Bối cảnh và sự cần thiết của dự án
Bắt nạt học đường
Bạo nạt học đường (School Bullying - BNHĐ) là các hành vibắt nạt của học sinh xảy ra trong khuôn viên nhà trường, trên đường tới trường hoặc từ trường về, trong các hoạt động do nhà trường tổ chức[20] Một học sinh bị bắt nạt hoặc là nạn nhân của sự bắt nạt khi họ bị tiếp xúc liên tục, lặp đi lặp lại bởi những hành động tiêu cực do một hoặc một nhóm học sinh khác thực hiện (Olweus, 1993) [32].
Hành vi BNHĐ khác với trêu ghẹo khi: (1) Có sự không cân bằng ve sức manh giữa học sinh có liên quan - trẻ thực hiện hành vi có nhiều sức mạnh về thể chất hoặc xã hội hom; (2) cố V gây ra sự đau đớn, nỗi buồn cho nạn nhân; (3) Nạn nhân mang tâm lý buồn, dau khố; (4)Hành vi tiêu cực được thực hiện lặp đi lặp lại [22].
BNHĐ được chia làm bốn nhóm: Bắt nạt thể chất; Bắt nạt bằng lời nói; Bắt nạt qua mối quan hệ xã hội; Bắt nạt qua các phương tiện điện tử [22, 31].
(chi tiết xem tại phụ lục 1 - trang 41)
Trong khuôn khổ của đề cương dự án, nhóm dự án chỉ đề cập và xây dựng đề cương dự án về 3 loại hình bắt nạt, bao gồm: bắt nạt thể chất, bắt nạt bằng lời nói vàbắt nạt qua moi quan hệ xã hội.
Thực trạng bắt nạt học đường trên thế giới và tại Việt Nam
2.1 Bắt nạt học đường trên thế giới
BNHĐ đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên toàn thế giới trong những năm gần đây Một điều tra cắt ngang trên 161.082 học sinh ở 35 quốc gia thuộc khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu năm 2005 cho thấy kết quả đánh nhau là loại hình bắt nạt phổ biến nhất Cụ thể, có khoảng 37% - 69% nam sinh từng tham gia vào các vụ ẩu đả trong vòng một năm trước thời điểm nghiên cứu, và tỷ lệ này ở nữ sinh dao động trong khoảng 13%-32% [39],
Tại Mỹ, năm 2011, theo thống kê của Trung tâm thống kê giáo dục Mỹ (NCES) cho thấy có khoảng 28% học sinh độ tuổi từ 12-18 tuổi cho biết bị BNHĐ trong năm học vừa qua Trong đó 18% học sinh cho biết họ bị chế nhạo, gọi tên hoặc bị xúc phạm; 18% là đối tượng của các tin đồn; 8% bị xô đẩy, ngáng chân; 5% bị đe dọa gây tốn hại đến cơ thể, và 3% bị bắt buộc phải làm những điều mình không muốn và 3% bị phá hủy tài sản [40] Năm 2013, khảo sát của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) trên đối tượng học sinh THCS cho thấy 81% đối tượng cho biết đã từng bị bắt nạt thể chất trong vòng
Tại châu Á, báo cáo của tổ chức Plan (2015) đã công bố một mức độ báo động về tình trạng bắt nạt ở các trường học trong khu vực, cứ 10 học sinh thì có 7 em đã trải nghiệm hành vi bát nạt ở trường học Tỉ lệ này được ghi nhận cao nhất tại
Indonesia (84%) và thấp nhất tại Pakistan (43%) [7].
2.2 Bắt nạt học đường tại Việt Nam
Trong khảo sát của tổ chức Plan năm 2014 với 3.000 học sinh của 30 trường THCS, THPT trên địa bản Hà Nội, trong số 71% nam sinh và nữ sinh báo cáo về hành vi bắt nạt do bạn học gây ra, hành vi bắt nạt tinh thần (bắt nạt bàng lời nói, bắt nạt xã hội) chiếm đa số (66%), chỉ có 1/3 là hành vi bắt nạt thể chất Đồng thời, tỉ lệ học sinh nữ có hành VÍBNHĐ (58%) cao hơn tỉ lệ ở học sinh nam (40%) [7].
Biểu đồ 1: Tỉ lệ BNHĐ tại 30 trường học tại Hà Nội năm 2014 [7] (%)
Một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh ở học sinh THCS cũng cho kết quà
BNHĐ theo giới tương tự với tỷ lệ nạn nhân BNHĐ nữ là 59,5% ưong khi tỷ lệ này ở nam giới là 54,1% [31]. về bắt nạt thể chất, điều ưa về vị thành niên và thanh niên tại Việt Nam năm
2010, địa điểm thường xuyên xảy rabắt nạt là trường học, chiếm tỷ lệ 34,1% [12].Theo báo cáo cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) năm 2009-2010, toàn quốc đã xảy ra 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Năm học 2011- 2012, con số này gần như không thay đổi (gần 1.600 vụ) [7].
Qua một khảo sát được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 với 100 giáo viên và 250 học sinh từ 10 trường trên thành phố, 57% giáo viên nghĩ răng tình trạng BNHĐ đang ngày càng tăng, 64% giáo viên trả lời đã từng chứng kiến cho biết đã từng nhìn thấy cảnh đánh nhau của học sinh nữ trên sân trường [34].
3 Hậu quả của bắt nạt học đường
BNHĐ có thể gây ra hậu quả cả về thể chất cũng như tâm thần cho học sinh, không chỉ nạn nhân mà cả thủ phạmvà những người chứng kiến[23], [28], [35]. Đối với nạn nhânbắt nạt học đường
Hậu quả nghiêm trọng nhất của BNHĐ là có thể gây nên các thương tích nghiêm trọng và dẫn đến tử vong Tại Việt Nam, theo báo cáo của Sở GD-ĐT,năm học 2009 - 2010 đã xảy ra 7 vụ, năm học 2010 - 2011 xảy ra 4 vụ học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học[5],
Theo Ken Rigby (2003), BNHĐ có thể gây những tiêu cực đến tâm lý của trể.Hậu quả về mặt tinh thần đối với nạn nhân của BNHĐ có thể được chia làm các nhóm chính như sau [28]:
(1) Tình trạng sức khỏe tâm lý kém(Lơw psychological well-being).’Baogồm các trạng thái tâm lý không thoải mái/khó chịu, nhưng không nghiêm trọngnhư phiền muộn, cảm thấy bị hạ thấp lòng tự trọng, cảm giác tức giận Các nạn nhân cảm thấy buồn bã, mất hứng thú đối với các hoạt động mà trước đó từng yêu thích.
(2) Khả năng hòa nhập xã hội kém (Poor social adjustment) Bao gồm cảm giác chán ghét đối với môi trường, xã hội xung quanh, thể hiện qua thái độ chán ghét đối với trường học, biểu lộ cảm giác cô lập, khó hòa nhập với các bạn Khảo sát tại
Hà Nội, Việt Nam, các em cho biết ràng các hậu quả bao gồm cảm giác buồn chán hay tuyệt vọng, sợ hãi phải đến trường và làm hạn chế khả năng học tập [7].
(3)Rối loạn tâm lý (Psychological distress) ’Trạng thái tâm lý này được xem là nghiêm trọng hơn nhiều so với hai trạng thái đầu tiên Trạng thái này bao gồm sự lo âu ở mức độ thường xuyên, trầm cảm và có những suy nghĩ đên tự tử.Nạn nhân bịBNHĐ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 4,38 lần so với người không bị tiếp xúc với hành vi này [32],và học sinh nữ bị bắt nạt có xu hướng tự tử gấp 8 lần với với học sinh nữ không bị tiếp xúchành vi này[35].
Tiếp xúc với các hành vibắt nạt có thể gây ảnh hưởng tới hành vi của học sinh. Các nạn nhân có khả năng trở thành người thực hiện hành vibắt nạt, tạo thành vòng quay của bắt nạt Nghiên cứu tiến hành tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 cho thấy có 17% học sinh tham gia nghiên cứu nam trong vòng quay của bắt nạt [36]. Đối với học sình thực hiện hànhvi BNHĐ • • • Đối với đối tượng này, với tính hiếu thắng của tuổi mới lớn, các em sẽ tiếp tục xung đột với các bạn khác Điều này giống như tình trạng leo thang, cấp độ hành vi bắt nạt với bạn bè ngày càng gia tăng, dẫn đến méo mó về nhận thức và hành vi, đế lại những hệ lụy về đạo đức, nhân cách [2] Khi trưởng thành, đối tượng này thường không biết cách giao tiếp, trao đổi với xã hội theo cách thông thường và vì thế gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với người khác [37].
Các yếu tố nguy cơ, bảo vệ
Những yếu tổ tác động tích cực làm giảm nhẹ, điều hòa các tác động tiêu cực,tăng cường hành vi phòng chống BNHĐ được gọi là yếu tố bảo vệ Bên cạnh đó có những yếu tố có tác động tiêu cực làm tăng khả năng xuất hiện việc các hành vi BNHĐ được gọi là yếu tố nguy cơ Việc xác định rõ các yếu tố này giúp chúng ta xây dựng chiến lược can thiệp thích hợpđể cải thiện vấnđề Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ có thể thuộc các lĩnh vực: sinh học, tâm lí học và xã hội (bảng 1) Bảng xác định yếu tố nguy cơ và bảo vệ được dựa trên kết quả phân tích các yếu tố cá nhân, yếu tố tăng cường, yếu tố tạo điều kiện(chi tiết tại phụ lục 3 — trang 46).
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ
Lĩnh vực Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố bảo vệ
Sinh Tuổi, giới Phát triển thể chất phù hợp với học Tình trạng sức khỏe thể chất kém lứa tuổi.
Phát triển thể chất kém so với các Tình trạng sức khoẻ thể chất và bạn cùng lứa tuổi tinh thần tốt.
Tâm Thiêu hòa đông với bạn bè Các kĩ năng xã hội. lí Không thể hiện cảm xúc của mình Mối quan hệ với bạn bè.
Thiếu sức mạnh, tiếng nói, kiến thức và kỹ năng.
Né tránh, không chia sẻ khi bị BNHD
Gia Phụ huynh thiêu quan tâm đên con Kỹ năng tư vân, ứng phó các đình cái. vấn đề trong cuộc sống của phụ Hành vi, cư xử thiếu kiềm chế, bạo huynh. lực của phụ huynh Sự chia sẻ của các thành viên Xung đột gia đình trong gia đình.
Trường Việc giáo dục đạo đức, lôi sông, kỹ Môi quan hệ, quan tâm giữa học học năng không phù hợp và không đầy sinh và giáo viên. đủ Hoạt động ngoại khóa giúp tăng
Việc quản lý và kỷ luật chưa hiệu cường kỹ năng và sự trao đổi quả. giữa các học sinh.
Quá tải thời gian học tập, kiên thức.
Cộng Chuân mực xã hội thay đôi Những hình mẫu tích cực. đồng Du nhập các sản phẩm văn hóa Sự tư vấn của những người có mang yếu tố bạo lực kinh nghiệm
Sự phân biệt đối xử Những hình mẫu tích cực
Quan niệm về vấn dề BNHĐ.
Tiếp xúc với bắt nạt học đường.
Các mô hình và giải pháp can thiệp
5.1 Chương trình phòng chống BNHĐ cho học sinh ở nước ngoài
Nhiều can thiệp nhằm cải thiện vấn đề đã được triển khai trong môi trường trường học ở nhiều quốc gia Có 3 cấp độ của các chương trình can thiệp phòng chống BNHĐ: cấp độ cá nhân; cấp độ lớp học và cấp độ nhà trường (Olweus, 1991) [27] Theo nghiên cứu và hoạt động thực tế của Wendy Craig (2014), để phòng chổng tình trạng BNHĐ, các dự án cần [22]:
• Tăng nhận thức của học sinh về BNHĐ và các vấn đề liên quan.
• Tăng kiến thức của học sinh về BNHĐ, những hình thức của BNHĐ và hậu quả nó.
• Thay đổi thải độ và suy nghĩcủa học sinh về BNHĐ.
• Tăng những kỹ năng cần thiết liên quan đến BNHĐ cho học sinh.
• Tạo động lực và mục đích cho các hành vi phòng chống BNHĐ.
• Thay đổi hành vi của học sinh và tạo những tấm gương tổt nhàm gây ảnh hưởng tới hành vi của bạn bè cùng lứa tuổi.
• Thay đổi những yếu to nguy cơ trong nhận thức của cộng đồng và trường học về vấn đề BNHĐ.
Nhìn chung, các chương trình về can thiệp phòng chổng tình trạng BNHĐ cho thấy có nhiều hình thức can thiệp như: can thiệp toàn diện trong trường; thành lập nhóm kĩ năng xã hội; hỗ trợ nhân viên công tác xã hội Kêt luận của một nghiên cứutổng quan hệ thống về can thiệp phòng chống BNHĐ nêu ra nhiều can thiệp đã trực tiếp làm giảm tình trạng bắt nạt trong nhà trường [41].
Can thiệp từng nhóm nhỏ thường được ủng hộ hơn vì có thể giải quyết vấn đề cá nhân (Schneider,2000)[27] Dự án Tăng kỹ năng xã hội của Kristi Kõiv (2012) tại hai trường học tại Estonia với 488 đối tượng học sinh có liên quan đến BNHĐ (người có hành vi hoặc người bị BNHĐ) đã tập trung vào việc phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp nhằm giảm các yếu tố nguy cơ cá nhân Kết quả cho thấy, các trường hợp BNHĐ và bị BNHĐ đã giảm ít nhất 50% [27].
Cùng với đó, môi trường, cộng đồng và những người xung quanh đóng vai trò quan trọng trong phòng chống BNHĐ BeatBullying - một chương trình phòng chống BNHĐcủa Anh đã đạt thành công nhất định trong các dự án liên quan đen vấn đề này. Chiến lược của chương trình này tập trung vào cộng đồng và những người xung quanh người có hành VĨBNHĐ và nạn nhận, giáo dục, truyền thông và thúc đẩy họ hành động chống lại những vụ BNHĐ và giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề Theo kháo sát của dự án, sau quá trình can thiệp 18 tháng ở các trường THCS, tỉ lệ học sinh bị BNHĐ giảm 7%, tỷ lệ học sinh có hành VÌBNHĐ giảm 12%, tỷ lệ học sinh báo cáo với giáo viên về BNHĐ giảm 32% [42].
Một chương trình phòng chống BNHĐ tại Toronto, Candana đã thực hiện trên
1000 học sinh, ở độ tuổi từ 8 đến 15 tuổi với mô hình can thiệp tại trường, lớp học và với cá nhân Chương trình bao gồm phát triển kỹ năng, tăng sự giám sát/kiểm tra tại trường học, thiết lập các quy định và tăng cường các hoạt động ngoại khóa về chủ đề bắt nạt.Có ba trường học được thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột Kết quả của chương trình can thiệp cho thấy sự giảm đáng kể (18%) nạn nhân báo cáo bị BNHĐ trong vòng 5 ngày trước khi thực hiện khảo sát [33]. Ở Hồng Kông, để hạn chế tình trạng bắt nạt, gây gổ tại trường học, nhiều biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng như khiển trách học sinh có hành vi này, mời phụ huynh đen trường, hay đình chỉ việc học thường không hiệu quả Các biện pháp phòng ngừa khác toàn diện hơn như trợ giúp học sinh phát triển năng lực đầy đủ,củng cố kĩ năng sống và tăng cường mối quan hệ giữa học sinh với cha mẹ và giáo viên được xem như là những giải pháp hữu ích [43].
5.2 Chương trình phòng chống BNHĐ cho học sinh ở Việt Nam
Triển khai các chương trình, dựán nâng cao sức khỏe học sinh là việc cần thiết và trong những năm qua một sổ chương trình nâng cao sức khỏe trong trường học đã được thực hiện Tuy nhiên các chương trình, dự án tập trung vào các chủ đề: vệ sinh môi trường, nha học đường, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục giới tính [1 ].
Từ năm 2012 đến năm 2014, đã có 2 dự án về phòng chống BNHĐ trên cơ sở giới ở lứa tuổi học đường Đó là (1) dự án “Hành Trình yêu thương’’ tại thành phố Đà Nằng do tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây Ban Nha (PyD) và Sở GD-ĐT Đà Nằng tổ chức và (2) dự án “Trường học An toàn, Thản Thiện và Bình đẳng’’của tổ chức Plan Việt Nam hợp tác với Sở GD-ĐT Hà Nội, tổ chức CSAGA và ICRW Mục tiêu của hai dự án này đều tác động đến khía cạnh nhận thức của học sinh, nâng cao năng lực cho giáo viên và ban giám hiệu nhà trường Tuy nhiên, hai dự án này đều đề xuất các biện pháp phòng chống dựa trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới, vì vậy, nhiều khía cạnh của BNHĐ chưa được đề cập như bắt nạt cùng giới tính, BNHĐ do xung đột ngoài lý do bất bình đẳng giới [18,19].
Theo báo cáo của tổ chức Plan Việt Nam, đôi khi trẻ bắt nạt không biết hành vi của mình là đang tổn thương bạn Để giải quyết tận gốc rễ và phòng ngừa thì cần cung cap kiến tức về BNHĐ, đặc biệt là hậu quả của hành vi đó Việc hỗ trợ phải toàn diện, không chỉ tập trung và học sinh có hành vi bắt nạt và học sinh bị bắt nạt mà cần tác động đến cả các học sinh trong lớp [18] Đây là những kinh nghiệm nhóm QLDA cần rút ra để thực hiện chương trình tốt hơn.
Phân tích vấn đề
Lợi ích khi vấn đề được giải quyết
Phòng chống vấn đề BNHĐ ở học sinh lứa tuổi 11-15 tại trường THCS Ngô Gia
Tự, phường Quang Trung, Hải Dương.
Học sinh trường THCS Ngô Gia Tự được học những kỹ năng cân thìêt trong cuộc sống.
Tăng cường sự quan tâm và can thiệp hiệu quả của giáo viên và trường học.
Giảm các trường hợp thương tích do BNHĐ, các trường họp bệnh về tâm lý tại trường THCS Ngô Gia Tự.
- Trường THCS có những sân chơi lành mạnh cho các em học sinh trường rèn luyện, phát triển thể chất, tâm lý.
Phường Quang Trung, Hải Dương giữ được bình ổn về chính trị, thể hiện nếp sống văn minh.
Trường THCS Ngô Gia Tự và phòng GD-ĐT Hải Dương nâng cao được kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Thông tin trường THCS Ngô Gia Tự
3.7 Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu định lượng: Sử dụng một phần số liệu có sẵn của 'Htạc sĩ Lê Thị Hải Hà để phân tích thực trạngBNHĐ tại trường THCS Ngô Gia Tự[4].Trong phạm vi của khóa luận, nhóm dự án thực hiện một khảo sát nhằm tìm hiểu về nhu cầu được can thiệp phòng chống BNHĐ và hình thức truyền thông phù họp Khảo sát thực hiện với 118 học sinh thuộc lớp 6,7,8 Ba lớp tham gia khảo sát định lượng được lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi khối một lớp Mã số của học sinh tham gia khảo sát về nhu cầu can thiệp được ghép với mã sổ trong khảo sát về BNHĐ của thạc sĩ Lê Thị Hải Hà.
Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu (PVS) 2 em học sinh đã từng bị BNHĐ tại trường THCS Ngô Gia Tự nhàm tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ dẫn tới việc bị BNHĐ, các yếu tố bảo vệ giúp học sinh giải quyết khi bị BNHĐ,và nhu cầu can thiệp phòng chống BNHĐ tại trường học Hai học sinh được chọn phỏng vân theo chủ đích là đã từng bị BNHĐ và tự nguyện tham gia.
Thành phố Hải Dương là thành phố đô thị loại 2 của tỉnh, có cơ cấu 15 phường và 6 xã, diện tích 71km2 với dân sổ 213.639 (2013) Thành phổ là trung tâm công
13 nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc BỘ.Cơ cấu kinh tế gồm công nghiệp-xây dựng (50,5% năm 2005), dịch vụ (46%), nông nghiệp-thủy sản (3,5%)[9].
Trường THCS Ngô Gia Tự được thành lập từ năm 1959.Trường nàm tại phường Quang Trung, một phường nằm tại trung tâm thành phô.Trường có 26 lớp với tổng Số học sinh năm học 2014 - 2015 là 1086 em.TỈ lệ giới tính tại trường khá cân bằng (519 nam/517 nữ) [10] Trường THCS Ngô Gia Tự có diện tích mặt bằng rộng rãi phục vụ cho hoạt động học tập và rèn luyện thể chất của trường.
Năm học 2011 -2012, trường được Bộ GD-ĐT công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia.Năm học 2013 - 2014, số học sinh giỏiđạt 52,7%, học sinh khá là 36,5%, học sinh trung bình9,4% và yếu 1,4% Nhà trường đã tổ chức một số hoạt động ngoại khóa trong năm vừa qua nhưChào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, Chúng em với an toàn giao thông, “Tự hào Việt Nam” - chào mừng ngày 26/3 Chủ yếu đây là các hoạt động do Đoàn và Đội thanh niên tổ chức [11].
Trường có một phòng y tế với một cán bộ và các dụng cụ y tế cơ bản Trường tổ chức khám sức khỏe cho học sinh một năm một lần 100% học sinh đã tham gia khám sức khỏe và 94% học sinh tham gia BHYT.
Nhằm nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động rèn luyện kỹ năng, giáo dục đạo đức cho học sinh, nhà trường có chủ trương hoan nghênh các hoạt động nghiên cứu, các chương trình ngoại khóa, can thiệp của các tổ chức, cá nhân ngoài trường.
3.9 Tình hình BNHĐ tại trường THCS Ngô Gia Tự
Số liệu sơ bộ về tỷ lệ BNHĐ(bao gồm: bắt nạt về thế chất, bắt nạt xã hội, bắt nạt tinh thần) tại trường THCS Ngô Gia Tự, Hải Dương năm học 2014-2015 được trích một phần từ số liệu khảo sát của thạc sĩ Lê Thị Hải Hà về vấn đề BNHĐ [4].Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ học sinh từng bị BNHĐ là 28.5%, trong đó, tỉ lệ về bắt nạt thể chất (Đánh/đấm/đá/xô đẩy/ném đồ vật vào người/trấn lột/cướp tiền, đồ vật) là 20.3%; tỉ lệ bắt nạt xã hội (phân biệt đối xử/ cô lập/ tẩy chay/ tạo/phát tán tin đồn theo chiều hướng xấu) là 16.3%; bắt nạt bằng lời nói (đe dọa/xúcphạm/dùng lời nói ép buộc người khác làm theo ý mình) là 23.4% Trong số nạn nhân BNHĐ,
14 có 55% là học sinh nữ và 43% là học sinh nam về mức độ của hành vi BNHĐ, có 9% học sinh cho biết các em thường bị BNHĐ hàng ngày.
Biểu đồ 2: Ti lệ BNHĐ khảo sát trên 118 học sinh tại trường THCS Ngô Gia Tự -
3.10 Phân tích nguyên nhân vấn đề
Khảo sát cho thấy, học sinh chưa hiểu rõ về khái niệm và hình thức BNHĐ Có 48,3% tham gia khảo sát chưa hiểu rổ về khái niệm BNHĐ, 56,1% các em cho rằng BNHĐ chỉ bao gồm các hành vi liên quan đến thể chất như đấm đá, tát, xô dây, dứt tóc, kéo tai, xé quần áo hoặc trấn lột tiền/đồ vật của một hay nhiều học sinh khác. Điều này có thể dẫn đến việc vô ý gây nên hoặc chịu đựng các hành vi BNHĐ do các em không nhận thức được các hành vi bắt nạt xã hội (cô lập, tẩy chay ), bắt nạt lời nói (sỉ nhục, nói xấu ) là BNHĐ.
Học sinh tại trường THCS Ngô Gia Tự chưa biết cách phản ứng hiệu quả khi gặp hành VĨBNHĐ Khảo sát cho thấy 14% học sinh lựa chọn cách im lặng, 9,5% học sinh cho biết các em chưa biết nên làm gì khi bị BNHĐ.
72,8% cho biết các em còn chưa được đào tạo các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn/xung đột Theo bà Đỗ Thị Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và vấn đề Xã hội, các kỹ năng sống rất cần thiết,
VÌ không ít những vụ BNHĐ chỉ xuất phát từ lý do rất nhỏ nhặt trong giao tiếp hàng ngày như: vô tình dẫm chân bạn, xích mích nhỏ trong lớp, đùa giỡn thái quá, Thiếu kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng kết bạn có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến BNHĐ [3] Tuy nhiên, các học sinh chưa được học về các kỹ
15 năng sống tại trường, theo kêt quả phỏng vân sầu, các em "chưa được học vê các kỹ năng đỏ nên không biết nó sẽ giúp em như thế nào ’’ -
Khi gặp BNHĐ, phần lớn học sinh lựa chọn thông báo phụ huynh (56,8%) và giáo viên (40,2%) Tuy nhiên, chỉ có 1/5 học sinh đồng ý ràng giáo viên và phụ huynh giúp giải quyết triệt để vấn đề BNHĐ.MỘt trong những lý do, theo PVS học sinh, là phụ huynh và giáo viên chưa thể hiện sự quan tâm đến vấn đề Theo PVS với học sinh, các em “sợ gây thù oán với bạn ”, “sẽ bị đánh thèm ” vì "cô giáo chỉ giải quyết sơ qua” - (PVS HS1 - nữ, lớp 7) và “cổ giáo có bảo sẽ gọi điện cho bố mẹ bạn ấy nhưng em không thấy có thay đổi gì ”, còn phụ huynhthì "chỉ gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm để cô giải quyết” — (PVS HS2 — nữ, lớp 7).
Phân tích vai trò các bên liên quan
Bảng 2: Phân tích các bên liên quan
Vai trò & Anh hưởng Mối quan tâm và kỳ vọng ■ Ẩ ■ /rv • Ả Ấ
Những điêm mạnh/Điêm yêu
Nhóm tài trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt
- Phê duyệt kinh phí và là đơn vị tài trợ tài chính cho dự án.
- Thực hiện chức năng giám sát các hoạt động do có kinh nghiệm trong triển khai và tổ chức nhiều dự án.
- Hoạt động can thiệp được triển khai đầy đủ và đúng tiến độ.
- Các hoạt động của dự án có hiệu quả, có kết quả thực tế trong việc phòng chống BNHĐ tại trường học.
- Những hoạt động nào của có thể duy trì với hoạt động của địa phương.
- Quỳ thuộc nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực về trẻ em.
-Có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, có cán bộ địa phương hướng dẫn, giám sát hoạt động dự án
- Có kinh nghiệm trong việc triển khai, giám sát các hoạt động về lĩnh vực vì trẻ em. ô■* l~ô
Nhóm trung gian ễ?thà gả m\
- Là đcm vị quản lý chức năng tại địa phương.
- UBND thành phố là đơn vị phê duyệt cho phép dự án triển khai dự án tại địa bàn.
- Làm việc với nhà quản lý dự án, góp ý
- Hoạt động can thiệp được triến khai đúng tiến độ, hợp pháp.
- An ninh trường học được nâng cao.
- Giảm tỷ lệ các trường hợp bắt nạt do học sinh.
- Là cơ quan quản lý chức năng tại địa bàn, phê duyệt và quản lý hoạt động của chương trình.
- Nắm rõ tình hình xã hội, văn hóa, y tế trên địa bàn.
Trung. về kế hoạch, lịch trình của dự án.
- Giám sát kế hoạch hiệu quả hoạt động của dự án tại địa bàn.
- Các thủ tục quản lý còn rườm rà, tốn thời gian.
Giáo dục sức khỏe thành thành phố
- Là đom vị quản lý các hoạt động truyền thông nâng cáo sức khỏetrên địa bàn thành phố, có nhiệm vụ tham mưu và đóng góp cho nội dung của dự án.
- Là đơn vị đầu mối liên lạc với đơn vị quản lý dự án Đóng vai trò người trung gian giữa nhóm dự án, UBND phường, phòng GD-ĐT và nhà trường.
- Hỗ trợ dự án trong việc in ấn các tài liệu, sản phẩm truyền thông.
- Các hoạt động của dự án có đạt được như mục tiêu đề ra.
- Độ bao phủ của các hoạt động truyền thông dự án.
- Giảm tỷ lệ chấn thương và các tổn thương tâm lý do BNHĐ.
- Hiệu quả của các hoạt động trong việc phòng chống BNHĐ đối với học sinh.
- Quản lý và thực hiện truyền thông về sức khỏe học đường trên địa bàn.
- Nam rõ các vấn đề, nhu cầu về sức khỏe học đường tại địa bàn.
- Nhân lực ít, kiêm nhiệm nhiều công việc nên gặp khó khăn trong việc hỗ trợ hoạt động thực te.
Phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố
Là đơn vị quản lý trực tiếp các chương trình về Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn thành phố, có nhiệm vụ tham mưu và đóng góp, hỗ trợ về chuyên môn cho nội dung của tập huấn, tương tác với đối tượng đích -
- Các hoạt động của dự án có đạt được như mục tiêu đề ra.
- Kết quả thực tế của dự án trong việc phòng chong BNHĐ.
- Giảm BNHĐ trong trường học.
- Tăng kỹ năng cho giáo viên và học sinh.
- Quản lý các chương trình về Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn.
- Có kinh nghiệm trong việc làm việc, hỗ trợ các chương trình, dự án tại trường học.
- Không có nhiều hiểu biết ve các vấn đề sức khỏe học đường.
Nhà trường - Là đơn vị phối hợp với nhà quản lý dự án, các bên liên quan đe thực hiện chương trình.
- Có nhiệm vụ phối hợp với nhà quản lý dự án, tạo điều kiện phù họp nhất và cung cấp các nguồn lực cần thiết để dự án được diễn ra thuận lợi
- Các hoạt động của dự án thực hiện có đúng theo kế hoạch nhận được.
- Học sinh và giáo viên được tăng cường kỹ năng.
- Có các hoạt động ngoại khóa bo ích.
- Giảm các trường hợp đánh nhau, BNHĐ trong nhà trường.
- Quản lý học sinh và các hoạt động tại trường học.
- Gặp khó khăn trong việc sắp xếp các hoạt động vì lịch học tại trường nhiều và kín.
Giáo viên - Hỗ trợ các hoạt động của dự án -Nhận thức được thực trạng BNHĐ ở lứa tuổi THCS.
- Sựan toàn, sức khỏe thể chất và tâm lý của học sinh.
- Biện pháp xử lý khi gặp tình huống BNHĐ.
- Hiểu về tâm sinh lý của học sinh.
Nhóm hưởng lọi Học sinh Được tham gia các chương trình nâng cao kĩ năng sống nhằm phòng chống BNHĐ.
- Sức khỏe và sự an toàn của bản thân.
- Những kỹ năng sống để phòng chống vấn đềBNHĐ.
- Nhận được lời khuyên để giải quyết vấn đềBNHĐ.
- Được tham gia hoạt động của dự án.
NỘI DUNG Dự ÁN
Đối tượng, địa điểm thực hiện
Dự án triển khai tại trường THCS Ngô Gia Tự, phường Quang Trung, Hải Dương.
Học sinh toàn trường (khối lớp 6,7,8,9)
Giáo viên trường THCS Ngô Gia Tự.
Mục tiêu dự án
Giảm 4% tỉ lệ bắt nạt học đường, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe học sinh tại trường THCS Ngô Gia Tự, Hải Dương từ 1/07/2015 đến 30/06/2016.
- Tăng 40% tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về BNHĐtại trường THCS Ngô Gia Tự, Hải Dương từ 1/07/2015 đến 30/06/2016.
- Tăng 40% tỉ lệ học sinh có các kỹ năng sống cần thiết để phòng chống BNHĐ tại trường THCS Ngô Gia Tự, Hải Dương từ 1/07/2015 đến 30/06/2016.
- Tăng cường sự hỗ trợ hiệu quả của giáo viên và nhà trường trong phòng chốngBNHĐ1/07/2015 đến 30/06/2016.
Kết quả mong đợi, đầu ra, và hoạt động của dựa án
Cây mục tiêu: Xem tại phụ lục 5 - trang 51.
1 Mục tiêu l:Tăng 40% tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về BNHĐtại trường THCS Ngô Gia Tự, Hải Dương từ 1/07/2015 đến 30/06/2016.
- Truyền thông về vấn đề BNHĐ được thực hiện. Đầu ra
- Sản phẩm truyền thông về phòng chống BNHĐ (áp phích, bút, vở).
- Bài phát thanh về phòng chống BNHĐ.
- 01 buổi hội trại về chủ đề phòng chống BNHĐ được thực hiện.
- Thiết kể và in ấn áp phích, bút, vở truyền thông BNHĐ.
- Treo áp phích và phân phát sản phẩm truyền thông (bút, vở).
Phát thanh về phòng chống BNHĐ trong giờ ra chơi định kì 1 làn/tuần.
2 Mục tiêu 2: Tăng 40% tỉ lệ học sinh có các kỹ năng sống cần thiết để phòng chống BNHĐ tại trường THCS Ngô Gia Tự, Hải Dương từ 1/07/2015 đến 30/06/2016.
- Hoạt động cung cấp kỹ năng sống cho học sinh được tăng cường.
- Hoạt động ngoại khóa về phát triển kỹ năng sống được đa dạng và tăng cường. Đầu ra
- Bộ tài liệu truyền thông về kỹ năng sống dành cho học sinh.
- Phim ngắn (clip) về chủ đề phòng chống BNHĐ.
- Số buổi học ngoại khóa cung cấp kỹ năng sống.
- Số buổi sinh hoạt của CLB “Kỹ năng sống”
Thiết kế, thực hiện, in ấn TLTT (05 phim, 1300 TLTT cho học sinh)
- Thành lập CLB “Kỹ năng sống”, sinh hoạt 2 tuần/lần.
- Hoạt động ngoại khóa lồng ghép dạy kỹ năng sống được thực hiện 1 lần/1 tháng.
- Tổ chức 01 hoạt động văn nghệ lồng ghép cuộc thi về kỹ năng sống.
5 Mục tiêu 3:Tăng cường sự hỗ trợ hiệu quả ciia giáo viên và nhà trường trong phòng chống BNHĐ1/07/2015 đến 30/06/2016.
- Tăng cường quan tâm của giáo viên với học sinh về vấn đề BNHĐ
- Hoạt động tư vấn được tổ chức.
- Củng cố công tác quản lý kỷ luật của trường qua tần suất và tăng cường quy định. Đầu ra
- Tài liệu truyền thông dành cho giáo viên và phụ huynh
- Báo cáo tuần, tháng về tình hình kỷ luật tại trường.
- Số giáo viên được tập huấn về tư vấn BNHĐ.
- Số buổi tư vấn BNHĐ được thực hiện.
- Quy định mới về phòng chổng BNHĐ tại trường.
02 đợt tập huấn dành cho giáo viên vê tư vân BNHĐ.
- Hoạt động phòng tư vấn được thực hiện bởi giáo viên và cán bộ dự án2 buổi/tuần (Mỗi buổi 1 cán bộ dự án và một giáo viên).
- Thiết kế sổ tay về kỹ năng giải quyết vấn đeBNHĐ dành cho giáo viên.
- Tọa đàm về phòng chống BNHĐ dành cho giáo viên.
- Buổi họp “Đề xuất quyết định tăng cường các quy định về BNHĐ trong nhà trường”
- Kiểm tra, giám sát kỷ luật định kì.
Khung logic của dự án
Các mức độ của mục tiêu • • Chỉ số xác minh Phương tiện xác minh
Mục tiêu chung: Giảm 4% tỉ lệ BNHĐ góp phần nâng cao sức khỏe học sinh tại trường
THCS Ngô Gia Tự, Hải
Tỷ lệ BNHĐ tại trường Bộ câu hỏi định lượng.
Bộ câu hỏi định tính.
Mục tiêu liTăng 40% tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về BNHĐ tại trường THCS
Số học sình cỏ kiến thức đúng về BNHĐ.
Bộ câu hỏi định lượng
Tất cả học sinh có khả năng tiếp thu kỹ nàng trên.
KQMĐ 1.1: Truyền thông về vấn đề BNHĐ được thực hiện.
Tần suất các hoạt động truyền thông về BNHĐ được thực hiện
Hoạt động 1.1.1: Phát thanh về phòng chống BNHĐtrong giờ ra chơi định kì tuần.
Số học sinh nghe được bài phát thanh
Phát Vấn định lượng học sinh.
Hoạt động 1.1.2: Treo áp phích, phát số tay, bút vê phòng chống BNHĐ
Số áp phích được treo.
Số sổ tay, bút được sử dụng
Hoạt động 1.1.3: Tổ chức hội trại về chủ đề phòng chống
Số buổi hội trại tổ chức.
Số học sinh tham gia.
Số hoạt động được tổ chức trong hội trại.
Số học sinh tham gia mỗi hoạt động.
Báo cáo của hội trại Bộ câu hỏi phát vấn. Đầu ra: Sản phẩm truyền thông về phòng chống BNHĐ
(áp phích, bút, vở) Bài phát thanh về phòng chống BNHĐ
Sô lượng mỗi loại SPTT.
Báo cáo hoạt • động phát thanh.
Mục tiêu 2: Tăng 40% tỉ lệ học sinh có các kỹ năng Sống cần thiết để phòng chống
BNHĐ tại trường THCS Ngô
Tỷ lệ học sinh có kỹ năng sống cần thiết để phòng chống BNHĐ
Bộ câu hòi phát vẩn
Các bên liên quan tham gia tích cực
KQMĐ 2.1 Hoạt động cung cấp kỹ năng sống được thực hiện.
Hoạt động 2.1.1 Hoạt động dạy các kỹ năng sống được lồng ghép hoạt động ngoại khóa
Số buổi dạy kỹ năng sống được thực hiện.
Số học sinh tham gia mỗi buổi
Báo cáo của buôi sinh hoạt ngoại khóa Quan sát thực tế, ảnh.
Hoạt động 2.1.2: Phát và chiếu tài liệu truyền thông về kỹ năng phòng chông BNHĐ cho học sinh
Tỷ lệ học sinh được tiêp cận tài liệu truyền thông.
Số tài liệu truyền thông in ấn được phát ra.
Số buổi sử dụng tài liệu phim ngắn.
Báo cáo của buổi sinh hoạt.
KQMĐ 2.2: Các hoạt động ngoại khóa về kỹ năng sống được đa dạng và tăng cường.
Sổ loại hoạt động ngoại khóa được thực hiện.
Số buôi hoạt động ngoại khóa mỗi loại.
Báo cáohoạt động sinh hoạt ngoại khóa
Quan sát thực tế, ânh.
HĐ 2.2.1: Thành lập CLB “Kỹ năng sống”, thảo luận và chia sẻ theo chủ đề
Số học sinh tham gia CLB.
Số buổi sinh hoạt CLB Tần suất sinh hoạt CLB
Báo cáo hoạt động CLB Quan sát thực tế.
HĐ 2.2.2: Tổ chức hoạt động văn nghệ lồng ghép cuộc thi về một số kỹ năng sống đã được học.
Số học sinh tham gia cuộc thi.
Số học sinh theo dõi cuộc thi.
Quan sát thực tế, ảnh chụp Đầu ra:
Bộ TLTT về kỹ năng sống dành cho học sinh.
Phim ngăn vê phòng chông
Buổi học ngoại khóa cung cấp kỹ năng sống.
Buổi sinh hoạt của CLB “Kỹ năng sống”
Số lượng TLTT được in ấn và thực hiện (Tài liệu in ấn và phim ngắn) Số TLTT được sử dụng.
Số buổi học ngoại khóa cung cấp kỹ năng sống.
Số buổi sinh hoạt của CLB.
Mục tiêu 3:Tăng cường sụ hồ trợ hiệu quả của giáo viên và nhà trường trong
• Giáo viên nhiệt tình tham gia.
KQMĐ 3.1: Hoạt động tư vấn cho học sinh được giáo viên và cán bộ dự ánthực hiện.
Số ca phỏng vấn cho học sinh được thực hiện.
HĐ 3.1.1: Tập huấn 2 đợt cho
10 giáo viên vê tư vân xử lý trường hợp BNHĐ.
Số lượng giáo viên được tập huấn mỗi đợt.
Quan sát thực tế, ảnh chụp.
HĐ 3.1.2: Tổ chức hoạt động tư vấn cho học sinh về phòng chống BNHĐ (Do giáo viên và cán bộ dự án thực hiện tư vấn)
Số học sinh được tư vấn;
Báo cáo hoạt động tư vấn Bảng kiểm.
KQMĐ 3.2: Sự quan tâm của giáo viên về BNHĐ tăng
Số giáo viên thể hiện sự quan tâm về BNHĐ
Số giáo viên được nhận TLTT.
HĐ 3.2.2: Tổ chức tọa đàm về phòng chống BNHĐ dành cho giáo viên
Số giáo viên tham gia tọa đàm.
KQMĐ 3.3: Củng cố công tác quản lý kỷ luật của trường.
Số địa điểm được kiểm tra, khảo sát.
HĐ 3.3.1: Buổi họp “Đề xuất quyết định tăng cường các quy định về BNHĐ trong nhà trường”
Các đơn vị tham gia.
Số quy định được đề xuất.
Số người/phiếu đồng ý hoặc không đồng ý.
SỐ quy định được đưa ra.
Biên bản họp.Ảnh chụp thực tế.
HĐ 3.3.1: Tăng cường kiểm tra, giám sát kỷ luật thường xuyên.
Số cán bộ tham gia kiểm tra.
Số loại BNHĐ diễn ra tại trường.
Sổ vụ diễn ra mồi loại BNHĐ.
Bộ câu hỏi phát vấn người giám sát. Đầu ra:
Giáo viên được tập huấn về tư vấn BNHĐ.
Buổi tư vấn về BNHĐ.
TLTT dành cho giáo viên Báo cáo tuần, tháng tình hình kỷ luật tại trường
Số giáo viên được tập huấn.
Số buổi tư vấn thực hiện.
Số lượng TLTT được in ấn.
Tẩn suất báo cáo về tình hình kỷ luật.
Chi tiết hoạt động dự án: Xem tại phụ lục 6 - trang 52
PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN - NGUỒN Lực Dự ÁN
Nguồn lực cần thiết cho dự án
1 Nguồn nhân lực Để thực hiện được các họat động cùa dự án, nguồn lực cần thiết bao gồm:
1.1 Ban quản lý dự án, bao gồm:
- Thư ký của dự án.
Cán bộ phụ trách kế hoạch.
Cán bộ phụ công tác truyền thông của dự án.
- Cán bộ hành chính, văn thư, hậu cần.
1.2 Thành phần phổi hợp khác, bao gồm:
Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên trường THCS Ngô Gia Tự.
- Cán bộ phòng TT-NCSK, Trung tâm TT-NCSK.
Phòng GD-ĐT Hải Dương.
Chuyên gia về Tâm lý giáo dục (2 người):
+PGS.TS Đỗ Thị Hạnh Phúc - Giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, trường đại học
+ Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền - Trường đạo tạo kỹ năng sống và phát triển tư duy WEDO - WEGOOD.
2 Kinh phí thực hiện dự án
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 113.450.000đồng Trong đó, 100% nguồn kinh phí từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam - Bộ Lao động - Thưong Binh và Xã Hội.
Bảng 4: Kinh phí dự kiến
Nội dung Giá tiền Điều tra ban đầu và sau sau thiệp 6.600.000
Hoạt động hội trại truyên thông BNHĐ 7.400.000
Hoạt động ngoại khóa tăng cường kỹ năng sống 8.350.000
In ấn SPTT, TLTT (poster, bút vở truyền thông BNHĐ, TLTT dành cho học sinh, giáo viên )
Tăng cường sự can thiệp hiệu quả của giáo viên và nhà trường 16.010.000
Mua sắm trang thiết bị 10.000.000
Hỗ trợ đi lại, văn phòng phấm 28.000.000
Quỹ dự trù phát sinh 10.300.000
(Chi tiêt dự trù kinh phỉ tại phụ lục 8 - trang 59)
CHƯƠNG 4: KÉ HOẠCH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
1 Ket hoạch đánh giá dự án Để đánh giá được hiệu quả dự án chính sách nhất, ban QLDA thực hiện đánh giá ban đàu và đánh giá kết thúc dự án, dựa trên các mục tiêu dự án đưa ra.
Sơ đồ 3: Khung lý thuyết của dự án can thiệp
- Xác định tỷ lệ học sinh bị BNHĐ tại trường THCS Ngô Gia Tự, phường Quang Trung, Hải Dương năm 2015.
- Xác định tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về BNHĐ.
- Xác định tỷ lệ học sinh có kỹ năng sổng giúp phòng chổng BNHĐ.
- Mô tả sự can thiệp của giáo viên và nhà trường trong việc phòng chống BNHĐ.
- Đánh giá sự thay đổi về tình hình BNHĐ tại trường THCS Ngô Gia Tự trước và sau can thiệp.
So sánh sự thay đổi về kiến thức và kỹ năng sống phòng chống BNHĐ của học sinh trường THCS Ngô Gia Tự trước và sau can thiệp.
So sánh sự thay đổi về các can thiệp của giáo viên và nhà trường trường THCS Ngô Gia Tự về phòng chống BNHĐ trước và sau can thiệp.
- Đánh giá ban đầu: Trước khi bắt đầu dự án, tháng 6/2015
- Đánh giá kết quả: Kết thúc dự án, tháng: 5-6/2016
3 Đối tượng nghiên cứu Đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc chỉ thực hiện đối với nhóm học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 Không chọn nhóm lớp 9 vì cân nhắc đến tính khả thi đe điều tra (liên quan đến thi tốt nghiệp và chuyển cấp). Đối tượng điều tra cơ bản ban đầu
Giáo viên khối lớp 6-8. Đối tượng của đánh giá kết thúc dự án Đại diện Ban giám hiệu, Giáo viên các khối lớp 6-8.
Tiến hành một điều tra cơ bản các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 8 và giáo viên tại trường THCS Ngô Gia Tự Giai đoạn này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứuđịnh tính vàđịnh lượng.
- Giáo viên: 3 người, mỗi khối lớp một người.
- Học sinh là nạn nhân BNHĐ: 6 người, mỗi khối lớp 2 người.
Tiến hànhđiều tra trên đối tượng học sinh lớp 6-8
Cỡ mẫu: n = - — - d z N: tổng số học sinh trong quần thể điều tra. n: số học sinh cần điều tra
P: tỷ lệ học sinh bị BNHĐ Lấy p = 0,285 (dựa trên khảo sát nhanh trên 118 học sinh tại trường THCS Ngô Gia Tự - Hải Dương - 2014) z: ứng với độ tin cậy 95% có z =1,96 a: mức ý nghĩa thống kê, lấy a = 5% d: sai số cho phép d = 0,06. f: tỉ lệ học sinh ước lượng không tham gia nghiên cứu: 5%
Mỗi lớp của trường có 40 học sinh.Với cỡ mẫu cần thiết là 476 học sinh tương đương với số học sinh của 12 lớp.Đánh số các lớp và lựa chọn ngẫu nhiên 12 lớp tham gia nghiên cứu.
4.1.3 Công cụthu thập số liệu: Định tính: Phỏng vấn sâu học sinh, giáo viên qua bộ hướng dẫn phỏng vấn sâu.
- Thông tin định tính cần tìm hiểu:
+ Hiểu biết và cư xử, phản ứng của học sinh về van đề BNHĐ.
+ Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ: nguyên nhân và tình hình hiện tại.
+ Hoạt động phòng chống BNHĐ hiện nay tại trường.
+ Biện pháp cải thiện tình hình, tăng cường các yểu tô bảo vệ.
+ Sự ủng hộ, tham gia của giáo viên và học sinh trong chương trình can thiệp. Định lượng: Phát ván định lượng cho học sinh để xác định tỷ lệ BNHĐ, tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về BNHĐ, tỳ lệ học sinh có kỹ năng sống qua bộ câu hỏi tự điền.
- Thông tin định lượng càn tìm hiểu:
+ Thông tin chung của học sinh (tuổi, học lực, vấn đề gia đình, bạn bè )
+ Tình trạng BNHĐ: có bị BNHĐ hay có hành vi BNHĐ hay không.
+ Các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ: Kiến thức về BNHĐ, hiểu biết về các kỹ năng sổng cần thiết phòng chống BNHĐ, sự hỗ trợ của bạn bè, sự can thiệp của thầy cô và nhà trường.
Giai đoạn này sử dụng thiết kế nghiên cứu đánh giá trước - sau không có nhóm chứng.
• Giáo viên: 3 người, mồi khối lớp một người.
• Đại diện ban giám hiệu nhà trường: 1 người
• Học sinh là nạn nhân BNHĐ: 6 người, mỗi khối lớp 2 người.
Tiến hànhđiều tra trên đối tượng học sinh lớp 6-8.Tưong tự như đánh giá ban đầu, cỡ mẫu cần thiết là 476 học sinh tương đương với số học sinh của 12 lớp.Đánh sổ các lớp và lựa chọn ngẫu nhiên 12 lớp tham gia nghiên cứu.
4.2.3 Phương pháp thu thập số liệu:
- Định tính: Phỏng vấn sâu học sinh, giáo viên, đại diện ban giám hiệu nhà trường qua bộ hướng dẫn phỏng vân sâu.
- Định lượng; Phát vấn định lượng cho học sinh để xác định tỷ lệ BNHĐ, tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về BNHĐ, tỷ lệ học sinh có kỹ năng sống qua bộ câu hỏi tự điền.
- Các nhóm biến số dự kiến tìm hiểu:
+ Tình trạng bị BNHĐ sau can thiệp tại trường.
- Các yếu tố nguy cơ:
- Các yếu tố bảo vệ: Sự can thiệp của nhà trường và giáo viên,
5 Chỉ số đánh giá: Xem tại phụ lục ỉ ỉ - trang 65
II Giám sát dự án
1 Người thực hiện: UBND phường, cán bộ Ban QLDA, phối hợp cùng với TT-
- Đảm bảo các hoạt động trong kế hoạch được thực hiện đúng tiên độ
- Đảm bảo hỗ trợ về tổ chức, triển khai cho các hoạt động trong chương trình
- Đảm bảo các bên liên quan thực hiện đúng và đủ vai trò trách nhiệm trong kế hoạch hoạt động
❖ Giám sát về tổ chức:
- Cách bổ trí, sắp xếp các chương trình
- Chuấn bị các nguồn lực cần thiết cho chương trình
- Sự tham gia của các đôi tượng trong chương trình
❖ Giám sát về chuyên môn:
Các công cụ, tài liệu sử dụng trong các chương trình
- Kiến thức và kỹ năng của những người thực hiện
4 Phương pháp và công cụ giám sát
- Sử dụng phương pháp giám sát hỗ trợ và phỏngvấn
- Chỉ so giám sát: thiết lập theo các hoạt động tại khung logic của dự án.
- Công cụ giám sát: Bảng kiểm, báo cáo, kết quả phỏng vân.
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỤ ÁN
1 Đối tượng hưởng lợi của dự án
Học sinh, là đối tượng hưởng lợi chính của dự án, được cung cấp kiến thức về vấn đề BNHĐ và các kỹ năng sống cần thiết Cùng với việc cung cấp kiến thức và kỹ năng, các hoạt động của dự án giúp xây dựng một môi trường thuận lợi phòng chống BNHĐ: tạo sự quan tâm của thầy cô, tăng cường thái độ không chấp nhận hành vi BNHĐ của học sinh, that chặt kỷ luật, giám sát phòng chống BNHĐ Từ đó tỷ lệ học sinh phải chịu hành vi BNHĐ giảm xuống, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh được cải thiện Dự án được triển khai chính là sự hỗ trợ cần thiết và mong chờ của học sinh, đặc biệt là những học sinh bị BNHĐ. Đồng thời, giáo viên và nhà trường được nâng cao năng lực trong việc phòng chống BNHĐ tại trường học.
2 Hiệu quả kinh tế - xã hội
Hậu quả của các hành vi BNHĐ là những trường hợp về thương tích, bệnh về tâm lý do BNHĐ, khiến chi phí về y tế tăng cao Các hành VĨBNHĐ diễn ra ở trong và ngoài trường tạo nên sự bất ổn về xã hội, tạo tâm lý lo sợ cho học sinh Hành vi BNHĐ làm giảm kết quả học tập của học sinh, gồm cã nạn nhân, học sinh có hành vi BNHĐ và học sinh chứng kiến hành vi Điều này làm giảm sự đóng góp về kinh tế, văn hóa, xã hội của học sinh trong vai trò là công dân trong tương lai.Các học sinh có hành vi BNHĐ không bị can thiệp và xử lý có thể trở thành các tội phạm xã hội trong tương lai, gây nhiều thiệt hại về kinh tế sức khỏe.
Trường học không BNHĐ là một yếu tố cần thiết để xây dựng trường học an toàn, văn minh, giúp học sinh tập trung học tập, tạo nên một thế hệ giỏixây dựng đất nướcViệt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh trong tương lai.
3 Tính bền vững của dự án.
Dự án được thiết kế để phù hợp với đối tượng học sinh THCS, với sự ủng hộ của nhà trường và địa phương thực hiện dự án Ket quả khảo sát của 118 học sinh tại trường THCS Ngô Gia Tự cho thây, 78% học sình muôn tham gia vào các hoạt động của dự án.
Dự án được thực hiện dưới sự hợp pháp và ủng hộ của luật và chính sách nhà nước, cùng với sự ủng hộ của người tham gia Các hoạt động của dự án được thiêt kế và xây dựng hợp lý, lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa tại trường, hoạt động y tế học đường của địa phưomg Đồng thời, dự án có kế hoạch tăng cường năng lực cho các bên, đối tượng liên quan qua các hoạt động của dự án Do đó, hoạt động dễ dàng được thực hiện và có thể tiếp tục duy trì ngay cả khi dự án kết thúc.
KẾ HOẠCH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
Giám sát dự án
1 Người thực hiện: UBND phường, cán bộ Ban QLDA, phối hợp cùng với TT-
- Đảm bảo các hoạt động trong kế hoạch được thực hiện đúng tiên độ
- Đảm bảo hỗ trợ về tổ chức, triển khai cho các hoạt động trong chương trình
- Đảm bảo các bên liên quan thực hiện đúng và đủ vai trò trách nhiệm trong kế hoạch hoạt động
❖ Giám sát về tổ chức:
- Cách bổ trí, sắp xếp các chương trình
- Chuấn bị các nguồn lực cần thiết cho chương trình
- Sự tham gia của các đôi tượng trong chương trình
❖ Giám sát về chuyên môn:
Các công cụ, tài liệu sử dụng trong các chương trình
- Kiến thức và kỹ năng của những người thực hiện
4 Phương pháp và công cụ giám sát
- Sử dụng phương pháp giám sát hỗ trợ và phỏngvấn
- Chỉ so giám sát: thiết lập theo các hoạt động tại khung logic của dự án.
- Công cụ giám sát: Bảng kiểm, báo cáo, kết quả phỏng vân.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ Dự ÁN
Đối tượng hưởng lợi của dự án
Học sinh, là đối tượng hưởng lợi chính của dự án, được cung cấp kiến thức về vấn đề BNHĐ và các kỹ năng sống cần thiết Cùng với việc cung cấp kiến thức và kỹ năng, các hoạt động của dự án giúp xây dựng một môi trường thuận lợi phòng chống BNHĐ: tạo sự quan tâm của thầy cô, tăng cường thái độ không chấp nhận hành vi BNHĐ của học sinh, that chặt kỷ luật, giám sát phòng chống BNHĐ Từ đó tỷ lệ học sinh phải chịu hành vi BNHĐ giảm xuống, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh được cải thiện Dự án được triển khai chính là sự hỗ trợ cần thiết và mong chờ của học sinh, đặc biệt là những học sinh bị BNHĐ. Đồng thời, giáo viên và nhà trường được nâng cao năng lực trong việc phòng chống BNHĐ tại trường học.
Hiệu quả kinh tế - xã hội
Hậu quả của các hành vi BNHĐ là những trường hợp về thương tích, bệnh về tâm lý do BNHĐ, khiến chi phí về y tế tăng cao Các hành VĨBNHĐ diễn ra ở trong và ngoài trường tạo nên sự bất ổn về xã hội, tạo tâm lý lo sợ cho học sinh Hành vi BNHĐ làm giảm kết quả học tập của học sinh, gồm cã nạn nhân, học sinh có hành vi BNHĐ và học sinh chứng kiến hành vi Điều này làm giảm sự đóng góp về kinh tế, văn hóa, xã hội của học sinh trong vai trò là công dân trong tương lai.Các học sinh có hành vi BNHĐ không bị can thiệp và xử lý có thể trở thành các tội phạm xã hội trong tương lai, gây nhiều thiệt hại về kinh tế sức khỏe.
Trường học không BNHĐ là một yếu tố cần thiết để xây dựng trường học an toàn, văn minh, giúp học sinh tập trung học tập, tạo nên một thế hệ giỏixây dựng đất nướcViệt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh trong tương lai.
Tính bền vững của dự án
Dự án được thiết kế để phù hợp với đối tượng học sinh THCS, với sự ủng hộ của nhà trường và địa phương thực hiện dự án Ket quả khảo sát của 118 học sinh tại trường THCS Ngô Gia Tự cho thây, 78% học sình muôn tham gia vào các hoạt động của dự án.
Dự án được thực hiện dưới sự hợp pháp và ủng hộ của luật và chính sách nhà nước, cùng với sự ủng hộ của người tham gia Các hoạt động của dự án được thiêt kế và xây dựng hợp lý, lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa tại trường, hoạt động y tế học đường của địa phưomg Đồng thời, dự án có kế hoạch tăng cường năng lực cho các bên, đối tượng liên quan qua các hoạt động của dự án Do đó, hoạt động dễ dàng được thực hiện và có thể tiếp tục duy trì ngay cả khi dự án kết thúc.
Kết quả của dự án góp phần thúc đẩy mô hình hiệu quả phòng chống BNHĐ trong trường học Nội dung và bài học kinh nghiệm có thể được chia sẻ, nhân rộng tới các trường khác, nhằm giảm tình hình BNHĐ, nâng cao chất lượng học tập, thể chất và tinh thần của học sinh lứa tuôi THCS.