Hoàng Liên Công dụng: Thân rễ hoàng liên là thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, viêm ruột, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ. Ngày dùng: 4 - 8 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc cao lỏng. Dùng ngoài chữa đau mắt đỏ. Hình thái: Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 30 cm. Thân rễ nhỏ, mọc nằm ngang, đôi khi phân nhánh, có nhiều đốt ngắn, màu vàng. Lá mọc thắng từ thân rễ, cuống dài 10 - 20 cm, 3 lá chét hình thoi dạng trứng, chia thuỳ lông chim không đều, lá chét giữa to và có cuống dài hơn, các lá chét bên hình tam giác lệch, chia 2 thuỳ sâu, những thuỳ này lại chia thuỳ nông không đều, các thuỳ đều có răng cưa nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục bóng, mặt d- ưới nhạt. Hoa nhỏ, 3 - 5 cái, có cuống dài mọc trên một cán mảnh, dài bằng lá hoặc hơn; lá bắc nhỏ dạng lá; bao hoa màu lục vàng nhạt, 5 lá đài hình mác hẹp, 5 cánh hoa dài; nhị khoảng 20; lá noãn 8 - 12 rời. Quả nang, hình thuôn, dài 6 - 8 mm, tự nứt, màu nâu và khi chín; hạt nhiều màu đen. Phân bố: Việt Nam: Hoàng liên (C. chinensis Franch.) mới phát hiện thấy ở 2 điểm là núi Hoàng Liên (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và núi Ông Páo (Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Các điểm có hoàng liên ở Việt Nam là giới hạn cuối cùng về phía Nam trên phân bố của chi Coptis Salist. trên toàn thế giới. Thế giới: Trung Quốc (các tỉnh Tứ Xuyên, Quý Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Vân Nam, Triết Giang, Thẩm Dương). Hiện cây cũng được trồng rải rác ở các địa phương này. Đặc điểm sinh học: Nhìn chung các loài hoàng liên (Coptis spp.) là những cây ưa ẩm và đặc biệt ưa bóng. Chúng thường mọc thành đám nhỏ, bám trên vách đá, hoặc thân cây gỗ có nhiều rêu; dưới tán rừng, độ cao từ 1.600 m ở Quản Bạ, đến 2.400 m ở Hoàng Liên Sơn. Rừng nơi có hoàng liên thường ở đỉnh núi, bao gồm các cây gỗ thấp (dưới 15 m), phân cành nhiều, quanh năm có mây mù. Nhiệt độ trung bình năm ở đây chỉ khoảng 13 0 C (tương đơưng số liệu của Trạm khí tượng đèo Hoàng Liên Sơn trước kia, ở độ cao 2.100 m); về mùa đông thường xuyên ở mức dưới 10 0 C. Hoàng liên là cây thường xanh quanh năm. Tuy nhiên, mùa sinh trưởng mạnh khoảng tháng 4 - 8; sau đó đến tháng 9 bắt đầu ra hoa; quả già tồn tại đến tận đầu tháng 5 năm sau. Cây tái sinh tự nhiên bằng hạt và bằng cách đẻ chồi nhánh ở thân rễ. Vì thế, trong tự nhiên chúng thường tạo thành từng đám nhỏ, khó phân biệt từng cá thể. Cây con nảy mầm từ hạt quan sát được vào tháng 4 và 5. Cây sinh trưởng rất chậm. Đế có dược liệu cho khai thác sử dụng, chắc chắn phải cần nhiều năm Hoàng Liên Ô Rô Công dụng: Hoàng liên ô rô thường được dùng làm thuốc chữa bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: ngộ độc, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực trùn; viêm da, mẩn ngứa, mụn nhọt dưới dạng thuốc sắc uống. Hoàng liên ô rô còn dùng làm nguyên liệu chiết xuất berberin. Hình thái: Cây bụi, cao 1 - 3 m. Gỗ thân và rễ màu vàn , cành màu nâu xám. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 - 45 cm; lá chét 9 - 23, không cuống; hình mác thuôn, dài 5 - 15 cm, rộng 3 - 5 cm, gốc tròn, đầu nhọn như gai, mép có răng sắc nhọn; gân chính 3, gân phụ thành mạng rõ. Cụm hoa mọc thắng đứng ở ngọn thành bông ngắn hơn lá. Lá bắc thuôn. Hoa màu vàng, 9 lá đài xếp thành 3 vòng, lá ở vòng ngoài nhỏ; 6 cánh hoa, nhỏ hơn lá đài trong, đầu cánh hơi lõm; 6 nhị đối diện với cánh hoa, chỉ nhị ngắn hơn hoặc bằng bao phấn; bầu hình trụ, phình ở giữa, có 4 - 6 noãn. Quả thịt, hình trứng, màu tím đen khi chín, chứa 1 hạt. Phân bố: Việt Nam: Bắc Kạn (huyện Vân Đồn); Cao Bằng (Hà Quảng, Ngân Sơn); Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ); Lai Châu (Sìn Hồ); Lào Cai (Sa Pa). Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản. Đặc điểm sinh học: Hoàng liên ô rô là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao, cây thường mọc lẫn với những cây bụi thấp ở ven rừng núi đá vôi, bờ nương rẫy; độ cao 1.100 - 1.600 m. Cây ra hoa tháng 9 - 10; quả chín tháng 11 - 2 năm sau. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và mọc chồi từ phần gốc còn lại sau khi bị chặt. Cành bánh tẻ được xử lý chất kích thích ra rễ cũng là nguồn giống để trồng. . Việt Nam: Hoàng liên (C. chinensis Franch.) mới phát hiện thấy ở 2 điểm là núi Hoàng Liên (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và núi Ông Páo (Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Các điểm có hoàng liên ở Việt. Hoàng Liên Công dụng: Thân rễ hoàng liên là thuốc bổ đắng, chữa tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, viêm ruột,. cây gỗ có nhiều rêu; dưới tán rừng, độ cao từ 1.600 m ở Quản Bạ, đến 2.400 m ở Hoàng Liên Sơn. Rừng nơi có hoàng liên thường ở đỉnh núi, bao gồm các cây gỗ thấp (dưới 15 m), phân cành nhiều,