Mô hình nuôi cá lóc bông mang lại hiệu quả kinh tế cao... Theo lời giới thiệu của Phó Chủ tịch xã Tân Hải, chúng tôi tìm đến gia đình anh Trương Hoàng Phong 41 tuổi, nhà ở thôn Ba Đăng,
Trang 1Mô hình nuôi cá lóc bông mang lại hiệu quả kinh tế
cao
Trang 2Theo lời giới thiệu của Phó Chủ tịch xã Tân Hải, chúng tôi tìm đến gia đình anh Trương Hoàng Phong 41 tuổi, nhà ở thôn Ba Đăng, xã Tân Hải, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận là người đầu tiên áp dụng mô hình thí điểm nuôi cá lóc bông trong ao Qua tìm hiểu, chúng tôi mới biết được quá trình nuôi cá lóc bông của anh gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu
Năm 1992, gia đình anh Phong sống bằng nghề thu mua hải sản, nhưng thấy nghề thu mua hải sản những năm qua có sự cạnh tranh dữ dội không đủ trang trải chi phí nên đến năm 2002 khi anh nghe bạn bè giới thiệu ở Hồng Ngự - Đồng Tháp, nhiều người nuôi cá lóc bông trong lồng bè nhỏ có hiệu quả cao Thế là anh đến tỉnh bạn tìm hiểu loại cá này Đây là loại cá có thịt chắc, thơm ngon, ít xương dăm, có khả năng chịu đựng môi trường nước với hàm lượng ôxy thấp; tỷ lệ nuôi sống đạt cao, sức chống chịu bệnh tốt lại có giá trị kinh tế, nhu cầu tiêu thụ trên thị trường lớn Biết được nghề nuôi cá này mang lại kinh tế cao nhưng “có bột mới gột nên hồ”, hai vợ chồng ít vốn đành ngưng lại ý tưởng
Trang 3Năm 2005, anh bắt đầu thiết lập mô hình nuôi cá lóc bông này Lúc đầu đường xá chưa được như bây giờ, vợ chồng anh phải bỏ tiền ra làm đường và mua thêm đất để có đường cho vận chuyển Ban đầu, anh thí điểm một hồ khoảng 2 sào đất, xuống 2000 cá giống, giá mỗi con giống lúc đó là 700 đồng Sau 7 tháng nuôi kỳ công chăm sóc, đầu kỳ anh thu được 200 triệu đồng đã trừ chi phí Thấy bước đầu làm thí điểm có hiệu quả, vợ chồng anh dự tính đầu tư mở rộng ao nuôi cá Đến nay, diện tích nuôi cá đã được 6 sào, lứa cá vừa rồi anh thả vào tháng 12 năm 2010 hơn 115.000 cá giống, giá cá giống là 1.500
đồng/con Giờ đã được 6 tháng, mỗi con nặng hơn 1 kg, giá cá lóc bông thương phẩm trên thị trường hiện nay dao động từ 43.000 - 45.000 đồng/kg được nhiều thương lái từ Tây Ninh, Kiên Giang… thu mua, cá lóc bông được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu sang Campuchia
Trang 4Theo tính toán của anh Phong đợt này nếu trừ chi phí giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh, nhân công, lợi nhuận gần 3 tỉ đồng Đây quả là mô hình kinh tế mới, vốn đầu tư không cao, giống dễ nuôi nên hứa hẹn tiềm năng kinh tế và tạo cơ hội làm giàu cho nhiều nông dân ở đây Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lóc bông đầu tiên tại xã Tân Hải, anh Phong cho biết: “Cá lóc là đối tượng nuôi mới lần đầu được áp dụng trên địa bàn xã Tân Hải Việc nuôi phải được trang bị kỹ càng, ao nuôi phải có đầy đủ các điều kiện cho cá phát triển Nguồn nước trong sạch, đảm bảo vệ sinh, tránh xa những nơi nước có thể bị ô nhiễm Cá lóc là loài cá dữ, hay vượt bờ khi trời mưa hoặc khi được cấp mới nguồn nước vào ao nuôi Vì vậy, để tránh tình trạng cá vượt bờ, ao phải đạt độ sâu tối thiểu 2,5 m, bờ ao phải gia cố chắc chắn, không bị
rò rỉ, ngập, tràn bờ Trước khi thả cá giống vào ao phải nạo vét bùn, lấp hết hang hốc, rải vôi đáy và phơi nắng ao vài ngày rồi mới dẫn nước vào Cá lóc bông là loài cá ăn tạp, dễ ăn các loài cá khác, nên tuyệt đối không được nuôi chung với nhiều loài Thức ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ, ốc, cua đặc biệt cá lóc bông này không ưa thời tiết lạnh”
Không những lo phát triển kinh tế gia đình, anh Phong còn nhiệt tình hướng dẫn bà con trong xã Tân Hải cùng phát triển nghề nuôi cá như
Trang 5anh Không chỉ hướng dẫn cách nuôi mà anh Phong sẵn sàng giúp bà con cách đào ao nuôi, kỹ thuật và nơi cung cấp giống tốt Nhờ sự giúp
đỡ của anh mà hiện nay hơn 5 hộ dân ở xã và các xã liền kề đã bắt đầu
mô hình nuôi cá lóc bông
Có được mô hình nuôi cá lóc bông mới này bà con ở xã Tân Hải ai cũng vui mừng vì mô hình mang lợi nhuận tương đối cao, hiệu quả kinh tế lớn, chi phí đầu tư nuôi cá lóc không nhiều, không đòi hỏi diện tích nuôi quá lớn Hơn nữa, mô hình này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng đồng bằng, ven biển Đây chính là hướng thoát nghèo mới, đồng thời tạo việc làm cho nhiều hộ dân nơi đây