Chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ về mặt nhà nước giữa các nước với nhau” (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1992, tr.174). Chính trị là những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước. Chính trị còn là hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng để nhằm giành, bảo vệ hoặc duy trì quyền điều khiển nhà nước.
Trang 1Chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong
nội bộ một nước và quan hệ về mặt nhà nước giữa các nước với nhau” (ViệnKhoa học Xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từđiển ngôn ngữ Hà Nội Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1992, tr.174) Chính trị lànhững hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằmgiành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước Chính trị còn là hiểu biết
về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một chính đảng đểnhằm giành, bảo vệ hoặc duy trì quyền điều khiển nhà nước
1 Giai đoạn hình thành và củng cố nền chuyên chính nhân dân (1945 – 1954)
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam dân chủ cộnghòa ra đời, nhưng bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết vớinhau bao vây, chống phá quyết liệt
Ngày 25 – 11 – 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra bản Chỉ thị
“Kháng chiến, kiến quốc”, nêu cao khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trênhết” xác định cuộc cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng giải phóng dântộc Những nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của nhân dân Việt Nam lúc này là củng
cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cảithiện đời sống nhân dân Trong đó bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng lànhiệm vụ bao trùm, khó khăn, nặng nề nhất của nước ta lúc bấy giờ
Muốn hoàn thành các nhiệm vụ đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phảicủng cố và tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, tức là xây dựng nền chuyênchính nhân dân Trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng hiến pháp,pháp luật và hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân
Trang 2Ngày 3 – 9 – 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch HồChí Minh đã nêu rõ: “Trước, chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị,rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiếnpháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có mộthiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổngtuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều cóquyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống,…” Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định Tổng tuyển cử là bướcđầu thực hiện xây dựng nền dân chủ tiến bộ Mọi công dân Việt Nam không phânbiệt trai, gái, giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo đều có quyền ứng cử, bầu cử Tổngtuyển cử cũng là dịp cho toàn thể nhân dân tự do lựa chọn những người có tài, cóđức đứng ra gánh vác công việc đất nước.
Ngày 6 – 1 – 1946, cuộc Tổng tuyển cử diễn ra sôi nổi trong cả nước, bầuđược 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái dân chủ khácnhau, 43% đại biểu không đảng phái; có 87% số đại biểu là công nhân, nông dân,chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu là dân tộc thiểu số
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 – 1 – 1946 đánh dấu mốc pháttriển đầu tiên trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ trên đất nước Việt Nam.Ngày 2 – 3 – 1946, kỳ họp Quốc hội lần thứ nhất được tổ chức Tại kỳ họpnày Quốc hội đã thành lập Ban Thường trực Quốc hội, Chính phủ liên hiệp khángchiến, Cố vấn đoàn, Kháng chiến ủy viên hội
Thành phần Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch
và 10 bộ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp, được Quốc hội ủynhiệm đứng ra lập Chính phủ mới theo nguyên tắc đoàn kết và tập hợp nhân tài,không phân biệt đảng phái
Trang 3Để bảo vệ quyền tự do dân chủ của mọi công dân Việt Nam, ngay từ khimới thành lập, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng: Sắclệnh số 35/SL, ngày 20 – 9 – 1945, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, Sắc lệnh số41/SL ngày 29 – 3 – 1946 về bảo vệ quyền tự do cá nhân; Sắc lệnh số 52/SL,ngày 22 – 4 – 1946, quy định chế độ tự do lập hội.
Ngày 22 – 11 – 1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 63/SL quy định về tổchức quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban hành chính các cấp (kỳ, tỉnh,huyện, xã) Chính quyền nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương được
tổ chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới của dân, dodân, vì dân
Những văn bản nêu trên là những văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hòa, được ban hành trong một hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt,lúc chính quyền cách mạng non trẻ mới ra đời, phải đối phó với muôn vàn khókhăn của đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Điều đó, chứng tỏ tầmquan trọng của việc ban hành kịp thời những quy định pháp luật về tổ chức bộmáy chính quyền, về quyền tự do dân chủ của nhân dân, thể hiện tư duy, tầmnhìn tiến bộ và sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vềnhững quyền cơ bản của con người, định hướng hoạt động của hệ thống chínhquyền dân chủ nhân dân, đặt nền móng xây dựng một thiết chế xã hội dân chủtiến bộ Đặc biệt tại kỳ họp lần thứ 2, Quốc hội đã thông qua dự án Luật lao động
và Hiến pháp đầu tiên của nước ta
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Quốc hội nước ViệtNam biểu quyết thông qua ngày 9 – 11 – 1946 với 240/242 phiếu tán thành BảnHiến pháp gồm có: Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều; trong đó có nhiều điều thểhiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng hệ thống chính trị đấtnước
Trang 4Hiến pháp (năm 1946) xác định chế độ chính trị, đặt nền móng cho xâydựng chính quyền mới của đất nước Điều 1 của Hiến pháp quy định rõ: “NướcViệt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là củatoàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giaicấp, tôn giáo”.
Việc tổ chức xây dựng bộ máy Nhà nước cũng được Hiến pháp xác định:
“Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủcộng hòa” (Điều 22) Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội được xác định: “Nghịviện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật,biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài”(Điều 22) Quốc hội do nhân dân bầu ra với nhiệm kỳ ba năm Theo Hiến pháp,
“cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủcộng hòa” (Điều 43), hệ thống hành chính thống nhất trong toàn quốc “Ở tỉnh,thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếpbầu ra Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Ủy ban hànhchính Ở bộ và huyện chỉ có Ủy ban hành chính Ủy ban hành chính bộ do Hộiđồng các tỉnh và thành phố bầu ra Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng các xãbầu ra” (Điều 55)
Hiến pháp dành hẳn một chương (chương 2), với 13 điều quy định về nghĩa
vụ và quyền lợi công dân Trong đó có 2 điều (Điều 4 và 5) quy định về nghĩa vụ,
có 11 điều (Điều thứ 6 đến 16) đề cập quyền lợi công dân Hiến pháp khẳng địnhmột cách dứt khoát: Tất cả công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng trướcpháp luật; “tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm ngườicông dân Việt Nam” (Điều 11) “Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
Trang 5- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10)
Ngoài ra, Hiến pháp còn khẳng định về quyền tư hữu, quyền được đi học,quyền bình đẳng nam nữ… của công dân Đối chiếu với những Hiến pháp saunày: Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (kể cả sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm
1992 vào năm 2001), quyền của công dân Việt Nam được khẳng định trong Hiếnpháp năm 1946 vẫn đầy đủ, tiến bộ hơn, nhất là những giá trị lịch sử và thời đại;giá trị nhân văn và nhân đạo Đến nay, những giá trị này vẫn được tiếp tục kếthừa và phát huy
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thùtrong, giặc ngoài lăm le bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ, Đảng Cộng sảnĐông Dương buộc phải tuyên bố tự giải thể; thực chất là rút vào hoạt động bímật Trên thực tế, trong thời kỳ 1945 – 1954, Đảng ta luôn thể hiện vai trò lãnhđạo toàn bộ hệ thống chính trị, nhưng trong các văn bản pháp luật không phảnánh sự lãnh đạo đó Thời kỳ sau này, sự lãnh đạo của Đảng được đưa vào Hiếnpháp (Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992)
Những năm 1945 – 1954, Đảng ta đã lãnh đạo công tác mặt trận, mở rộngthành phần Chính phủ, mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp lực lượngchống thù trong giặc ngoài Lực lượng nòng cốt của Mặt trận do Đảng lãnh đạo làcông nhân, nông dân, trí thức Tại Thông tri số 61-TT/TƯ, ngày 14 – 12 – 1945,Đảng ta đã chủ trương, yêu cầu các cấp ủy đảng trong cả nước nắm vững và thựchiện đúng chính sách của Đảng, đưa các đồng chí trong cấp ủy vào phụ trách cácngành dân vận, mặt trận và kiện toàn Đảng đoàn các tổ chức quần chúng từ trênxuống dưới Thông tri cũng đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở, và nêu rõ thực trạng ở các cấp ủy xã hoặc một số chi bộ cơ sở “chưa chú ý đặtĐảng đoàn trong các tổ chức quần chúng”
Trang 6Lúc này tuy chưa sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” nhưng tính chấtgiai cấp của các tổ chức chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò Mặt trận vàcác đoàn thể quần chúng đã được xác định Đứng trên lập trường của giai cấpchính đảng mác xít, Đảng ta đã chủ trương thành lập các tổ chức thanh niên, phụ
nữ, nông dân, công nhân… nhằm tạo tiềm lực, chỗ dựa, sự hậu thuẫn cho Đảngtrong công cuộc lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân
“Về tổ chức thanh niên và phụ nữ, công nhân và nông dân phải lấy những hìnhthức tổ chức có tính giai cấp (công đoàn và Hội nông dân cứu quốc) làm hìnhthức tổ chức cốt yếu”
Tại Đại hội II của Đảng (tháng 2 – 1951), trong Báo cáo chính trị của Đạihội, do đồng chí Trường Chinh trình bày đã nêu bật vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản đối với mặt trận, chính quyền, quân đội Trong phong trào cách mạng,mặt trận dân tộc, quân đội giải phóng và chính quyền nhân dân, đều phải đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp quyếttâm nhất và trung thành nhất với sự nghiệp giải phóng dân tộc
Về xây dựng, củng cố nền chuyên chính nhân dân – hệ thống chính trị lúcbấy giờ - Nghị quyết Đại hội II của Đảng khẳng định vấn đề cơ bản của chính trịdân chủ nhân dân nước ta hiện nay là củng cố Nhà nước nhân dân, củng cố cơ sởchính trị của chính quyền là Mặt trận dân tộc thống nhất Đảng nắm vững vàcủng cố chính quyền dân chủ nhân dân thì đảm bảo được kháng chiến thắng lợi
và đưa nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội
Đại hội II của Đảng xác định chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộnghòa là “chính quyền dân chủ của nhân dân”, nghĩa là của công nhân, nông dân,tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ)yêu nước tiến bộ… Chính quyền đó dựa vào Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên
Trang 7minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng và do giai cấp côngnhân lãnh đạo.
Quan hệ giữa Đảng và Mặt trận thời kỳ này được xác định: Đảng lãnh đạoMặt trận và tất cả các tổ chức thành viên của Mặt trận Đảng lãnh đạo và chỉ đạoMặt trận thực hiện những chủ trương của Đảng Trên cơ sở chủ trương và sự chỉđạo của Đảng, Mặt trận xây dựng kế hoạch, giải pháp vận động các tầng lớp nhândân thực hiện chủ trương của Đảng Song, đứng về tổ chức thì Đảng cũng là một
bộ phận trong Mặt trận; Đảng sinh hoạt công khai và đứng trong Mặt trận Do đó,phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận trong thời kỳ này là dùng Đảngđoàn lãnh đạo, vận động hoặc lấy danh nghĩa Đảng công khai lãnh đạo, chỉ đạoMặt trận
Quan hệ giữa Mặt trận và chính quyền đều là những tổ chức thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng, do Đảng trực tiếp lãnh đạo Đảng lãnh đạo Mặttrận và chính quyền thông qua hai hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp Đảng cầmquyền dùng quyền lực chính trị của mình lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Mặt trận vàchính quyền Đối với những lĩnh vực, những vấn đề có tính chất nội bộ, hay cần
có sự phát huy tính dân chủ, sáng tạo, độc lập và những quyền hạn theo luật địnhcủa chủ thể thì Đảng lãnh đạo thông qua Đảng đoàn Với công tác Đảng đoàn, đãlàm cho các mối quan hệ trong hệ thống thêm phong phú, đan xen Nhờ vậy,những chủ trương, chính sách của Đảng được phổ biến và thực hiện nhanh chóng.Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954),chủ trương của Đảng ta là tăng cường đoàn kết toàn dân, thực hiện quân dân nhấttrí, củng cố bộ máy nhà nước theo hướng tập trung thống nhất để điều hành chiếntranh Các đoàn thể quần chúng như Tổng Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên được củng cố chặt chẽ hơn về mặt tổ chức,
Trang 8đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động và tổ chức đoàn viên, hội viên tham gia chiếnđấu và phục vụ kháng chiến.
Yêu cầu chỉ đạo và quản lý trong kháng chiến đòi hỏi phải có bộ máy chínhquyền có tính tập trung, thống nhất chặt chẽ mới giải quyết mọi công tác khángchiến nhanh chóng, kịp thời Bộ máy chính quyền Trung ương là Chính phủ, cóBan Thường trực Quốc hội ở bên cạnh; cấp khu, cấp tỉnh có Ủy ban kháng chiến.Tháng 2 – 1950, Hội nghị kháng chiến hành chính toàn quốc được tổ chứcnhằm chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy Ngày 20 – 5 – 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ký Sắc lệnh số 76/SL ban hành Bản Quy chế công chức Việt Nam dân chủ cộnghòa Đây là một bước tiến khá lớn về hành chính và kiện toàn, xây dựng bộ máycác tổ chức đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân
Lịch sử Việt Nam từ tháng 9 – 1945 đến tháng 7 – 1954 là lịch sử khángchiến và kiến quốc Trong quá trình kháng chiến, Đảng và Chính phủ ta đã xâydựng, củng cố nền dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công – nông,tạo dựng sức mạnh để đưa kháng chiến đến thắng lợi Đảng là hạt nhân lãnh đạokháng chiến, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và toàn thể xã hội Trong một hoàncảnh đặc biệt, do chiến tranh và một thời kỳ khá dài Đảng ta rút vào hoạt động bímật (1945 – 1951), nhưng Đảng ta vẫn phát huy tốt vai trò lãnh đạo chính quyền
và các tổ chức chính trị - xã hội Hàng vạn tổ chức cơ sở của Đảng đã ăn sâu bám
rễ trong nhân dân Đảng đã được nhân dân thừa nhận là đội tiên phong của mình.Trong sự nghiệp kháng chiến, Đảng và Chính phủ đã xây dựng chính quyềndân chủ nhân dân, một chính quyền của dân, do dân, vì dân ngày càng lớn mạnh,
là công cụ tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới Chính quyềndân chủ nhân dân có cơ sở chính trị vững mạnh là khối đoàn kết toàn dân tập hợptrong Mặt trận Liên Việt, có một công cụ sắc bén là lực lượng vũ trang và công
an nhân dân Cơ quan nhà nước tối cao là Quốc hội và Hội đồng Chính phủ, ở
Trang 9các địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính Bộ máychính quyền được tổ chức thích hợp với thực tiễn, đội ngũ cán bộ nhân viên đượcsàng lọc, thử thách qua lò lửa kháng chiến Đội ngũ cán bộ nhân viên cơ sở làmviệc với tinh thần “cơm nhà áo vợ” nhưng vẫn nhiệt tình năng nổ Nhờ vậy, bộmáy chính quyền dân chủ nhân dân ngày càng mạnh mẽ, liêm khiết, đoàn kết, tậntụy phục vụ kháng chiến, phục vụ Tổ quốc và nhân dân, được dân tin, dân phục
và dân yêu
Thắng lợi của việc xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân trong sự nghiệpkháng chiến và kiến quốc đã góp phần mở ra một thời kỳ phát triển mới của dântộc ta trên con đường hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lênxây dựng một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất dân chủ và giàumạnh theo con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh
Tóm lại, trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945– 1954), mặc dù khái niệm “hệ thống chính trị” chưa xuất hiện, nhưng tính chấtcủa hệ thông chính trị đã định hình Đảng, thông qua chủ trương, đường lối đúngđắn của mình đã lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động xã hội Vai trò lãnh đạo củaĐảng thể hiện thông qua tổ chức cơ sở Đảng và cá nhân từng đảng viên Mọiquyền lực của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều tập trung trong tayQuốc hội và Chính phủ liên hiệp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Chính vì
có sự tổ chức và hoạt động phù hợp nên Đảng, Chính phủ, Mặt trận và các đoànthể nhân dân đã tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiếnthắng lợi
Thành tựu nổi bật trong thời kỳ là tổ chức Tổng tuyển cử, ban hành Hiếnpháp, đặt nền tảng đầu tiên của thiết chế dân chủ nhân dân ở nước ta, là cơ sở để
Trang 10củng cố tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền, Mặt trận và các đoàn thểnhân dân từ Trung ương đến cơ sở.
Hạn chế đáng lưu ý trong thời kỳ này của hệ thống chính trị là sự học tậpthiếu chọn lọc, áp dụng giáo điều kinh nghiệm trong cải cách ruộng đất trong
1953 – 1954, phân định thành phần, quy kết xử trí không đúng, “gây tổn thất nhấtđịnh đến khối đại đoàn kết dân tộc”
2 Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954 – 1975)
Ngày 21 – 7 – 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình được lập lạitrên cơ sở thừa nhận chủ quyền dân tộc của ba nước Đông Dương, thúc đẩy thắnglợi sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam tạm thờichia làm hai miền với hai chế độ khác nhau: miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và
đi lên chủ nghĩa xã hội còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và các lực lượngtay sai thống trị Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân trên cả nướcchưa hoàn thành Nhân dân Việt Nam vừa phải lo hàn gắn vết thương chiếntranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, vừa phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ởmiền Nam tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
Quá trình xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 1954 – 1975 được thể chếtrong Hiến pháp năm 1959 (với 9 chương, 112 điều), được Quốc hội thông quatrong kỳ họp thứ 11, ngày 31 – 12 – 1959 Ngày 1 – 1 – 1960, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ký sắc lệnh công bố bản Hiến pháp mới
Trong phần Lời nói đầu của Hiến pháp đã khẳng định nước Việt Nam là mộtnước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau; dân tộc Việt Nam là một dân tộc đãtrải qua hàng nghìn năm lịch sử, cần cù lao động, anh dũng đấu tranh, xây dựng
và giữ gìn độc lập của Tổ quốc Hiến pháp khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Lao
Trang 11động Việt Nam, của Chính phủ và của Hồ Chủ tịch: “Dưới sự lãnh đạo sáng suốtcủa Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hào vàChủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thốngnhất, nhất định sẽ giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà”.
Về chế độ chính trị, Hiến pháp ghi rõ: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,thành lập và củng cố thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cáchmạng Tháng Tám vẻ vang và kháng chiến anh dũng, là một nước dân chủ nhândân” (Điều 2)
“Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhândân Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồngnhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” (Điều4)
“Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽvới nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân
Tất cả nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủnhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”(Điều 6)
Hiến pháp cũng quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân Vềquyền lợi, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền bầu
cử và ứng cử; quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình,quyền tự do tín ngưỡng; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín;quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về hành vi vi phạmpháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước; quyền làm việc, nghỉ ngơi; quyềnđược giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động; quyền học
Trang 12tập, thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bức; quyền nghiên cứu khoa học
và sáng tạo; quyền bình đẳng giới, Nhà nước bảo hộ quyền lợi bà mẹ, trẻ em…Hiến pháp năm 1959 phản ánh bản chất dân chủ của xã hội Việt Nam Tuynhiên, do tạm thời đất nước chia làm hai miền, với hai nhiệm vụ chiến lược, hệthống chính trị ở miền Bắc được xây dựng với tính chất là hệ thống chuyên chính
vô sản, còn ở miền Nam là việc giành, giữ chính quyền, xây dựng chính quyềndân chủ nhân dân Ở miền Bắc, thời kỳ này vẫn tồn tại Đảng Dân chủ và Đảng
Xã hội Việt Nam
Thông qua chính sách Mặt trận, Đảng ta đã phát huy vai trò lãnh đạo củamình Phương thức lãnh đạo của Đảng là phải thông qua hiệp thương, bàn bạcmột cách dân chủ giữa các đảng phái chính trị và các đoàn thể nhân dân trongMặt trận để đi đến thực hiện thống nhất hành động, những vẫn tôn trọng tính độclập của các tổ chức thành viên của Mặt trận và để cho nội bộ tổ chức định lấynhững hình thức hoạt động thích hợp của mình
Đảng ta xác định: “Tăng cường không ngừng chính quyền nhân dân.Nghiêm chỉnh thực hiện chính quyền dân chủ nhân dân, chuyên chính với kẻđịch Triệt để chấp hành mọi chế độ và pháp luật của Nhà nước” Như vậy, việccủng cố, tăng cường chính quyền dân chủ nhân dân, phát huy dân chủ đã gắn liềnvới chấp hành pháp luật, là một nội dung quan trọng của việc xây dựng và củng
cố hệ thống chính trị đất nước
Ở miền Nam, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miềnNam Việt Nam (tháng 12 – 1960) nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đếquốc và phong kiến
Cuối những năm 60 của thế kỷ XX do tình hình cách mạng có nhữngchuyển biến tích cực, vùng giải phóng ngày càng mở rộng, tại Hội nghị lần thứ
14 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa III) tháng 1 – 1968, Đảng ta chủ trương
Trang 13nhanh chóng thành lập tổ chức chính quyền cách mạng của nhân dân ở miềnNam Đảng ta chỉ rõ: “Sự ra đời của chính phủ cách mạng, một tổ chức chínhquyền dân tộc, dân chủ và liên hiệp bao gồm các lực lượng yêu nước, có lựclượng cách mạng của Mặt trận Dân tộc giải phóng làm nòng cốt… Đó là bướcphát triển tất yếu của cách mạng miền Nam, trong quá trình giành chính uyền vềtay nhân dân, xây dựng chính quyền cách mạng và hoàn chỉnh hệ thống chínhquyền ấy, tạo điều kiện cho các tầng lớp yêu nước tham gia chính quyền, làm chủ
sự nghiệp giải phóng miền Nam”
Đối với miền Bắc, trong điều kiện phải đối phó với cuộc chiến tranh xâmlược của đế quốc Mỹ và phải chi viện cho chiến trường miền Nam, việc xây dựng
hệ thống chính trị được xác định: ra sức tăng cường chuyên chính vô sản, pháthuy cao độ vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tổ chức và quản lý của Nhà nước vàtinh thần làm chủ tập thể của quần chúng lao động nhằm thực hiện thắng lợi bacuộc cách mạng
Xây dựng nền chuyên chính vô sản ở miền Bắc trong thời kỳ này đòi hỏiphải xây dựng một bộ máy nhà nước mạnh, nhằm đảm đương được nhiệm vụquản lý kinh tế, phát triển sản xuất và tổ chức đời sống Do đó Đảng ta tiến hànhxây dựng một bộ máy nhà nước có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế,thích hợp với đặc điểm của từng ngành và từng địa phương, hướng mạnh xuống
cơ sở, đi sâu vào từng mặt kinh tế và kỹ thuật Mối quan hệ giữa Đảng, chínhquyền và quần chúng trong công tác tổ chức kinh tế cũng được xác lập, làm cơ sởcho việc cụ thể hóa thành những cơ chế chính sách sau này Đảng đã vạch rađường lối, chính sách cơ bản, quy định những chủ trương, biện pháp quan trọng,động viên quần chúng tiến quân mạnh mẽ vào mặt trận kinh tế, kiểm tra sự hoạtđộng của các cơ quan chính quyền nhà nước Để giữ vững và phát huy vai tròlãnh đạo của Đảng, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng những phương thức lãnh đạokhác nhau (công nhân, nông dân, trí thức…) thích hợp với từng lĩnh vực (công