1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp hcm

77 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tham Gia Chương Trình Đào Tạo Sau Đại Học Của Ứng Viên Tại Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM
Tác giả Lê Trần Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Cường
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 296,03 KB

Cấu trúc

  • 1.1 Lí do chọn đề tài (14)
  • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (0)
    • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (15)
  • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (16)
  • 1.5 Phạm vi nghiên cứu (16)
  • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 1.7 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài (17)
  • 1.8 Kết cấu của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu (14)
    • 2.1 Một số khái niệm trong nghiên cứu (19)
      • 2.1.1 Khái niệm Quyết định (19)
      • 2.1.2 Quyết định tham gia (19)
      • 2.1.3 Quyết định tham gia chương trình đào tạosau đại học (19)
    • 2.2 Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng (20)
      • 2.2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of reasoned action) (20)
      • 2.2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định TPB(Theory of planned behavior) (21)
    • 2.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan (0)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài (22)
      • 2.3.2 Nghiên cứu trong nước (25)
    • 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất (27)
      • 2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu (19)
    • 3.1 Qui trình nghiên cứu (33)
    • 3.2 Nghiên cứu định tính (34)
      • 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính (34)
      • 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính (34)
    • 3.3 Mã hóa thang đo (34)
    • 3.4 Nghiên cứu định lượng (37)
      • 3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (37)
      • 3.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu (0)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN (41)
    • 4.1 Kết quả chương trình đào tạo sau đạihọccủa IUH các năm 2020 - 2022.31 (41)
    • 4.2 Đặc điểm mẫu khảo sát (0)
    • 4.3 Kiểm định thang đo của nghiên cứu qua hệ số Cronbach’s Alpha (CA)....36 4.4 Phân tích EFA (0)
      • 1.1.1 EFA của yếu tố độc lập trong mô hình (0)
      • 1.1.2 EFA yếu tố phụ thuộc (0)
    • 4.5 Kết quả phân tích hồi quy (52)
      • 4.5.1 Kết quả phân tích Pearson (52)
      • 4.5.2 Kết quả phân tích hồi quy đa biến (54)
    • 4.6 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết (56)
    • 4.7 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (58)
    • 4.8 Kiểm định sự khác biệt giữa các biến kiểm soát với quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH (0)
      • 4.8.1 Kiểm định khác biệt theo giới tính (0)
      • 4.8.2 Kiểm định khác biệt theo độ tuổi (62)
      • 4.8.3 Kiểm định khác biệt theo khối ngành (62)
      • 4.8.4 Kiểm định khác biệt theo thu nhập (63)
    • 4.9 Thảo luận nghiên cứu (63)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (67)
    • 5.1 Kết luận (67)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (67)
      • 5.2.1 Hàm ý quản trị về thái độ (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)
  • PHỤ LỤC (76)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cụ thể

Đe đạt được mục tiêu chung, luận văn cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây:

(i) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH;

(ii) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IƯH;

(iii) Đe xuất một số hàm ý quản trị cho lãnh đạo IƯH nhằm gia tăng quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IƯH trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

Đe đạt được các mục tiêu nghiên cứu kể trên, đề tài nghiên cứu sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH?

(ii) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH như thế nào?

(iii) Hàm ý quản trị nào dành cho lãnh đạo IƯH nhằm gia tăng quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IƯH trong thời gian tói?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được tác giả vận phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể như sau:

Nghiên cứu định tính' Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên, đồng thời hiệu chỉnh thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu định tính được thực hiện theo trình tự dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan trước đây để đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên

4 cứu Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 05 chuyên gia gồm Trưởng và phó các Khoa của IƯH và 05 học viên đang theo học trình độ thạc sỹ, tiến sĩ tại IƯH để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên và hiệu chỉnh lại thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở xây dựng thang đo và bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu cho quá trình nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng' Được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH Dữ liệu được thu thập bằng khảo sát thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn được tác giả phát trực tiếp đến sinh viên để phỏng vấn và nhận kết quả ngay Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềmSPSS 23.0 gồm đánh giá độ tin cậy của các thang đo với kiểm định CA Phân tích yếu tố khám phá EFA với kiểm định Barlett và KMO Phân tích hồi quy đo lường ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IƯH bằng kiểm định F và mức ý nghĩa Sig.

Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

về mặt lý thuyết: Bổ sung và làm phong phú thêm các khái niệm, lý thuyết liên quan tới đề tài. Đồng thời cập nhật những nghiên cứu mới nhất của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên. về mặt thực tiễn: Làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo IƯH nhằm gia tăng quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH trong thời gian tới Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về quyết định tham gia thi tuyển trình độ thạc sỹ,tiến sĩ của sinh viên.

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu

Một số khái niệm trong nghiên cứu

“Lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phưong thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực “(Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền 2006).

Qúa trình đưa ra quyết định chọn lựa sẽ kết thúc khi quyết định chọn ra một trường để học. Trường học được lựa chọn đó là quyết định tối ưu nhất, thích hợp với khả năng, kiến thức, sự yêu thích và năng lực tài chính của người theo học Trong quá trình đưa ra lựa chọn, học viên đã bị ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau như ý kiến từ GĐ, bạn bè, đồng nghiệp, GV, Nó được xem như giai đoạn khó khăn nhất trước khi đưa ra quyết định.

“Trên thực tế, khái niệm quyết định tham gia không được miêu tả và nghiên cứu nhiều Chỉ có lý thuyết của Ajzen là có thể cho chúng ta 01 cái nhìn tổng thể về khái niệm quyết định và từ đó suy ra khái niệm quyết định tham gia Quyết định đại diện các thành phần động lực của một hành vi, đó là mức độ nỗ lực có ý thức rằng một người sẽ thực hiện một hành vi” (Ajzen, 1991) Vi vậy, cho thấy thực chất của quyết định tham gia sẽ là mong muốn, sự sẵn sàng của một cá nhân đối vói tiêu chí mà họ xem rằng sẽ tham gian học ở tư ong lai.

2.1.3 Quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học Điều này được xem như mong muốn, sự sẵn sàng của một cá nhân đối với tiêu chí mà họ nghĩ rằng sẽ học trình độ cao học trong tư ong lai.

Theo Vietads (2016), “học vị cao học trong tiếng Anh được gọi là Master, một học vị trên cấp cử nhân, dưới cấp tiến sĩ”.

Gía trị của những người có trình độ cao học đó là họ sẽ có kiến thức và trình độ chuyên môn vững chác Khi kết thúc quá trình học nâng cao và kết hợp vói kinh nghiệm cũng như kiến thức có được trong quá trình làm, lúc đó học sẽ có nhiều sự hiểu biết mang tính liên ngành và

CHƯƠNG 2 khả năng tiến hành hoạt động chuyên ngành cùng việc nghiên cứu khoa học về chuyên ngành đào tạo Tại nước ta, hầu hết mọi ngành nghề đều có bậc đào tạo cao học Những chưong trình đào tạo cao học có thể dài hoặc ngắn, điều này phụ thuộc nhiều vào quy chế của mỗi trường cũng như mỗi quốc gia quy định.

Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng

2.2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of reasoned action)

Ajzen và Fishbein đưa ra thuyết TRA (1967) và trải qua thời gian nó đã có nhiều thay đổi đáng kể Tói năm 1975 thì TRA đã thể hiện xu thế tiêu dùng đó là nhân tố đưa ra dự đoán tối ưu nhất liên quan tới hành vi tiêu dùng Nhằm xác định những nhân tố giúp tạo nên xu thế mua thì trước hết phải nhận định 02 yếu tố đó là thái độ và chuẩn chủ quan từ KH.

Khi những nhà nghiên cứu NTD luôn để tâm tói công tác dự đoán hành vi mua, thì họ có thể xác định được xu thế mua theo hướng trực tiếp (dùng tới thang đo xu thế mua) Còn khi họ lại quan tâm hon tói sự hiểu biết những nhân tố co bản giúp đem đến xu thế mua thì họ cần nhận định một số nhân tố dẫn tới xu thế mua đó là thái độ và thái độ chủ quan từ KH.

Nội dung của mô hình TRA đã chỉ ra hành vi được đưa ra nhờ vào ý định thực hiện hành vi. Trong đó sẽ có 02 nhân tố chính tác động tói hành vi của NTD đó thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan Với, thái độ cá nhân được xác định dựa trên lòng tin và sự nhận xét về KQ của hành vi đó Thái độ sẽ không tác động nhiều hay trực tiếp tới hành vi mua Mặc dù vậy, thái độ lại có khả năng lý giải cho xu thế mua, điều này cho thấy trạng thái xu thế mua hay không mua đối với một sản phẩm tại thời điểm cụ thể Trước khi thực hiện hành vi mua thì xu thế mua đã tồn tại ở suy nghĩ của NTD Đây là lý do khiến xu thế mua được xem như nhân tố dự đoán hiệu quả nhất về hành vi mua của KH Ajzen (1991) “định nghĩa chuẩn chủ quan (SubjectiveNorms) là nhận thức của nhũng người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi”.

Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý TRA

2.2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định TPB (Theory of planned behavior)

TPB thực chất được xem như việc mở rộng hon những thuyết có trong mô hình TRA Ý nghĩa của TPB nhằm giải thích cho nguyên nhân của một hành vi, Ajzen (1991) “cho rằng hành vi phải được xuất phát từ dự định về hành vi đó, dự định này là do 3 nhân tố: thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan của cá nhân về hành vi, sự kiểm soát hành vi cảm nhận hay những nhân tố thúc đẩy hành vi”.

Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định TPB

“Thứ nhất, thái độ là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

số nhà nghiên cứu đã phân biệt nhân tố xã hội thành hai mặt: ảnh hưởng xã hội và cảm nhận xã hội” (Sheeran & Orbell, 1999; Armitage, 2001) “Ảnh hưởng xã hội nói đến áp lực xã hội hoặc điều mà những người có ý nghĩa với cá nhân mong muốn cá nhân nên làm Cảm nhận hành vi xã hội đề cập đến các cảm nhận của cá nhân về thái độ và hành vi của người khác có ý nghĩa vói cá nhân trong vấn đề đó” (Rivis & Sheeran, 2003).

2.3 Tỗng quan các nghiên cứu liên quan

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Margaret Mary Baguleỵ, Anne Jasman, Peter Mcllveen & Henriette van Rensburg (2015) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết đỉnh của sinh viên sau đại học” Nghiên cứu này là một cuộc điều tra về việc ra quyết định của sinh viên sau đại học liên quan đến việc học tiếp tục của họ tại một cơ sở giáo dục đại học Sáu người tham gia đã đăng ký học sau đại học đã được phỏng vấn Các câu hỏi phỏng vấn khám phá mối quan hệ giữa động cơ đãng ký học sau đại học của họ; làm thế nào bối cảnh cá nhân của họ có thể đã góp phần vào mong muốn của họ để đạt được một trình độ sau đại học; những phẩm chất và thuộc tính cá nhân nào mà họ xác định là những người đóng góp vào việc tìm kiếm bằng cấp sau đại học và tiếp tục trong các nghiên cứu này và lý do chọn trường đại học cụ thể của họ; và lựa chọn phưong thức học tập của họ Kết quả cho thấy các yếu tố: Thái độ, chưong trình đào tạo, vị trí của trường, danh tiếng của trường và học phí hợp lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định của sinh viên sau đại học. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay về sự cạnh tranh ngày càng tăng trong thị trường nghiên cứu sau đại học quốc tế, đa dạng hóa số lượng sinh viên sau đại học, tăng uy tín trong các ngành nghề và đội ngũ nhân viên làm việc trong các tổ chức khu vực công và tư nhân Các phát hiện cung cấp một quan điểm bổ sung về việc cải thiện chất lượng của hành trình sinh viên sau đại học.

Joseph Mbawuni & Simon Gyasi Nimako (2015) với đề tài “Các yếu tố quan trọng cơ bản việc sinh viên lựa chọn cơ sở cho các chương trình sau đại học: Bằng chứng thực nghiệm từ

Ghana” Sự phát triển trong ngành giáo dục đại học đã gây ra sự gia tăng đáng kể về số lượng và loại hình các trường cao đẳng, bách khoa và đại học cung cấp các chương trình học tương tự, đặc biệt là trong các ngành kinh doanh ở Ghana Kết quả là sự cạnh tranh trong ngành giáo dục khiến các nhà quản lý giáo dục phải hiểu các yếu tố tiềm ẩn làm cơ sở cho việc lựa chọn chương trình và đại học của học sinh Mục đích của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố cơ bản để sinh viên lựa chọn trong việc tiếp cận giáo dục đại học ở Ghana Nghiên cứu là một cuộc khảo sát đối với 183 sinh viên theo học các chương trình thạc sĩ khác nhau tại một trường đại học công lập ở Ghana Bài nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá để xác định 7 nhân tố tiềm ẩn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chương trình thạc sĩ của sinh viên. Các yếu tố này bao gồm chi phí, chất lượng hỗ trợ sinh viên, sự gắn bó với tổ chức, sự giới thiệu từ giảng viên và các nhân viên khác, không đạt được tuyển sinh thay thế, lợi ích về địa điểm Kết quả của nghiên cứu này có lợi cho cả học giả và quản lý các trường cao đẳng trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh và các chiến lược quảng bá thích hợp cho các chương trình đại học và học thuật thu hút sinh viên tiềm năng hơn các đối thủ cạnh tranh ở Ghana và các nước đang phát triển khác Bài báo đóng góp cho tài liệu trong lĩnh vực tiếp cận và quản lý giáo dục đại học.

Jarred A Shellhouse, Sophie L spratley, and Cecilia E Suarez (2020) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo đuổi bằng cấp sau đại học về khoa học xã hội nông nghiệp” Nghiên cứu này đã xem xét các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên sắp tốt nghiệp trong việc theo đuổi một bằng cấp cao hơn và chọn một cơ sở để theo học Bài báo này trình bày rõ phần định tính của một nghiên cứu lớn hơn nhằm tìm hiểu những lý do này và tại sao chúng lại quan trọng đối với việc thựuc hiện đề tài nghiên cứu Các cuộc phỏng vấn với 15 nghiên cứu sinh hiện tại tại hai trường đại học được đã được mã hóa và phân tích kết quả Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các sinh viên sắp tốt nghiệp tương lai cân nhắc rất cao (1) cơ hội tài trợ, (2) dânh tiếng của trường theo học, mức học phí, (3) phát triển cá nhân và cơ hội học tập, và (4) nhận thấy tính linh hoạt trong chương trình của họ khi nộp đơn cho các chương trình sau đại học trong các lĩnh vực giáo dục nông nghiệp, truyền thông nông nghiệp, giáo dục khuyến nông hoặc phát triển lãnh đạo nông nghiệp Cuối cùng, các sinh viên tiến sĩ cảm thấy cơ hội thực hiện nghiên cứu cũng là một yếu tố quan trọng, mặc dù hầu hết sinh viên cấp bằng thạc sĩ không đồng ý Các khuyến nghị trong tương lai cho nghiên cứu bao gồm việc xác định sự khác biệt về động cơ thúc đẩy sinh viên thuộc các thành phần nhân khẩu học khác nhau và khám phá sâu hơn để sinh viên hiểu rõ hơn về các cơ hội và quy trình tài trợ có thể có.

Ze Liu, Nian-ci Ren, Hang-yuan Dong, Ying Pei, Yi-dan Zhu and Jing Zhang (2021) với đề tài

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định về việc theo đuổi giáo dục sau đại học ở những sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc có kinh nghiệm làm việc” Trong những năm gần đây, việc mở rộng nhanh chóng tuyển sinh sau đại học tại các cơ sở giáo dục đại học (HEIs) ở Trung Quốc đã kích thích sinh viên tốt nghiệp theo đuổi chương trình học sau đại học sau khi có được nhiều năm kinh nghiệm làm việc Bài viết này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký học sau đại học của nhóm sinh viên này bằng cách áp dụng phân tích hồi quy Dựa trên ba yếu tố ảnh hưởng được xác định, đó là Sự hài lòng về kết quả học tập (APS), Sự hài lòng về chuyên ngành (SM) và Hỗ trợ gia đình (FS), một mô hình lý thuyết về việc ra quyết định sau đại học đã được phát triển Nghiên cứu này cũng đề xuất những gợi ý thiết thực cho các cơ sở giáo dục đại học, sinh viên sau đại học và gia đình họ.

Noor Ilanie Nordin, N M s., Ismail, N A., Jalal, T M T., Ibrahim, s., Anuar, w N w., & Ibrahim, s Q (2021) với đề tài “Mô hình hóa các yếu tố ảnh hưởng để theo đuổi bằng thạc sĩ dưới sinh viên tốt nghiệp” Ngày nay, các công việc đòi hỏi bằng thạc sĩ đang gia tăng trong thị trường lao động cạnh tranh ngày nay Ở Malaysia, số lượng người nắm giữ bằng thạc sĩ vẫn còn tương đối ít Do đó, có một nhu cầu sống còn là tìm cách tăng số lượng nhập học và sản xuất các sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố chính (công việc, động lực bản thân, hỗ trợ tài chính, gia đình) ảnh hưởng đáng kể đến ý định theo đuổi bằng thạc sĩ của sinh viên Kết quả cho thấy ba biến; công việc, động lực bản thân và gia đình có tác động đáng kể đến ý định theo học thạc sĩ của sinh viên Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ có lợi về mặt ra quyết định và sẽ đóng góp vào vai trò hỗ trợ các nhà tiếp thị của Bộ Giáo dục Đại học (MOHE) lập kế hoạch và cải thiện chiến lược tiếp thị của họ để tuyển dụng sinh viên

Sugene Cho-Baker, Harrison J Kell, Daniel Fishtein (2022) với đề tài “Các yếu tố được xem xét trong quá trình ra quyết định ở trường sau đại học: Ý nghĩa đối với việc đăng ký và chấp nhận vào trường sau đại học” Lợi ích nghề nghiệp của việc lấy bằng sau đại học đã được thiết lập rõ ràng, nhưng những người có địa vị kinh tế xã hội (SES) thấp hơn và có nguồn gốc nhân khẩu học thấp liên tục bị thiệt thòi khi kiếm được những bằng cấp đó Nhóm nghiên cứu mong muốn đóng góp cho nghiên cứu về tăng cường khả năng tiếp cận, tính đa dạng và công bằng đối với giáo dục sau đại học bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về động cơ thúc đẩy các cá nhân theo đuổi giáo dục sau đại học trên các nền tảng nhân khẩu học và kinh tế xã hội Sử dụng dữ liệu khảo sát được thu thập từ những người dự thi cao học tại hai thời điểm và mô hình phương trình cấu trúc khám phá, nhóm nghiên cứu khám phá các yếu tố mà các cá nhân coi là quan trọng để theo đuổi giáo dục sau đại học và lựa chọn các chương trình sau đại học, cùng với kết quả chấp nhận và ứng tuyển tiếp theo Nhóm nghiên cứu đã xác định được ba yếu tố được cân nhắc khi quyết định theo đuổi chương trình sau đại học và sáu yếu tố được cân nhắc khi lựa chọn các chương trình học sau đại học Những người muốn nộp đơn vào trường cao học để phát triển chuyên môn đã xem xét một loạt các yếu tố trong việc lựa chọn các chương trình Các yếu tố được xem xét khác nhau theo giới tính, dân tộc/chủng tộc và SES. Những yếu tố này tiếp tục thay đổi theo mức độ mà chúng dự đoán kết quả chấp nhận và nộp đơn vào trường sau đại học.

Trương Thị Xuân Mai, Mai Thanh Loan và Đào Duy Huân (2020) với đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại Học Tây Đô của học viên cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh” Nghiên cứu tiến hành để biết được yếu tố nào đã tác động tới quyết định chọn TDU của học viên cao học chuyên ngành QTKD Trong nghiên cứu đã dùng tới phương pháp phân tích CA, EFA, thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến với cỡ mẫu là 299 BQS Đe xuất 05 yếu tố với 24 BQS như: học phí, danh tiếng trường đại học, chính sách, điều kiện học tập, chuẩn chủ quan và truyền thông Từ KQ thu được đã chỉ ra quyết định của học viên khi chọn TDƯ đã bị ảnh hưởng cùng chiều từ 04 nhân tố, được sắp xếp theo thứ tự đó là: Danh tiếng trường đại học, học phí và chính sách, chuẩn chủ quan và truyền thông Với, danh tiếng trường đại học chiếm phần lớn sự ảnh hưởng, nó lên tới 55,24%, còn học phí và chính sách chiếm 15,62% và chuẩn chủ quan đạt 14,68% cuỗi cùng là truyền thông chỉ chiếm 14,46%. Thông qua đó thì tác giả đã đưa ra những hàm ý quản trị giúp tăng thêm tính hiệu quả cho hoạt động tuyển sinh của TDƯ.

Trần Huy Cường (2021) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học Văn Hiến học thạc sĩ quản trị kinh doanh của học viên” Những dữ liệu có được từ việc khảo sát trên 263 học viên đang theo học tại Trường ĐH Văn Hiến Trong nghiên cứu đã sử dụng thanh đo dựa vào KQ nghiên cứu của một số tác giả tại VN cũng như thế giới và tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia KQ thu được là những nhân tố tác động tới quyết định chọn Trường ĐH Văn Hiến để tham gia học ThS QTKD đó là: CHNN - Nhân tố Cơ hội nghề nghiệp, CTDT - Chương trình đào tạo, DTTH - Danh tiếng trường đại học, HPHL - Học phí hợp lý và csvc - Cơ sở vật chất Dựa trên KQ có được thì tác giả đã có những kiến nghị, góp ý cho các NQT trong công tác bồi dưỡng và đổi mới nội dung chương trình đào tạo ThS chuyên ngành QTKD để tăng thêm hiệu quả cũng như hình thành nên ưu thế cạnh tranh cho trường, bên cạnh đó còn giữ vững và thu hút nhiều học viên đăng ký học.

Hoàng Văn Hảo (2022) với đề tài “Dự định và quyết định học tập bậc cao hơn của người học: nghiên cứu tổng quan” Nghiên cứu này có giá trị hết sức to lớn, vì khi đó những CSĐT sẽ nắm được mọi thông tin liên quan tới việc tạo nên chính sách đổi mới chương trình đào tạo (CTĐT) và thu hút nhiều người học tham gia CTĐT Thông qua những nghiên cứu đã biết trước, thì bài viết tiến hành với mục tiêu nhằm nghiên cứu bao quát về ý định cùng quyết định học bậc cao hơn của học viên Từ KQ thu được thì những nghiên cứu được tiến hành trong tương lai sẽ dùng vào việc nhận định về ý định và quyết định học bậc cao hơn của người học đối với các hoàn cảnh phạm vi nhất định.

Lê Ngọc Phương Trinh, Trần Ngô Phú Quí & Nguyễn Trần Sỹ (2022) với đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết định học thạc sĩ sau tốt nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Vai trò của bằng ThS đó là bằng cấp chính giúp tạo sự liên kết giữa bằng Cử nhân với nơi thực hiện cv, mong muốn đặt ra đó là sẽ tăng cường thêm về kiến thức, năng lực chuyên môn cho học viên Bên cạnh đó, chương trình đao ThS được xem như nhân tố khiến mức thu nhập cũng như danh tiếng của CSĐT ngày càng đi lên Công tác tạo dựng chiến thuật nhằm quảng danh tiếng của CSĐT và mọi khó khăn, vất vả mà học viện gặp phải khi cân nhắc tới việc học ThS sau khi đã hoàn thành chương trình ĐH được xem như chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất, mục tiêu hướng tới đó là việc nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho NLĐ tại VN Đe tài trên thực hiện với tiêu chí giúp biết được những nhân tố nào đã ảnh hưởng tới quyết định học ThS sau khi tốt nghiệp ĐH của sv ngành Kinh tế tại TPHCM Thông qua KQ đã chỉ ra có tới 04 yếu tố ảnh hưởn, được sắp xếp theo thứ tự từ mạnh tới yếu đó là: sự tự tin vào năng lực bản thân (i), đặc điểm CSĐT (ii), động lực (iii) và ảnh hưởng của XH (iiii) KQ trên đã góp phần vào hoạt động khuyến khích sv trong trường tiếp tục đăng ký học ThS sau khi đã tốt nghiệp ĐH và đưa ra giải pháp hỗ trợ cho công tác quảng bá, thu hút nhiều sv đăng ký học tại các CSĐT.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Qui trình nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đổ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất (2023)

Nghiên cứu định tính

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành thảo luận nhóm vói 05 chuyên gia gồm Trưởng và phó các Khoa của IUH và

05 học viên đang theo học trình độ thạc sỹ, tiến sĩ tại IUH để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chưoìig trình đào tạo sau đại học của ứng viên để lấy ý kiến về 6 yếu tổ: (1) Thái độ; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Kiểm soát hành vi; (4) Danh tiếng; (5) Chương trình đao tạo và (6) Học phí hợp lý so với bối cảnh thực tiễn tại IƯH Tiếp theo tác giả nhờ 05 chuyên gia gồm Trưởng và phó các Khoa của IƯH và 05 học viên đang theo học trình độ thạc sỹ, tiến sĩ tại IƯH để điều chỉnh các biến quan sát (BQS) đại diện cho 6 yếu tố: (1) Thái độ; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Kiểm soát hành vi; (4) Danh tiếng; (5) Chương trình đào tạo và (6) Học phí hợp lý.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy cả 05 chuyên gia gồm Trưởng và phó các Khoa của IƯH và 05 học viên đang theo học trình độ thạc sỹ, tiến sĩ tại IUH đều đồng ý với 6 yếu tố; (1) Thái độ; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Kiểm soát hành vi; (4) Danh tiếng; (5) Chương trình đào tạo và (6) Học phí hợp lý ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại IUH Do đó, mô hình nghiên cứu ban đầu của tác giả được giữ lại, toàn bộ thang đo được giữ lại để thực hiện khảo sát chính thức.

Mã hóa thang đo

Bảng 3.1 Mã hóa thang đo

T Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo

1 TD1 Tôi đã hướng tới việc Học thạc sỹ, tiến sĩ từ trước

Margaret Mary Baguley, Anne Jasman, Peter Mcllveen & Henriette van Rensburg (2015)

2 TD2 Học thạc sỹ, tiến sĩ là xứng đáng với số tiền mà tôi phải chi trả

3 TD3 Học thạc sỹ, tiến sĩ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân

4 TD4 Học thạc sỹ, tiến sĩ là một lựa chọn đúng đắn và tốt nhất cho bản thân

5 CCQ1 Lựa chọn Học thạc sỹ, tiến sĩ sau khi được nhiều người tư vấn, ủng hộ

Ze Liu, Nian-ci Ren, Hang-yuan Dong, Ying Pei, Yi- dan Zhu and Jing Zhang (2021)

6 CCQ2 Thấy nhiều người chọn Học thạc sỹ, tiến sĩ nên tôi cũng chọn

7 CCQ3 Gia đình ủng hộ Học thạc sỹ, tiến sĩ

8 CCQ4 Bạn bè khuyên nên Học thạc sỹ, tiến sĩ

9 CCQ5 Thầy, cô khuyến khích Học thạc sỹ, tiến sĩ

10 KSHV1 Cảm thấy tự tin vào khả năng bản thân khi Học thạc sỹ, tiến sĩ

Joseph Mbawuni & Simon Gyasi Nimako

11 KSHV2 Có đầy đủ thông tin cụ thể và chi tiết về việc

Học thạc sỹ, tiến sĩ

12 KSHV3 Cảm thấy rất chắc chắn về quyết tâm muốn Học thạc sỹ, tiến sĩ

13 DT1 IUH có danh tiếng tốt về học thuật

Jarred A. Shellhouse, Sophie L. spratley, and Cecilia

14 DT2 IƯH có uy tín tốt về chất lượng đội ngũ giảng viên

15 DT3 IUH có uy tín tốt về chất lượng đội ngũ sinh viên

16 DT4 IUH là trường hoạt động lâu năm trong lĩnh vực giáo dục

17 CTDT1 IƯH có nhiều chương trình học và thời gian học khác nhau trong nhiều lĩnh vực

18 CTDT2 IUH có môi trường đào tạo quốc tế khi có cả sinh viên và giảng viên người nước ngoài

19 CTDT3 IUH có môi trường học tập và nghiên cứu tốt

20 CTDT4 IUH có nhiều chương trình trao đổi sinh viên quốc tế

21 CTDT5 IUH tư vấn và hỗ trợ sinh viên nhiệt tình

22 HPHL1 Thời gian đóng học phí linh hoạt

23 HPHL2 Học phí thấp hơn so với các trường đại học khác

24 HPHL3 Học phí tuân thủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

7 Quyết định tham gia chưong trình đào tạo sau đại học

Tôi hài lòng khi tham gia chương trình đào tạo sau đại học của trường Đại học Công Nghiệp

26 QDTG2 Neu được chọn lại, tôi vẫn quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của IUH

Tôi sẽ giới thiệu người thân/bạn bè/đồng nghiệp tham gia chương trình đào tạo sau đại học của IƯH

28 QDTG4 Chọn tham gia chương trình đào tạo sau đại học của IUH là quyết định đúng của tôi

Nguôn: Tông hợp của tác giả (2022)

Nghiên cứu định lượng

3.4.1 Ph ương ph áp th u th ập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc lập phiếu điều tra, khảo sát sinh viên đã và đang theo học chương trình đào tạo sau đại học tại Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM Phương pháp thu thập dữ liệu theo pp thuận tiện phi xác suất và hình thức khảo sát phát phiếu khảo sát trực tiếp và thu hồi phiếu sau khi hoàn thành.

Theo Hair & ctg (1998) thì “dữ liệu trong nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích khám phá nhân tố EFA, để có thể thực hiện phân tích khám phá nhân tố cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất trên 10 mẫu Tuy nhiên, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng mẫu và sự phân bố mẫu hợp lý đảm bảo suy rộng” Trong nghiên cứu của tác giả có tổng cộng 28 BQS đại diện cho 6 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc Như vậy áp theo tiêu chuẩn trên thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt trong nghiên cứu của tác giả với N = 28*5140 mẫu Đe tăng độ tin cậy cho nghiên cứu và tránh những phiếu khảo sát không hợp lệ sẽ không đạt cỡ mẫu như kỳ vọng tác giả chọn cỡ mẫu N = 200 Thực tế phát ra 200 phiếu, thu về

195 phiếu, trong số 195 phiếu thu về chỉ có 189 phiếu hợp lệ chiếm tỷ trọng 94,5%.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ, niên giám, tài liệu nội bộ, tài liệu chuyên ngành của Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM trong giai đoạn 2020 - 2022.

3.4.2 Ph ương ph áp xử lỷ dữ liệu

Sau khi thực hiện khảo sát, thu hồi dữ liệu khảo sát tác giả sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để xử lý và phân tích dữ liệu theo trình tự các bước sau:

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: “Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu vói phân tích tần số theo các biến phân loại như độ tuổi, giới tính, trình độ để kiểm tra tính đại diện của mẫu nghiên cứu Thống kê mô tả phân tích trung bình các biến độc lập và biến phụ thuộc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chưong trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường Đại học Công Nghiệp TP HCM.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo Thông qua hệ số Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng yếu tố chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện ở phần phân tích nhân tố, bao gồm các biến quan sát có hệ số tưong quan biến tổng < 0,3, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha 0,6 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét phù hợp thông qua phân tích nhân tố khám phá để trả lời câu hỏi, hiệu chỉnh các thang đo để đánh giá sự hài lòng khách hàng có độ kết dính cao và có hội tụ lại theo đúng khái niệm nghiên cứu ban đầu không.

Phân tích nhân to EFA\ Chỉ so Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO) được sử dụng đo lường độ chính xác của EFA Trị số của KMO lớn (từ 0,5 đến 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp Kiểm định Barlett xem xét giả thuyết về độ tưong quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tưong quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Phưong pháp tính hệ số với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue > 1 Trong phân tích nhân tố các biến có hệ số tải nhân to (factor loading) < 0,5 sẽ tiếp tục bị loại (Hair và cộng sự, 1998) Neu một biến quan sát thuộc 2 nhân tố trở lên thì khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải > 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phân tích hồi quy tuyến tính bội được thực hiện theo trình tự qua các bước như sau:

Phân tích ma trận tương quan: Ma trận tương quan Pearson correlation giữa biến phụ thuộc kết quả làm việc với các biến độc lập được phân tích để xem xét mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với biến độc lập Mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc phụ thuộc vào hệ số tương quan Rxy với điều kiện -1 < Rxy

Ngày đăng: 14/12/2023, 08:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý TRA - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý TRA (Trang 21)
Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định TPB - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định TPB (Trang 21)
Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên (Trang 28)
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 29)
Hình 3.1 Sơ đổ quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 3.1 Sơ đổ quy trình nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 3.1 Mã hóa thang đo - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 3.1 Mã hóa thang đo (Trang 34)
Hình 4.2 Biểu đồ Tỷ lệ ra trưòng/trúng tuyển các năm 2020 - 2022 - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 4.2 Biểu đồ Tỷ lệ ra trưòng/trúng tuyển các năm 2020 - 2022 (Trang 42)
Hình 4.3 Biểu đồ Mau khảo sát theo giói tính - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 4.3 Biểu đồ Mau khảo sát theo giói tính (Trang 43)
Bảng 4.2 Tình hình đào tạo tiến sỹ các năm 2020-2022 - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.2 Tình hình đào tạo tiến sỹ các năm 2020-2022 (Trang 43)
Hình 4.4 Biểu đồ Mau khảo sát theo độ tuổi - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 4.4 Biểu đồ Mau khảo sát theo độ tuổi (Trang 44)
Hình 4.6 Biểu đồ Mau khảo sát theo thu nhập - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 4.6 Biểu đồ Mau khảo sát theo thu nhập (Trang 46)
Bảng 4.3 Thang đo “Thái độ” - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.3 Thang đo “Thái độ” (Trang 46)
Bảng 4.4 Thang đo “Chuẩn chủ quan” - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.4 Thang đo “Chuẩn chủ quan” (Trang 47)
Bảng 4.5 Thang đo “Kiêm soát hành vi” - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.5 Thang đo “Kiêm soát hành vi” (Trang 48)
Bảng 4.6 Thang đo “Danh tiếng” - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.6 Thang đo “Danh tiếng” (Trang 48)
Bảng 4.9 Thang đo “Quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học” - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.9 Thang đo “Quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học” (Trang 50)
Bảng 4.10 EFA của yếu tố độc lập trong mô hình - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.10 EFA của yếu tố độc lập trong mô hình (Trang 51)
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (Trang 53)
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy đa biến - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy đa biến (Trang 55)
Hình 4.8 Biểu đồ tần số P-P plot. - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 4.8 Biểu đồ tần số P-P plot (Trang 56)
Hình 4.7 Biểu đồ tần số Histogram - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 4.7 Biểu đồ tần số Histogram (Trang 56)
Hình 4.9 Biểu đồ phân tán. - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Hình 4.9 Biểu đồ phân tán (Trang 57)
Bảng 4.17 Kết luận về giả thuyết - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.17 Kết luận về giả thuyết (Trang 60)
Bảng 4.19 Sự khác biệt về quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH theo độ tuổi - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 4.19 Sự khác biệt về quyết định tham gia CTĐT sau đại học của ứng viên tại IUH theo độ tuổi (Trang 62)
Bảng 5.2 Yếu tố chương trình đào tạo - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 5.2 Yếu tố chương trình đào tạo (Trang 68)
Bảng 5.4 Yeu tố danh tiếng - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 5.4 Yeu tố danh tiếng (Trang 70)
Bảng 5.5 Yếu tố chuẩn chủ quan - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 5.5 Yếu tố chuẩn chủ quan (Trang 71)
Bảng 5.6 Yếu tố kiểm soát hành vi - Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chương trình đào tạo sau đại học của ứng viên tại trường đại học công nghiệp tp  hcm
Bảng 5.6 Yếu tố kiểm soát hành vi (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w