1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

DƯỢC HỌC - HOÀNG BÁ potx

26 278 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

DƯỢC HỌC HOÀNG BÁ Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Nghiệt Bì (Thương Hàn Luận), Nghiệt Mộc (Bản Kinh), Hoàng Nghiệt (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Sơn Đồ (Hòa Hán Dược Khảo). Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid. Họ khoa học: Thuộc họ Cam (Rutaceae). Mô tả: Cây gỗ cao 15m hay hơn, phân cành nhiều. Vỏ thân dày có màu vàng ở mặt trong, vị đắng. Lá kép lông chim lẻ, gồm 5 - 13 lá chét. Hoa đơn tính, màu vàng lục, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu tím đen, có 2 - 5 hạt. Mùa, Hoa quả: Tháng 5 - 11. Thu hoạch: Tháng 4-7 lột vỏ, cạo hết lớp vỏ nhám ở ngoài, phơi khô. Phần dùng làm thuốc: Vỏ cây khô (Cortex Phellodendri). Lựa loại vỏ dầy, mầu vàng tươi, sạch lớp bẩn ở ngoài là tốt. Mô tả dược liệu: Mảnh thuốc hơi cong, cạnh không đều, dài rộng không nhất định, dầy 0,4-0,8cm. Mặt ngoài mầu vàng thẫm, vàng nâu hoặc nâu vàng nhạt, có những cạnh và rãnh dọc, những chấm nhỏ mầu nâu. Bên trong mầu vàng hoặc vàng xám.ấtttt nhẹ, dễ bẻ gấy, mảnh bẻ gẫy chia thành từng lớp, có sợi mầu vàng tươi. Hơi có mùi, vị rất đắng, nhấm thấy có chất dính và trơn (Dược Tài Học). Bào chế: + Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống thì tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại tới dạ dày, chế với rượu trị bệnh ở thượng tiêu, chế với nước trị bệnh ở hạ tiêu, chế với mật trị bệnh ở giữa (Bản Thảo Cương Mục). + Rửa sạch, vớt ra, ủ mềm, xắt thành sợi, phơi khô (Dược Tài Học). + Cạo gọt bỏ lớp vỏ thô, thái phiến, dùng sống hoặc chế với rượu, hoặc chế Gừng, hoặc sao đen thành than, hoặc tán nhỏ (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Diêm Hoàng Bá: Xắt thành sợi xong, tẩm nước muối cho ướt đều[50kg Hoàng bá, dùng 1,4kg Muối, pha nước vừa đủ], dùng lửa nhỏ sao gìa, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học). + Tửu Hoàng bá: Hoàng bá xắt thành sợi xong tẩm với rượu (100âkg Hoàng bá, 10kg Rượu), trộn đều, dùng lửa nhỏ sao qua, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học). + Hoàng Bá Thán: Hoàng bá xắt thành sợi xong, cho vào sao to lửa thành mầu đen xám nhưng còn tồn tính, phun nước cho ướt rồi bẻ ra, phơi khô (Dược Tài Học). Cách dùng: Rưả sạch ủ mềm, thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm rượu sao vàng, hoặc sao cháy hay sao với nước muối, hoặc tán bột đắp bên ngoài. a) Dùng sống: Trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới. b) Tẩm rượu sao: Trị mắt đau, miệng lở loét. c) Sao cháy: Lương huyết, chỉ huyết. d) Sao nước muối: Vào kinh Thận. Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín. Tránh ẩm thấp, phòng sâu mọc và biến màu. Thành phần hóa học: + Berberine, Jatorrhizine, Magnoflorine, Phellodendrine, Candicine, Palmatine, Menisperine, Obacunone, Obaculactone, Dictamnoide, Obacunóic acid, Lumicaeruleic acid, 7-Dehydrostigmasterol, b-Sistosterol, Campesterol (Trung Dược Học). + Berberine, Phellodendrine, Magnoflorine, Jatrorrhizine, Palmatine, Cancidine (Quốc Hữu Thuận – Dược Học Tạp Chí (Nhật Bản) 1962, 82: 611; 1961, 81: 1370). + Hyspiol B (Bhandarin P và cộng sự – Agust J Chem, 1988, 41 (11): 1977). + Phellamurinm 10%, Amurensin 1% (Hesagawa M và cộng sự Chem Soc 1953, 75: 5507). + Dihydrophelloside, Phelloside (Shevchuk O I và cộng sự Khim Prir Pharmacol 1969, 21 (2): 181). + Herculin (Bhandari P và cộng sự, Aust J Chem 1988, 41 (11): 1777). Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn vỏ cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết ở thỏ bình thường. Ở thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy, không thể hiện tác dụng này. Berberin có tác dụng tăng tiết mật vầ có ích trong điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh viêm túi mật với rối loạn vận động đường dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan - túi mật, có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính (Trung Dược Học). + Dịch chiết toàn phần của Hoàng bá làm vỡ đơn bào Entamoeba histolytica, còn Berberin làm đơn bào co thần kinh (Trung Dược Học). + Nước sắc hoàng bá có tác dụng chống Entameoba histolytica trong ống nghiệm ở nồng độ l: 16 và Berberin có tác dụng rõ rệt ở nồng độ l: 200. Alcaloid toàn phần của Hoàng bá chứa Berberin với hàm lượng lớn nhất, ức chế trong ống nghiệm các vi khuẩn và nấm Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans, Salmeonella typhi, Shigella shigae, Sh. flexneri, phế cầu, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng,. liên cầu khuẩn (Trung Dược Học). + Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và Acetylcholin. Hoàng bá đã được kết hợp với các thuốc hóa dược trong điều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá dã được điều trị tiêu chảy trẻ em đạt tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã được áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân (30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác) . Tỷ lệ khỏi đạt 93% (Trung Dược Học). + Hoàng bá còn được áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thương cổ tử cung được nhanh hơn (Trung Dược Học). + Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Trung Dược Học). + Nước sắc hoặc cao cồn 100% có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, các trực khuẩn than, bạch hầu, lỵ, mủ xanh) thương hàn và phó thương hàn, liên cầu khuẩn. Mức độ tác dụng hơi kém hơn so với Hoàng liên (Chinese Herbal Medicine). + Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với llên cầu khuẩn ở nồng độ 1: 20.000, với trực khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1: 10.000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1: 7.000, với trực khuẩn lỵ Shiga ở nồng độ 1: 3.000, đối với trực khuẩn lỵ Flexheri: trực khuẩn thương hàn và phó thương hăn ở nồng độ 1: 100. + Nước sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Chinese Herbal Medicine). + Hòa 1ml dung dịch bão hòa Berberin với 0,5ml dung dịch 1% máu người. Sau 2 giờ, hồng cầu bị tan hoàn toàn, bạch cầu còn lại một ít, các tiểu cầu còn nguyên vẹn. Có thể dùng dung dịch 0,25% Berberin để pha loăng máu trong việc đếm tiểu cầu. Số liệu hơi cao hơn so với dung dịch pha loãng máu thông thường (Chinese Herbal Medicine). + Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm dưới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị tan (Chinese Herbal Medicine). + Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Trung Dược Học). + Chích vào phúc mạc chuột nhắt 0,5ml dung dịch 0,5% Berberin trộn lẫn với trực khuẩn phó thương hàn, sau đó cho chuột uống Berberin nhiều lần, có thể .bảo vệ chuột không chết (Chinese Herbal Medicine). + Cao Hoàng bá, chích vào phúc mạc cho mèo đã gây mê, có tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim không thay đổi (Chinese Herbal Medicine). + Ức chế thần kinh trung ương: cho thuốc ngoài đường tiêu hóa, nó có tác dụng gây trấn tĩnh và giảm sốt (Chinese Herbal Medicine). + Chống co thắt cơ trơn trên tử cung và ruột cô lập (Chinese Herbal Medicine). + Chống loét dạ dày và kiện vị: tác dụng giảm tiết dịch vị khi tiêm Berberin dưới da. Có thể dùng Berberin để điều trị chảy máu dạ dày, loét dạ dày và để giảm tiết dịch vị (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng kháng khuẩn trong ống nghiệm rõ rệt đối với nhiễm vi khuẩn gram âm và gram dương (Chinese Herbal Medicine). + Chống tiêu chảy, giảm tiết các thành phần muối và nước ở ruột non (Chinese Herbal Medicine). + Giảm huyết áp: Berberin tiêm dưới da hoặc cao nước Hoàng bá tiêm tInh mạch có tác dụng hạ áp, do kích thích các thụ thể b - Adrenergic và ức chế các thụ thể a - Adrenergic (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống viêm khá mạnh (Chinese Herbal Medicine). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). [...]... Âm Hoàn’ của Chu Đan Khê, dùng vị Hoàng bá là hợp ý sâu xa trong Nội Kinh” (Đông Dược Học Thiết Yếu) Phân biệt: Hoàng bá dùng làm thuốc ở Trung Quốc có hai loài chính là Xuyên hoàng bá và Quan hoàng bá Trong Xuyên hoàng bá có 2 loài dưới đây: 1- Cây Hoàng- bá Nga mi (Phellodendron chinensis Schneider var omerense Huang) Điểm khác nhau giữa loài cây này với cây Hoàng bá nói trên là mọc tương đối nhanh,... loét, miệng lưỡi lở (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) + Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc đắng lạnh; nhưng Hoàng liên chuyên về thanh tâm hỏa, Hoàng cầm chuyên về thanh phế nhiệt, Hoàng bá lại chuyên về thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu (Trung Dược Học Giảng Nghĩa) + Điểm giống nhau giữa Hoàng bá và Hoàng liên là cả hai đều có thể thanh nhiệt, giải độc, kiện Vị (Đông Dược Học Thiết Yếu) + Sách Nội... hợp với Ý dĩ, Thương truật (Trung Dược Học) + Trị lỵ, tiêu chảy: phối hợp với Hoàng liên, Bạch đầu ông (Trung Dược Học) + Trị hoàng đản: phối hợp với Đại hoàng, Câu kỷ tử (Trung Dược Học) + Trị khí hư: phối hợp với Cương tằm(sao) (Trung Dược Học) + Trị tiểu không thông, đường tiểu nóng, đau: phối hợp với Tri mẫu, Nhục quế (Trung Dược Học) + Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Hoàng bá 125g, Ngũ vị tử 42,5g, Ngũ bội... trùng roi âm đạo, âm đạo ngứa: Hoàng bá 12g, Sơn dược 16g, Bạch quả 12g Sắc uống (Di Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) Tham Khảo: + Hoàng bá bẩm thụ được khí chí âm cho nên tính của nó mát mẻ, thanh cao vậy (Bản Thảo Kinh Sơ) + Hoàng bá người xưa vẫn dùng chung với Tri mẫu hợp với bài Lục Vị, gọi là Tri Bá Bát Vị Hoàn Có khi lại dùng Tri mẫu, Hoàng bá, mỗi thứ 40g, tẩm rượu cho thấm... cho rằng Hoàng bá là thuốc chủ yếu để trừ nhiệt, trị lao, không biết rằng tính của Hoàng bá đã âm hàn, có thể làm tổn hai chân khí, sinh ra ăn uống kém Hỏa chân nguyên ở mệnh môn gặp Hoàng bá thì tiêu mất, chức năng vận hành của Tỳ Vị gặp Hoàng bá thì bị trở ngại Nguyên khí đã hư lại dùng thuốc đắng lạnh, làm cho việc sinh cơ bị ngăn tuyệt, không có gì hại bằng (Dược Phẩm Vậng Yếu) + Hoàng Bá là vị... nước tiểu đỏ: Vỏ Hoàng bá, tán nhỏ, uống với nước cơm mỗi lần 2 - 3g, ngày 4 - 5 lần (Nam Dược Thần Hiệu) + Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, di tinh của nam giới: Hoàng bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, Tri mẫu (sao), Mẫu lệ (nung), Sơn dược (sao), các vị bằng nhau Tán bột trộn với hồ làm viên, to bằng hạt ngô đồng lớn Mỗi lần uống 80 viên với nước muối (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)... bần của vỏ dày, mặt trong của vỏ màu vàng tươi, số lá chét từ 5-1 3, mép có lá hơi gợn sóng hoặc hơi xẻ răng cưa, hai mặt đều có lông nhung 4- Ở nước ta thường dùng vỏ thân cây Núc Nác có tên khoa học Oroxylum indicum (L) et thuộc họ Bignoniaceae với tên Hoàng bá nam hay Nam Hoàng- bá (Xem thêm: Mộc Hồ Diệp), cần phải phân biệt (Danh Từ Dược Học Đông Y) ... Trung Dược Thủ Sách) + Trị trẻ nhỏ lỵ do nhiệt, tiêu ra máu: Hoàng bá 20g, Xích thược16g tán bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Mè Mỗi lần uống 1 0-1 2 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách) + Trị trẻ nhỏ bị bạch lỵ, bụng đầy, bụng đau âm ỉ: Hoàng bá 40g, Đương quy 40g tán bột, trộn với Tỏi nướng, làm thành viên to bằng hạt đậu xanh Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược. .. 5g (Dược Liệu Việt Nam) + Trị gan viêm cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón, nước tiểu đỏ: Hoàng bá 16g, Mộc thông, Chi tử, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, Nọc sởi, mỗi vị 10g Sắc uống mỗi ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam) + Tăùng cường tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm đường mật: Hoàng bá 14g, Chi tử 14g, Cam thảo 6g Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Dược. .. Huyện tỉnh Tứ Xuyên gọi nó là cây Hoàng bá 2- Cây Hoàng bá lá rụng (Phellodendron chinensis F., Gibrnseutum (Schneid) hsias cam Nov) Chỗ khác nhau giữa nó với cây đã mô tả ở phần mô tả là phiến lá đơn có lông ngắn mềm mọc thưa ở cả hai mặt gân giữa Phân bố ở Vạn Huyện, Đạt Huyện, Bồi Lăng tỉnh Tứ Xuyên 3- Cây Quan Hoàng Bá (Phellodendron) Đặc điểm của cây là cao tới 1 0-2 0m, cũng có cây tới 27m, đường . đều[50kg Hoàng bá, dùng 1,4kg Muối, pha nước vừa đủ], dùng lửa nhỏ sao gìa, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học) . + Tửu Hoàng bá: Hoàng bá xắt thành sợi xong tẩm với rượu (100âkg Hoàng bá, 10kg. Thương truật (Trung Dược Học) . + Trị lỵ, tiêu chảy: phối hợp với Hoàng liên, Bạch đầu ông (Trung Dược Học) . + Trị hoàng đản: phối hợp với Đại hoàng, Câu kỷ tử (Trung Dược Học) . + Trị khí hư:. phơi khô (Dược Tài Học) . + Hoàng Bá Thán: Hoàng bá xắt thành sợi xong, cho vào sao to lửa thành mầu đen xám nhưng còn tồn tính, phun nước cho ướt rồi bẻ ra, phơi khô (Dược Tài Học) . Cách

Ngày đăng: 09/07/2014, 16:20

Xem thêm: DƯỢC HỌC - HOÀNG BÁ potx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w