1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp hồ chí minh

115 7 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Của Công Chức, Viên Chức Tại TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Phạm Tiến Nhu
Người hướng dẫn TS Nguyễn Ngọc Long, TS Phạm Ngọc Khanh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 440,36 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu (14)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (14)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (16)
    • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.7 Ý nghĩa của đề tài (17)
    • 1.8 Kết cấu của luận văn (18)
  • CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CÚƯ (19)
    • 2.1 Một số khái niệm (19)
      • 2.1.1 Khái niệm ý định sử dụng (0)
      • 2.1.2 Khái niệm về thẻ tín dụng (0)
      • 2.1.3 Khái niệm Công chức, viên chức (21)
    • 2.2 Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng (0)
      • 2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) (22)
      • 2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (24)
      • 2.2.4 Mô hình kết hợp TAM và TPB (25)
      • 2.2.5 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAƯT) (26)
      • 2.2.6 Thuyết chấp nhận thương mại điện tử (28)
    • 2.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn (29)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước (29)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước (30)
    • 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu (35)
      • 2.4.1 Phát triển giả thuyết (0)
      • 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (39)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ (41)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (41)
    • 3.2 Nghiên cứu định tính (41)
      • 3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính (41)
      • 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính (42)
    • 3.3 Nghiên cứu định lượng (46)
      • 3.3.1 Phưong pháp thu thập dữ liệu (0)
      • 3.3.2 Phưong pháp xử lý dữ liệu (0)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN (75)
    • 4.1 Thực trạng phát hành thẻ của các NHTM tại TPHCM và tình hình sử dụng thẻ tín dụng của Công chức, viên chức tại TPHCM (51)
    • 4.2 Đặc điểm mẫu khảo sát (0)
    • 4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (0)
      • 4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho BĐL (0)
      • 4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho BPT (58)
    • 4.4 Phân tích khám phá nhân tố (58)
      • 4.4.1 Phân tích nhân tố cho BĐL (0)
      • 4.4.2 Phân tích nhân tố EFA cho BPT (61)
    • 4.5 Kiểm định hệ số tưong quan Pearson (62)
    • 4.6 Phân tích hồi quy (64)
      • 4.6.1 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình (0)
      • 4.6.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình (0)
      • 4.6.3 Dò tìm các vi phạm giả định hồi quy (0)
      • 4.6.4 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (0)
    • 4.7 Kiêm định sự khác biệt giữa các biên kiêm soát đên Y định sử dụng thẻ tín dụng của ccvc tại TP. Hồ Chí Minh (0)
      • 4.7.1 Kiểm định khác biệt theo giới tính (71)
      • 4.7.2 Kiểm định khác biệt theo độ tuổi (71)
      • 4.7.3 Kiểm định khác biệt theo thu nhập (0)
      • 4.7.4 Kiểm định khác biệt theo trình độ (0)
    • 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu (73)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (0)
    • 5.1 Kết luận (0)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (76)
      • 5.2.1 Hàm ý quản trịvề hiệu quả mong đợi (0)
      • 5.2.2 Hàm ý quản trịvề ảnh hưởng xã hội (0)
      • 5.2.3 Hàm ý quản trịvề chủ nghĩa thực dụng (0)
      • 5.2.4 Hàm ý quản trị về điều kiện thuận tiện (0)
      • 5.2.5 Hàm ý quản trịvề lạm dụng tiêu dùng (0)
      • 5.2.6 Hàm ý quản trịvề tín dụng cá nhân (0)
      • 5.2.7 Hàm ý quản trịvề nỗ lực mong đợi (0)
      • 5.2.8 Hàm ý quản trịvề chi phí cảm nhận (0)
    • 5.3 Hạn chế của đề tàivà hướng nghiên cứu tiếp theo (79)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu

Lý do chọn đề tài

Kinh tế số đang là hướng đi chủ đạo của đất nước ta trong những năm tới Các doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thuận lợi trong định hướng phát triển trong nền kinh tế chuyển đổi này Sự phát triển của công nghệ mới cùng với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu cho hệ thống NH và các công ty tài chính Việt Nam phải tích cực củng cố, tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị theo lộ trình quy định của NH Nhà nước Đồng thời, các NH phải đẩy mạnh việc hiện đại hoá, đổi mới công nghệ NH, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh và đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển và hội nhập.

Các NHTM ỏ Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai chuyển đổi số và đạt được kết quả tích cực Cụ thể, tính đến 31/12/2022 số lượng TK cá nhân lên tới hon 100 triệu tài khoản tăng 22,19% so vói năm 2021 Vói số lượng thẻ lưu hành lớn hon 120 triệu thẻ, số máy ATM là 20.656 và POS là 300.695 máy số lượng thẻ tín dụng đạt trên 7 triệu thẻ tín dụng vói gần 40 TCTD phát hành.

Thu nhập của người dân ngày càng cải thiện khi DN, tổ chức ngày càng quan tâm tới NNL và tìm cách giữ chân NNL chất lượng cao Khi cuộc sống của con người này càng nâng cao thì nhu cầu du lịch, mua sắm, hưởng thụ theo đó cũng tăng cao để thỏa mãn nhu cầu cá nhân Tuy nhiên thực tiễn không phải người dân nào cũng có đủ tiềm lực tài chính để thỏa mãn nhu cầu ở một thời điểm nhất định nào đó Hiểu được nhu cầu của người dân, nhất là nhóm ccvc vói nguồn thu nhập ổn định thì nhu cầu sử dụng tiền trước và thanh toán sau ngày càng tăng cao, vì vậy các NHTM đã phát triển sản phẩm thẻ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân nói chung và ccvc nói riêng Thẻ tín dụng của các NHTM giúp cho KH có thể thanh toán tiền khi mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm mua sắm bằng cách quẹt thẻ thay vì sử dụng tiền mặt để thanh toán và KH được sử dụng trước, thanh toán sau để giải quyết bài toán khó khăn về tài chính ở thòi điểm mua sắm Theo số liệu từ Vụ

Thanh toán, NHNN, đến 31/12/2021, “có 12/46 tổ chức phát hành (TCHT) phát hành thẻ tín dụng nội địa (tăng 50% về số lượng so với năm 2019); số lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến 31/12/2021 đạt trên 475.000 thẻ (tăng 61,7% so vói cuối năm 2019) Trong 5 năm (2017-2021), số lượng thẻ tín dụng nội địa đạt mức tăng trưởng bình quân 23,2%/năm, cao hon

2 thẻ tín dụng quốc tế là 17,18%/năm Theo thông tin từ Chi hội Thẻ - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế tăng 27%/năm giai đoạn 2018-2020; tính đến 30/6/2021, đạt 245.662 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ Top 5 ngân hàng chiếm thị phần cao nhất bao gồm: Sacombank (32%), Techcombank (18%), VietinBank (10%), ACB (9%), Vietcombank (8%) về doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tăng mạnh trong giai đoạn 2018-

2020 (tốc độ tăng trưởng 33%/năm) Tính đến 30/6/2021, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tăng 32% so với cùng kỳ, đạt 219.611 tỷ đồng Top 5 ngân hàng dẫn đầu thị phần bao gồm: TPBank (17%), VPBank (16%), Techcombank (15,7%), VIB (8%), Sacombank (6%)”.

Thẻ tín dụng được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng và sử dụng thường xuyên với những sản phẩm phổ biến như: JCBCard; MasterCard hay VisaCard Tại VN thẻ tín dụng vẫn được xem là sản phẩm mói và dần quen thuộc trogn thời gian gần đây và đang ngày càng thu hút nhiều KH sử dụng vì tính tiện lọi và hữu ích của thẻ tín dụng Tính tói năm 2021 thì trên toàn thế giới có tới 80% khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Đây là thị trường đầy tiềm năng đối với các ngân hàng Hiện nay TP HCM có 5.705 công chức, viên chức dôi dư so vói số lượng biên chế được trung ưong giao, trong đó có 3.601 công chức và 2.104 viên chức Trong đó số lượng thẻ tín dụng mới lấp đầy được 50% số lượng công chức, viên chức trên địa bàn TP. HCM Và đội ngũ công chức, viên chức hiện nay nhu cầu mua sắm online, tính tiện lợi của thẻ tín dụng đã mang lại lợi ích lớn cho đội ngũ công nhân viên chức. Đối vói đề tài về ý định, hành vi liên quan đến sử dụng thẻ tín dụng đã được nhiều tác giả trên thế giói nghiên cứu, có thể kể đến như: Yantao Wang (2017); Y L Velananda & Author’s contribution (2020); Nurul Shahnaz Mahdzan, Mohd Sayuti Shaari and Rozaimah Zainudin (2021) Tại Việt Nam cũng có nhiều bài nghiên cứu về ý định/quyết định sử dụng thẻ tín dụng của các tác giả như: Bùi Ngọc Toản (2017); Đoàn Thị Thu Trang (2020); Trịnh Hoàng Nam, Trần Hồng Hà và Hoàng Đức Quân Vưong (2020); Trịnh Hoàng Nam và Trần Hồng Hà (2021); Lê Vũ Hà, Đỗ Văn Lộc và Huỳnh Man Kỳ (2021); Bùi Văn Thụy, Nguyễn Quốc Trọng và Phan Thị Diễm Nhật (2021); Nguyễn Cao Quang Nhật và Bùi Văn Thụy (2022).

Vì thế, với mong muốn tìm hiểu về ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng, từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị cho lãnh đạo các NHTM trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có các hoạch định, chiến lược để gia tăng số lượng sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức trong thời gian tới.

Xuất phát từ lý do trên nên tác giả đã chọn đề tài “Các yeu to ảnh hưởng đến ỷ định sử dụng

3 thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Ho Chí Minh ' làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài nhằm đề xuất một số hàm ý quản trị cho các NHTM trên địa bàn TP.

Hồ Chí Minh có các hoạch định, chiến lược để gia tăng số lượng sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức trong thời gian tới.

Luận văn cần giải quyết được những mục tiêu cụ thể sau:

(i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh;

(ii) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh;

(iii) Đe xuất một số hàm ý quản trị cho lãnh đạo các NHTM trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có các hoạch định, chiến lược để gia tăng số lượng sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

Đe đạt được các mục tiêu nghiên cứu kể trên, đề tài nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức tại TP.

(ii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức tại

TP Hồ Chí Minh như thế nào?

(iii) Những đề xuất giúp cho các NHTM trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để gia tăng số lượng sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức trong thời gian tói?

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh.

- Đối tượng khảo sát: Công viên chức (làm việc tại các Co quan Nhà nước, đon vị sự nghiệp

4 công lập) đã và đang sử dụng thẻ tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP HCM Cụ thể gồm

6 ngân hàng sau: Vietcombank, VietinBank, BIDV, ACB, TPBank và Agribank.

Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: tại các NHTM trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, cụ thể gồm 6 ngân hàng sau: Vietcombank, VietinBank, BIDV, ACB, TPbank và Agribank.

Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 01/2023-06/2023.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng PPNC định tính kết hợp với định lượng:

Nghiên cứu định tính với mục đích khám phá, bổ sung thêm các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức, thực hiện hiệu chỉnh lại thang đo, yếu tố trong mô hình nghiên cứu Dựa vào kết quả của các tác giả trước nghiên cứu cùng đề tài làm cơ sở cho tác giả xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 05 chuyên gia để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức và hiệu chỉnh lại thang đo của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh thực tiễn mà tác giả nghiên cứu Nghiên cứu định tính làm cơ sở, tiền đề cho tác giả thực hiện bước nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng' Được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD của công viên chức tại TP Hồ Chí Minh Sau khi hoàn thành việc khảo sát tác giả thu hồi phiếu khảo sát và dùng phần mềm SPSS 23.0 để xử lý nguồn dữ liệu sơ cấp qua các bước: Mô tả về mẫu đại diện của nghiên cứu, kiểm định thang đo qua hệ số

CA, EFA, thực hiện phân tích tương quan, hồi quy, Anova và T-Test.

Ý nghĩa của đề tài

về mặt lý thuyết: Bổ sung vào cơ sở lý thuyết, hệ thống thang đo, làm đa dạng và phong phú hon cơ sở lý thuyết và thang đo về vấn đề nghiên cứu. về mặt thực tiễn: Làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các NHTM trên địa bàn TP Hồ ChíMinh để gia tăng ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức trong thời gian tới Ngoài ra,kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng.

Kết cấu của luận văn

Luận văn được chia thành 5 chương có nội dung như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương này tác giả trình bày lý do thực hiện đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Đóng góp của đề tài; Kết cấu của luận văn.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương này tác giả trình bày những khái niệm, lý thuyết liên quan tới đề tài nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu cho các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức tại TP Hồ Chí Minh.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng làm cơ sở cho tác giả trình bày kết quả nghiên cứu ở Chương 4 của luận văn.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức tại TP Hồ Chí Minh và thảo luận kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này tác giả đưa ra kết luận của luận văn, hàm ý quản trị, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu

2.1.1 Khái niệm ỷ định sử dụng

“Ý định sử dụng (BI - Behavior Intention) được xem là bao gồm các yếu tố độ ng co có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện” (Ajzen, I., 1991).

“Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi” (Ajzen, L, 1991).

“Ý định sử dụng hệ thống được xác định bởi ý định thực hiện hành vi được tiên đoán bởi ba yếu tố: thái độ đối với hành vi, ảnh hưởng xã hội và cảm nhận kiểm soát hành vi mà cuối cùng xác định việc sử dụng hệ thống thực tế Hay ý định là hành động của con người được cân nhắc ba yếu tố niềm tin vào hành vi, niềm tin vào sự ảnh hưởng xã hội, niềm tin vào sự kiểm soát Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành động của con người càng lớn” (Ajzen, I, 2002) “Ý định được đo lường bằng có ý định sử dụng (inten to use) và có kế hoạch sử dụng (plan to use)” (Pikkarainen, 2004; Shih, Y., Fang, K., 2004.

Nghiên cứu của Engel và cộng sự (1978) cho rằng “ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ là những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng và đó là quá trình nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá chọn lựa, quyết định mua”.

“Ý định mua sản phẩm/ dịch vụ là thước đo mức độ thực hiện hành vi đặc biệt nào đó của một người BI là một nhân tố quan trọng để dự đoán quyết định sử dụng (U- actual usage) công nghệ đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu trước đây” (Davis, F.D, 1989).

Một trong những kết luận Davis (1989) “là người sử dụng máy tính có thể được dự đoán phù hợp từ dự định của họ Nghiên cứu với mô hình hành động hợp lý TRA và

TAM cho thấy niềm tin của một cá nhân xác định thái độ sử dụng hệ thống và, lần lượt, thái độ phát triển BI Cuối cùng, BI này ảnh hưởng đến Ư sử dụng hệ thống Các hệ quả này đã được nghiên cứu và được chấp nhận rộng rãi” (Chen và cộng sự, 2002; Morris, M.G., Dillon, A, 1997).

“Hành vi của cá nhân sử dụng hệ thống phần lón giải thích ý định của họ” (Davis, F.D., 1993).

“BI tác động đáng kể đến khả năng Ư của người sử dụng hệ thống” (Methieson, 1991) “Ý định

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CÚƯ

Một số khái niệm

2.1.1 Khái niệm ỷ định sử dụng

“Ý định sử dụng (BI - Behavior Intention) được xem là bao gồm các yếu tố độ ng co có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện” (Ajzen, I., 1991).

“Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai, nó thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi” (Ajzen, L, 1991).

“Ý định sử dụng hệ thống được xác định bởi ý định thực hiện hành vi được tiên đoán bởi ba yếu tố: thái độ đối với hành vi, ảnh hưởng xã hội và cảm nhận kiểm soát hành vi mà cuối cùng xác định việc sử dụng hệ thống thực tế Hay ý định là hành động của con người được cân nhắc ba yếu tố niềm tin vào hành vi, niềm tin vào sự ảnh hưởng xã hội, niềm tin vào sự kiểm soát Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành động của con người càng lớn” (Ajzen, I, 2002) “Ý định được đo lường bằng có ý định sử dụng (inten to use) và có kế hoạch sử dụng (plan to use)” (Pikkarainen, 2004; Shih, Y., Fang, K., 2004.

Nghiên cứu của Engel và cộng sự (1978) cho rằng “ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ là những suy nghĩ và cảm nhận của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng và đó là quá trình nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá chọn lựa, quyết định mua”.

“Ý định mua sản phẩm/ dịch vụ là thước đo mức độ thực hiện hành vi đặc biệt nào đó của một người BI là một nhân tố quan trọng để dự đoán quyết định sử dụng (U- actual usage) công nghệ đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu trước đây” (Davis, F.D, 1989).

Một trong những kết luận Davis (1989) “là người sử dụng máy tính có thể được dự đoán phù hợp từ dự định của họ Nghiên cứu với mô hình hành động hợp lý TRA và

TAM cho thấy niềm tin của một cá nhân xác định thái độ sử dụng hệ thống và, lần lượt, thái độ phát triển BI Cuối cùng, BI này ảnh hưởng đến Ư sử dụng hệ thống Các hệ quả này đã được nghiên cứu và được chấp nhận rộng rãi” (Chen và cộng sự, 2002; Morris, M.G., Dillon, A, 1997).

“Hành vi của cá nhân sử dụng hệ thống phần lón giải thích ý định của họ” (Davis, F.D., 1993).

“BI tác động đáng kể đến khả năng Ư của người sử dụng hệ thống” (Methieson, 1991) “Ý định

CHƯƠNG 2 sử dụng hệ thống được mô hình hóa như là một chức năng của việc sử dụng hệ thống và cảm nhận hữu ích” (Davis, F.D., R.p Bagozzi, and P.R Warshaw, 1989) Elbeck (2008) “cho rằng ý định mua là sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua sản phẩm”.

Venkatesh và cộng sự (2003) “cho rằng người tiêu dùng có ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ có nghĩa là sẵn sàng để thực hiện một hành động hướng đích Người tiêu dùng có ý định có nghĩa là sẽ có động cơ để thực hiện hành động, ra quyết định và ý định này được xem như bối cảnh của việc sẽ sử dụng hay loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ trong tương lai Vì vậy ý định của người tiêu dùng sẽ tác động đến hành vi tiếp cận sản phẩm dịch vụ của các tổ chức”. Ý định sử dụng thẻ ngân hàng là mức độ mà theo đó người sử dụng có khả năng sử dụng thẻ ngân hàng trong tương lai, là thái độ tích cực đối với hệ thống thiết bị dùng thẻ.

2.1.2 Kháỉ niệm về thẻ tín dụng

“Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến ngày nay tại các quốc gia trên thế giới Ở Mỹ, thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến thứ hai Trong thương mại hiện đại, thẻ tín dụng được xem như một công cụ thanh toán thay thế cho tiền mặt và séc của hàng triệu việc mua hàng thông thường cũng như nhiều giao dịch không thuận tiện hoặc không thể thực hiện được” (Durkin, 2000) “Những thay đổi về khoa học kỹ thuật đã giúp thay đổi cuộc sống của con người, một trong số đó là sự ra đời của thẻ tín dụng - một công cụ thanh toán của cuộc sống hiện đại” (Erdem, 2008).

Tại Khoản 5 Điều 2 thuộc Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, được ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ- NHNN ngày 15 tháng 05 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “Thẻ tín dụng (credit card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ Thẻ tín dụng dùng chất liệu nhựa polyme, thống nhất có cùng hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 ISO / IEC 7810:2003 quy định cụ thể: bốn kích thước khác nhau của thẻ nhận dạng với độ dày 0,76 mm và kích thước của danh nghĩa: ID-

000 25 mm X 15 mm, ID-1 85,60 mm X 53,98 mm, ID-2 105 mm X 74 mm, Hình thức ID-3

Xét về bản chất kinh tế, thẻ tín dụng là sự cam kết thanh toán của sẽ thanh toán cho những khoản tiền mà chủ thẻ đã chi tiêu Tức là ngân hàng phát hành cam kết cho chủ thẻ vay tiền của mình để mua hàng hoá - dịch vụ, rút tiền mặt qua máy thanh toán tiền tự động ATM (Automated

Teller Machine) trong số tiền ngân hàng cho phép Tuy nhiên việc chi tiêu bằng thẻ tín dụng bị giới hạn bởi đơn vị chấp nhận thẻ và điểm ứng tiền mặt Do chủ thẻ sử dụng thẻ để chi tiêu thay vì phải mang theo một lượng tiền mặt nhất định nên thẻ tín dụng như một phương tiện thanh toán thay tiền mặt nhưng thẻ tín dụng không phải là tiền tệ.

2.1.3 Khái niệm Công chức, viên chức

Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức, viên chức năm 2019 quy định: “Công chức, viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bẻ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị — xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với Công chức, viên chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Tại Hoa Kỳ, nước này đảm bảo được chất lượng Công chức, viên chức ngay từ đầu vào bằng việc thực hiện sự minh bạch, nghiêm ngặt trong khâu tuyển dụng Công chức, viên chức Nước này áp dụng cả hai hình thức tuyển dụng tập trung và phi tập trung còn phương pháp tuyển dụng cũng rất đa dạng tùy vào từng cấp chính quyền linh hoạt để chọn ra những người tài giỏi đầy đủ phẩm chất chuyên môn Từ những năm 1980 trở về trước, các ứng viên Công chức, viên chức chỉ phải trải qua một kỳ thi chung (kỳ thi Hành chính sự nghiệp) như sau đó chính phủ Mỹ quan tâm đến việc tuyển dụng phi tập trung, tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức tuyển dụng theo nhu cầu của cơ quan, đơn vị mình. Ở Singapore thì nền công vụ nước này luôn đặt chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực cao luôn cải tiến Nước này có quan niệm Công chức, viên chức là chìa khóa thành công nên luôn coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài Theo một số liệu thống kê năm 2010 thì nước này có hơn 114.500 người làm việc trong lĩnh vực công và chiếm khoảng 5,23% tổng số lao động.Chính phủ nước này quan tâm chi trả lương cao cho đội ngũ Công chức, viên chức, mức lươngCông chức, viên chức nước này nhận được cao hàng đầu thế giới.

Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng

Ở Nhật Bản, hình ảnh các Công chức, viên chức Nhật Bản là một trong những biểu tượng nổi bật của đất nước này kể từ thời hậu chiến Công chức, viên chức Nhật có tác phong làm việc tập trung và thái độ làm việc vô cùng nghiêm túc tạo hiệu quả, hiệu suất cao khiến cho họ được đề cao so với thế giới Đặc biệt là khi họ được tuyển dụng là Công chức, viên chức thì họ có ý thức trở nên mân cán, sông động và săn sàng đảm nhận nhiệm vụ được giao.

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cũng mong muốn và có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ Công chức, viên chức đặc biệt là vấn đề quấn lý đội ngũ cán bộ Công chức, viên chức, Chính phủ Lào cũng đã có những hợp tác với Chính phủ Việt Nam về nội dưng đẩy mạnh hợp tác quản lý Công chức, viên chức Lào và cùng vói Việt Nam tiếp tục tăng cường trao đổi về quản lý cán bộ Công chức, viên chức, cải cách hành chính thông qua việc trao đổi về công tác chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện Luật Cán bộ, Công chức, viên chức, viến chức, hoạt động công vụ.

2.2 Các lý thuyết về hành ví của người tiêu dùng

2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)

Hình 2 1 Mô hình thuyết hành động họp lý TRA

Thuyết hành động họp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 19Ố7 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian Mô hình TRA cho thay xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất ve hành vi tiêu dùng Có hai yếu tố trong xu hướng mua đó là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

- Thái độ: được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng.

- Chuẩn chủ quan: có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ) Những người này thích hay không thích họ mua. Mức độ tác động của yéu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: mức độ ủng hộ hay phản đối đối với việc mua của người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng.

Mô hình TRA cho thấy thái độ của khách hàng với đối tượng luôn liên quan một cách có hệ thống đối với hành vi của họ Vì vậy mô hình này khẳng định được mối quan hệ giữa thái độ đến hành vi của người tiêu dùng.

Mô hình TRA giải thích các hoạt động phía sau hành vi, mô hình này cho thấy ý định hành vi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng thực sự Neu nhà nghiên cứu người tiêu dùng chỉ muốn quan tâm đến việc dự đoán hành vi tiêu dùng, họ có thể đo lường ý định hành vi một cách trực tiếp (sử dụng các thang đo ý định hành vi) Nhưng nếu nhà nghiên cứu quan tâm hơn nữa về sự hiểu biết các yếu tố cơ bản góp phần đưa đến ý định hành vi thì họ sẽ phải xem xét các yếu tố dẫn đến là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

2.2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB)

“Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được, yéu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng” (Ajzen, 1991).

Vì vậy lý thuyết về hành vi dự định (TPB) đã được phát triển từ TRA với mục đích cải thiện sức mạnh tiên đoán bằng cách thêm vào một yếu tố dự báo quan trọng, kiểm soát về hành vi Theo(Ajzen, 1991) “Đây là một trong các lý thuyết tiên đoán thuyết phục nhất Nó đã được áp dụng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, ý định hành vi và hành vi trong các lĩnh vực khác nhau như quảng cáo, quan hệ công chứng, chiến dịch quảng cáo rà chăm sóc sức khỏe”.

Trong mô hình này, Fishbein và Ajzen cho rằng “ý định hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát quyết định của họ Trong đó: (i) Thái độ đại điện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người rà sự đánh giá về hành vi của minh, (li) Chuẩn chủ quan là nhận thức của con người về áp lực chung của xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi, và cuối cùng, (iii) nhận thức kiểm soát quyết định cho biết nhận thức của con người về việc thể hiện hay không thể hiện hành vi khi bị kiểm soát Con người không có khả năng hình thành ý định mạnh mẽ để thực hiện hành vi nếu họ tin rằng họ không có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái độ tích cực”.

Hình 2 2 Mô hình hành vi có kế hoạch TPB

Mô hình TPB được đánh giá là rất hữu ích trong việc giải thích chấp nhận cá nhân và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau Tuy nhiên, Taylor và Todđ (2001) cho rằng nó không cung cấp một giải thích đầy đủ về cách sử dụng ý định như TAM Mô hình TPB được xem là tối ưu hon mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của ngưòi tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu Cả hai mô hình TRA và các mô hình TPB đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá một loạt các hành vi tiêu dùng (Gregory Mankiw, N, 2014).

2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Trong mô hình này Davis (1989) “cho rằng động cơ của người sử dụng có thể giải thích bằng 3 nhân tố cảm nhận dễ sử dụng (Perceived Easy of Use - PEU), cảm nhận hữu ích (Perceived Usefullness - PU) và thái độ sử dụng (Attitude TowardUsing) Ông giả thuyết rằng thái độ của người sử dụng một hệ thống là một yếu tố quyết định quan trọng khẳng định liệu người dùng sẽ sử dụng hoặc từ bỏ hệ thống Thái độ của người sử dụng được xem như là bị ảnh hưởng bởi hai niềm yếu tố: PU và PEU, trong đó PEU có một ảnh hưởng trực tiếp lên PU” Mục đích của mô hình TAM là giải thích hành vi chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ công nghệ là sản phẩm của hệ thống người dùng cuối TAM là mô hình được xây dựng trên nền tảng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được sử dụng để giải thích ý định thực hiện quyết định trong lĩnh vực công nghệ thông tin TAM cho thấy nhận thức tính hữu dụ ng và nhận thức tính dễ sử dụng là hai yếu tố quan trọng nhất trong việc giải thích ý định sử cá nhân của người sử dụng và việc sử dụng thực tế.

So với mô hình TRA và TPB trước đây, mô hình TAM là mô hình được ứng dụng rộng rãi nhiều nhất trong các nghiên cứu về hành vi sử dụng các sản phẩm/dịch vụ có tính công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực E-Banking, chẳng hạn xu hướng sử dụng Mobibanking, Intemetbanking, ATM, Internet, E-leaming, E-ticket, E-Banking.

2.2.4 Mô hình kết hợp TAM và TPB

Các học giả Taylor và Todd (2001) cho rằng việc tăng thêm các yếu tố cho mô hình TAM kết hợp với thuyết hành vi dự định TPB thì sẽ cung cấp một mô hình thích hợp cho việc sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm đã có và chưa có kinh nghiệm sử dụng Mô hình c - TAM - TPB được dùng để dự đoán ý định sử dụng của đối tượng chưa sử dụng công nghệ trước đây, cũng như việc dự đoán thói quen sử dụng của đối tượng đã sử dụng hoặc có quen thuộc với công nghệ.

Hình 2 4 Mô hình TAM và TPB

(Nguồn: Taylor & Todd, 200Ỉ) 2.2.5 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Cũng như các mô hình nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng công nghệ trước đây, nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003) đã giữ lại nhân tố dự định hành vi làm nhân tố tác động mạnh nhất đến hành vi sử dụng của người tiêu dùng Yeu tố dự định hành vi được quyết định bởi: hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng của xã hội và các điều kiện thuận tiện Các yếu tố trung gian: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tự nguyện sử dụng tác động gián tiếp đến dự định hành vi thông qua các nhân tố

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Yantao Wang (2017) với đề tài “Phân tích ý định sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng” Trong bài báo này, sử dụng mô hình Logit để phân tích việc sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng của thành phố An Sơn ở tỉnh Liêu Ninh với cỡ mẫu 200, đối tượng khảo sát là người dân của thành phố An Sơn ở tỉnh Liêu Ninh Và kết hợp với phân tích thực nghiệm để cung cấp các đề xuất quản lý ngân hàng và các biện pháp đối phó tiếp thị, bao gồm cả mục tiêu cung cấp các loại thẻ tín dụng khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Nỗ lực mong đợi; Điều kiện thuận tiện; Ảnh hưởng xã hội; Tín dụng cá nhân ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng.

Y L Velananda & Author’s contribution (2020) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng đối vói người đi làm ở Sri Lanka” Bài báo này tập trung xem xét các tài liệu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng dẫn đến ý định sử dụng thẻ tín dụng với cỡ mẫu 250, đối tượng khảo sát là những người đi làm sử dụng thẻ tín dụng tại Sri Lanka Bài báo kiểm tra các yếu tố: Mức độ dễ sử dụng, Mức độ hữu ích được cảm nhận, Độ tuổi, Giới tính, Thu nhập hàng tháng, Kiến thức tài chính cá nhân, Thái độ cá nhân và Trình độ học vấn Các yếu tố được xây dựng liên quan đến Mô hình chấp nhận công nghệ, Lý thuyết về hành vi có kế hoạch và một số yếu tố khác từ tài liệu Chiến lược nghiên cứu chính được sử dụng là tổng quan tài liệu với một số chú ý đến các thực hành dựa trên bối cảnh Sri Lanka Bài báo thảo luận về các kịch bản khác nhau hướng dẫn các hướng nghiên cứu trong tưong lai Bài báo kết luận các con đường nghiên cứu bằng cách nêu bật các hướng nghiên cứu trong tưong lai cho các nghiên cứu mở rộng.

Nurul Shahnaz Mahdzan, Mohd Sayuti Shaari and Rozaimah Zainudin (2021) vói de tài “Ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo và các yếu tố tâm lý đến hành vi vay nợ của nhân viên khu vực công Malaysia” Nghiên cứu này điều tra hành vi vay nợ của nhân viên khu vực công ởMalaysia bằng cách tập trung vào niềm tin tôn giáo và các yếu tố tâm lý Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu là xem xét sự khác biệt trong hành vi vay nọ theo các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế xã hội của cán bộ công chức Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là điều tra ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo, tiêu dùng quá mức, chủ nghĩa vật chất và hiểu biết về tài chính đối với hai khía cạnh của hành vi vay mượn: khoản vay cá nhân và việc sử dụng thẻ tín dụng Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng một cuộc khảo sát kỹ thuật số được phân phối bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho các nhân viên khu vực công làm việc tại Putrajaya và Kuala Lumpur, Malaysia Một mẫu gồm 340 nhân viên khu vực công đã được lấy để phân tích. Nghiên cứu cho thấy rằng các công chức có trình độ học vấn và mức thu nhập khác nhau có xu hướng khác nhau về hành vi vay nợ của họ Cụ thể, những người có trình độ học vấn thấp hơn hoặc mức thu nhập thấp hơn thường có xu hướng vay thông qua các khoản vay cá nhân cao hơn. Nhiều phân tích hồi quy cho thấy nhân viên khu vực công có tín ngưỡng tôn giáo cao hơn hoặc hiểu biết về tài chính cao hơn có xu hướng vay ít hơn bằng thẻ tín dụng hoặc các khoản vay cá nhân Tuy nhiên, những người chi tiêu quá mức hoặc những người có mức độ vật chất cao hơn có xu hướng thể hiện hành vi vay mượn tích cực hơn về việc sử dụng thẻ tín dụng và các khoản vay cá nhân Nghiên cứu đóng góp vào tài liệu bằng cách khám phá vai trò của niềm tin tôn giáo đối với hành vi vay mượn Ngoài ra, nghiên cứu đóng góp vào tài liệu bằng cách xem xét một nhóm cụ thể trong xã hội Malaysia, tức là nhân viên khu vực công, do tình trạng nợ nần chồng chất của các công chức ở Malaysia.

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Bùi Ngọc Toản (2017) với đề tài “Nghiên cứu ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh” Với cỡ mẫu sử dụng trong nghiên cứu N = 200 và dùng phần mềm SPSS để phân tích cũng như xử lý dữ liệu Kết quả cho thấy các yếu tố: Ảnh hưởng từ xã hội, hiệu quả mong đợi, điều kiện thuận lợi, nỗ lực mong đợi ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD của người dân tại HCM với mức ý nghĩa là 5%. Đoàn Thị Thu Trang (2020) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng ởViệt Nam: một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên UTAUT” Bài báo xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam Dựa trên Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (ƯTAUT), nghiên cứu phát triển một mô hình lý thuyết bao gồm bốn biến giải thích về ý định sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng là tuổi thọ hiệu suất (PE), ảnh hưởng xã hội (SI), tuổi thọ nỗ lực (EE), và các điều kiện tạo điều kiện (FC) Kết quả thực nghiệm thu được một mẫu gồm 630 người tham gia hợp lệ cho thấy tác động đáng kể và đồng thời của bốn yếu tố quyết định Cụ thể, tuổi thọ hoạt động và ảnh hưởng xã hội có tác động đáng kể nhất đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Nhóm nghiên cứu tin tưởng rằng những phát hiện này sẽ cung cấp cho các ngân hàng hướng dẫn trong việc cải thiện dịch vụ cũng như phát triển các chiến lược truyền thông và tiếp thị nhằm làm nổi bật tính hiệu quả, dễ sử dụng cũng như sự tiện lợi và phổ biến, từ đó thúc đẩy ý định sử dụng thẻ tín dụng.

Trịnh Hoàng Nam, Trần Hồng Hà và Hoàng Đức Quân Vưong (2020) với đề tài “Các yếu tố quyết định đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng: góc độ rủi ro nhận thức nhiều mặt” Mục đích của nghiên cứu này là phát triển một mô hình lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng bằng cách tích hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết về rủi ro nhận thức, được thử nghiệm trên mục đích sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ 485 khách hàng của ngân hàng thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến trên toàn quốc. Một phân tích nhân tố khám phá và xác nhận được thực hiện để xác nhận cấu trúc nhân tố của các hạng mục đo lường trong khi mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để xác nhận mô hình đề xuất và kiểm tra các giả thuyết Két quả nghiên cứu của mô hình phương trình cấu trúc cho thấy rủi ro được nhận thức, tính hữu ích được nhận thức, ảnh hưởng xã hội và tính dễ sử dụng được nhận thức là những yếu tố quyết định đáng kể đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Trong số đó, chỉ rủi ro nhận thức không khuyến khích mục đích sử dụng thẻ tín dụng, vốn được tổng hợp từ rủi ro tâm lý, tài chính, hiệu suất, quyền riêng tư, thời gian, xã hội và an ninh Nghiên cứu này đo lường các thứ nguyên rủi ro bậc nhất chỉ dựa trên chức năng thanh toán của thẻ tín dụng; những phép đo này đã bỏ sót những tổn thất tiềm ẩn liên quan đến chức năng tín dụng của thẻ tín dụng Nghiên cứu này có thể mang lại lợi ích cho các ngân hàng ban hành các chính sách nhằm thu hút nhiều người tiêu dùng hơn và giúp quyết định cách phân bổ nguồn lực để giữ chân và mở rộng cơ sở khách hàng của họ Nghiên cứu bổ sung giá trị cho tài liệu về hành vi của người tiêu dùng bằng cách xác nhận tác động của rủi ro nhận thức bậc hai đối với mục đích sử dụng thẻ tín dụng, điều mà hầu hết các nghiên cứu trước đây đã không được chứng minh Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho nền tảng nghiên cứu hàn lâm về dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến ngành thẻ tín dụng.Trịnh Hoàng Nam và Trần Hồng Hà (2021) với đề tài “Rủi ro Nhận thức và Ý định Sử dụng

Thẻ Tín dụng: Một nghiên cứu điển hình tại Việt Nam” Nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển một mô hình lý thuyết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng bằng cách kết hợp Lý thuyết về rủi ro được nhận thức và Mô hình chấp nhận công nghệ Bất chấp quan điểm về hậu quả trong các nghiên cứu trước đây về các lĩnh vực nghiên cứu liên quan, nghiên cứu này tập trung vào các nguồn rủi ro được nhận thức, bao gồm rủi ro giao dịch, thanh toán và tín dụng, được đề xuất và đo lường trong một nghiên cứu sơ bộ Một mô hình đo lường và một mô hình cấu trúc với sự hiện diện của rủi ro được nhận thức trong các nguồn được thử nghiệm trong một nghiên cứu chính thức với dữ liệu thu thập từ

538 khách hàng của ngân hàng Kết quả phân tích cho thấy rủi ro thanh toán, tính hữu dụng, rủi ro giao dịch, tính dễ sử dụng và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Việt Nam theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần Các yếu tố này chiếm 64,6% sự thay đổi trong mục đích sử dụng Cả ba khía cạnh của rủi ro cảm nhận đều có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng, với tổng tác động lớn hơn mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố hữu ích và dễ sử dụng còn lại Những phát hiện này có thể mang lại lợi ích cho các ngân hàng trong việc ban hành các chính sách thu hút nhiều người tiêu dùng hơn và phân bổ nguồn lực để cải thiện hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của họ.

Lê Vũ Hà, Đỗ Văn Lộc và Huỳnh Man Kỳ (2021) với đề tài “Ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tỉnh Đồng Nai” Thẻ tín dụng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các nền kinh tế thế giới Thẻ tín dụng chính là thành quả của sự phát triển vượt bậc trong khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin được ứng dụng vào ngành ngân hàng Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tỉnh Đồng Nai thông quan việc tìm hiểu hành vi sử dụng thẻ tín dụng của người dân dựa trên lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (ƯTAUT) và các nghiên cứu trước Tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) với mẫu nghiên cứu là

289 người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ảnh hưởng xã hội; Điều kiện thuận lợi; Hiệu quả kỳ vọng; Nỗ lực kỳ vọng; Các chi phí liên quan đến thẻ tín dụng tác động có ý nghĩa đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tỉnh Đồng Nai.

Bùi Văn Thụy, Nguyễn Quốc Trọng và Phan Thị Diễm Nhật (2021) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thưong mại điện tử của khách hàng cá nhân tại Vietcombank - Chi nhánh Đông Đồng Nai” Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần làm rõ việc lựa chọn phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử bằng thẻ tín dụng Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai (VCB Đông Đồng Nai) Số liệu thu thập được thông qua khảo sát 335 khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng thẻ tín dụng Kết quả hồi quy Binary logistic cho thấy các yếu tố: Chính sách ngân hàng (CS), Thái độ tiêu dùng (TD), Hữu ích (HI), Tiện lợi (TL), Chi phí sử dụng (CP), Xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt (XH) có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại VCB Đông Đồng Nai.

Nguyễn Cao Quang Nhật và Bùi Văn Thụy (2022) với đề tài “Các yéu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử” Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ tháng 1 - 4/2022 Đối tượng khảo sát, thu thập dữ liệu là người dân trên địa bàn TP. Biên Hòa, TP Long Khánh, huyện Long Thành Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp thông qua đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng giúp các ngân hàng thương mại có những chính sách, hành động nhằm thu hút khách hàng sử dụng thẻ tín dụng trong thời gian tới. Ket quả hồi quy cho thấy, các biến đều có hệ số sig < 5%, như vậy các yếu tố nhân khẩu học gồm giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, thu nhập bình quân, chính sách ngân hàng (CS), thái độ tiêu dùng (TD), sự hữu ích (HI), sự tiện lợi (TL), Chi phí sử dụng (CP), xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt (XH) ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong giao dịch thương mại điện tử của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và có ý nghĩa thống kê.

Lược khảo các nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước về chủ đề ý định sử dụng thẻ tín dụng được nghiên cứu ở những bối cảnh khác nhau, quốc gia khác nhau vói thời gian nghiên cứu khác nhau Do đó, kết quả nghiên cứu phù hợp vói từng bối cảnh và thời gian nghiên cứu Tuy nhiên tác giả sẽ lựa chọn những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng được nhiều tác giả nghiên cứu, chứng minh và có ảnh hưởng mạnh đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Đồng thời thông qua thảo luận nhóm với chuyên gia sẽ giúp tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, thang đo nghiên cứu phù hợp với thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh.

Bảng 2.1 Tổng họp các nghiên cứu liên quan

1 ác già Đề tài Kết quả nghiên cứu

(2017) Phân tích ý định sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng

Nỗ lực mong đợi; Điều kiện thuận tiện; Ảnh hưởng xã hội; Tín dụng cá nhân

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng đối với người đi làm ở Sri

Mức độ dễ sử dụng, Mức độ hữu ích được cảm nhận, Độ tuổi, Giới tính, Thu nhập hàng tháng, Kiến thức tài chính cá nhân, Thái độ cá nhân và Trình độ học vấn

Zainudin (2021) Ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo và các yếu tố tâm lý đến hành vi vay nợ của nhân viên khu vực công

Tôn giáo, niềm tin tôn giáo, tiêu dùng quá mức, chủ nghĩa vật chất và hiểu biết về tài chính đối với hai khía cạnh của hành vi vay mượn: khoản vay cá nhân và việc sử dụng thẻ tín dụng

Nghiên cứu ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh Ánh hưởng từ xã hội, hiệu quả mong đợi, điều kiện thuận lợi, nỗ lực mong đợi Đoàn Thị Thu

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng ở Việt Nam: một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên ƯTAUT

Tuổi thọ hiệu suất (PE), ảnh hưởng xã hội (SI), tuổi thọ nỗ lực (EE), và các điều kiện tạo điều kiện (FC).

Các yếu tố quyết định đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng: góc độ rủi ro nhận thức nhiều mặt

Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Hiêu quả khách hàng mong đợi (Performance Expectancy): được định nghĩa là “mức độ mà một cá nhân tin rang bằng cách sử dụng hệ thống sẽ giúp họ đạt được hiệu quả công việc cao” Bùi Ngọc Toản (2017) đã chứng minh yếu tố hiệu quả khách hàng mong đợi ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng TTD của người dân tại Thành phố HCM Khách hàng mong muốn và kỳ vọng khi sử dụng TTD sẽ giúp cho KH quản lý được thông tin tài chính, tiết kiệm được thời gian so vói sử dụng tiền mặt, giúp KH tăng năng suất và chất lượng xử lý công việc Vì vậy KH kỳ vọng và mong đợi hiệu quả từ sử dụng TTD Neu TTD của các NH đáp ứng được hiệu quả kỳ vọng của KH sẽ giúp gia tăng ý định sử dụng thẻ của KH. tìI- Hiệu quả mong đợi ảnh hưởng cùng chiều (+) đến ý định sử dụng TTD của ccvc tại TP.tìCM.

Nỗ lực mong đợi (Effort Expectancy): diễn tả “mức độ dễ dàng sử dụng của hệ thống Là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống, sản phẩm công nghệ mà người sử dụng cảm nhận Khái niệm này đề cập đến mức độ người sử dụng tin rằng họ sẽ không cần sự nỗ lực nhiều và dễ dàng khi sử dụng hệ thống” Yantao Wang (2017) cho thấy nỗ lực mong đợi của KH có ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD tiêu dùng Tại VN, Bùi Ngọc Toản (2017) trong nghiên cứu của mình cũng cho thấy nỗ lực mong đợi ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD của người dân tại

TP HCM Nỗ lực kỳ vọng của KH ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng TTD của người dân tỉnh Đồng Nai KH mong đợi những hướng dẫn về sử dụng TTD dễ hiểu, rõ ràng, thao tác đơn giản, dễ dàng sử dụng TTD. tì 2 : No ỉực mong đợi ảnh hưởng cùng chiểu (+) đến ỷ định sử dụng TTD của ccvc tại TP HCM.

(3) Điều kiện thuận tiện Điều kiện thuận tiện (Faciliating Conditions): được định nghĩa như là “mức độ một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức có hỗ trợ việc sử dụng hệ thống” Yantao Wang (2017) đã chứng minh rằng điều kiện thuận tiện ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD tiêu dùng, ủng hộ quan điểm này, Bùi Ngọc Toản (2017) cũng cho thấy rằng điều kiện thuận tiện ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD của người dân tại Thành pho HCM Và các điều kiện tạo điều kiện (FC) ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD ở VN: một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên ƯTAƯT (Đoàn Thị Thu Trang, 2020). tì 3 : Điểu kiện thuận tiện ảnh hưởng cùng chiều (+) đến ỷ định sử dụng TTD của ccvc tại TP. tìCM.

Lý thuyết TRA, TPB, TAM, ƯTAUT, đều đề cập đến chuẩn chủ quan là một trong những yếu tố giúp dự đoán hành vi của người tiêu dùng, được giải thích như một yếu tố đến từ khía cạnh xã hội (Fishbein & Ajzen, 1975; Ajzen, 1991; Venkatesh, Morris, Davis, & Davis, 2003) Chuẩn chủ quan là những ảnh hưởng từ những người xung quanh đến việc thực hiện hành vi hay bỏ qua hành vi Yantao Wang (2017) chứng minh ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng

TTD tiêu dùng Đoàn Thị Thu Trang (2020) cũng chứng minh ảnh hưởng xã hội (SI) ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD ỏ VN: một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên ƯTAUT Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD của người tiêu dùng: góc độ rủi ro nhận thức nhiều mặt (Trịnh Hoàng Nam, Trần Hồng Hà và Hoàng Đức Quân Vưong, 2020) Lê Vũ Hà, Đỗ Văn Lộc và Huỳnh Man Kỳ (2021) cũng đồng quan điểm trên và đã chứng minh ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng tích cực lên ý định sử dụng TTD của người dân tỉnh Đồng Nai.

H 4 : Hiệu quả mong đợi ảnh hưởng cùng chiều (+) deny định sử dụng TTD của ccvc tại TP. HCM.

Theo các lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn, khoản vay là một giao dịch kinh tế có sự tham gia của hai bên, trong đó một bên cung cấp tiền cho bên kia dựa trên các điều khoản hoàn trả nhất định bao gồm cả lãi suất Yantao Wang (2017) mô tả hành vi vay mượn là “hành động của một cá nhân hoặc hộ gia đình trong quá trình vay tiền với kỳ vọng sẽ được hoàn trả vào một ngày sau đó”. Hon nữa, Yantao Wang (2017) giải thích rằng hành vi này liên quan đến các thành phần của hành động và tính thường xuyên của việc vay, lựa chọn chủ nợ, quy mô khoản vay, thời hạn trả nợ và chi phí của khoản vay (lãi suất) Các khoản vay cũng có thể được thực hiện dưới hình thức cho vay chính thức hoặc không chính thức Tuy nhiên, đặc điểm chính là số tiền đã vay sẽ cần được hoàn trả trong tư ong lai Khoản vay cao hon dẫn đến mức nợ cao hon với chi phí cao hon. Hành vi vay mượn gia tăng đã thu hút sự chú ý rất lớn vì những tác động tài chính và kinh tế vĩ mô quan trọng của nó Hành vi vay nợ kém có thể dẫn đến tình trạng mắc nợ quá mức và có thể hủy hoại uy tín của cá nhân, từ đó có thể gây tác động bất lợi đến phúc lợi tài chính và mức sống lâu dài của người tiêu dùng (Yantao Wang, 2017).

H$: Tín dụng cá nhân ảnh hưởng cùng chiểu (+) đến ỷ định sử dụng TTD của ccvc tại TP. HCM.

Chủ nghĩa thực dụng đã được định nghĩa là tầm quan trọng được gán cho quyền sở hữu và mua lại của cải vật chất để đạt được các mục tiêu chính trong cuộc sống (Yantao Wang, 2017) Một người có giá trị vật chất cao tin rằng việc đạt được của cải vật chất là mục tiêu trung tâm của cuộc sống, là chỉ số chính của sự thành công và là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc và định nghĩa bản thân Chủ nghĩa thực dụng là sự sở hữu và đạt được (tính trung tâm), vai trò của việc đạt được trong việc theo đuổi hạnh phúc (hạnh phúc) và sử dụng sự chiếm hữu như một chỉ báo thành công trong cuộc song (Yantao Wang, 2017) Khía cạnh này của chủ nghĩa duy vật liên quan đến xu hướng của những người theo chủ nghĩa duy vật đánh giá sự thành công của chính họ và của người khác bằng số lượng và chất lượng của cải tích lũy được Những người theo chủ nghĩa vật chất coi trọng của cải theo số tiền họ bỏ ra và khả năng mang lại địa vị hon là sự hài lòng mà họ mang lại Như vậy, người ta dự đoán rằng những người có mức độ vật chất cao sẽ có xu hướng tiêu xài hoang phí hơn về vấn đề này, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chủ nghĩa duy vật có liên quan đáng kể đến thái độ đối với việc vay mượn, sử dụng tín dụng và xu hướng mắc nợ (Yantao Wang, 2017) khi các cá nhân theo chủ nghĩa duy vật không ngừng hướng tói lần mua hàng tiếp theo của họ.

H ố : Chủ nghĩa thực dụng ảnh hưởng cùng chiểu (+) đến ỷ định sử dụng TTD của ccvc tại TP. HCM.

Mặc dù tiêu dùng ảnh hưởng đến cảm xúc của các cá nhân, nhưng tiêu dùng mang lại niềm vui tức thời có thể gây hại về lâu dài (Yantao Wang, 2017) Các nhà tâm lý học nhận thấy rằng tiêu thụ quá mức có hại cho hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống (Schr€oder, 2017) Một số học giả lập luận rằng người tiêu dùng cố gắng duy trì lối sống và giỏ tiêu dùng trong suốt cuộc đời của họ mặc dù thu nhập và sự giàu có của họ có thể dao động theo thời gian Người tiêu dùng lớn tuổi sẽ vay từ khoản tiết kiệm trong quá khứ và tiêu dùng ở mức vượt quá thu nhập hiện tại của họ, trong khi những người tiêu dùng trẻ tuổi mong đợi thu nhập trong tương lai cao hơn thu nhập hiện tại của họ sẽ vay từ thu nhập trong tương lai để hỗ trợ lối sống hiện tại của họ (Yantao Wang, 2017) Tác động của việc tiêu dùng quá mức và chi tiêu quá mức là nghiêm trọng vì chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân và dẫn đến những hậu quả bất lợi khác về tài chính và sức khỏe (Yantao Wang, 2017).

H 7 : Lạm dụng tiêu dùng ảnh hưởng ngược chiểu (-) đen ỷ định sử dụng TTD của ccvc tại TP. HCM.

Ngoài các nhân tố có trong mô hình TPB thì nhóm mở rộng thêm biến đó là các chi phí liên quan đến TTD ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD Ngoài việc phát hành thẻ thì trong lúc sử dụng thẻ phát sinh giao dịch hay khi trả nợ trễ sau thời hạn thì chi phí lãi là rất lớn đây được coi là những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ của khách hàng Các chi phí liên quan đến TTD tác động có ý nghĩa đến ý định sử dụng TTD của người dân tỉnh Đồng Nai (Lê Vũ Hà, Đỗ Văn Lộc và Huỳnh Man Kỳ, 2021) Chi phí sử dụng ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định sử dụng TTD trong giao dịch thương mại điện tử của khách hàng cá nhân tại Vietcombank - Chi nhánh Đông Đồng Nai Nguyễn Cao Quang Nhật và Bùi Văn Thụy (2022) chứng minh chi phí ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TTD trong giao dịch thương mại điện tử.

H 8 : Chi phí cảm nhận ảnh hưởng ngược chiểu (-) đến ỷ định sử dụng TTD của ccvc tại TP. HCM.

2.4.2 Mô hình nghiên cứu để xuất

Từ cơ sở lý thuyết liên quan tói đề tài, kết hợp với tình hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, và đặc biệt là đặc thù của ngành ngân hàng VN nói chung, dịch vụ kinh doanh TTD nói riêng, luận văn có thể đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTD của ccvc tại TP HCM gồm các yếu tố sau: (1) Hiệu quả mong đợi; (2) Nỗ lực mong đợi; (3) Điều kiện thuận tiện; (4) Ảnh hưởng xã hội; (5) Tín dụng cá nhân; (6) Chủ nghĩa thực dụng; (7) Lạm dụng tiêu dùng và (8) Chi phí cảm nhận.

Hình 2 7 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh” được tác giả lựa chọn các yếu tố từ việc kế thừa lý thuyết nền,các nghiên cứu thực nghiệm liên quan Tuy nhiên có điểm khác là tác giả nghiên cứu đối với công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh So với các tác giả nghiên cứu trước thì tác giả đa số kế thừa các yếu tố được các tác giả trước nghiên cứu và chứng minh có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của tác giả có các yếu tố: Tín dụng cá nhân; Chủ nghĩa thực dụng; Lạm dụng tiêu dùng hiện chỉ có một tác giả nước ngoài nghiên cứu, tại VN chưa có tác giả nào nghiên cứu nên được xem là những yếu tố mói trong nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức hiện nay trên địa bàn TP HCM cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu Nên đề tài của tác giả không bị trùng lặp so với các tác giả trước.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ

Quy trình nghiên cứu

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận nhóm với 6 chuyên gia gồm Giám đốc chi nhánh của 6 Ngân hàng gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, ACB, TPbank và Agribank để hiệu chỉnh các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả gồm 8 yếu tố sau: (1) Hiệu quả mong đợi; (2) Nỗ lực mong đợi; (3) Điều kiện thuận tiện; (4) Ảnh hưởng xã hội; (5) Tín dụng cá nhân; (6) Chủ nghĩa thực dụng; (7) Lạm dụng tiêu dùng và (8) Chi phí cảm nhận Xem xét 8 yếu tố này có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh

Nghiên cứu định lượng hay không, đồng thời thực hiện hiệu chỉnh thang đo/biến quan sát cho phù hợp với thực tiễn tại TP. HCM.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tỉnh

Kết quả thảo luận nhóm với chuyên gia cho thấy cả 5 chuyên gia đều đồng ý 8 yếu tố trong mô hình tác giả đề xuất gồm: (1) Hiệu quả mong đợi; (2) Nỗ lực mong đợi; (3) Điều kiện thuận tiện; (4) Ảnh hưởng xã hội; (5) Tín dụng cá nhân; (6) Chủ nghĩa thực dụng; (7) Lạm dụng tiêu dùng và (8) Chi phí cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh Thang đo/biến quan sát được tác giả kế thừa được giữ nguyên vì khá phù họp với bối cảnh thực tiễn tại TP HCM.

Bảng 3 1 Mã hóa thang đo

STT Mầ hỏa Cảc biên quan sát Nguõn tham khão

1 HQMD1 Sũ dụng thê tin dụng cho phép tôi quân lý tòt thòns im tải rhỈTih của minh

Lê Vũ Hà, Đo Vần Lộc vã Huỳnh Mẩn

TỒI tiêt kiẹm được nhiêu thời gian khi sử dụng thê tĩn dụng

3 HQMD3 Tôi không cân phái ghẽ các ngàn hàng tniyẽn thòng thường xuyên khi sử dụng thẻ tin dựng

Sữ dựng thẻ tin dụng làm tàng nàng suât và chât lượng công việc

5 HQMD5 TÒI cảm thây thẽ tín dựng rât hừu ích

6 NLMD1 TỒI cỏ thê dẻ dàng tương tác với hệ thòng thẽ tín dụng

Lê Vũ Hả, Đố Vần Lộc vã Huỳnh Mẩn

7 NLMD2 Hướng dân trên hệ thõng thẻ tin dựng rò ráng và dể hiêu s NLMD3 Nhùng thao tãc thực hiện trong thê tín dụng khả đon giãn đôi với tôi

9 NLMD4 TỎI cỏ thê dê dăng sử dụng thê tín dụng khi được hưóng dẩn

0 DKTT1 Tôi cỏ đủ các nguồn lực cân thiêt đê sử dụng ±ẽ tin dụng

Lẽ Vũ Hả, Đỗ Vãn

L ỘC vã Huỳnh Mẩn Kỳ (2021)

Tôi cỏ đủ kiên thức cân thiẽt đê sử dụng thẻ tín dụng

2 DKTT3 Ngôn ngữ được trinh bây trên thê tin dụng dè đọc vả dể hiên

DKTT4 tòi cảm thây thuận tiện khi sử dụng thẽ tin dụng JW - W -

Hảu hêt nhũng người quan trọng (gia đinh, bạn bè ) đêu khuyên tôi nên sữ dụng thẻ tin dụng Lê Vũ Hà, Đỗ Văn

5 AHXH2 MÔI trường lảm việc học tập cùa tôi có hồ trợ thẻ tin dụng

6 AHXH3 Tôi cảm thây sử dụng thê tm dụng lã phũ hợp

VỚI xu thè phát triên hiện nay

7 TDCN1 Tòi đà sử dụng thẻ tin d>ạng đê thực hiện tiêu dũng của minh Nurul Shahnaz

Mahdzan, Mohd Sayutì Shaari and Rozaunah Zainudm (2021)

TDCN2 TÒI cỏ nhiêu hơn một thẻ tin dụng

9 TDCN3 TÒI dự định mỡ thẻ tín dụng đê thực hiện nghĩa vụ

0 TDCN4 Tinh hỉnh hiện tại kêu gọi tỏi phải mỡ thẻ tin dụng đế đãp ứng nhu câu

1 CNTD1 TÒI ngưởng mộ nhưng người sở hừu nliả; xe hơi vã quân áo đăt tiên Nurul Shahnaz

Mahdzan, Mohd Sayutì Shaan and

Một sô ứiãnh tựu quan trọng nhât trong cuộc sồng bao gôm cả việc có được tải sân \Ịt chât

TÒI thích sở hừu nhũng thử gây ân tượng vói mọi người p.ozaưnah Zauiudin (2021)

Nhưng điêu tôi sỡ hừu nôi rât nhiêu vê việc tòi đang làm tôt như thê não trong cuộc sông

25 LDTD1 Tòi đã chi tât cả sò tiên mã tòi kiêm được

Nurul Shahnaz Mahdzan, Mohd Sayuti Shaari and Rozaimah Zainudin (2021)

26 LDTD2 Tài khoán tiên lương của tôi có sò dư âm

Chi phi hãng thăng của tồi vượt quá thu nhập hãng tháng cùa tồi

28 LDTD4 Tòi thả tiêu thụ bây giở còn hơn lã trĩ hoãn nhu câu của minh

29 CPCN1 Tôi nhặn thây chi phi sử dụng thê cao hơn so

VÓI cãc dịch vụ thê khác của ngần hãng

Nguyễn Cao Quang Nhật và Bùi Van

CÓ nhiẻu loại chi phL lài suât vê thẻ tín dụng mã tỏi phái chi trả (phi phát hành phi giao dicỈỊ chậm ưâ nợ )

Việc sữ dụng thê tin dụng tạo ãp lực gánh nặng trà nợ chơ tòi

32 CPCN4 Chi phi do việc sử dụng thẻ còn cao hơn lợi ích mã tòi nhặn được

9 ¥ định sử dụng thẽ tín dụng cũa còng viẻn chửc

33 TOSD1 Tôi sẽ thứ sử dụng thê tù’, dụng

Tòi có Ý định giới thiệu cho bạn bê và người thân sử duiiE thẻ tin dung

Sừ dụng thê tin dụng lã điêu tãt yêu ương cược sổng hiện đại ■o

36 YDSD4 Tòi sê tim hiêu nhiêu vê thẻ tín dụng

Sữ dụng thê tín dụng lã việc lảm đủng dãn ngay khi nõ tôn nhiêu chi phi hơn

(Nguôn: Tác giả tồng hợp, 2023)

Bảng 3 2 Hệ số tin cậy của các yếu tố

Phương sai nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số CA khi loại biến Thang đo Hiệu quả mong đợi: 0.874

Thang đo Nỗ lực mong đợi: 0.876

Thang đo Điều kiện thuận tiện: 0.925 1

Thang đo Ảnh hưởng xã hội: 0.809

Thang đo Tín dụng cá nhân: 0.785 1

Thang đo Chủ nghĩa thực dụng: 0.913 8

Thang đo Lạm dụng tiêu dùng: 0.841

Thang đo Chi phí cảm nhận: 0.867 0

Thang đo Ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức: 0.853

Nguôn: Tông hợp kêt quả khảo sát trên phân mêm SPSS 20.0

Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm yếu tố đều đạt trên 0.6 và các biến quan sát trong từng nhóm có hệ số tư ong quan vói biến tổng lớn hon 0.3 Như vậy qua phân tích so bộ 50 mẫu có thể thấy thang đo đảm bảo độ tin cậy và có thể áp dụng trong nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc lập phiếu điều tra, khảo sát công viên chức hiện chưa sử dụng, có ý định sử dụng, đã và đang sử dụng thẻ tín dụng của các NHTM trên địa bàn TP HCM. Theo Hair & ctg (1998), “để có thể thực hiện phân tích khám phá nhân tố cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất trên 10 mẫu Tuy nhiên, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng mẫu và sự phân bố mẫu hợp lý đảm bảo suy rộng” Các BĐL & BPT trong mô hình cho 37 BQS, vậy theo công thức trên cỡ mẫu tối thiểu cần đạt N = 37*55 Tác giả chọn N 300 để đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu tránh những mẫu sai, mẫu không phản hồi.

Số phiếu thực tế phát ra là 300 phiếu, sau khi thu về, kiểm tra, rà soát thì còn 267 phiếu hợp lệ chiếm tỷ trọng 89% được tác giả đưa vào phân tích kết quả.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ, niên giám của các NHTM trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn 2020 - 2022.

3.3.2 Phương pháp xử lỷ dữ liệu

3.3.2.1 Phương pháp thong kê mô tả

“Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.

Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tả được thực hiện bằng cách lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các thuộc tính: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ và thu nhập,

3.3.2.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach ’s Alpha

Một thang đo có giá trị khi thang đo đó có đủ độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi tiến hành đo lặp đi lặp lại Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phưong pháp nhất quán nội tại thông qua hệ so Cronbach’s alpha và hệ số tưong quan biến - tổng, để nhằm loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu ra khỏi thang đo.

Phương pháp phân tích hệ so Cronbach’s Alpha:

Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát thang đo Nó dùng để đánh giá độ tin cậy của các nhóm nhân tố và từng biến quan sát nhỏ bên trong nhóm nhân tố đó Theo Peterson, 1994 thì hệ so Cronbach’s Alpha phải nằm trong giới hạn từ 0,7 đến 1,0 Trong các trường hợp cỡ mẫu nhỏ thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0,6 vẫn có thể được chấp nhận Đồng thời, các biến quan sát phải có hệ số tương quan giữa các biến và tổng (item-total correlation) phải lớn hơn 0,3.

Thang đo được kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha, với hệ số này sẽ giúp loại những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả.

Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các biến quan sát trong thang đo thông qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan điểm số trong từng biến quan sát với điểm số toàn bộ các biến quan sát Hệ số Cronbach’s alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao Thông thường những thang đo có hệ so Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được, thang đo có hệ so Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,8 - 1,0 được xem là thang đo tốt Tuy nhiên đối với các trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới thì thang đo có hệ so Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết vói nhau hay không, chứ không cho biết cần phải loại bỏ hoặc giữ lại biến quan sát nào Để giải quyết vấn đề này cần tính toán và phân tích hệ số tưong quan biến - tổng.

Hệ số tưong quan biến - tổng (item - total correlation):

Hệ số tưong quan biến tổng chính là hệ số tưong quan của một biến vói điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo Neu hệ số này càng cao thì sự tưong quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao Vì vậy, đối vói các biến quan sát có hệ só tưong quan biến - tổng (item - total correlation) nhỏ hon 0,3 bị xem như là các biến rác và bị loại ra khỏi mô hình do có tưong quan kém với các biến khác trong mô hình.

3.3.2.3 Phương pháp phân tích khám phá nhân to (EFA)

Phưong pháp phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ so Cronbach’s Alpha và loại bỏ các biến không đủ độ tin cậy sẽ thực hiện việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật được sử dụng để thu nhỏ các tham số ước lượng theo từng nhóm biến Phưong pháp này rất hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện thông qua đánh giá các chỉ tiêu sau để bảo đảm ý nghĩa thống kê:

Kiểm định trị số KMO (Kaiser- Meyer - Olkin): Đây là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố, trị số KMO có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1,0 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu, còn trong trường hợp nhỏ hon 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Đánh giá hệ số tải nhân to (Factor loading -FL): Đây là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tải nhân to (Factor loading -FL) phụ thuộc vào kích thước mẫu quan sát và mục đích nghiên cứu Nếu FL>0,3 là đạt mức tối thiểu với kích thước mẫu bằng hoặc lớn hơn 350, nếu FL>0,4 là quan trọng và FL>0,5 là có ý nghĩa thực tiễn Khi kích thước mẫu khoảng 100 thì nên chọn FL>0,55; còn nếu kích thước mẫu bằng 50 thì nên chọn FL>0,75 Do đó để thang đo đạt giá trị hộ tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân to (Factor loading -FL) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố đối với cỡ mẫu nhỏ hơn 350. Đánh giá giá trị Eigenvalue: Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, đánh giá hệ số Eigenvalue là một trong những cách để xác định số lượng nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser chỉ những nhân tố Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại vì không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc (Garson, 2003).

Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thiết H0:

Bartlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể với các giả thuyết.

H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể hay nói cách khác là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể Điều này cũng chính là nhằm mục đích xem xét việc phân tích nhân tố là có thích hợp hay không Nếu kiểm định này có ý nghĩa trong thống kê (Sig p thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0 Với mức ý nghĩa a = 5%, kiểm định Barlett’s cho các két quả sau:

Neu giá trị p > a thì chấp nhận giả thuyết H0

Neu giá trị p < a thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết HI Đánh giá phương sai trích:

Phương sai trích hay là phần trăm biến thiên (cummulative) của dữ liệu được giải thích bởi các nhân tố Tiêu chuẩn đạt yêu cầu đối với phương sai trích là tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng

50% trở lên (Hair và cộng sự, 1998).

Giá trị tổng phương sai trích có ý nghĩa cho biết tổng số phần trăm biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi các nhân tố

3.3.2.4 Phân tích tương quan (Person)

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng phát hành thẻ của các NHTM tại TPHCM và tình hình sử dụng thẻ tín dụng của Công chức, viên chức tại TPHCM

Hình 4 1 Biểu đồ số lượng cán bộ Công chức, viên chức tại TP HCM qua các năm 2020 - 2022

(Nguồn: Chí cục Thống kế TP HCM, 2023)

Thòi gian qua cả nước nói chung và TP HCM nói riêng đang thực hiện tinh giảm bộ máy hành chính sự nghiệp bằng cách cắt bỏ nhũng vị tri không cần thiết, sáp nhập một số cơ quan sự nghiệp vào với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm gánh nặng lên nguồn chi NSNN Do đó công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh cũng bị tinh giảm qua các năm 2020 - 2022 Cụ thể năm

2020 vói 6.304 công chức, viên chức Năm 2021 giảm còn 6.177 công chức, viên chức giảm 127 công chức, viên chức ứng với tỷ lệ giảm 2,01% và năm 2022 giảm còn 5.705 công chức, viên chức úng với mức giảm 472 công chức, viên chức và tỷ lệ giảm 7,64% so vói năm 2021 Đồng thòi, Nhà nước cũng dần quan tâm tới chế độ phúc lợi, thu nhập cho đội ngũ công chức, viên chức Theo đó thu nhập của công chức, viên chức cũng tăng cao Lúc này nhu cầu chi tiêu của công chức, viên chức cũng tăng và là thời đỉểm tốt để các NHTM tung ra các gói về thẻ tín dụng để thu hút công chức, viên chức trên địa bàn TP HCM sử dụng thẻ tín dụng phục vụ cho hoạt động chi tiêu, mua sắm.

Hình 4 2 Biểu đồ số lượng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh các năm 2020 - 2022

Hiện nay tại TP HCM số lượng công chức, viên chức sử dụng thẻ tín dụng có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm 2020 - 2022 Cụ thể năm 2020 với 2.622 thẻ tín dụng được công chức, viên chức sử dụng Năm 2021 tăng lên 2.938 thẻ ứng với mức tăng 316 thẻ và tỷ lệ tăng đạt 12,05% Đến năm 2022 số lượng công chức, viên chức sử dụng thẻ tín dụng giảm còn 2.872 thẻ ứng với mức giảm

66 thẻ và tỷ lệ giảm 2,25% so với năm 2021 Nguyên nhân giảm không phải do công chức, viên chức không sử dụng thẻ tín dựng mà do biên chế tinh giảm nên đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại TP HCM theo đó cũng giảm theo đã làm ảnh hưởng tói số lượng thẻ tín dụng của cácNHTM dành cho đội ngũ công chức, viên chức.

Hình 4 3 Biểu đồ tỷ trọng lấp đều của thẻ tín dụng đối véd công chức, viên chức tại TP.

Hồ Chí Minh các năm 2020 - 2022

(Nguồn: Tác giả tụ tính toán) về tỷ trọng lấp đều của thẻ tín dụng đối vói công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh các năm 2020

- 2022 tăng đần Cụ thể năm 2020 với 41,59% Năm 2021 tăng lên 47,56% ứng với tỷ lệ tăng 14,36% và năm 2022 tăng lên 50,34% ứng với tỷ lệ tăng 5,84% Mặc dù năm 2022 sổ lượng công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh giảm nhưng tỷ trọng lấp đều của thẻ tín dụng đối vói công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh vẫn tăng rà đạt 50,34% cho thấy nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP Hồ Chí Minh hiện nay là rất lớn và thị phần còn nhiều dành cho các NHTM khai thác nhóm đối tượng KH này trong tưong lai.

4.2 Đặc diễm mẫu khảo sát

Bảng 4 1 Đặc điểm mẫu khảo sát

Chỉ tìêu Số lượng Tỷ trọng (%)

Nguôn: Phụ lục kêt quả xử lý dữ liệu khảo sát về giới tính: Trong 267 đối tượng tham gia khảo sát thì có 138 người là Nữ chiếm tỷ trọng 51.7% và

129 người là Nữ chiếm tỷ trọng 48.3%. Độ tuổi: từ 35 tuổi đến 50 tuổi có 248 người, chiếm tỷ trọng 92.9%; dưới 35 tuổi có 16 người, tỷ trọng 6% và cuối cùng trên 50 tuổi có 3 người, tỷ trọng 1.1%.

Thu nhập: dưới 15 triệu có 203 người, tỷ trọng 76% Ke đến là 15 - đến 30 triệu có 43 người, tưong đưong tỷ trọng 16.1% và cuối cùng là mức thu nhập trên 30 triệu có 21 người, chiếm tỷ trọng 7.9%. Trình độ: Đại học có 161 người, \ỷ trọng 60.3% Cao đẳng - Trung cấp có 41 người, tưong đưong tỷ trọng 15.4%; trình độ Sau Đại học có 39 người tỷ trọng 14.6% và cuối cùng là trình độ Khác có 26 người, chiếm tỷ trọng 9.7%.

4.3 Kiểm định độ tín cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ so Cronbach's Alpha cho BĐL

“Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép ta loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Các biến quan sát có hệ số tưong quan biến tổng (Item-Total Correlation) nhỏ hon 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally và Bumstein, 1994) Theo

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cho rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rang Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần 1 là thang đo luòng tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng đuợc Cũng có nghiên cứu cho rang Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đuợc trong trường họp khái niệm đang đo luờng là mới đối vói nguời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) Tóm lại, trong nghiên cứu này những nhân tố nào chứa hệ số Cronbach’s Alpha lớn hon 0.6 và hệ số tưong quan biến - tổng từ 0.3 trở lên sẽ được chấp nhận”.

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha BĐL

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số cronbach’s alpha khỉ loại biến Thang đo Hiệu quả mong đọi: 0.702

Thang đo Hiệu quả mong đọi sau khi loại biến: 0.858 4

Thang đo Nỗ lực mong đọi: 0.789 8

Thang đo Điều kiện thuận tiện: 0.863 4

Thang đo Ảnh hưởng xã hội: 0.841 5

Thang đo Tín dụng cá nhân: 0.814 2

Thang đo Chủ nghĩa thực dụng: 0.845 0

Thang đo Lạm dụng tiêu dùng: 0.815 5

Thang đo Chi phí cảm nhận: 0.838 2

Nguồn: Phụ ỉục kết quả xử ỉỷ dữ liệu khảo sát 4

Căn cứ theo các yêu cầu trong việc kiểm định độ tin cậy của BĐL, biến HQMD2 có hệ số tưong quan biến tổng 0.6 và hệ số tương quan > 0.3 nên 5 BQS của BPT được giữ lại.

4.4 Phân tích khám phá nhân tố

4.4.1 Phần tích nhân to cho BĐL

Sau bước kiểm định CA thì loại 2 BQS, ban đầu với 32 BQS, vậy còn lại 31 BQS được thực hiện bước kiểm định EFA.

Bảng 4 3 Phân tích nhân tố với các BĐL lần 1

Nguôn: Phụ lục kêt quả xử lý dữ liệu khảo sát

Kiểm định EFA lần 1 cho BQS sau: TDCN1 với hệ số tải = 0.4690.5 cho thấy các yếu tố trong BĐL có độ tin cậy. Sig = 0.000 1 cho thấy sự hội tụ của dữ liệu và dừng ở yếu tố thứ 8 Các BQS của các BĐL cho hệ số tải nhân tố > 0.5 cho thấy các BQS đại diện và biểu diễn cho yếu tố mà nó đại diện Vậy sau bước EFA thì 1 BQS bị loại còn lại 30 BQS của 8 BĐL trong mô hình nghiên cứu.

4.4.2 Phân tích nhân tố EFA cho BPT

Kết quả phân tích nhân tố BPT là ý định sử dụng thẻ tín dụng của công viên chức có kết quả như sau:

Bảng 4 5 Kết quả phân tích nhân tố thang đo ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

Nguôn: Phụ lục kêt quả xử lý dữ liệu khảo sát

Kết quả cho thấy BPT cho hệ số KMO = 0.845>0.5 cho thấy các yếu tố trong BPT có độ tin cậy Sig

= 0.0001 cho thấy sự hội tụ của dữ liệu và dừng ở yếu tố thứ 1 Các BQS của các BPT cho hệ số tải nhân tố >0.5 cho thấy các BQS đại diện và biểu diễn cho yếu tố mà nó đại diện Sau bước EFA thì 5 BQS được giữ lại.

Kiểm định hệ số tưong quan Pearson

Ket quả phân tích tương quan (Bảng 4.7) giữa các BĐL với BPT cho thấy các BĐL CPCN-X8, DKTT-X3, LDTD-X7, CNTD-X6, HQMD-Xl, TDCNX5, NLMD-X2, AHXH_X4 đều có Sig

Ngày đăng: 14/12/2023, 08:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1 Mô hình thuyết hành động họp lý TRA - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 1 Mô hình thuyết hành động họp lý TRA (Trang 22)
Hình 2. 2 Mô hình hành vi có kế hoạch TPB - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 2 Mô hình hành vi có kế hoạch TPB (Trang 24)
Hình 2. 3 Mô hình TAM - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 3 Mô hình TAM (Trang 25)
Hình 2. 4 Mô hình TAM và TPB - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 4 Mô hình TAM và TPB (Trang 26)
Hình 2. 5 Mô hình UTAUT - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 5 Mô hình UTAUT (Trang 27)
Hình 2. 6 Mô hình Chấp nhận thương mại điện tử E-CAM - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 6 Mô hình Chấp nhận thương mại điện tử E-CAM (Trang 28)
Bảng 2.1 Tổng họp các nghiên cứu liên quan - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Bảng 2.1 Tổng họp các nghiên cứu liên quan (Trang 34)
Hình 2. 7 Mô hình nghiên cứu đề xuất - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 7 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 40)
Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3. 1 Mã hóa thang đo - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Bảng 3. 1 Mã hóa thang đo (Trang 42)
Bảng 3. 2 Hệ số tin cậy của các yếu tố - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Bảng 3. 2 Hệ số tin cậy của các yếu tố (Trang 45)
Hình 4. 1 Biểu đồ số lượng cán bộ Công chức, viên chức tại TP. HCM qua các năm 2020 - 2022 - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 4. 1 Biểu đồ số lượng cán bộ Công chức, viên chức tại TP. HCM qua các năm 2020 - 2022 (Trang 51)
Hình 4. 2 Biểu đồ số lượng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP. Hồ Chí Minh các năm 2020 - 2022 - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 4. 2 Biểu đồ số lượng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại TP. Hồ Chí Minh các năm 2020 - 2022 (Trang 52)
Hình 4. 3 Biểu đồ tỷ trọng lấp đều của thẻ tín dụng đối véd công chức, viên chức tại TP. - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Hình 4. 3 Biểu đồ tỷ trọng lấp đều của thẻ tín dụng đối véd công chức, viên chức tại TP (Trang 53)
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha BĐL - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của công chức, viên chức tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha BĐL (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w