Hồ nuôi cálóccảnh Nhiều người nuôicácảnh bình thường có thành kiến với cálóc nhất là cálóc bông bởi vì những “tai nạn” mà họ gặp phải khi nuôi chúng như đã nói ở trên. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cálóc kích thước nhỏ mà chúng ta có thể nuôi trong các hồ có kích thước vừa phải; thậm chí chúng ta vẫn có thể nuôi các loài cálóc kích thước vừa và lớn nếu chúng ta nắm vững một số kiến thức về chúng. Điều trước tiên mà chúng ta cần ghi nhớ là không nên nuôi cálóc chung với các loài cá khác. Điểm này cũng tương tự như việc nuôicá la hán hay các loài cichlid kích thước lớn nhưng cálóc không hề xác lập hay bảo vệ vùng lãnh thổ nào cả, nó chỉ đơn giản là loài săn mồi và coi tất cả những con cá khác trong hồ là thức ăn của chúng! Một hồnuôicálóc tiêu chuẩn nên trồng các loại cây thuỷ sinh cỡ lớn và rậm rạp; bố trí thêm rễ cây và đá và nếu có thể, nên sắp xếp chúng sao cho tạo thành hang hốc. Điều này rất quan trọng vì đấy sẽ là chỗ trú ẩn cho những con cá yếu hơn trong nhóm hay là cá cái nếu chúng ta nuôi một cặp cá lóc. Nhưng với những loài cálóc kích thước lớn, hồ lại không nên trồng cây thuỷ sinh bởi vì một con cálóc bông dài cả mét chỉ cần lắc mình vài cái là đủ phá huỷ cảhồ thuỷ sinh trong chốc lát. Hồnuôi những con cá như vậy chỉ nên bố trí một ít cây thuỷ sinh cỡ lớn và mạnh mẽ như rong lá trầu (Enchinodorus) chẳng hạn cùng với rễ cây và đá cuội; ở những phần còn lại, chúng ta có thể sử dụng rong nhựa để thay thế. Điều cũng quan trọng không kém là nắp đậy hồ bởi vì cálóc là chuyên gia đào tẩu. Chỉ cần một kẽ hở nhỏ là đủ để cho chúng lách ra khỏi hồ. Đào thoát khỏi môi trường không thân thiện là hành vi của loài cá lóc. Nếu một con cálóc bị đồng loại mạnh hơn xua đuổi thì theo bản năng, nó sẽ tìm cách thoát ra khỏi môi trường cố hữu để tìm đến một vùng nước mới. Vì lý do này, dù cálóc không xuất xứ từ vùng có môi trường thuỷ sinh rậm rạp; chúng cũng nên được nuôi trong hồ thuỷ sinh để tạo cảm giác tự nhiên và an toàn. Các loài cálóc được chia làm 3 nhóm tuỳ theo kích thước tối đa của chúng: cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn. Trong mỗi nhóm lại có thể chia nhỏ thành các loài nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Những thông tin này là hết sức quan trọng đối với người nuôicá ở xứ lạnh bởi vì hầu hết cálóc trên thị trường cácảnh đều được đánh bắt trực tiếp từ tự nhiên và nếu như chúng ta điều chỉnh nhiệt độ nước hồ không phù hợp thì sẽ dẫn đến hậu quả rất xấu cho sức khoẻ của cá. Các loài cálóc cỡ nhỏ có thể nuôi theo nhóm; kích thước hồnuôi thích hợp cho chúng là từ 6 tấc đến 1 mét (60-100 cm x 40 cm x 40 cm). Kích thước hồnuôi thích hợp cho các loài cỡ vừa là từ 1m2 đến 1m5 (120-150 cm x 40 cm x 40 cm) với ngoại lệ là loài Channa pleurophthalma có thể nuôi theo nhóm. Kích thước hồnuôi thích hợp cho các loài cálóc cỡ lớn là trên 1m8 (>180 cm x 40 cm x 40 cm). Read more: Hồ nuôi cálóccảnh | Sinhvatcanh.org . Hồ nuôi cá lóc cảnh Nhiều người nuôi cá cảnh bình thường có thành kiến với cá lóc nhất là cá lóc bông bởi vì những “tai nạn” mà họ gặp phải khi nuôi chúng như đã nói. những con cá yếu hơn trong nhóm hay là cá cái nếu chúng ta nuôi một cặp cá lóc. Nhưng với những loài cá lóc kích thước lớn, hồ lại không nên trồng cây thuỷ sinh bởi vì một con cá lóc bông dài. Channa pleurophthalma có thể nuôi theo nhóm. Kích thước hồ nuôi thích hợp cho các loài cá lóc cỡ lớn là trên 1m8 (>180 cm x 40 cm x 40 cm). Read more: Hồ nuôi cá lóc cảnh | Sinhvatcanh.org