1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những điểm tương đồng hội ngộ giữa Lý Thái Tổ và Mạc Thái Tổ ppt

8 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 194,3 KB

Nội dung

Những điểm tương đồng hội ngộ giữa Thái Tổ Mạc Thái Tổ Thái Tổ Mạc Thái Tổ là hai vị vua khởi đầu của hai triều đại phong kiến Việt Nam: nhà nhà Mạc. Giữa hai người có nhiều nét tương đồng nhưng lịch sử lại có sự đánh giá khác nhau về hai vị vua này. Thái Tổ Mạc Thái Tổ là hai vị vua khởi đầu của hai triều đại phong kiến Việt Nam: nhà nhà Mạc. Giữa hai người có nhiều nét tương đồng nhưng lịch sử lại có sự đánh giá khác nhau về hai vị vua này. 1. Những điểm tương đồng Công Uẩn Mạc Đăng Dung đều xuất thân từ tầng lớp bình dân. Công Uẩn sinh năm 974, người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh), thân mẫu là Phạm Thị. Lên ba tuổi, ông được sư Khánh Văn - trụ trì chùa Cổ Pháp nhận nuôi dưỡng đặt tên là Công Uẩn. Từ nhỏ, Công Uẩn sớm bộc lộ trí “thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường” (1) . Mạc Đăng Dung sinh “giờ Ngọ ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão” (2) , người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay thuộc xã Ngũ Đoan, Kiến Thuỵ, Hải Phòng), thân phụ là Mạc Hịch, thân mẫu là Đặng Thị Hiếu, “tuổi còn trẻ đã có sức khoẻ, nhà nghèo, làm nghề đánh cá” (3) . Như vậy, cả Thái Tổ Mạc Thái Tổ đều có nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp bình dân, có tuổi thơ vất vả nhưng yên bình. Khi trưởng thành, nhờ có tài năng, hai ông đã làm nên sự nghiệp. 1.1. Lập thân từ võ quan Công Uẩn lớn lên ở chùa dưới sự nuôi dạy của hai nhà sư Khánh Văn Vạn Hạnh nên sớm chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Buổi đầu xây dựng nền độc lập, tự chủ, Phật giáo có một vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội. Nhiều nhà sư được mời làm cố vấn cho nhà vua triều đình. Vạn Hạnh là một vị sư đức cao đạo trọng, bởi vậy ông được vua Lê Đại Hành mời làm cố vấn chính trị cho mình. Dưới sự tiến cử của Vạn Hạnh, Công Uẩn vào kinh đô Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê. Nói về con đường hoạn lộ của Công Uẩn, theo Quốc sử Quán triều Nguyễn: “Khoảng giữa niên hiệu Ứng Thiên nhà Lê, (Lý Công Uẩn - Phan Đăng Thuận chú thích) làm cấm quân dưới triều Trung Tông. Ngọa Triều khi đã cướp ngôi làm vua, thăng Công Uẩn lên Điện tiền chỉ huy sứ” (4) . Như vậy, từ một chức võ quan cấp thấp, nhờ những biến cố chính trị, Công Uẩn trở thành võ quan cao cấp đứng đầu quân cấm vệ. Mạc Đăng Dung cũng xuất thân trong một gia đình bình dân, mặc dù là hậu duệ của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi nhưng gặp cảnh gia đình sa sút nên từ nhỏ ông không có điều kiện theo nghiệp văn mà theo nghiệp võ, kiếm sống bằng nghề chài lưới. Cuộc sống lao động đã cho ông sức khoẻ phi thường nhờ đó đã thi đậu Đô lực sỹ được sung vào đội quân túc vệ, giữ việc cầm dù cho xe vua. Từ một võ quan cấp thấp, bằng tài năng, chỉ trong một thời gian ngắn, Mạc Đăng Dung thăng tiến rất nhanh trên con đường hoạn lộ. Năm 1508, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4, vua Lê Uy Mục giao cho ông làm Thiên vũ vệ đô chỉ huy sứ ty đô chỉ huy sứ. Năm 1511, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3, vua Lê Tương Dực thăng ông làm Đô chỉ huy sứ tước Vũ Xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm trấn thủ Sơn Nam. Năm 1518, ông được thăng tước Vũ Xuyên hầu trấn thủ Hải Dương. Năm 1519, vua Lê Chiêu Tông sai Mạc Đăng Dung thống lĩnh các quân. Ông đã bước dần đến đỉnh cao quyền lực. 1.2. Câu sấm Trong quan niệm của người phương Đông, mỗi khi sắp có một sự biến đổi lớn nào đó thì thường xuất hiện những câu sấm ký để báo trước sự việc sắp xảy ra. Bài viết không đi sâu phân tích về sấm ký mà chỉ nêu lên sự giống nhau về câu sấm nói lên sự thay đổi triều đại dẫn đến sự ra đời của nhà nhà Mạc. Truyện kể rằng: “Ở làng Đình Bảng có một cây gạo bị sét đánh hiện ra dòng chữ: Thụ căn diểu diểu/ Mộc biểu thanh thanh/ Hòa đao mộc lạc/ Thập bát tử thành/ Đông A nhập địa/ Dị mộc tái sinh/ Chấn cung xuất nhật/ Đoài cung ẩn tinh/ Lục thất niên gian/ Thiên hạ thái bình”. Căn cứ vào lời sấm, thiền sư Vạn Hạnh hiểu rằng: “Hòa đao mộc lạc” chỉ chữ Lê, “Thập bát tử” là chữ Lý, “Đông A” là họ Trần, “Nhập địa” là giặc phương Bắc vào cướp, “Dị mộc tái sinh” là họ Lê lại nổi lên. Ý nói rằng họ Lê đổ, họ sẽ lên thay. Bởi vậy, Vạn Hạnh cho rằng họ chắc chắn sẽ khởi nghiệp lớn. Một hôm, Lê Ngọa Triều ăn khế thấy có hạt mận, lại ngẫm đến lời sấm truyền nên ngầm tìm dòng họ mà giết đi nhưng Công Uẩn ở ngay bên cạnh lại không biết. Vào đầu thế kỷ XVI, xuất hiện câu sấm “Phương Đông có sắc khí thiên tử” nhưng không biết câu sấm đó ứng nghiệm vào ai? Nhà Lê Sơ lo sợ không biết phải làm thế nào nên đã cho thuật sĩ về Đồ Sơn trấn yểm. Nhưng trong đoàn người đi trấn yểm đó lại có Mạc Đăng Dung. Như vậy, thời điểm trước khi thay đổi triều đại Tiền Lê - Lý, Lê Sơ - Mạc đều xuất hiện câu sấm để cảnh báo, cả Công Uẩn Mạc Đăng Dung đều làm quan trong triều, ở bên cạnh nhà vua nhưng không ai để ý. 1.3. Sáng lập ra cơ nghiệp Thời thế tạo anh hùng, cả Công Uẩn Mạc Đăng Dung sinh ra vào thời loạn, vua không ra vua, tôi không ra tôi. Lê Ngọa Triều hoang dâm vô độ, tính lại thích hiếu sát: “Những súc vật dùng làm món ăn, tất phải chính tay mình đâm chết trước. Dùng nhiều hình phạt tàn ngược để giết người: hoặc quấn cỏ vào thân người rồi lấy lửa đốt; hoặc sai Liêu Thủ Tâm, tên phường chèo người Tống, cầm con dao cùn lóc thịt người để cho không chết ngay được, thấy người bị hành hình ấy đau đớn kêu gào, Thủ Tâm nói khôi hài rằng nó không quen chịu chết, thì nhà vua ha hả cười. Đi đánh dẹp, bắt được tù binh đều tống vào cái “thủy lao” để cho nước triều dâng lên thì sặc nước, há mồm mà chết; có khi bắt họ trèo lên ngọn cây rồi ở dưới chặt cây, cây đổ, người ngã chết, thì khanh khách cười, lấy làm vui thích” (5) . Những hành động tàn ác này của Lê Ngọa Triều khiến lòng người oán hận, cơ nghiệp nhà Tiền Lê lung lay. Bởi vậy năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh mất, được trăm dân muôn họ hướng về, Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, mở đầu cơ nghiệp nhà Lý. Còn nhà Lê Sơ, bước sang thế kỷ XVI, khủng hoảng suy yếu cùng cực. Thừa hưởng cơ nghiệp của Lê Thánh Tông, các vua kế vị chỉ biết ăn chơi vô độ, ham rượu chè, gái đẹp. Sử sách từng gọi các ông vua đó là “vua quỷ” (Lê Uy Mục), “vua lợn” (Lê Tương Dực). Trong lời hịch của mình, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã tố cáo bạo chúa Lê Uy Mục: “Quan tước đã hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như bùn đất, bạo ngược như Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng như cỏ rác” (6) . Xã hội Đại Việt đầu thế kỷ XVI, vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Vua ngờ vực tất cả mọi người, chỉ định giết. Tôi thì giết vua, triều thần chẳng coi vua ra gì. Các đại thần thi nhau phế vua này lập vua kia. Chỉ hơn 20 năm mà có 5 vua bị giết, đất nước đại loạn. Nhân dân lầm than mong muốn có một sự thay đổi, Mạc Đăng Dung từng bình định được nhiều giặc, lập được nhiều chiến công nhưng cũng bị vua Lê Chiêu Tông nghi ngờ tìm cách hãm hại. Năm 1527, được thần dân trong nước ủng hộ, Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, mở đầu cơ nghiệp nhà Mạc. Trong chiếu nhường ngôi vua, Lê Cung Hoàng viết: “Từ cuối thời Hồng Thuận, gặp lúc quốc gia nhiều nạn, Trần Cảo bắt đầu gây loạn; Trịnh Tuy lập kẻ phản nghịch lên ngôi, lòng người lìa tan, trời cũng không giúp. Lúc ấy thiên hạ đã không phải của nhà ta vậy. Ta nối ngôi, không thể gánh nổi. Mệnh trời lòng người hướng về người có đức. Vậy nay, Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung là người tư chất thông minh, đủ tài văn võ, bên ngoài đánh dẹp, bốn phương đều phục, bên trong trị nước, trăm họ yên vui, công đức rất lớn lao, trời người đều quy phục. Nay theo lẽ phải, nên nhường ngôi cho. Nên cố sửa đức, lâu giữ mệnh trời, để yên nhân dân. Mong kính theo đó” (7) . Như vậy, cả Thái Tổ Mạc Thái Tổ do “lòng người hướng về” mà giành được sự nghiệp. Cả hai ông vua tiên triều của nhà nhà Mạc đều giành được ngai vàng từ họ Lê. 2. Những đánh giá của các sử gia Thái Tổ Mạc Thái Tổ có nhiều điểm tương đồng nhưng các sử gia phong kiến có sự đánh giá khác nhau về hai nhân vật này. 2.1. Những đánh giá của sử gia phong kiến về Thái Tổ Các sử gia phong kiến với cách nhìn của những nhà nho đã đánh giá Thái Tổ như sau: Sử gia Lê Văn Hưu thì lên án quá mộ đạo Phật: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?” (8) . Sử thần Ngô Sĩ Liên thì đánh giá: “Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém” (9) . Các sử gia của Quốc sử quán triều Nguyễn lại cho rằng: “Nhà được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngọa Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô chủ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai?” (10) . Như vậy, hầu hết các sử gia phong kiến không lên án việc Công Uẩn “cướp ngôi” nhà Tiền Lê mà lên án ông quá mộ đạo Phật. 2.2. Những đánh giá của sử gia phong kiến về Mạc Thái Tổ Khác với Thái Tổ, Mạc Thái Tổ bị các sử gia phong kiến theo quan điểm chính thống lên án việc phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc. Đại Việt sử ký toàn thư: “Cứ xem việc làm của Đăng Dung chẳng qua là một đại thần của nhà Lê, đương lúc nhà Lê vua yếu, tôi mạnh, nếu biết noi theo các bậc tôi giỏi, tướng hiền đời xưa, phò vua giúp dân như Y Doãn giúp Thái Giáp, Chu Công giúp Thành Vương thì công lớn huy hoàng ấy còn đáng ca ngợi. Sao không bắt chước thế mà đi làm ngược lại” (11) . Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược” cũng lên án Mạc Đăng Dung: “Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ” (12) . Quan điểm lên án Mạc Đăng Dung của các sử gia phong kiến cũng như Trần Trọng Kim còn gây ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ giới sử học mác-xít nước ta trong một thời gian dài. Cùng một hành động cướp ngôi từ những kẻ hôn quân bạo chúa nhưng tại sao các sử gia phong kiến lại có những đánh giá khác nhau? Đó là các sử gia phong kiến Việt Nam bị chi phối bởi quan điểm của Nho giáo, Tống Nho. Hơn nữa sau khi đánh bại nhà Mạc, nhà Lê -Trịnh đã cho thiêu hủy hết những sách vở viết về nhà Mạc. Sử sách chính thống đều do nhà Lê - Trịnh sau này là nhà Nguyễn viết. Đây là những dòng họ có mối thâm thù với họ Mạc. Yêu nên tốt, ghét nên xấu, đó cũng là một điều dễ hiểu. Năm 1986, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, giới sử học nước nhà đã khẳng định những đóng góp của nhà Mạc đối với tiến trình lịch sử dân tộc, Mạc Đăng Dung đã được chiêu tuyết. Bài viết này ngoài việc tìm những nét tương đồng, hội ngộ giữa hai nhân vật lịch sử Thái Tổ Mạc Thái Tổ nhằm đưa đến những khám phá thú vị còn muốn gửi gắm đến các nhà sử học là cần có cách nhìn khách quan hơn, đánh giá đúng công - tội của vua tôi nhà Mạc./. Chú thích (1), (8), (9) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 357, 360, 381. (2) Ban Liên lạc họ Mạc, Hợp biên thế phả họ Mạc, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2007, tr. 73. (3), (7) Lê Quý Đôn toàn tập, tập III, Đại Việt thông sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr. 254, 265. (4), (5), (10) Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 263-264, 262, 266. (6), (11) Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 74, 184-185. (12) Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1999, tr. 295. Trần Thị Thanh Vân - Phan Đăng Thuận . Những điểm tương đồng hội ngộ giữa Lý Thái Tổ và Mạc Thái Tổ Lý Thái Tổ và Mạc Thái Tổ là hai vị vua khởi đầu của hai triều đại phong kiến Việt Nam: nhà Lý và nhà Mạc. Giữa hai người. lịch sử dân tộc, Mạc Đăng Dung đã được chiêu tuyết. Bài viết này ngoài việc tìm những nét tương đồng, hội ngộ giữa hai nhân vật lịch sử Lý Thái Tổ và Mạc Thái Tổ nhằm đưa đến những khám phá. gia Lý Thái Tổ và Mạc Thái Tổ có nhiều điểm tương đồng nhưng các sử gia phong kiến có sự đánh giá khác nhau về hai nhân vật này. 2.1. Những đánh giá của sử gia phong kiến về Lý Thái Tổ Các

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w