NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
1.1.1 Khái niệm về việc làm
Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với nguồn lực của mình là trí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình, quá trình làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sức lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã hội Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc (hay là việc làm, chỗ làm việc).
Mỗi một hình thái xã hội, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội thì khái niệm việc làm được hiểu theo những khía cạnh khác nhau Trước đây người ta cho rằng chỉ có việc làm trong các xí nghiệp quốc doanh và trong biên chế nhà nước thì mới có việc làm ổn định, còn việc làm trong các thành phần kinh tế khác thì bị coi là không có việc làm ổn định Với những quan niệm đó nên họ cố gắng xin vào làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước Nhưng hiện nay quan điểm ấy không tồn tại nhiều trong số những người đi tìm việc làm Những người này sẵn sàng tìm bất cứ công việc gì, ở đâu, thuộc thành phần kinh tế nào cũng được miễn là hành động lao động của họ được Nhà nước khuyến khích không ngăn cấm và đem lại thu nhập cao cho họ là được.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm, theo mức độ sử dụng thời gian, việc làm có hai loại:
+ Việc làm đầy đủ: với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm Trên thực tế nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ.
+ Thiếu việc làm: thiếu việc làm là tình trạng người lao động không sử dụng hết quĩ thời gian lao động của mình, thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu.
Theo Tổ chức Lao động thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau:
-Thiếu việc làm vô hình: là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn.
-Thiếu việc làm hữu hình: là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động Giải việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề bức xúc và quan trọng, mang mục đích ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với từng người lao động và toàn xã hội
Mục đích của giải quyết việc làm là nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực,các tiềm năng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực xã hội Về mặt xã hội giải quyết việc làm nhằm mục đích giúp con người nâng cao vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội Không có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút
Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là các thanh niên, là hạn chế các tệ nạn xã hội do không có công ăn việc làm gây ra và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi Về mặt kinh tế khi con người có việc làm sẽ thoả mãn được các nhu cầu thông qua các hoạt động lao động để thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, ổn định và nâng cao đời sống của người lao động Việc làm hiện nay gắn chặt với thu nhập. Người lao động không muốn làm ở những nơi có thu nhập thấp đó là một thực tế do nhu cầu đòi hỏi của xã hội Hiện nay nhiều người lao động được trả công rất rẻ mạt, tiền công không đủ sống dẫn đến tâm lý không thích đi làm, hiệu quả làm việc không cao, ỷ lại ngại đi xa các thành phố, thị xã Một mặt thất nghiệp nhiều ở thành thị nhưng nông thôn lại thiếu cán bộ, thiếu người có trình độ chuyên môn Bởi vậy tạo điều kiện có việc làm cho người lao động thôi chưa đủ mà còn giải quyết việc làm gắn với thu nhập cao mang lại sự ổn định cuộc sống cho người lao động.
Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa giúp họ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội cũng là yêu cầu của sự phát triển, là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của con người.
1.1.3 Đặc điểm cơ bản của chương trình cho vay giải quyết việc làm
Trong tiến trình CNH- HĐH để xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt, chúng ta phải biết huy động mọi nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, tiếp thu nền khoa học kỷ thuật tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, trong đó phát huy nguồn lực lao động dồi dào của đất nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với hoàn cảnh Việt Nam.
Mục tiêu của chương trình vay vốn GQVL thông qua NHCS:
- Tạo việc làm mới, tăng thời gian làm việc.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.
- Phát huy nguồn lực lao động to lớn của đất nước, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm:
- Hộ gia đình (kể cả hộ gia đình lực lượng vũ trang ở các làng quân nhân, hộ gia đình công nhân nghỉ việc dài ngày), thành viên của các tổ chức hội đoàn thể, hội quần chúng có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm.
- Tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật (gọi chung là cơ sở SXKD), có dự án tạo chổ việc làm mới, thu hút thêm lao động.
Trong các đối tượng trên, ưu tiên cho lao động nữ mất việc làm được vay vốn.
Nội dung sử dụng vốn vay:
- Mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đánh bắt thủy hải sản; để mở rộng và nâng cao năng lực SXKD;
- Bổ sung vốn mua nguyên vật liệu, cây con giống; các chi phí chăm sóc cây trồng, vật nuôi đến khi thu hoạch. Điều kiện để được vay vốn:
* Đối với hộ gia đình:
- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới
- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án * Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:
- Phải có dự án vay vốn khả thi phù hợp với nghành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút lao động vào là việc ổn định;
- Dự án phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận;
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/1/2003 Hội đồng quản trị NHCSXH đã ra Quyết định số 18/QĐ-HĐQT về việc thành lập Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.
Lúc có quyết định thành lập của HĐQT, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội thực chất mới chỉ có một vài cán bộ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội (Ngân hàng người nghèo) chuyển sang Trụ sở làm việc, cơ sở vật chất chưa có gì Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương tìm thuê trụ sở, mua sắm công cụ phương tiện làm việc, tổ chức bộ máy nhân sự, cán bộ được sự quan tâm, giúp đỡ của Thành uỷ, UBND thành phố Hà nội, Ngân hàng nhà nước và NHCSXH Đến ngày 11/4/2003 chi nhánh NHCSXH thành phố Hà nội đã chính thức khai trương đi vào hoạt động.
Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-HĐQT ngày 02/01/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội về việc hợp nhất chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tấy và chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố
Hà Nội Đến tháng 3 năm 2009 việc hợp nhất đã hoàn thành và có Trụ sở tại Số 27, đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. 2.1.2 Cơ chế vận hành, cơ cấu tổ chức ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh T.p
Trong bất kỳ đơn vị nào cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được, thông qua đó ban lãnh đạo có thể kiểm tra, giám sát những hoạt động của đơn vị mình, để từ đó đề ra hướng chỉ đạo đúng NHCSXH - TP Hà Nội cũng vậy với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đến 31/12/2019 cơ cấu tổ chức của NHCSXH TP Hà Nội gồm: 01 Giám Đốc; 03 Phó Giám Đốc, 5 phòng ban trực thuộc (Kế toán - Ngân quỹ; Hành chính - Tổ chức; Kế hoạch - Nghiệp vụ; Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ,Tin học) và 29 PGD quận huyện trực thuộc, toàn chi nhánh có 377 cán bộ hoạt động tại ở tất cả các phòng ban
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
P HÀNH P KẾ P KẾ TOÁN P KIỂM TRA PHÒNG
CHÍNH TỔ HOẠCH NGÂN QUỸ KIỂM TOÁN TIN HỌC
CHỨC NGHIỆP VỤ NỘI BỘ
NHCSXH QUẬN, HUYỆN NHCSXH QUẬN, HUYỆN
TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG XÃ, PHƯỜNG
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN,
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo; Chế độ báo cáo
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
Ngoài việc tổ chức giao dịch tại Hội sở Chi nhánh và 29 PGD quận, huyện trực thuộc, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã thành lập các tổ giao dịch lưu động xã, phường để tổ chức giao dịch lưu động tại 558 xã, phường/ tổng số 584 xã, phường toàn thành phố.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố
NHCSXH là một loại hình ngân hàng chuyên thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của chính phủ trong từng thời kỳ nhất định NHCSXH Thành phố hà nội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất theo quy định, là một pháp nhân, có con dấu riêng, có hệ thống giao dịch từ thành phố xuống xã, phường.
Hoạt động của NHCSXH thành phố Hà Nội không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu kinh tế, xã hội mang tầm vĩ mô của nhà nước và chính phủ, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, được tiếp nhận các nguồn vốn của chính phủ, Ngân hàng chính sách cấp trên và Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận, huyện để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; được huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức tiếp nhận tiền gửi có trả lãi và không trả lãi; được vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước vv…
NHCSXH thành phố Hà Nội được tự chủ về tài chính, chủ động trong việc sử dụng vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn Trong quá trình hoạt động, NHCSXH thành phố Hà Nội được nhà nước và NHCSXH cấp trên cấp bù lãi suất hàng năm Tỷ lệ cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hòa đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng. Đối tượng cho vay là các đối tượng được chỉ rõ trong các chính sách của chính phủ, thường là đối tượng khó đáp ứng các tiêu chí thương mại để tiếp cận được các dịch vụ tài chính của các NHTM, cần sự hỗ trợ của chính phủ và cộng đồng.
Lãi suất cho vay không phải thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận như các NHTM, mà lãi suất cho vay được áp dụng một mức thống nhất trong phạm vi cả nước do Thủ tướng chính phủ quyết định trong từng thời kỳ, không phân biệt đối tượng vùng hay khu vực.
Nguồn vốn của NHCSXH thành phố được tạo lập bởi chủ yếu từ nguồn do NHCSXH Trung ương chuyển xuống và nguồn vốn ủy thác từ UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước vv
Công tác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được các ngành, các cấp và nhiều tổ chức tham gia cùng phối hợp với NHCSXH thành phố Hà Nội quản lý thực hiện như đại diện của Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội, Sở tài chính, Sở lao động thương binh và xã hội, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên thành phố Hà nội vv…
Các hoạt động nghiệp vụ khác
- Công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính được thực hiện đúng quy định của Nhà nước và của ngành, đảm bảo tuyệt đối an toàn Tài sản và tiền mặt tại trụ sở và trên đường vận chuyển.
- Thực hiện chủ trương khoán tài chính của NHCSXH, Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện giao khoán tài chính cho các Phòng giao dịch quận huyện để phát huy quyền tự chủ cho các đơn vị trong quản lý chi tiêu tài chính gắn với việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ được đặc biệt quan tâm trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh, kịp thời phát hiện, khắc phục và xử lý các tồn tại, đảm bảo hoạt động của toàn Chi nhánh đúng pháp luật, đúng chế độ.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2.1 Cơ sở pháp lý thực hiện cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm là vấn đề luôn được các cấp các ngành quan tâm, thời gian qua, Chính phủ hay các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm, cụ thể như sau:
- Quyết định số 15/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm.
Nội dung chính của quyết định quy định về đối tượng được vay vốn, điều kiện vay, lãi suất vay, cơ chế quản lý, cách thức thực hiện cho vay Quỹ quốc gia.
- Nghị định số 61/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, theo đó nội dung chính Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và Luật Việc làm về chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Nghị định 74/2019/NĐ-CP ngày 23/09/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
- Thông tư liên tịch sổ 14/2008/TTLT BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 của Liên bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ- TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
- Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính về hượng đẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lỷ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Ngoài những quy định chung như trên, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội chủ yếu thực hiện cho vay giải quyết việc làm theo văn bản quy định với phạm vi hẹp hơn, cụ thể:
- QĐ số 86/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vaycủa Quỹ giải quyết việc làm Thành phố uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.
- Văn bản số: 2539/NHCS-TD về Hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của quỹ quốc gia về việc làm, theo đó quy định đầy đủ nội dung về đối tượng cho vay, thời hạn vay, phương thức cho vay, thủ tục quy trình nghiệp vụ cho vay, công tác tổ chức thực hiện.
Như vậy có thể nói, các văn bản pháp lý hướng dẫn cho vay giải quyết việc làm khá đầy đủ, làm cơ sở hướng dẫn chi tiết để các Chi nhánh và Phòng giao dịch NHCS các địa phương thực hiện cho vay giải quyết việc làm.
2.2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội
2.2.2.1 Cơ sở pháp lý cho vay giải quyết việc làm tại NHCS Thành phố Hà Nội
* Đối tượng được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm
Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (gọi chung là cơ sở SXKD) và người lao động (trước đây là cơ sở SXKD và hộ gia đình).
* Điều kiện vay vốn Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
- Dự án phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận
- Đối với dự án có mức vay trên 50 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH. Đối với hộ gia đình
- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 lao động làm việc mới
- Phải có dự án vay vốn được UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án.
- Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội
“Ngày 10/07/2012 Thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt quyết định số 852/ QĐ-TTg về viêc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2011-
2020 với mục tiêu tổng quát là phát triển Ngân hàng CSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước, gắn liền với việc phát triển hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để thực hiện mục tiêu tổng quát cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như: 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng CSXH cung cấp; Dư nợ tăng trưởng hàng năm bình quân đạt 10%; tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống dưới 3% tổng dư nợ; giảm thiểu thủ tục, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ; Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; Hiện đại hóa áp dụng các công nghệ vào hoạt động nghiệp vụ; Hoàn thiện và phát huy hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và cảnh báo những rủi ro;“Thực hiện phối hợp và lồng ghép có hiệu quả của hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao các công nghệ khoa học, khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.”
Về cơ chế tài chính, nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng CSXH chủ yếu là do nhà nước cấp, do Ngân hàng CSXH huy động và nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo phương châm “ Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm” Hiện nay,“mô hình hoạt động của Ngân hàng CSXH hiện tại đã được khẳng định hiệu quả và cần phải tiếp tục phát huy như sau: Hoàn thiện về mô hình tổ chức, quản lý và điều hành ở cả 3 cấp là: Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất ở trung ương, giảm bớt các khâu trung gian, tăng cường củng cố chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch xã lưu động; tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp; Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia vào công tác chỉ đạo, giám sát của các cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp, nâng cao và tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã Cùng với đó, Ngân hàng CSXH cũng phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào trong tất cả các hoạt động.”
“Chiến lược cũng đã nêu ra những giải pháp lớn để thực hiện, tuy nhiên trong đó đáng chú ý nhất đó là việc thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực của Ngân hàng CSXH; hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và chất lượng dịch vụ ủy thác; củng cố tổ chức tổ TK&VV, đảm bảo hài hòa giữa việc tổ chức Tổ TK&VV theo tổ chức Hội và theo địa bàn dân cư, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, các Tổ TK&VV, Ngân hàng CSXH và quá trình sử dụng vốn của người vay ”
Từ quyết định phê duyệt chiến lược hoạt động Ngân hàng CSXH của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng CSXH đã đưa ra phương hướng hoạt động để “ phấn đấu đến năm 2022, có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa dạng kênh tín dụng chính sách; có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, phục vụ cho phat triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần phát triển thị trường tài chính nông thôn;cung cấp tín dụng chính sách có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và người có thu nhập thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại để giúp họ có điều kiện phấn đấu vươn lên, làm chủ cuộc sống, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị - xã hội”.
“Trong những năm tới đây, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước vẫn được xác định là một trong các công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, việc đổi mới các chính sách tín dụng ưu đãi theo hướng nâng cao hoạt động về chất lượng, giảm bớt bao cấp của Chính phủ, bền vững về tài chính và tuân thủ theo các cam kết quốc tế Hướng đi chính trong công cuộc đổi mới các chính sách tín dụng ưu đãi là để nhằm đáp ứng được tốt hơn nữa nhu cầu tín dụng phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Điều chỉnh lại mức cho vay, thời hạn cho vay, tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện công bằng xã hội, trực tiếp là mục tiêu xóa đói giảm nghèo.”
3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội
Với việc là Thủ đô của cả nước, Hà Nội đưa ra những phương hướng và các mục tiêu hoạt động của Ngân hàng CSXH Thành phố đến năm QUẢNG và giữ vững đến năm 2022 Ngân hàng CSXH đã đề ra mục tiêu bao trùm đó là “phát triển Ngân hàng CSXH theo hướng ổn định, bền vững, đảm bảo thực hiện tốt chính sách của Nhà nước, đồng thời phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách”.
Các mục tiêu cụ thể là: “Tạo điều kiện để 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi do Ngân hàng CSXH cung cấp Về công tác nguồn vốn: bình quân mỗi năm tăng 8-10% Tỷ lệ nợ quá hạn dưới giảm xuống dưới 0,2% 100% nợ đến hạn được xử lý kịp thời theo đúng quy định Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách ưu đãi với hoạt động về hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư và các hoạt động của tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn Thủ đô theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố.”
“Thực hiện tốt hoạt động hạch toán kế toán và quản lý tài chính của ngành quy định Tiếp nhận các chỉ tiêu khoán tài chính với NHCSXH và giao khoán tài chính lại tới các PGD quận, huyện trực thuộc dựa trên cơ sở triệt để tiết kiệm các khoản chi phí và thực hiện các chỉ tiêu khoán tài chính của Trung ương giao.Thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn tiền mặt và tài sản tại nơi giao dịch và trên đường vận chuyển Đảm bảo thực hiện đúng các chế độ của Nhà nước, của ngành và chỉ đạo của NHCSXH trong việc an toàn về tài sản và ngân quỹ Tăng cường việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ và kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp tới hoạt động nghiệp vụ (nhất là công tác tín dụng và tài chính kế toán, ngân quỹ) Tổ chức thực hiện công tác đào tạo tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác đối với cán bộ hội đoàn thể, các Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, chủ dự án, toàn thể cán bộ ngân hàng …”
Về Công tác tin học: Cập nhật đầy đủ, kịp thời các phần mềm và hỗ trợ tốt cho các mặt hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh.
“Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động tín dụng cho vay giải quyết việc làm, Ngân hàng v Chi nhánh CSXH Thành phố Hà Nội đã đưa ra phương hướng đến năm 2022 như sau: Thực hiện tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm cho vay giải quyết việc làm, và bám sát tỷ lệ tăng trưởng dư nợ chung của Chi nhánh Tăng cường huy động nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư, nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương Giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 0,2 % bằng việc tăng cường sự phối hợp và vào cuộc của các cấp chính quyền, các Sở, ban ngành vừa kiểm tra giám sát vừa đông đốc thu hồi nợ.”
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2.1 Huy động nguồn vốn. Đây là giải pháp quan trọng nhất bởi vì hiện tại nguồn vốn mới đáp ứng được58,7 % nhu cầu của người vay Còn 41,3% nhu cầu còn lại là vẫn chưa đáp ứng được vì Chính phủ và các bộ ban ngành rất khó đáp ứng được hết nhu cầu vốn do không huy động được hết nguồn vốn nhàn dỗi Do đó NHCSXH cần phải huy động nguồn vốn từ nhiều cách và các hình thức khác nhau nhằm tạo ra sự đa dạng về nguồn vốn. a Đa dạng các nguồn vốn
* Nguồn vốn lãi suất thấp hoặc không lãi suất:
- Đối với NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội để tạo lập được nguồn vốn lãi suất thấp hay không lấy lãi cần tăng cường tranh thủ hơn nữa trong mối quan hệ với các cấp ngành từ Thành phố xuống các quận huyện Thuận lợi của Chi nhánh là các thành viên trong Ban đại diện từ cấp Thành phố xuống các quận huyện đều là lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban, ngành liên quan, chỉ đạo hoạt động của Ban đại diện là Phó chủ tịch thường trực các cấp.
Bên cạnh thuận lợi trên, để huy động được vốn Chi nhánh cần chủ động tham mưu cho Ban đại diện của các cấp trong việc chỉ đạo điều hành và tạo điều kiện cho hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, đặc biệt là việc tạo lập vốn hàng năm dựa trên việc tăng thu, giảm chi từ ngân sách các cấp để chuyển một phần nguồn đó uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội cho vay (có phí hoặc không có phí).
Từ khi thành lập đến nay, hàng năm UBND Thành phố Hà Nội đều trích một phần ngân sách nhờ tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm, uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội để phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm.
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội nên chủ động tham mưu cho Ban đại diện các cấp hàng năm bổ sung nguồn ngân sách vào quỹ khuyến học địa phương và chuyển một phần uỷ thác sang Chi nhánh Hà Nội để cho vay, vừa đáp ứng một phần nào nhu cầu về vốn của người dân đồng thời cũng thực hiện được mục tiêu chính trị - xã hội trên toàn Thủ đô nói chung và từng quận huyện nói riêng.
Nguồn huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV cũng góp phần không nhỏ vào nguồn vốn của Chi nhánh Tuy nhiên hiện nay mức gửi tiết kiệm của tổ viên còn thấp nội thành là 200.000đ/hộ/tháng, ngoại thành là 50.000 đồng/hộ/tháng nên cần tuyên truyền sâu rộng hơn lợi ích của việc gửi tiết kiệm tổ nhằm nâng mức gửi trung bình của tổ viên lên 250.000 đồng Năm 2019 nguồn vốn huy động qua tổ TK&VV là 274 tỷ đồng tăng 68 tỷ đồng so với năm 2018 Nếu duy trì tốt đây là nguồn vốn ổn định với lãi suất thấp cho Chi nhánh NHCSXH Hà Nội.”Muốn làm được việc này thì quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV do NHCSXH ban hành cần phải có những cải tiến, tạo thuận lợi nhất về phương thức phục vụ để tất cả các đối tượng có vay vốn hoặc không vay vốn, hộ gia đình đều có thể gửi tiết kiệm tại nơi mình cư trú thông qua việc ủy nhiệm của NHCSXH cho các Tổ TK&VV, người gửi tiền được gửi và rút theo nhu cầu với mức lãi suất hợp lý vì hiện nay khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa dịch vụ gửi tiền của các NHTM còn hạn chế.” b Đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Để huy động được nguồn vốn tiết kiệm dân cư NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội cần thực hiện một số các giải pháp sau: