberberine (Yoneda Kaisuke và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1988, 42 (2): 116). . Berberrubine (Yoneda Kaisuke và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1988, 43 (2): 129). . Palmatine, Columbamine, Worenine, Jatrorrhizine, Magnofoline, Ferulic acid (Phương Kiên Đỉnh, Trung Thảo Dược 1981, 17 (1): 2). . Obakunone, Obakulactone (Thiên Tân Y Học Viện, Khoa Học Luận Văn Tuyển Biên, Q. 1, 1959: 285). Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng liên và 1 trong các hoạt chất của nó là Berberine, có phổ kháng khuẩn rộng trong thí nghiệm. Có tác dụng ức chế mạnh đối với Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Staphylococcus aureus. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh đối với khuẩn gây lỵ nhất là Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Thuốc có hiệu quả hơn thuốc Sulfa nhưng kém hơn Streptomicine hoặc Chloramphenicol. Thuốc không có tác dụng đối với Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella paratyphi. Nước sắc Hoàng liên có hiệu quả đối với 1 số vi khuẩn phát triển mà kháng với Streptomicine, Chloramphenicol và Oxytetracycline hydrochloride. Nhiều báo cáo khác cho thấy độ hiệu quả khác biệt của Hoàng liên đối với vi trùng lao, nhưng không có tác dụng giống như thuốc INH. Hoạt chất kháng khuẩn của Hoàng liên thường được coi là do Berberine. Khi sao lên thì lượng Berberine kháng khuẩn thấp đi (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng kháng Virus: Thí nghiệm trên phôi gà chứng minh rằng Hoàng liên có tác dụng đối với nhiều loại virus cúm khác nhau và virus Newcastle (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc Hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại nấm. Nước sắc Hoàng liên và Berberine tương đối có tác dụng mạnh diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống ho gà: Kết quả nhiều nghiên cứu về tác dụng của Hoàng liên đối với ho gà có khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy trong thí nghiệm tập trung Hoàng liên ức chế sự phát triển của Hemophilus pertussis cao hơn Streptomycine hoặc Chloramphenicol, ít nhất là thuốc có tác dụng lâm sàng.tuy nhiên, nghiên cứu khác trên heo Hà Lan, cho uống Hoàng liên thì lại không làm giảm tỉ lệ tử vong (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng hạ áp: Chích hoặc uống dịch chiết Berberine cho mèo, chó và thỏ đã được gây mê và chuột không gây mê thấy huyết áp giảm. Liều lượng bình thường, hiệu quả không kéo dài, liều lập lại cho kết quả không cao hơn hoặc lờn thuốc. Hiệu quả này xẩy ra dù tác dụng trợ tim ảnh hưởng đến lượng máu tim gây nên bởi liều thuốc này. Huyết áp giảm dường như liên hệ với việc tăng dãn mạch, cũng như có sự gia tăng đồng bộ ở lách, thận và tay chân (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng nội tiết: Berberine cũng có tác dụng kháng Adrenaline. Thí dụ: đang khi Berberine làm hạ áp thì phản xạ tăng – hạ của Adrenalin giảm rất nhiều nhưng phụ hồi lại nhanh. Berberine cũng dung hòa sự rối loạn của Adrenaline và các hợp chất liên hệ (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ mật: Berberine có tác dụng lợi mật và có thể làm tăng việc tạo nên mật cũng như làm giảm dộ dính của mật. Dùng Bebẻrine rất hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm mật mạn tính (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Berberine dùng liều nhỏ có tác dụng kích thích vỏ não, trong khi đó, liều lớn lại tăng sự ức chế hoạt động của vỏ não (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng kháng viêm: Lịch sử nghiên cứu chất Granulomas gây ra bởi dầu cotton trên chuột nhắt cho thấy chất Berberine làm gia tăng đáp ứng kháng viêm của thể. Chất Ethanol chiết xuất của Hoàng liên có tác dụng kháng viêm khi cho vào tại chỗ, nó làm cho chất Granulomas co lại. Hiệu quả này giống như tác dụng của thuốc Butazolidin (Chinese Herbal Medicine). Độc tính: Hoàng liên và Berberine đều tương đối an toàn, chỉ có 1 vài tác dụng phụ, dùng lâu dài cũng không có tác dụng có hại gì cả. Dùng đến 2g Berberine hoặc 100g bột Hoàng liên một lúc, không thấy có tác dụng phụ nào xẩy ra (Chinese Herbal Medicine). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). + Thần Nông, Kỳ Bá, Hoàng Đế, Lôi Công: vị đắng, không độc (Ngô Phổ Bản Thảo). + Vị rất đắng, khí rất hàn (Bản Thảo Chính). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học). + Vị đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). [...]... (Trung Dược Học Giảng Nghĩa) + Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhưng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dược Học Giảng Nghĩa) + Điểm giống nhau giữa Hoàng bá và Hoàng liên là cả hai đều có thể thanh nhiệt, giải độc, kiện Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu) Phân biệt: Vị thuốc Hoàng liên là... Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị trĩ: Hoàng liên, Xích tiểu đậu, tán bột, bôi vào nơi trĩ lở, rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị sau khi lên sởi gây ra tiêu chảy: Hoàng liên dùng với Can cát, Cam thảo, Thăng ma, Thược dược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị bệnh do rượu, nghiện rượu: dùng Hoàng liên cùng với Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Can cát, rất có hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại... tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị các loại đới hạ, ra mủ máu: Dùng Hoàng liên, Thược dược, Liên tử, Biển đậu, Thăng ma, Cam thảo, Hoạt thạch, Hồng khúc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị đới hạ ra toàn huyết (Xích đới), bụng đau: Hoàng liên, cùng Hòe hoa, Chỉ xác, Nhũ hương, Một dược (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị các loại cam nhiệt của trẻ con: dùng Hoàng liên cùng với Ngũ... nước mắt, mắt mờ: Hoàng liên 8g, Thiên hoa phấn 12g, Hoàng cầm 8g, Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Xuyên khung 4g, Bạc hà 4g, Liên kiều 12g, Hoàng bá 8g Sắc uống (Hoàng Liên Thiên Hoa Phấn Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị nôn mửa do vị nhiệt, nôn mửa lúc có thai Hoàng liên 7 phân, Tô diệp 7 phân Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) Tham khảo: + Hoàng liên rằng chữa gầy... miệng: Hoàng liên dùng với Ngũ vị tử, Cam thảo sắc lấy nước cốt ngậm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị chứng tiêu khát đột ngột, tiểu nhiều: Dùng Hoàng liên cùng với Mạch môn đông, Ngũ vị tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị người suy nhược bị đới hạ, và người gìa cũng như sản phụ bị đới hạ không dứt, dùng Hoàng liên, Nhân sâm, Liên tử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị nga khẩu sang: Hoàng. .. bón: Hoàng liên 8g, Hoàng cầm12g, Đại hoàng 16g Sắc uống (Tả Tâm Thang – Thương Hàn Luận) + Trị lở loét do nhiệt độc: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá mỗi thứ 8g, Chi tử 12g Sắc uống (Hoàng Liên Giải Độc Thang – Ngoại Đài Bí Yếu) + Trị kinh Tâm có thực nhiệt: Hoàng liên 28g, sắc với 1,5 chén nước, còn 1 chén, uống ấm (Tả Tâm Thang – Hòa Tễ Cục phương) + Trị nôn mửa ra nước chua, đau sườn trái: gồm: Hoàng. .. nâu vàng 7- Có người cho cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre, Fibraurea tinctoria Luor) họ Menispermaceae, gọi là Nam hoàng liên (Xem: Hoàng đằng) cần chú ý phân biệt 8- Cần phân biệt Bắc hoàng- liên với cây ở nước ta gọi là Thổ hoàngliên (Thalictrum foliolosum Dc) họ Ranunculaceae là loại nhỏ cao 4 0-5 0cm, thân mỏng mảnh Lá kép 3 lần lông chim, mép lá chét khía tai bèo Hoa đỏ, quả mọng 9- Cần phân... hiệu tả hỏa nhiệt ở can đởm Hoàng liên là vị thuốc chuyên về thanh tâm nhiệt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Hoàng liên là vị thuốc chuyên tả hỏa giải độc, yếu dược trị bệnh mắt và kiết nhưng lại nghiêng nặng về đắng và lạnh, uống lâu ngày tổn thương tới Vị Những cổ phương có Hoàng liên như bài ‘Hương Liên Hoàn’ kết hợp với Mộc hương để trị các loại xích bạch lỵ Bài ‘Khương Liên Tán’ kết hợp với Can... Trị ruột viêm, lỵ trực khuẩn: Hoàng liên 80g, Mộc hương 20g Tán bột, làm viên, mỗi lần uống 2 - 8g, ngày 2-3 lần với nước (Hương Liên Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị thấp nhiệt uất tích ở can đởm, mắt đỏ, mắt sưng đau, ra gió chảy nước mắt, mắt mờ: Hoàng liên 4g (xắt vụn), ngâm sữa người, điểm vào mắt, mỗi ngày 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị thấp nhiệt... ‘Tam Hoàng Thạch Cao Thang’ uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị mồ hôi trộm, sắc mặt vẫn còn có thần khí: dùng bài ‘Đương Quy Lục Hoàng Thang’ thêm Hoàng cầm, Táo nhân, Long não (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Trị phong nhiệt công lên làm mắt sưng đỏ đau: Hoàng liên, Địa hoàng, Cam cúc hoa, Kinh giới tuệ, Cam thảo sảo, Xuyên khung, Sài hồ, Thuyền thoái, Mộc thông, sắc uống (Trung Quốc Dược . DƯỢC HỌC HOÀNG LIÊN Xuất xứ: Bản Kinh. Tên Hán Việt: Vương liên (Bản Kinh), Chi liên (Dược Tính Luận), Thủy liên Danh vậng, Vận liên, Thượng thảo, Đống liên, Tỉnh hoàng liên, . Trích đởm chi (Hoà Hán Dược Khảo), Xuyên hoàng liên. Tiểu xuyên tiêu, Xuyên nhã liên, Xuyên liên, Thượng xuyên liên, Nhã liên, Cổ dũng liên, Chân xuyên liên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên. Hoàng liên 8g, Hoàng cầm12g, Đại hoàng 16g. Sắc uống (Tả Tâm Thang – Thương Hàn Luận). + Trị lở loét do nhiệt độc: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá mỗi thứ 8g, Chi tử 12g. Sắc uống (Hoàng Liên

Ngày đăng: 16/04/2014, 23:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN