Đánh giá hiệu quả cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội và giải pháp nâng cao hiệu quả

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Thứ ba, dựa trên những cơ sở định hướng triển khai hoạt động tín dụng cho vay giải quyết việc làm đến năm 2022, tầm nhìn đến năm 2025 của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, kết hợp cùng với những thu thập từ khảo sát thực tế, để đưa ra đề xuất, giải pháp để phát triển hiệu quả hoạt động cho vay GQVL hơn nữa tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu từ các bảng biểu, báo cáo của NHCSXH tác giả đã xử lý, chọn lọc và đưa vào bài dưới dạng các biểu đồ hoặc bảng thống kê sau đó phân tích và so sánh từng năm qua đó đưa ra được thực trạng của cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánhThành phố Hà Nội

CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1. Khái niệm về việc làm

Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với nguồn lực của mình là trí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình, quá trình làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sức lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã hội. Trong tiến trình CNH- HĐH để xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt, chúng ta phải biết huy động mọi nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, tiếp thu nền khoa học kỷ thuật tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới, trong đó phát huy nguồn lực lao động dồi dào của đất nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với hoàn cảnh Việt Nam.

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay theo phương thức cho vay ủy thác
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay theo phương thức cho vay ủy thác

HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

    Từ cách tiếp cận khái niệm hiệu quả cho vay của NHCS như trên, khái niệm hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCS được hiểu là kết quả của hoạt động cho vay mang lại cho NHCS (tiết kiệm chi phí hoạt động, hạn chế tổn thất trong cho vay,….), cho người lao động vay vốn và cho xã hội (góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN bền vững, nâng cao trình độ dân trí,…) trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của NHCS, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho chương trình tín dụng giải quyết việc làm. Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4-10- 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của ngân hàng Phục vụ người nghèo tách ra từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Mục tiêu của ngân hàng là nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.Theo vai trò, nhiệm vụ của NHCSXH thì cho vay GQVL là một hình thức quan hệ tín dụng tài trợ của Nhà nước; Nhà nước dùng nguồn lực tài chính của mình để hỗ trợ các thành phần kinh tế, các đối tượng chính sách thông qua hoạt động cho vay của NHCSXH với những cơ chế ưu đãi riêng biệt nhằm thực hiện mục tiêu của Nhà nước là tạo việc làm và ổn định các chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước.

    KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    Hoạt động của NHCSXH thành phố Hà Nội không vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu kinh tế, xã hội mang tầm vĩ mô của nhà nước và chính phủ, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, được tiếp nhận các nguồn vốn của chính phủ, Ngân hàng chính sách cấp trên và Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận, huyện để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; được huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức tiếp nhận tiền gửi có trả lãi và không trả lãi; được vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước vv…. Cụ thể: Hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, chương trình Quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, chương trình thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, và các đối tượng khác theo các Quyết.

    Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
    Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội

    THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    + Trường hợp các hộ gia đình cùng tham gia một dự án (dự án nhóm hộ gia đình): người vay vốn phải làm đơn tham gia dự án ban hành kèm theo Thông tư 14 gửi chủ dự án, chủ dự án kiểm tra các yếu tố trên đơn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu, sau đó tổng hợp xây dựng thành dự án nhóm hộ và lập biểu tổng hợp danh sách hộ gia đình tham gia dự án vay vốn giải quyết việc làm ban hành kèm theo Thông tư số 14. Thậm chí, tại một số nơi, việc gia hạn nợ diễn ra tràn lan, phổ biến, nguyên nhân cho gia hạn nợ chưa đúng với quy định và hồ sơ gia hạn nợ, điều kiện khách hàng được gia hạn nợ cũng chưa đảm bảo đầy đủ, hợp lệ theo quy định (cho khách hàng xin gia hạn nợ không phải vì lý do khách quan như mới mở rộng thêm mô hình sản xuất kinh doanh; gia hạn nợ khi khách hàng chưa thanh toán trả hết nợ lãi; thực tế dự án của khách hàng đang triển khai tốt, có doanh thu để trả nợ nhưng vẫn được cho gia hạn nợ; hồ sơ gia hạn nợ lập sau ngày đến hạn trả nợ; gia hạn nợ mà không có biên bản kiểm tra của cán bộ tín dụng, hoặc có biên bản kiểm tra nhưng nội dung không phản ánh được tình hình tài chính của khách hàng dẫn đến phải gia hạn nợ, thậm chí tại biên bản kiểm tra cán bộ tín dụng vẫn còn đánh giá dự án khả thi, có khả năng trả nợ những vẫn kết luận đề nghị cho gia hạn nợ..).

    Sơ đồ 2.3: Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội ( Thông qua tổ TK&VV )
    Sơ đồ 2.3: Quy trình, thủ tục vay vốn theo phương thức cho vay ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội ( Thông qua tổ TK&VV )

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

      Cá biệt tại một số địa bàn cũng đã có hiện tượng Tổ trưởng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi trong quá trình triển khai công tác nhận ủy thác (vay ké, thu phí ngoài lãi suất, chỉ thông báo chủ trương chính sách và triển khai cho vay các đối tượng thân thiết, họ hàng của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn..).Thực trạng phổ biến hiện nay đó là Tổ trưởng các Tổ tiết kiệm và vay vốn đều do Hội đoàn thể đề cử từ chính các Chi hội trưởng của Hội đoàn thể, không xuất phát từ việc bình xét của các thành viên trong Tổ dẫn đến tại một số nơi Hội đoàn thể can thiệp quá sâu vào hoạt động của Tổ. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có một số trường hợp khi hộ vay trong dự án vay vốn về không sử dụng vào sản xuất kinh doanh mà cho các hộ trong nhóm vay lại, hoặc không sử dụng vốn vào dự án sản xuất kinh doanh đã lập mà đưa vào sử dụng chi tiêu khác của hộ gia đình hoặc cho người khác vay lại, Tổ Trưởng, Hội đoàn thể mặc dù có biết, nhưng vì nể nang, vì có anh em họ hàng, người thân quen hoặc vì có lợi ích cá nhân nên còn dung túng cho việc làm nào, không thực hiện xử lý món vay sử dụng vốn sai mục đích theo đúng quy định.

      ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

        “Chiến lược cũng đã nêu ra những giải pháp lớn để thực hiện, tuy nhiên trong đó đáng chú ý nhất đó là việc thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực của Ngân hàng CSXH; hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách và chất lượng dịch vụ ủy thác; củng cố tổ chức tổ TK&VV, đảm bảo hài hòa giữa việc tổ chức Tổ TK&VV theo tổ chức Hội và theo địa bàn dân cư, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận dịch vụ ủy thác, các Tổ TK&VV, Ngân hàng CSXH và quá trình sử dụng vốn của người vay..”. Từ quyết định phê duyệt chiến lược hoạt động Ngân hàng CSXH của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng CSXH đã đưa ra phương hướng hoạt động để “ phấn đấu đến năm 2022, có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa dạng kênh tín dụng chính sách; có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, phục vụ cho phat triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần phát triển thị trường tài chính nông thôn;.

        GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH

          Trong công tác huy động vốn có thể thực hiện khoán tài chính căn cứ vào hai chỉ tiêu đó là:”tổng nguồn vốn huy động theo kế hoạch giao (quy mô, thời hạn, kỳ hạn) và chi phí các nguồn vốn huy động được xác định trước trong kỳ kế hoạch, nếu chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu nguồn vốn huy động và có chi phí huy động thấp hơn số xác định trong kỳ kế hoạch thì được phép sử dụng một tỷ lệ nhất định và hợp lý trong số tiết kiệm được này đưa vào thu nhập của Chi nhánh.”. Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận, đối tượng khách hàng là những đối tượng chính sách, món vay nhỏ lẻ, trình độ khách hàng cao thấp khác nhau không đồng đều…, trong hoạt động cũng như trong giao tiếp triển khai công việc nếu không cẩn thận, chu đáo thì hình ảnh của NHCSXH bị lệch lạc, người dân sẽ hiểu sai về chế độ chính sách mà Đảng và Nhà nước đang triển khai thực hiện thông qua NHCSXH.

          KIẾN NGHỊ

            “Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác cấp Thành phố tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo tổ chức hội các cấp thực hiện tốt các công đoạn uỷ thác, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Chương trình tín dụng giải quyết việc làm. Phối hợp tốt và chịu sự quản lý của Trưởng thôn: Trưởng thôn là người đại diện chính quyền tại địa bàn thôn và đã được NHCSXH ủy thác việc tuyên truyền phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi, giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn thôn.