1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học giả Nguyễn Thế Anh với bản Kiều nôm khắc in năm 1886 pdf

3 503 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 130,04 KB

Nội dung

Học giả Nguyễn Thế Anh với bản Kiều nôm khắc in năm 1886 Năm 2010, Nxb Văn học đã ấn hành cuốn “Truyện Kiều - bản Nôm Tự Đức thứ 19 Liễu Văn Đường - 1866” do học giả Nguyễn Thế Anh (1926) - Hội viên Hội ngôn ngữ Việt Nam - chuyển tự và khảo đính. Đây là phiên bản của cuốn Kiều Nôm do Liễu Văn Đường tàng bản in năm Tự Đức thứ 19 (1866), hiện đang lưu giữ tại Khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - là bản Kiều khắc in cổ nhất tính tới thời điểm hiện nay (trước đây người ta coi bản Liễu Văn Đường in năm Tự Đức 24 (1871) có niên đại cổ nhất). Để ấn phẩm Kiều song tự (Nôm và Quốc ngữ) này ra mắt độc giả, cụ Nguyễn Thế Anh đã rất kỳ công trong việc sưu tầm, khảo dị gần chục bản Kiều cổ kim và nhiều văn bản, tài liệu liên quan khác. Thay lời nói đầu bằng bài: “Vài nét về quyển Kiều Nôm Tự Đức thứ 19 (1866)”, tác giả cho biết bản Kiều này bị mất 18 tờ, tương đương 864 câu, nhưng “thật may mắn là trang bìa vẫn còn nguyên vẹn” nên xác định được niên đại khắc in bản Kiều “Tự Đức thập cửu niên trọng xuân tân san” - Khắc in giữa xuân năm Tự Đức thứ 19 (1866). Cũng qua bài viết mang tính nghiên cứu sâu về chữ nghĩa Truyện Kiều này, tác giả đã cung cấp cho người đọc những sai khác về câu chữ không chỉ giữa hai bản Kiều khắc in năm 1866 (gọi tắt là bản A) và bản khắc in năm 1871 (gọi tắt là bản B) - cũng đều của Nhà sách Liễu Văn Đường - mà còn ảnh hưởng đến nhiều bản Kiều Nôm khác về sau. Theo tác giả thì “vấn đề sự khác nhau trong câu chữ giữa các văn bản rất quan trọng, nó giúp cho các nhà nghiên cứu nhận định một cách chính xác hơn quá trình diễn biến của văn bản cũng như ảnh hưởng qua lại giữa các văn bản đó”. Và “với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng tôi tiến hành phiên âm (1) để giới thiệu rộng rãi với các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc văn bản quý hiếm này”. Sang phần nội dung, sau bài “Thi Vân” bằng chữ Hán của Phạm Quý Thích (1760-1825) - bạn thân của Thi hào Nguyễn Du - được mở đầu bằng câu “Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường” mà trước nay được coi là bài thơ Tổng vịnh Truyện Kiều đặc sắc nhất; là văn bản Truyện Kiều được thể hiện bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đối trang với nhau (trang bên trái là Quốc ngữ, trang bên phải là chữ Nôm). Cách thể hiện biệt trang như thế này giữa chữ Nôm và Quốc ngữ không những tạo được sự liền mạch một cách thuận lợi cho người đọc mà còn rất đắc dụng trong việc tra cứu, đối chiếu chữ Nôm cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về mặt văn bản. Càng đi sâu vào văn bản càng thấy học giả Nguyễn Thế Anh đã công phu trong việc khảo dị. Lấy ví dụ, câu Kiều thứ 25 mà xưa nay người ta đã nằm lòng là “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” thì qua việc khảo dị của cụ Nguyễn Thế Anh đã cho biết có tới 5 dị bản thể hiện qua 5 bản Kiều. Ngay như bản Kiều A mà tác giả giới thiệu thì nguyên văn câu này là “Làn thu thuỷ, thấp xuân sơn”. Từ đã dị biệt như thế rồi mà chữ (chữ Nôm) thể hiện trong truyện Kiều cũng lắm rối rắm. Vẫn biết, chữ Nôm do người nước ta thời xưa chế tác và sử dụng nhưng vẫn bị coi thường là “Nôm na mách qué” nên không được chuẩn hoá như chữ Hán, do đó khi viết rất tùy tiện. Có khi cùng một chữ thể hiện một âm cùng nghĩa, nhưng người Bắc viết khác người Trung, người Trung viết khác người Namthế là mặc sức suy đoán “chữ tác thành chữ tộ, chữ ngộ thành chữ quá”. Lại nữa, do trình độ thấp kém của thợ khắc chữ, để rồi “ngay trong một câu mà có khi sai đến 2-3 chữ” - Nguyễn Thế Anh. Nói lên điều này để thấy công lao “Sinh ư nghệ, tử ư nghệ” của cụ Nguyễn Thế Anh trong quá trình “phục chế” bản Kiều đã bị mất 18 tờ gốc. Nếu không thật kỳ công trong việc cất nhắc không chỉ từng câu, từng chữ một thì khó mà cho ra mắt người đọc bản Kiều được chấp nhận như thế này. Cái sự “phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông” về chữ nghĩa Truyện Kiều của học giả Nguyễn Thế Anh thể hiện ở phần phụ lục cuối sách cũng “đường trường” lắm lắm. Chỉ một việc đắn đo giữa chữ “nghỉ” và chữ “nghĩ” trong câu “gia tư nghỉ (nghĩ) cũng thường thường bậc trung” mà tự dạng Nôm thể hiện giống nhau vốn gây tranh cãi chưa có hồi kết xưa nay, cũng thấy cách lý giải nghiêng về chữ “nghỉ” của cụ Thế Anh có tính thuyết phục hơn. Xung quanh chuyên mục chữ nghĩa Truyện Kiều trong phần phụ lục này, tác giả không chỉ có bài viết rất có giá trị mà còn tập hợp được nhiều bài của một số nhà “Kiều học” khác mang tính học thuật cao lại bao hàm cả ý kiến phản biện nên càng hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Phần phụ lục 2 gồm một số tranh ảnh tư liệu, đặc biệt là những bức tranh minh hoạ Truyện Kiều của nhiều tác giả thể hiện trên các bản Truyện Kiều xưa nay phải nói là hết sức sinh động càng làm phong phú thêm ấn phẩm Truyện Kiều này./. Chú thích (1) Từ “phiên âm” trong trường hợp này, theo người viết bài này thì nên dùng từ “chuyển tự” (chuyển từ dạng từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ) có lẽ chính xác hơn. Bởi chữ Nôm cũng thể hiện (ký âm) tiếng Việt như chữ Quốc ngữ thì không thể gọi là “phiên âm”. . Học giả Nguyễn Thế Anh với bản Kiều nôm khắc in năm 1886 Năm 2010, Nxb Văn học đã ấn hành cuốn “Truyện Kiều - bản Nôm Tự Đức thứ 19 Liễu Văn Đường - 1866” do học giả Nguyễn Thế Anh (1926). chỉ giữa hai bản Kiều khắc in năm 1866 (gọi tắt là bản A) và bản khắc in năm 1871 (gọi tắt là bản B) - cũng đều của Nhà sách Liễu Văn Đường - mà còn ảnh hưởng đến nhiều bản Kiều Nôm khác về. Đây là phiên bản của cuốn Kiều Nôm do Liễu Văn Đường tàng bản in năm Tự Đức thứ 19 (1866), hiện đang lưu giữ tại Khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - là bản Kiều khắc in cổ nhất

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w