chương 3 viết câu

9 1.1K 7
chương 3 viết câu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 3 VIẾT CÂU Ta dùng để đặt câu trong khi tư duy và thông báo. Câu có ý nghĩa hoàn chỉnh, cơ cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập. I. PHÂN LOẠI CÂU. Theo cấu trúc, ta chia câu thành 2 loại : - câu đơn - câu ghép 1. Câu đơn : Câu đơn có một cụm chủ vị làm nòng cốt. 1.1. Câu đơn chỉ có 2 thành phần chính là : - chủ ngữ - vị ngữ Chủ ngữ : là người, vật hoặc sự vật mà ta muốn nói đến đối tượng thông báo Vị ngữ: “nói” về đối tượng, thông báo ấy, cho biết - người nói đến làm gì - sự việc như thế nào - vật Ví dụ 1 : Hoa nở MH : C - V C V Ta có thể mở rộng chủ ngữ và vị ngữ bằng cách thêm định ngữ (định tố) là phân bố nghĩa cho danh từ, hoặc thêm bổ ngữ (bố tố) là phần bổ ngữ cho động từ. Ví dụ : Hoa đầu mùa đã bắt đầu nở ĐN BN C V 1.2. Câu đơn có thêm phần phụ là trạng ngữ . Trạng ngữ bổ túc nghĩa cho một cụm chủ vị. MH = T, C - V Ví dụ 1 : Sáng hôm nay, hoa đầu mùa đã bắt đầu nở. Có nhiều trạng ngữ như : Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, tình huống, tình thái, .v.v… Ví dụ 2 : Nhìn ánh đèn ở phía chân trời, các chiến sĩ nôn nao nhớ về thánh phố. ngữ động từ là trạng ngữ chỉ tình thái vị ngữ phụ. 2 1.3. Câu đơn có thêm phần phụ là thành phần biệt lập : Thành phần biệt lập (thành phần chú thích) được đặt giữa các cụm chủ vị. MH : C , BL, V Ví dụ 1 : Hoa mai, những bông hoa đầu mùa, đã nở . bổ túc cho chủ ngữ hoa mai Phần biệt lập gọi phần lặp Ví dụ 2 : Những bông hoa này, theo tôi nghĩ, là những bông hoa đầu mùa tổ hợp này bổ túc nghĩa cho cả cụm C - V Phần biệt lặp = phần xem 1.4. Câu đơn có chủ ngữ, vị ngữ là một cụm chủ vị . Trong trường hợp nầy, một cụm chủ vị làm chủ ngữ, hoặc một cụm chủ vị làm vị ngữ : MH 1 = C (c - v) - V. Ví dụ 1 : Anh làm như vậy không có lợi cho tập thể Ví dụ 2 : Mẹ tôi tóc đã bạc rồi . MH 1 = C - V (c - v) 2. Câu ghép : Câu ghép có từ 2 cụm chủ vị trở lên, trong đó không có cụm chủ vị nào bao gồm cụm chủ vị nào. 2.1. Câu ghép gồm các cụm chủ vị có quan hệ chính phụ . Mối quan hệ trong câu ghép chính phụ có thể là quan hệ nguyên nhân, quan hệ mục đích, quan hệ điều kiện, quan hệ nhượng bộ, quan hệ tăng tiến. Ta thường xùng từ nối hoặc cặp từ nối thể hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính phụ MH 1 : (TN) C - V (TN) C - V, Ví dụ 1 : Sở dĩ anh thành công là vì anh làm việc có phương pháp TN C V TN MH 2 : C - V (TN) C - V . 3 Ví dụ 2 : Anh thành công, vì anh làm việc có phương pháp C V TN C V Ta cũng có thể dùng phó từ (phụ từ) để biểu hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính phụ MH 3 : C (PT) V, C (PT) V Ví dụ 1 : Trời càng mưa, nước càng dâng cao. 2.2. Câu ghép gồm 2 cụm chủ vị có quan hệ đẳng lập . Là câu ghép có hai kết cấu C - V trở lên, có quan hệ bình đẳng với nhau, giữa các kết cấu C - V có thể có kết từ hoặc có thể không. Ví dụ : Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới (Thạch Lam) C V C V Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay (HMT) C V C V Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập có thể là quan hệ liệt kê, quan hệ lựa chọn, quan hệ tương phản, quan hệ tương đồng. MH 1 : C - V, C - V, C - V CV, CV, CV Ví dụ 1 : Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị (HCM) Ta cũng có thể dùng từ nối hoặc phó từ để thể hiện các mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập MH 2 : C - V, (TN) C - V Ví dụ 1 : Ong hút mật của hoa, nhưng ong không làm hại sắc và hương của hoa. MH 3 : C - V, C (PT) V Ví dụ 2 : Anh đi, tôi cũng đi. 2.3. Câu ghép gồm các cụm chủ vị vừa có quan hệ chính phụ, vừa có quan hệ đẳng lập : Câu ghép hỗn hợp. Đây là câu ghép hỗn hợp, do hai loại câu ghép vừa nêu trên hợp lại mà tạo nên. Ví dụ : Mẹ về, cả nhà vui, vì ai cũng mong. 4 Lưu ý : Những trường hợp sau đây nhiều tác giả cho là câu đơn (1) Tôi tên là Nam C C V V (2) Anh ấy nói gì cũng đúng C V C V (3) Người anh gặp hôm qua là bác tôi DT C V * Từ dùng để liệt kê : và Ví dụ : Một đang đọc và một đang ghi. - Quan hệ nối tiếp : và, … rồi. - Quan hệ đối chiếu : còn, mà, rồi → dùng cho câu tường thuật. - Quan hệ lựa chọn : hay, hoặc → dùng cho câu lựa chọn. * Nhân quả : (Tại/ bởi/ vì/ do … cho nên) Sở dĩ . . . là vì . . . Nếu . . . thì . Hễ . . . thì. Miễn . . . thì. Giá (như/ mà) . . . thì. Có . . . thì. * Nghịch nhân quả : Tuy . . . nhưng Mặc dù (dầu) . . . nhưng . . . * Nhượng bộ … tăng tiế n thà . . . chứ * Đồng thời / đồng hữu. Không những . . . mà còn vừa . . . vừa . * Quan hệ đồng tiến : càng . . . càng . . . VD : “càng nói càng sai” * Quan hệ phiếm định - xác định Định ngữ 5 bao nhiêu… bấy nhiêu tình. (Anh cho bao nhiêu tôi xin nhận bấy nhiêu) nào . . . ấy Ghét của nào trời trao của ấy sao . . . vậy Người làm sao chiêm bao làm vậy đâu . . . đấy Chỉ đâu đánh đấy ai . . . nấy Ai làm nấy chịu. * Quan hệ cấp thời : Chưa . . . (mà) đã : Chưa đủ 18 tuổi mà đã lấy chồng mà (mới) . . . (mà) đã : II. VIẾT CÂU HAY : Có nhiều loại câu hay, chúng ta chú ý đến 3 cách viết câu hay dưới đây : 1. Câu chặt chẽ, mạch lạc . Là câu chặt chẽ về cấu trúc, từ đó có mạch lạc về ý nghĩa. Muốn viết loại câu này, ta cần nhớ 3 điều sau : 1.1. Không dùng từ nối (kết từ) “và ” để nối cụm chủ vị diễn ý phụ với cụm chủ vị diễn ý chính. VD : Thằng bán tơ vu oan và gia đình Kiều tan nát. Sửa lại : Vì thằng bán tơ vu oan nên gia đình Kiều tan nát. 1.2. Không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ nghĩ ấy đã xuất hiện ở vế chính. VD : Kiều xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình, nàng bán mình chuộc cha. Sử a lại : Xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình/ Kiều bán mình chuộc cha 1.3. Không tạo sự lẫn lộn trong chủ ngữ trong câu VD : Thấy cột điện đổ, cấm đến gần Sửa lại 1 : Thấy cột điện đổ, không đến gần Sửa lại 2 : Cấm đến gần cột điện đổ. 2. Câu chính xác, rõ ràng . Câu chính xác, rõ ràng là câu chỉ có một cách hiểu. Muốn viết loại câu nầ y, ta dùng các biện pháp dưới đây : 2.1. Dùng dấu câu - đặc biệt là dấu phẩy - đúng chỗ. VD : Mẹ con đi chợ chiều mới về. SL1 : Mẹ con đi chợ, chiều mới về. SL2 : Mẹ, con đi chợ, chiều mới về. SL3 : Mẹ, con đi chợ chiều, mới về. 2.2. Dùng từ, thường là hư từ, để bổ sung ý nghĩa. VD : Mẹ con đi chợ chiều mới về 6 SL1 : Mẹ và con đi chợ, chiều mới về. SL2 : Mẹ của con đi chợ, chiều mới về. SL3 : Mẹ ơi, con đi chợ chiều, mới về. 2.3. Dùng trật tự từ ngữ sao cho thích hợp với ý muốn nói. VD : Khi ăn cơm không được uống thuốc nầy. SL1 : Uống thuốc nầy khi ăn cơm không được. SL2 : Được uống thuốc nầy khi ăn cơm không? SL3 : Không được uố ng thuốc nầy khi ăn cơm. 3. Câu hùng hồn, mạnh mẽ. Câu hùng hồn, mạnh mẽ là câu tác động mạnh vào thính quan của người nghe, câu khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng, những ý nghĩ, những tình cảm khó phai mờ. Để câu văn được mạnh mẽ hùng hồn, ta thực hiện các điều dưới đây : 3.1. Đặt chủ ngữ ở phần diễn đạt ý chính của câu. VD : Em về đến nhà. S ẽ nói tất cả sự thật với chị. SL : Về đến nhà, em sẽ nói tất cả sự thật với chị. 3.2. Nêu ý chính cần nhấn mạnh ở đầu hoặc cuối câu. VD : Bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc, sau khi giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu. SL : “Giả vờ say, thất . . . rượu, bất thình lình . . . thằng giặc”. 3.3. Dùng câucấu trúc song hành (câu đối) để nhấn mạnh vài ý quan trọng. VD : Quân đội ta quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ, vượt qua những khó khăn và đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào, dù chúng hung ác đến đâu. SL : Quân đội ta, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. III. CHỮA CÂU SAI . Loại câu hay thường gặp là những câu sai về cầu trúc. Những câu sai ít phổ biến hơn là câu sai vè logic, về qui chiếu, về phong cách. 1. Câu sai về cấu trúc. 1.1. Câu thiếu chủ ngữ. MH : TV VD : Qua 3 tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên. Trạng ngữ chỉ thời gian 7 SL1 : “3 tháng . . . . . . học viên” SL2 : Thêm chủ ngữ , “Qua . . . . . . . rèn luyện, giảng viên đã nâng cao trình độ của học viên. 1.2. Câu thiếu vị ngữ MH 1 : CT VD : Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa thế hiểm trở của rừng núi. Bỏ : “Từ khi còn” : Quân đội ta là những . . . . . . rừng núi (cách chữa nầy không đạt yêu cầu về mặt ý nghĩa). Thêm vị ngữ : “Quân đội ta từ khi còn . . . rừng núi, đã lập được nhiều chiến công vẻ vang. MH 2 : C (Đ) VD : Những học sinh đi khám sức khỏe, được ghi học sáng nay. 1.3. Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ. MH : T (Đ) Danh từ VD : Bằng trí tuệ sắc bén thông minh của những người lao động biết chống lễ giáo gò bó, lạc hậu Định ngữ Thêm C và V : Bằng trí tuệ . . . lạc hậu, tác giả dân gian sáng tác nhiều câu chuyện cười có tính hiện thực sâu sắc. 2. Những loại câu khác. 2.1. Câu sai logic. Là câu vô nghĩa, không hợp lý. VD : Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở đèo Ngang. SL1 : Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở ngực. SL2 : Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đ èo Ngang và một ở đồng bằng sông Cửu Long. 2.2. Câu sai quy chiếu Là câucấu trúc buộc người đọc hiểu một vật hay một người này trong khi người viết muốn chỉ một vật trong một người khác. VD : Sau khi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ. Hiểu nhầm : “Mẹ thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ” SL : Sau khi tôi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ” 8 2.3. Câu sai phong cách. Là câu không phù hợp với thể loại của văn bản, không thích hợp với mục đích, tư cách của người viết. VD : Ban chủ nhiệm ! . . . có rảnh thì ra chơi (mở đầu) (kết thúc) (Bài 1 SV Khoa Văn về quê - gửi BCN). Lẫn lộn giữa phong cách nói và phong cách viết, giữa phong cách hành chánh nghiêm túc và phong cách thư tín thân mật đến vô lễ. SL : Thưa Ban chủ nhiệm … Tôi mong có cơ hội thuận tiện để được đón tiếp BCN t ại quê nhà. 3. Thực hành. - Bài tập viết câu số 1, 2, 3 - Bài tập ôn về chữ, từ, câu. 9 . II. VIẾT CÂU HAY : Có nhiều loại câu hay, chúng ta chú ý đến 3 cách viết câu hay dưới đây : 1. Câu chặt chẽ, mạch lạc . Là câu chặt chẽ về cấu trúc, từ đó có mạch lạc về ý nghĩa. Muốn viết. CHƯƠNG 3 VIẾT CÂU Ta dùng để đặt câu trong khi tư duy và thông báo. Câu có ý nghĩa hoàn chỉnh, cơ cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập. I. PHÂN LOẠI CÂU. Theo cấu trúc, ta chia câu. III. CHỮA CÂU SAI . Loại câu hay thường gặp là những câu sai về cầu trúc. Những câu sai ít phổ biến hơn là câu sai vè logic, về qui chiếu, về phong cách. 1. Câu sai về cấu trúc. 1.1. Câu thiếu

Ngày đăng: 21/06/2014, 16:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan